Em có nghiên cứu, xin chia sẻ ít thông tin Về thiết bị Battery Stabilizer:
Ắc quy của một chiếc xe hoạt động như một máy ổn áp. Điện tạo ra từ máy phát điện được truyền đến các thiết bị thông qua Ắc quy khi cần thiết, trừ một số thiết bị yêu cầu công suất lớn sử dụng đện trực tiếp từ máy phát. Bình thường dư thừa công suất điện tạo ra bởi máy phát điện sẽ dùng để Nap Ắc quy. trong trường hợp tắt máy hoặc suy giảm điện áp đột ngột từ máy phát (VD: chạy qua vũng nước làm văng nước lên dẫn đến trượt dây cuaroa máy phát) hoặc bật thiết bị nào đó trên xe yêu cầu dòng tức thời lớn (VD: hệ thống âm thanh, đèn HID), khi đo điện được Xả từ Ắc quy. Từ đó nảy sinh vấn đề với Ắc quy axit chì không thể chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả đủ nhanh chóng để dập tắt dao động điện áp và tạo ra Nhiễu trên dòng điện phát ra. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến các thành phần điện của xe. Trên các xe tiên tiến (đắt tiền) mới được lắp Ắc quy cao cấp (VD: Lithium-Ion) và hệ thống điện của xe ô tô mới có thể cung cấp điện áp ổn định hơn.
Các thiết bị Battery Stabilizer khác nhau đều dựa trên nguyên tắc dùng hệ thống Tụ điện và mạch điện tử để tích điện tạm thời và cung cấp ngược lại khi cần thiết để giảm thời gian chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả và Nhiễu của dòng điện phát ra từ Ắc quy.
(Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với ắc qui.)
Từ kết quả đó các nhà sản xuất đưa ra các tính năng của thiết bị Battery Stabilizer như sau:
- Tăng công suất động cơ.
- Tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu.
- Tăng thời gian sử dụng Ắc quy.
- Giảm nhiễu cho hệ thống Âm thanh.
- Tăng độ sáng của đèn.
- Thời gian khởi động động cơ nhanh hơn.
Lý thuyết hoàn toàn chính xác và ứng dụng vào thực tiễn cũng không có gì cao siêu. Từ đó chúng ta có thể thấy chắc chắn là thiết bị Battery Stabilizer là có tác dụng, cũng như không có tác hại gì với xe. Tuy nhiên Hiệu quả sẽ phụ thuộc vào điện dung (Fara) của Tụ điện, công nghệ chế tạo Tụ, thiết kế mạch điện tử của thiết bị. Ngoài ra hiệu quả sẽ được nhìn nhận, đánh giá rõ ràng hơn khi lắp trên xe đời cũ, xe đã sử dụng nhiều, ắc quy cũ, xe có lắp nhiều thiết bị làm vượt công suất thiết kế hệ thống điện của xe.
Kết luận:
- Nên lắp.
- Nếu xe độ khủng và nhà có điều kiện thì nên Order hoặc tự thiết kế hệ thống Battery Stabilizer cũng khủng trị giá cả nghìn US.
- Nếu lắp Battery Stabilizer mua sẵn trên thị trường với giá từ vài chục đến vài trăm US thì đừng thần tượng hóa hay đặt ra yêu cầu cao về hiệu quả. Vì hiệu quả đạt được là có nhưng sẽ khó nhận biết, đánh giá.
- Nên mua thiết bị có xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành dài.
Ắc quy của một chiếc xe hoạt động như một máy ổn áp. Điện tạo ra từ máy phát điện được truyền đến các thiết bị thông qua Ắc quy khi cần thiết, trừ một số thiết bị yêu cầu công suất lớn sử dụng đện trực tiếp từ máy phát. Bình thường dư thừa công suất điện tạo ra bởi máy phát điện sẽ dùng để Nap Ắc quy. trong trường hợp tắt máy hoặc suy giảm điện áp đột ngột từ máy phát (VD: chạy qua vũng nước làm văng nước lên dẫn đến trượt dây cuaroa máy phát) hoặc bật thiết bị nào đó trên xe yêu cầu dòng tức thời lớn (VD: hệ thống âm thanh, đèn HID), khi đo điện được Xả từ Ắc quy. Từ đó nảy sinh vấn đề với Ắc quy axit chì không thể chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả đủ nhanh chóng để dập tắt dao động điện áp và tạo ra Nhiễu trên dòng điện phát ra. Vì vậy có thể ảnh hưởng đến các thành phần điện của xe. Trên các xe tiên tiến (đắt tiền) mới được lắp Ắc quy cao cấp (VD: Lithium-Ion) và hệ thống điện của xe ô tô mới có thể cung cấp điện áp ổn định hơn.
Các thiết bị Battery Stabilizer khác nhau đều dựa trên nguyên tắc dùng hệ thống Tụ điện và mạch điện tử để tích điện tạm thời và cung cấp ngược lại khi cần thiết để giảm thời gian chuyển đổi chế độ từ Nạp hoặc Chờ sang Xả và Nhiễu của dòng điện phát ra từ Ắc quy.
(Về mặt lưu trữ năng lượng, tụ điện có phần giống với ắc qui. Mặc dù cách hoạt động của chúng thì hoàn toàn khác nhau, nhưng chúng đều cùng lưu trữ năng lượng điện. Ắc qui có 2 cực, bên trong xảy ra phản ứng hóa học để tạo ra electron ở cực này và chuyển electron sang cực còn lại. Tụ điện thì đơn giản hơn, nó không thể tạo ra electron - nó chỉ lưu trữ chúng. Tụ điện có khả năng nạp và xả rất nhanh. Đây là một ưu thế của nó so với ắc qui.)
Từ kết quả đó các nhà sản xuất đưa ra các tính năng của thiết bị Battery Stabilizer như sau:
- Tăng công suất động cơ.
- Tăng hiệu suất sử dụng nhiên liệu.
- Tăng thời gian sử dụng Ắc quy.
- Giảm nhiễu cho hệ thống Âm thanh.
- Tăng độ sáng của đèn.
- Thời gian khởi động động cơ nhanh hơn.
Lý thuyết hoàn toàn chính xác và ứng dụng vào thực tiễn cũng không có gì cao siêu. Từ đó chúng ta có thể thấy chắc chắn là thiết bị Battery Stabilizer là có tác dụng, cũng như không có tác hại gì với xe. Tuy nhiên Hiệu quả sẽ phụ thuộc vào điện dung (Fara) của Tụ điện, công nghệ chế tạo Tụ, thiết kế mạch điện tử của thiết bị. Ngoài ra hiệu quả sẽ được nhìn nhận, đánh giá rõ ràng hơn khi lắp trên xe đời cũ, xe đã sử dụng nhiều, ắc quy cũ, xe có lắp nhiều thiết bị làm vượt công suất thiết kế hệ thống điện của xe.
Kết luận:
- Nên lắp.
- Nếu xe độ khủng và nhà có điều kiện thì nên Order hoặc tự thiết kế hệ thống Battery Stabilizer cũng khủng trị giá cả nghìn US.
- Nếu lắp Battery Stabilizer mua sẵn trên thị trường với giá từ vài chục đến vài trăm US thì đừng thần tượng hóa hay đặt ra yêu cầu cao về hiệu quả. Vì hiệu quả đạt được là có nhưng sẽ khó nhận biết, đánh giá.
- Nên mua thiết bị có xuất xứ rõ ràng, chế độ bảo hành dài.
Chỉnh sửa cuối: