Đâu mà nửa tháng, mới từ thập bátẦm ầm báo đài, mạng xã hội nửa tháng nay mà cụ. Cụ phải hóng cái chuyện hậu trường thì mới hiểu
Đâu mà nửa tháng, mới từ thập bátẦm ầm báo đài, mạng xã hội nửa tháng nay mà cụ. Cụ phải hóng cái chuyện hậu trường thì mới hiểu
Bố anh ý tỉnh nào chả có ít nhứt 1 cái nhà tưởng niệmcác cụ cứ úp úp mở mở sổ luôn ra cho nhanh cháu luận mãi mà ko hiểu
vĩ nhân nào mà gớm thế. cụ ib e để e hỏi giáo sư gúc . cụ nhân chén nhéBố anh ý tỉnh nào chả có ít nhứt 1 cái nhà tưởng niệm
Cụ/mợ đâu chịu lội comm, nhiều comm tào lao nhưng có nhiều comm có giá trị mà,Có bà nào kiểu Võ Tắc Thiên bên hàng xóm ko các cụ
Mẹ sọ dừa cụ ơi,Mẹ Thánh Gióng- ca sinh sản vô tính đầu tiên trên thế giới, lại còn đẻ ra thành thần.
"Lợi hại" nhất là Bà Triệu: Bà Vương họ Triệu tên TrinhNhân thớt các vị vua đáng ngưỡng mộ bị đóng, em xin phép được mở thớt mới. Thớt này nói chuyện nghiêm túc về lịch sử, mong các cụ đừng có đưa hoa hậu gái mú làm loãng thớt ạ.
Rất mong các cụ có nhiều tư liệu quý về các liệt nữ vào chia sẻ ạ
Em xin đề nghị mấy cái tên như sau
Bà Trưng - Đánh giặc Hán
Bà Triệu - Đánh Đông Ngô
Dương Vân Nga - Khuynh đảo hai triều Đinh và Tiền Lê
Lý Chiêu Hoàng - Bà hoàng đầu tiên của ls VN
Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan - từ cô thôn nữ thành nhiếp chính triều Lý
Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung - con át chủ bài giúp nhà Trần giành lấy quyền lực từ nhà Lý
Huyền Trân Công Chúa - gả Chiêm Thành giúp VN lấy được 2 châu Ô Lý
An Tư công chúa - gả cho Thoát Hoan giúp quân Trần câu giờ, kéo dài thời gian chuẩn bị cho kháng chiến chống Nguyên Mông
Tuyên Từ hoàng thái hậu Nguyễn Thị Anh - nhiếp chính hơn 10 năm
Đặng Thị Huệ - người khởi đầu cho sự sụp đổ của phủ Chúa Trịnh
Mời các cụ chém
Cụ chọn cái nick hợp với người ghê cơ.vĩ nhân nào mà gớm thế. cụ ib e để e hỏi giáo sư gúc . cụ nhân chén nhé
Đồng ý bà Âu Cơ là phụ nữ nguy hiểm nhất Việt Nam tự cố chí kimem cho rằng kinh nhất là bà Âu Cơ, đẻ phát 100 trứng mà là cụ tổ của mấy bà kia nhé.
Thời hiện đại thì cháu vote cho Yến Vy ợCô Tấm - Người phát minh ra tắm trắng đầu viên ở Việt Nam và Ngọc Trinh - đệ tử chân truyền thời hiện đại của cô Tấm.
Lê thị khiết hoặc lê Khiết nươngCụ/mợ đâu chịu lội comm, nhiều comm tào lao nhưng có nhiều comm có giá trị mà,
E nghĩ đc bà Anh và bà gì đó e quên tên chỉ nhớ tước Nguyên Phi Ỷ Lan thì phải, nói chung ko lên ngôi đường đường chính chính nhưng cũng thuộc thành phần tài giỏi. Còn Bà Trưng Bà Triệu cũng giỏi nhưng e so sánh thì giống Mộc Lan , kiểu võ tướng chứ ko phải tầm vương đế
làm sao bằng 1 góc bà này:Nữ nhân 1 bím xiên 3 mới là lợi hại nhất bác thichxeoto nhể, hehe
Chuẩn cụ, số lượng tinh binh chết rơi chết vãi vì quay tay, nếu mà để thuận theo lẽ tự nhiên có lẽ vài trăm ngàn triệu mạng.Xa xưa thì cô giáo thảo
Gần hơn chút thì vàng anh
Hiên nay thì Ngọc Trinh
Em cho đó là những người lợi hại. Làm chết ko biết bao tinh binh.
