Những ai đã từng xem những bức hình về người em trai ở Ý khóc nức nở khi chị chết mà ko dc mang xác đi. Những bác sỹ, y tá ở Ý khóc nức nở, cảm giác bất lực khi không cứu dc bệnh nhân. Gương mặt thủ tướng Ý khóc nức nở trên truyền hình. Thì đều có cảm giác cần phải động viên và cầu nguyện cho người dân của họ.
Khác với nhiều nước Châu Âu và Mỹ, người Ý có mối liên kết gia đình khá bền chặt. Rất nhiều gia đình có nhiều thế hệ sống chung cùng một nhà. Hôm nọ đọc báo họ phải cách ly những người già ra khu vực riêng, người con mang đồ tiếp tế đến nhưng ko dc vào, ngước mắt lên nhìn bố mẹ vẫy tay chào từ ban công mà người con khóc nức nở.
Nói về nước Ý, họ có dân số già (29% người dân trên 60 tuổi), rất nhiều người hút thuốc và mang nhiều bệnh tiềm ẩn vì thế những người này rất mong manh khi gặp virus Corora. Xã hội Ý coi trọng việc ngao du, và không dễ gì mà ngay từ đầu có thể bắt họ ngồi yên một chỗ dc. Trong bệnh dich, họ vẫn ngao du và lập những ban nhạc không chuyên trên các ban công toà nhà.
Xã hội Mỹ, cũng có đặc thù riêng, nền kinh tế rất mạnh bởi người dân tiêu xài rất nhiều. Nhưng cũng bởi tiêu xài rất nhiều nên thị trường cung ứng rất nhiều lao động phổ thông. Rất nhiều người Mỹ sống chủ yếu dựa vào đồng lương từ những việc lao động phổ thông. Các bạn Mỹ cũng ko có tâm lý dành dụm. Rất nhiều bạn phải thuê nhà, mua xe trả góp hàng tháng. Giờ kinh tế lao đao, bị mất việc, nỗi lo sợ bị đuổi ra khỏi nhà, bị tịch thu xe hiện hữu đối với rất nhiều người.
Mặc dù chính phủ Mỹ thông qua dự luật cấp cho mỗi người dân thu nhập thấp $1200 (trẻ em $500) nhưng với lối chi tiêu của các bạn ấy thì con số này chỉ đủ cầm hơi qua ngày. Rất nhiều gia đình, nhiều thế hệ mà do ảnh hưởng của thời kỳ công nghiệp hoá, nên chỉ biết đến ăn đồ ăn sẵn, hoàn toàn ko biết đến nấu ăn. Đồ ăn sẵn thì tiềm ẩn rất nhiều đọc hại như chất bảo quản, chất béo chính vì vậy mà nc Mỹ có tỷ lệ người béo phì, bệnh tim mạch cao.
Những gia đình có thu nhập thấp hẳn thì được nhận trợ cấp hàng tháng của chính phủ (food stamp).
Ở bên này, gia đình ko có dc sự gắn kết như ở nhà, nhưng bù lại họ có cộng đồng đủ mạnh để tương trợ lẫn nhau. Đặc biệt người già và người có hệ thống miễn dịch kém được hỗ trợ rất nhiều. Có rất nhiều nhóm nhận mua đồ giùm để họ ko phải đến chỗ đông người. Các siêu thị thì có giờ riêng cho người già, thường là đầu ngày để có nhiều đồ cho họ chọn mà ko lo hết.
Mỗi nước có đặc thù về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khác nhau, vì vậy cách tiếp cận và tỷ lệ lây nhiễm, tỷ lệ tử vong khác nhau. Giờ là lúc đại dịch toàn cầu, hơn lúc nào hết chúng ta phải đoàn kết chung tay, động viên nhau trên phạm vi toàn cầu, cầu mong dich bệnh sẽ chóng qua.