Cụ đùa đúng ko.
Thèng bạn nào bảo lọc được Asen để em trao giải No beo
As đúng là khó xử lý, nhưng vẫn có rất nhiều cách để xử lý, và giá thành rẻ cũng có.
Nobel bây giờ trao cho những công trình nghiên cứu cao cấp hơn lọc nước nhiễm As.
=========================================================================
Thiết bị lọc asen cho nước không tốn điện
Kiến Thức 29/07/11 09:13 GMT+7
Gốc
- Để loại bỏ asen cùng các kim loại nặng độc hại, KS Phạm Văn Lâm (Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam) đã sản xuất thành công máy có thể khử triệt độc tố này với giá thành rẻ, tiện lợi cho người sử dụng.
Vừa lọc asen vừa loại bỏ kim loại nặng Tại Viện Hóa học, chúng tôi được chứng kiến máy được sử dụng cho việc lọc nước ăn uống cho nhân viên của viện. Máy có màu xanh lam nhạt, thiết kế gọn nhẹ và gắn liền với vòi nước sử dụng. Theo KS Phạm Văn Lâm, máy có nhiều tiện ích và phục vụ ngay lại cuộc sống của nhân viên trong viện, từ đó giúp mọi người có nguồn nước đảm bảo sức khỏe. Ngoài sử dụng tại đây thì máy được KS Lâm lắt đặt cho nhiều hộ gia đình trong Hà Nội, đặc biệt là các tỉnh có nguồn nước nhiễm asen cao như Hà Nam, Hà Tây (cũ)... Theo KS Phạm Văn Lâm, các công nghệ cổ điển đang được sử dụng để loại bỏ asen khỏi nguồn nước hiện đang được sử dụng đều không an toàn trong xử lý. Còn công nghệ thẩm mấu ngược (RO) đáp ứng được tiêu chí an toàn song lại gặp nhiều bất cập như giá thành cao, phải thay màng lọc nhiều lần, và tạo ra nước thải giàu asen dễ gây ô nhiễm thứ cấp... Trong khi đó, đại bộ phận dân cư sống ở những vùng nước nhiễm asen lại là dân nghèo. Không chỉ nước giếng khoan nhiễm asen mà ngay cả nước máy có nguồn gốc từ nước ngầm, trong quá trình xử lý, cũng chưa có công nghệ loại bỏ asen triệt để. Hiện nay, tiêu chuẩn chất lượng nước đảm bảo phục vụ ăn uống ngày càng cao, đòi hỏi phải có vật liệu và công nghệ đủ đáp ứng khả năng loại bỏ asen ở mức cân bằng rất thấp ( Trước vấn đề nước nhiễm asen ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, KS Phạm Văn Lâm và các cộng sự đã nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý asen và kim loại nặng bằng cách kết nối các kỹ thuật sẵn có với việc sử dụng hai vật liệu mới do phòng Hóa vô cơ, Viện Hóa học nghiên cứu phát triển. Công nghệ NanoVast là công nghệ dựa trên hai vật liệu chính là vật liệu hấp thụ asen hiệu năng cao NC-F20 và vật liệu xúc tác oxy hóa NC-MF trên cơ sở oxit phức hợp mangan - sắt. Các vật liệu này đều có khả năng hấp phụ cả hai dạng As(III) và As(V) ngoài ra chúng còn có khả năng hấp phụ các ion khác như đồng, mangan, crôm, sắt... Thiết bị đơn giản, ứng dụng cho hệ thống công suất lớn Điều đặc biệt đối với thiết bị lọc NanoVast là công nghệ khá đơn giản và thuận tiện với người sử dụng. Đối với máy hộ gia đình, thiết bị bao gồm một vỏ bằng nhựa và hai cột lọc phía trong. Khi nước từ nguồn chảy vào sẽ đi qua bình chứa hỗn hợp hạt lọc để được hấp thụ asen và kim loại nặng, qua bình lọc này nước coi như đã sạch các chất độc hại. Sau đó, nước lại được chảy qua bình lọc tinh nhằm mục đích tách toàn bộ cặn không tan. Nước được tự động chảy vào bình lọc và tự ngắt khi bình đầy nhờ van phao. Đối với nước ngầm, kết cấu hệ thống lọc có đôi chút thay đổi. Trước khi vào cột lọc loại bỏ triệt để asen cần thiết có hệ thống "tiền xử lý" nhằm mục đích loại hết các kim loại nặng như sắt, mangan, đồng, chì... và loại bỏ một phần asen. Sau đó nước mới được đưa vào hệ xử lý triệt để asen và kim loại nặng. Máy dùng cho hộ gia đình có thể lọc được từ 5 - 8 lít/giờ. Tổng dung tích bình 35 lít nhưng mức sử dụng mỗi lần khoảng 20 lít. Bình nhỏ gọn nên có thể gá lên tường bếp để sử dụng lọc nước nấu ăn hoặc rửa thực phẩm. Với những vùng nước nhiễm asen nồng độ cao đến 50ppb thì sau 3 năm mới phải thay cột lọc có giá khoảng 300.000đ. Ngoài ra, công nghệ này đã được ứng dụng trong những thiết kế cho các hệ thống công suất lớn như cơ quan, xí nghiệp, khách sạn, trường học... Thu Na