Kể mà cụ cho phép tính trên thế giới nữa thì khối cụ liệt kê thêm cả em Ma Ô
em cũng vote Nguyên Phi Ỷ Lan , vừa giỏi đánh giặc, vừa giỏi trị nước.theo em Nguyên Phi Ỷ Lan giỏi nhất ạ
Cụ thống kê xem Bím này hạ được bao nhiêu anh hùng? Đọc thấy cũng chẳng kém, có khi còn hơn nhiều bím kia tiêu diệt loạt quan đầu 1 địa phương nhỏlàm sao bằng 1 góc bà này:
Người đàn bà tham vọng
Tống Thị được coi là người đàn bà "chọc trời khuấy nước" trong lịch sử xứ Đàng Trong nửa đầu thế kỷ XVII, dưới thời các chúa Hy Tông (Nguyễn Phước Nguyên - chúa Sãi), Thần Tông (Nguyễn Phước Lan - chúa Thượng) và Thái Tông (Nguyễn Phước Tần - chúa Hiền).
Chính sử triều Nguyễn chỉ có vài dòng vắn tắt cho biết, Tống Thị là vợ của Nguyễn Phúc Anh (Kỳ), trấn thủ Quảng Nam, con dâu chúa Sãi; chị dâu và tình nhân của chúa Thượng, nhưng về sau, tư thông với Chưởng dinh Nguyễn Phúc Trung (em ruột chúa Thượng) nhằm mưu toan tạo phản. Kết cục, bà bị chúa Hiền xử tử. Dù bị liệt vào loại "nghịch thần", song sử sách vẫn phải khen ngợi nhan sắc tuyệt trần cùng tài ăn nói của dâm phụ Tống Thị - người đàn bà ghê gớm trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của "Lê mạt Nguyễn sơ".
Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép: "Tống Phước Thông (bấy giờ làm cai cơ) trốn về với họ Trịnh. Con gái đầu của Phước Thông là Tống Thị lấy hoàng tử Kỳ, sinh được ba con trai. Phước Thông mừng cho rằng, sau này được vinh hiển. Khi Kỳ mất, Phước Thông đại thất vọng, bèn dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) trốn đi, duy có Tống Thị ở lại".
Giống những người đàn bà lừng danh trong lịch sử, Tống thị hành động theo sức đẩy của hai tham vọng lớn: quyền lực và của cải. Để leo lên đỉnh cao quyền lực, bà không từ thủ đoạn nào, bất chấp luân thường đạo lý. Để làm giàu, bà lợi dụng quyền lực và câu kết với gian thương, ra sức bóc lột nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo nên một gia sản "nhất nhì ở Đàng Trong, giàu chỉ kém Chúa". Và dường như thương trường càng nghiệt ngã càng làm cho bà thêm ý chí, nghị lực và thủ đoạn để vươn lên.
Sập "bẫy tình" của chị dâu
Năm ất Hợi (1635), chúa Sãi mất, Nguyễn Phúc Lan lên ngôi, gọi là chúa Thượng. Nghe tin đó, hoàng tử thứ 3 là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ Quảng Nam âm mưu phản nghịch, liên kết với chúa Trịnh đem quân vào đánh miền Nam. Phúc Anh sai đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Phúc Lan phá được, không nỡ giết người ruột thịt, nhưng tướng sĩ và ông chú là Trường quận công Nguyễn Phúc Khê đều xin giết để trừ hậu họa.
