Việc này trong nội bộ đã rút kinh nghiệm nát ra rồi cụ ạ. VN xuống thang quá chậm trong đàm phán với Mỹ. Cuộc đàm phán đầu tiên VN rất gay gắt đòi bồi thường 3.25 tỷ USD trên tư thế của kẻ chiến thắng. Dần dần đến các cuộc đàm phán sau ta thấy khó khăn dần thì mới rút dần các điều kiện. Sau khi rút điều kiện 3.25 tỷ USD (đã ký trong hiệp định Paris) thì ta lại lồng yêu cầu phải bồi thường và hỗ trợ tái thiết, không đồng ý hỗ trợ Mỹ tìm hài cốt. Loanh quanh một hồi hai bên đi vào bế tắc. Và cuối cùng thì để bình thường hóa quan hệ với Mỹ thì phía VN vẫn phải bỏ hết các yêu cầu mà bên ta giữ chặt năm 1977. Giá như bên ta biết trước mà buông các yêu cầu đấy từ đầu thì đã tận dụng được thời cơ.Không phải đâu cụ, ngoại giao VN và trí tuệ tầm nhìn các cụ nhà mình không kém thế, giới ngoại giao tinh hoa VN thời đó lăn lộn khắp nơi, quan hệ và kiến văn rất rộng, từ 1972 các cụ đã ngấm đòn và đã đọc vị ngoại giao của các nước lớn đang đàm phán trên lưng VN
Từ 1976 các cụ đã đi khắp Asean và các nc Phương Tây để sẵn sàng mở cửa với phương Tây, đã triển khai hoạt động bình thường hoá cực kỳ khẩn trương và dày đặc với Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ dẫn đoàn hùng hậu sang VN từ 1977, đã có 7 vòng đàm phán tại Paris và Tokyo, chưa đầy 1 năm - phiên đàm phán ngày 11-7-1978 VN đã không còn đòi hỏi bất cứ gì khoản bồi thường chiến tranh nữa.
Cụ có thể xem thêm thông tin tại bài báo sau:
Tín hiệu Jimmy Carter
TT - “Có một số nguồn nghiên cứu cho rằng VN để lỡ bước bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ năm 1977 khi Jimmy Carter, Đảng Dân chủ, mới lên làm tổng thống.tuoitre.vn
“Chúng tôi coi VN như một Nam Tư ở châu Á, không phải là một bộ phận của Trung Quốc hay Liên Xô mà là một nước độc lập. Một nước VN mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” - Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Andrew Young 1977 gửi thông điệp qua phái đoán VN:
Có điều lúc đó Mỹ xoay trục đối ngoại, do lão Zbigniew Kazimierz Brzezinski kiến trúc sư trưởng chính sách an ninh toàn cầu và đối ngoại Mỹ giai đoạn cuối 7x đến 9x (lão này ép Ai Cập và Israel ký hiệp định hoà hoãn, gần như hất cẳng ảnh hưởng của LX ở Trung Đông, thắt chặt với TQ gần như quan hệ đồng minh chống lại LX. Cụ muốn nghiên cứu sâu thêm có thể tìm đọc Bàn cờ lớn của chính lão này viết, có bản dịch tại VN). Giai đoạn đầu 1978 trở đi con cờ Việt Nam không còn giá trị gì với Mỹ nữa. Khi tam giác chiến lược xoay chiều, Mỹ hoà thuận với TQ, đẩy cao trào chiến tranh lạnh với LB Xô viết. Để tự cứu mình trong vòng vây cấm vận và sức ép chống phá từ hai siêu cường Mỹ và TQ. VN buộc phải ký cái hiệp định đồng minh với LX năm 1978. Âu cũng là số phận của dân tộc mình nó thế.
P/S: Lúc đó Mỹ có hai chiến lược gia, hai kiến trúc sư cho đường lối đối ngoại và an ninh quốc gia, lão Zbigniew Kazimierz Brzezinski thì muốn đồng mình với TQ công phá LX và phe XHXN. Lão Henry Kissinger muốn kìm nhốt TQ hoà hoãn với LX và mở ra bình thường hoá với VN, tiếc là đường lối của lão kia được chọn.
Bên Cuba cũng đang sai y hệt. Họ thấy Mỹ có vẻ quan tâm, cũng qua vài vòng đàm phán để giảm 2 tỷ USD xuống 800 triệu USD rồi. Cảm thấy thắng lợi đến nơi thì phía Mỹ lại hết nhiệm kỳ tổng thống.
Để rồi sau này 10-20 năm nữa kinh tế xã hội hoàn toàn kiệt quệ thì cũng phải chấp nhận yêu cầu phía Mỹ thôi. Chơi với nước lớn mà chậm chạp bảo thủ là ăn đòn đau lắm.