Phúc Anh chết, để lại vợ góa Tống Thị. Sử sách chép rằng, Tống Thị là một nhan sắc diễm lệ. Nàng sẵn vốn sắc nước hương trời, lại thêm đưa tình gợi cảm, ăn nói, cử chỉ quyến rũ và duyên dáng hơn người. Một lần, vào năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị dâng chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chuỗi hoa vòng ngọc liên châu rất đẹp. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu "phiêu phiêu". Thêm nữa, mỹ nhân sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, khiến chúa như "mãnh thú trúng đạn", sập "bẫy tình".
Từ đó, tâm thần chúa mê mẩn, ngày đêm tơ tưởng, ăn ngủ không yên. Chúa bèn cho phép Tống Thị được tự do vào ra vương phủ... Lòng say mê dâng cao qua những lần gặp gỡ và chuyện gì đến ắt đến, em chồng - chị dâu đi vào ái ân hoan lạc bất luận đêm ngày...
Từ quân vương... biến thành bạo chúa
"Gái đẹp quả có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương", nhiều sử gia bình luận. Lên đến đỉnh quyền uy, Tống Thị bắt đầu xúi chúa trừng trị những người mà nàng oán ghét, nhất là những cận thần trung nghĩa dám can gián chúa, những kẻ tỏ ý khinh khi, miệt thị những việc làm dâm ô bất chính và ám muội của nàng. Chưa hết, nàng còn ra tay làm giàu bằng cách nhận hối lộ của những kẻ cúi luồn cầu cạnh; thẳng tay bóc lột đám dân đen..., nên chẳng mấy chốc trở thành một tay cự phú đứng đầu đám nhà giàu trong toàn cõi. Tiền bạc như nước, vàng bạc châu báu chất đầy rương hòm, ruộng đất cò bay thẳng cánh.
Còn chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, từ một người khiêm nhã, nhân hậu, trở thành một bạo chúa nóng nảy, hiếu sát, đam mê vật dục, xa xỉ. Từ một quân vương chiến công hiển hách, chúa trở thành kẻ hoang dâm vô độ đến bỏ bê quốc sự, coi nhẹ xã tắc sơn hà.
Theo sử sách, số người chết oan ức vì Tống Thị ngày càng nhiều, nhưng mọi lời ca thán đều bị bưng bít. Những lời can gián không có hiệu quả, mà chỉ làm tăng thêm các cơn thịnh nộ lôi đình của chùa và rước thêm tai họa cho những bậc trung ngôn. Chú ruột Nguyễn Phước Khê (con thứ 10 của Nguyễn Hoàng), được chúa Sãi ủy thác giải quyết mọi việc chính sự giúp đỡ chúa Thượng và từng có công dẹp bọn phản nghịch, cũng bất lực không khuyên bảo, can gián nổi.
Chúa Thượng ngày càng tiến xa hơn trên đường tội ác. Để chứng tỏ mối tình keo sơn nồng đượm với người đẹp, Chúa quyết định xây một lầu đài nguy nga tráng lệ - tốn bao tiền của, nhân công, vật liệu - để hưởng tuổi xế chiều. Chúa truyền bắt trăm họ phải lên núi lấy đá quý, lên rừng lấy gỗ quý, phải tập trung đủ nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây cất. Sưu dịch từ đó thêm nặng nề. Lại thêm trời hạn hán, mất mùa... dân tình đã đói kém lại càng khổ ải. Tiếng kêu than vang khắp đó đây. Trong vương phủ, những ai còn chút lương tâm đều oán ghét Tống Thị và run sợ cho nghiệp chúa...
Quả là gieo gió ắt gặp bão! Sự lộng hành của Tống Thị cũng đến hồi kết. Nội tán họ Phạm, vốn cương trực, tiết khí, đã liều thân vào phủ chúa, khẳng khái tâu bày "việc chúa lòng nịch ái một phụ nhân dâm loạn đến coi nhẹ đạo lý, nhân luân, buông lỏng giềng mối, gây cảnh điêu linh thống khổ cho sĩ thứ lê dân giữa lúc thiên tai hạn hán đang dấy khởi, lan tràn... thì nhất định khó tránh khỏi cái họa suy vong". Dứt lời, Phạm Nội tán tuốt gươm khỏi vỏ, sẵn sàng tuẫn tiết... khiến chúa "tỉnh ngộ", ra lệnh bãi bỏ việc xây cất lâu đài, gấp rút tổ chức công cuộc chẩn tế và dần lánh xa Tống Thị.
Cuối cùng, do lời điều trần của Phạm Nội tán, Tống Thị bị thất sủng. Ngày đêm "yêu nữ" tìm mưu tính kế trả thù. Thị nghĩ phải làm sao cho sụp đổ toàn cơ nghiệp của họ hàng chúa Nguyễn xứ Đàng trong mới hả dạ. Nghĩ là làm, dâm phụ đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, sai người tâm phúc đem ra cho thân phụ Tống Phúc Thông, nhờ dâng lên tận tay chúa Trịnh Tráng. Nội dung lá thư nói lên lời thỉnh cầu khẩn thiết xin Trịnh Tráng sớm cất quân tiến vào đánh Thuận Hóa, bà nguyện sẽ đem hết gia sản lớn lao của mình ra lo việc nuôi quân.
Cuộc Nam phạt thành công, bà xin về Đàng ngoài hầu hạ Chúa. Trịnh Tráng xem thư rất thích chí, lại ngửi mùi hương của chuỗi hoa, bỗng cảm thấy bần thần xao xuyến... càng nhìn nét chữ càng mơ tưởng đến mỹ nhân nơi phương trời, lòng rộn rã mến thương, nhớ nhung và nôn nóng mong được thấy dung nhan để vui vầy cá nước. Trong niềm khát khao, chúa Trịnh gấp rút tổ chức cuộc Nam phạt để làm đẹp lòng Tống Thị.
Bị đánh bất ngờ, quân Nguyễn thua to. Quân Trịnh chiếm được Nam Bố Chánh, hạ được lũy Thầy, đóng quân tại Võ Xá, nên chắc mẩm sẽ đánh tan quân Nguyễn. Nào ngờ, với một trăm thớt voi uy vũ lẫm liệt dưới quyền điều khiển của thế tử Nguyễn Phúc Tần cùng với quyết tâm của các hổ tướng: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn đã lật ngược thế cờ. Bị phản công như vũ bão, Trịnh quân rối loạn hàng ngũ, đạp lên nhau chạy không còn manh giáp về tận bờ bắc sông Linh... Trịnh Tráng thêm một lần vỡ mộng xâm lấn đất Thuận Hóa!
Bị xử tử dưới tay chúa Hiền
Vỡ mộng "vàng", lại thêm chuyện chúa Thượng đột ngột mất, thế tử Nguyễn Phúc Tần, 28 tuổi, đã có kinh nghiệm trong việc trị quốc, đã lập nhiều chiến công bình Chiêm, thắng Trịnh, đuổi giặc ô Lan ngoài biển Đông... lên kế nghiệp Vương. Lúc đó, tân chúa trở thành mối đe dọa của Tống Thị và gian phụ lại phải hoạch định một âm mưu mới để đối phó.
Tống Thị nhắm vào Nguyễn Phúc Trung và nghĩ là chỉ có ông ta mới lật đổ được cháu mình. Sử sách chép rằng, vì thấy Tống Thị làm chuyện bậy bạ nên Trung muốn trừ đi. Tống Thị sợ, bèn tìm cách tư thông với Trung. Thế là, với kỹ thuật ái ân "tía rụng hồng rơi", dâm phụ đã chinh phục được lòng nịch ái, đắm say của một võ quan hung bạo và sau đó, xúi Trung đứng ra làm phản, bắt mối với Đàng Ngoài.
"Việc bị bại và Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng", sách Đại Nam Thực lục tiền biên ghi.
Thành Văn
Cái đoạn chúa Trịnh Tráng ngây ngất vì mùi hoa rồi cất quân đánh chúa Nguyễn chắc do nhà văn tự sướng chứ mấy bông hoa chuyển từ Quarng Nôm ra Thăng Long thì héo cmn rồi còn đâu mà mùi (hay mợ ý tẩm cái gì đặc biệt . Chúa Trịnh cất quân vì thấy có nội gián và cơ hội thanh công lớn thôi chứ tham gì đứa đàn bà.làm sao bằng 1 góc bà này:
Người đàn bà tham vọng
Tống Thị được coi là người đàn bà "chọc trời khuấy nước" trong lịch sử xứ Đàng Trong nửa đầu thế kỷ XVII, dưới thời các chúa Hy Tông (Nguyễn Phước Nguyên - chúa Sãi), Thần Tông (Nguyễn Phước Lan - chúa Thượng) và Thái Tông (Nguyễn Phước Tần - chúa Hiền).
Chính sử triều Nguyễn chỉ có vài dòng vắn tắt cho biết, Tống Thị là vợ của Nguyễn Phúc Anh (Kỳ), trấn thủ Quảng Nam, con dâu chúa Sãi; chị dâu và tình nhân của chúa Thượng, nhưng về sau, tư thông với Chưởng dinh Nguyễn Phúc Trung (em ruột chúa Thượng) nhằm mưu toan tạo phản. Kết cục, bà bị chúa Hiền xử tử. Dù bị liệt vào loại "nghịch thần", song sử sách vẫn phải khen ngợi nhan sắc tuyệt trần cùng tài ăn nói của dâm phụ Tống Thị - người đàn bà ghê gớm trong bối cảnh tranh tối tranh sáng của "Lê mạt Nguyễn sơ".
Sách Đại Nam Thực lục tiền biên chép: "Tống Phước Thông (bấy giờ làm cai cơ) trốn về với họ Trịnh. Con gái đầu của Phước Thông là Tống Thị lấy hoàng tử Kỳ, sinh được ba con trai. Phước Thông mừng cho rằng, sau này được vinh hiển. Khi Kỳ mất, Phước Thông đại thất vọng, bèn dẫn gia quyến lẻn ra ngoài cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) trốn đi, duy có Tống Thị ở lại".
Giống những người đàn bà lừng danh trong lịch sử, Tống thị hành động theo sức đẩy của hai tham vọng lớn: quyền lực và của cải. Để leo lên đỉnh cao quyền lực, bà không từ thủ đoạn nào, bất chấp luân thường đạo lý. Để làm giàu, bà lợi dụng quyền lực và câu kết với gian thương, ra sức bóc lột nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo nên một gia sản "nhất nhì ở Đàng Trong, giàu chỉ kém Chúa". Và dường như thương trường càng nghiệt ngã càng làm cho bà thêm ý chí, nghị lực và thủ đoạn để vươn lên.
Sập "bẫy tình" của chị dâu
Năm ất Hợi (1635), chúa Sãi mất, Nguyễn Phúc Lan lên ngôi, gọi là chúa Thượng. Nghe tin đó, hoàng tử thứ 3 là Nguyễn Phúc Anh đang trấn giữ Quảng Nam âm mưu phản nghịch, liên kết với chúa Trịnh đem quân vào đánh miền Nam. Phúc Anh sai đắp lũy Câu Đê làm kế cố thủ. Phúc Lan phá được, không nỡ giết người ruột thịt, nhưng tướng sĩ và ông chú là Trường quận công Nguyễn Phúc Khê đều xin giết để trừ hậu họa.
Phúc Anh chết, để lại vợ góa Tống Thị. Sử sách chép rằng, Tống Thị là một nhan sắc diễm lệ. Nàng sẵn vốn sắc nước hương trời, lại thêm đưa tình gợi cảm, ăn nói, cử chỉ quyến rũ và duyên dáng hơn người. Một lần, vào năm Kỷ Mão (1639), Tống Thị dâng chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chuỗi hoa vòng ngọc liên châu rất đẹp. Chúa cầm lên ngửi thấy mùi hương thơm ngát, lòng dạ bắt đầu "phiêu phiêu". Thêm nữa, mỹ nhân sụp lạy dưới thềm, thưa trình về tình cảnh góa bụa thảm thiết, khiến chúa như "mãnh thú trúng đạn", sập "bẫy tình".
Từ đó, tâm thần chúa mê mẩn, ngày đêm tơ tưởng, ăn ngủ không yên. Chúa bèn cho phép Tống Thị được tự do vào ra vương phủ... Lòng say mê dâng cao qua những lần gặp gỡ và chuyện gì đến ắt đến, em chồng - chị dâu đi vào ái ân hoan lạc bất luận đêm ngày...
Từ quân vương... biến thành bạo chúa
"Gái đẹp quả có mãnh lực vô biên, làm lung lạc cả đấng quân vương", nhiều sử gia bình luận. Lên đến đỉnh quyền uy, Tống Thị bắt đầu xúi chúa trừng trị những người mà nàng oán ghét, nhất là những cận thần trung nghĩa dám can gián chúa, những kẻ tỏ ý khinh khi, miệt thị những việc làm dâm ô bất chính và ám muội của nàng. Chưa hết, nàng còn ra tay làm giàu bằng cách nhận hối lộ của những kẻ cúi luồn cầu cạnh; thẳng tay bóc lột đám dân đen..., nên chẳng mấy chốc trở thành một tay cự phú đứng đầu đám nhà giàu trong toàn cõi. Tiền bạc như nước, vàng bạc châu báu chất đầy rương hòm, ruộng đất cò bay thẳng cánh.
Còn chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan, từ một người khiêm nhã, nhân hậu, trở thành một bạo chúa nóng nảy, hiếu sát, đam mê vật dục, xa xỉ. Từ một quân vương chiến công hiển hách, chúa trở thành kẻ hoang dâm vô độ đến bỏ bê quốc sự, coi nhẹ xã tắc sơn hà.
Theo sử sách, số người chết oan ức vì Tống Thị ngày càng nhiều, nhưng mọi lời ca thán đều bị bưng bít. Những lời can gián không có hiệu quả, mà chỉ làm tăng thêm các cơn thịnh nộ lôi đình của chùa và rước thêm tai họa cho những bậc trung ngôn. Chú ruột Nguyễn Phước Khê (con thứ 10 của Nguyễn Hoàng), được chúa Sãi ủy thác giải quyết mọi việc chính sự giúp đỡ chúa Thượng và từng có công dẹp bọn phản nghịch, cũng bất lực không khuyên bảo, can gián nổi.
Chúa Thượng ngày càng tiến xa hơn trên đường tội ác. Để chứng tỏ mối tình keo sơn nồng đượm với người đẹp, Chúa quyết định xây một lầu đài nguy nga tráng lệ - tốn bao tiền của, nhân công, vật liệu - để hưởng tuổi xế chiều. Chúa truyền bắt trăm họ phải lên núi lấy đá quý, lên rừng lấy gỗ quý, phải tập trung đủ nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây cất. Sưu dịch từ đó thêm nặng nề. Lại thêm trời hạn hán, mất mùa... dân tình đã đói kém lại càng khổ ải. Tiếng kêu than vang khắp đó đây. Trong vương phủ, những ai còn chút lương tâm đều oán ghét Tống Thị và run sợ cho nghiệp chúa...
Quả là gieo gió ắt gặp bão! Sự lộng hành của Tống Thị cũng đến hồi kết. Nội tán họ Phạm, vốn cương trực, tiết khí, đã liều thân vào phủ chúa, khẳng khái tâu bày "việc chúa lòng nịch ái một phụ nhân dâm loạn đến coi nhẹ đạo lý, nhân luân, buông lỏng giềng mối, gây cảnh điêu linh thống khổ cho sĩ thứ lê dân giữa lúc thiên tai hạn hán đang dấy khởi, lan tràn... thì nhất định khó tránh khỏi cái họa suy vong". Dứt lời, Phạm Nội tán tuốt gươm khỏi vỏ, sẵn sàng tuẫn tiết... khiến chúa "tỉnh ngộ", ra lệnh bãi bỏ việc xây cất lâu đài, gấp rút tổ chức công cuộc chẩn tế và dần lánh xa Tống Thị.
Cuối cùng, do lời điều trần của Phạm Nội tán, Tống Thị bị thất sủng. Ngày đêm "yêu nữ" tìm mưu tính kế trả thù. Thị nghĩ phải làm sao cho sụp đổ toàn cơ nghiệp của họ hàng chúa Nguyễn xứ Đàng trong mới hả dạ. Nghĩ là làm, dâm phụ đã viết một mật thư kèm theo xâu chuỗi trăm hoa, sai người tâm phúc đem ra cho thân phụ Tống Phúc Thông, nhờ dâng lên tận tay chúa Trịnh Tráng. Nội dung lá thư nói lên lời thỉnh cầu khẩn thiết xin Trịnh Tráng sớm cất quân tiến vào đánh Thuận Hóa, bà nguyện sẽ đem hết gia sản lớn lao của mình ra lo việc nuôi quân.
Cuộc Nam phạt thành công, bà xin về Đàng ngoài hầu hạ Chúa. Trịnh Tráng xem thư rất thích chí, lại ngửi mùi hương của chuỗi hoa, bỗng cảm thấy bần thần xao xuyến... càng nhìn nét chữ càng mơ tưởng đến mỹ nhân nơi phương trời, lòng rộn rã mến thương, nhớ nhung và nôn nóng mong được thấy dung nhan để vui vầy cá nước. Trong niềm khát khao, chúa Trịnh gấp rút tổ chức cuộc Nam phạt để làm đẹp lòng Tống Thị.
Bị đánh bất ngờ, quân Nguyễn thua to. Quân Trịnh chiếm được Nam Bố Chánh, hạ được lũy Thầy, đóng quân tại Võ Xá, nên chắc mẩm sẽ đánh tan quân Nguyễn. Nào ngờ, với một trăm thớt voi uy vũ lẫm liệt dưới quyền điều khiển của thế tử Nguyễn Phúc Tần cùng với quyết tâm của các hổ tướng: Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật, quân Nguyễn đã lật ngược thế cờ. Bị phản công như vũ bão, Trịnh quân rối loạn hàng ngũ, đạp lên nhau chạy không còn manh giáp về tận bờ bắc sông Linh... Trịnh Tráng thêm một lần vỡ mộng xâm lấn đất Thuận Hóa!
Bị xử tử dưới tay chúa Hiền
Vỡ mộng "vàng", lại thêm chuyện chúa Thượng đột ngột mất, thế tử Nguyễn Phúc Tần, 28 tuổi, đã có kinh nghiệm trong việc trị quốc, đã lập nhiều chiến công bình Chiêm, thắng Trịnh, đuổi giặc ô Lan ngoài biển Đông... lên kế nghiệp Vương. Lúc đó, tân chúa trở thành mối đe dọa của Tống Thị và gian phụ lại phải hoạch định một âm mưu mới để đối phó.
Tống Thị nhắm vào Nguyễn Phúc Trung và nghĩ là chỉ có ông ta mới lật đổ được cháu mình. Sử sách chép rằng, vì thấy Tống Thị làm chuyện bậy bạ nên Trung muốn trừ đi. Tống Thị sợ, bèn tìm cách tư thông với Trung. Thế là, với kỹ thuật ái ân "tía rụng hồng rơi", dâm phụ đã chinh phục được lòng nịch ái, đắm say của một võ quan hung bạo và sau đó, xúi Trung đứng ra làm phản, bắt mối với Đàng Ngoài.
"Việc bị bại và Trung bị giam xuống ngục, rồi chết. Còn Tống Thị, tang vật đã rõ ràng không thể chạy chữa gì nữa, bị chém và bêu đầu giữa chợ. Theo lệnh Chúa, tịch thu gia sản to lớn của Tống Thị phân phát cho quân, dân trong vùng", sách Đại Nam Thực lục tiền biên ghi.
Thành Văn