[Luật] Nóng trong ngày: Bộ trưởng đi xe buýt

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
- Bộ trưởng GTVT sẽ đi xe buýt vào giờ tan tầm; giá vàng lao dốc; cô gái biến thành bà lão đi chữa bệnh; người điều khiển 'xe điên' gây nạn kinh hoàng là 1 bác sỹ; 7 toa tàu trật bánh khỏi đường ray; mua bảo hiểm 50 nghìn USD cho đôi chân dài; lại một tiệm vàng bị uy hiếp... là những thông tin nổi bật trong ngày cuối tuần 8/10.

BỘ TRƯỞNG GTVT SẼ ĐI XE BUÝT​

Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Ngày 7/10, trao đổi với một tờ báo, Bộ trưởng Thăng khẳng định sẽ đi xe buýt vào giờ tan tầm ít nhất mỗi tuần một lần.

Để từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc trầm trọng giao thông đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tạo nếp sống văn minh đô thị, Bộ trưởng Thăng đã yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT có trụ sở, văn phòng đại diện, chi nhánh tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với công đoàn, đoàn thanh niên và các đoàn thể yêu cầu cán bộ, nhân viên sử dụng xe buýt đô thị tối thiểu 1 ngày trong 1 tuần.

Ngoài ra, cán bộ, công nhân, viên chức trong ngành dùng các hình thức thích hợp chủ động tuyên truyền, vận động người thân và cán bộ, nhân dân tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh sử dụng xe buýt.

Trước đó, trao đổi với VietNamNet, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, hiện nay chất lượng xe buýt phục vụ chưa tốt như: xe bỏ bến, thiết kế lộ trình chưa hợp lý, quá tải... nên cần phải cải tiến và xem lại.


Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt
http://www.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/42794/nong-trong-ngay--bo-truong-di-xe-buyt.html
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Bộ trưởng sẽ đi xe buýt như thế nào?

- Sau khi Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định sẽ đi xe buýt vào giờ tan tầm và vận động cán bộ công nhân viên ngành giao thông tại Hà Nội và TP.HCM 1 tuần đi xe buýt 1 lần, rất nhiều độc giả VietNamNet đã phản hồi...

Bộ trưởng nên “vi hành”

'Tôi thấy vui vì bộ trưởng có ý tốt đi thực tế trên xe buýt. Nhưng tôi nghĩ bộ trưởng không nên đi theo kiểu hình thức, báo trước cho cấp dưới. Bởi, nếu như thế cái cần biết bộ trưởng sẽ không biết được. Vì biết ông là bộ trưởng, cấp dưới của ông sẽ 'đóng kịch' rất khéo.

Tốt nhất bộ trưởng nên vi hành thật sự, ăn mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều tuyến xe bus khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích. Để có thể ra quyết sách hợp lý”, bạn đọc V.Q.N, một cán bộ hưu trí ở Linh Đàm, Hà Nội mong muốn thẳng thắn.


'Tốt nhất bộ trưởng nên vi hành thật sự, ăn mặc bình dân, tự đi bất ngờ không ai biết trên nhiều tuyến xe bus khác nhau, chắc bộ trưởng sẽ có được nhiều thông tin bổ ích...'. - Ảnh: Sa Tùng Sơn
Sau khi đọc thông tin Bộ trưởng GTVT vận động cán bộ công nhân viên trong ngành đi xe buýt tại Hà Nội và TP.HCM, bạn đọc Bùi Minh cho rằng: Chủ trương của bộ trưởng về việc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành đi xe buýt sẽ mang được ít nhất 2 lợi ích: vừa góp phần làm giảm lượng xe máy, ô tô lưu thông trên đường (của những cán bộ, nhân viên đó, vừa góp phần cho chính những người trong ngành có cái nhìn khách quan hơn.

Họ sẽ cảm nhận được việc đi lại 1 ngày trong tuần bằng xe buýt với những ngày còn lại đi bằng phương tiện cá nhân: xe máy, ô tô riêng có gì khác biệt. Khi đó sẽ có câu trả lời khách quan và thỏa đáng cho việc có nên cấm phương tiện cá nhân nói chung hay xe máy nói riêng.

Cùng quan điểm, bạn đọc Tôn Quang Hòa, chia sẻ: “Tôi công tác trong ngành giáo dục, tôi không thể kêu gọi nâng cao chất lượng dạy - học, thi cử nếu tôi không tự nghiêm khắc với chính mình.

Muốn nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng xe buýt, trước hết, xin lãnh đạo ngành giao thông từ Trung ương đến địa phương hãy gương mẫu đi làm bằng xe buýt. Việc này không phải là làm lấy lệ, mà để chính những người trong ngành hiểu thực tế hơn”.

Vui mừng vì Bộ trưởng GTVT sẽ đi xe buýt, nhưng bạn đọc Lê Hân lại không khỏi băn khoăn rằng: "Bộ trưởng sẽ đi xe buýt được đến bao giờ?". Từ đó bạn đọc này rất mong Bộ trưởng cố gắng, không chỉ ở việc đi xe buýt mà còn giúp giải được bài toán về giao thông hiện nay.


Bất an trên những chuyến xe buýt Hà Nội
Bằng ngón nghề tinh vi, những kẻ móc túi trên xe bus Hà Nội đã làm trót lọt không biết bao nhiêu vụ. Ngay cả khi bị phát hiện, chúng vẫn thản nhiên "đối chất" với các nạn nhân, thậm chí còn thẳng tay hành hung nạn nhân.

Xe buýt càng phát triển càng bất cập
Đồng tình với việc Bộ trưởng Đinh La Thăng sẽ đi và khuyến khích nhân viên trong ngành đi xe buýt, nhưng nhiều độc giả cũng tỏ ra băn khoăn và bức xúc với tình hình vận tải hành khách công cộng hiện nay.

Trong điều kiện tàu điện ngầm và tàu điện trên cao đang trong quá trình xây dựng, ai cũng biết xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất vận chuyển trong nội đô. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc lại cho rằng, với điều kiện hiện tại: xe buýt càng phát triển thì càng bất cập.


Về đường, cần phân làn đơn giản “chỉ có 2 làn chính cho xe buýt và xe máy” để 2 loại xe này không đi chung, không cản trở len lách ảnh hưởng lẫn nhau - Ảnh: Sa Tùng Sơn
Bạn đọc Phạm Giang cho biết: Nhà nước tập trung cho phát triển hệ thống xe buýt ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM, nhưng càng phát triển càng bất cập: nhiều tuyến xe trùng lặp lộ trình, kích thước xe quá lớn trên tuyến đường chật hẹp, thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt y như thời bao cấp, hệ thống quản lý lộ trình xe quá yếu kém, lạc hậu, tai nạn do xe buýt gây nên quá nhiều và nghiêm trọng gây bức xúc, phẫn nộ cho người dân.

Hơn nữa, đối tượng xe buýt phục vụ hiện tại thường là những người không mấy bị áp lực về thời gian di chuyển như: sinh viên, người về hưu...., còn những người phải bị áp lực về thời gian đi làm thì họ phải chọn phương tiện xe máy.

Nhà nước tập trung phát triển hệ thống tàu điện ngầm các loại từ 10 năm nay, nhưng đến hiện tại vẫn chưa thấy đâu.

Đưa ra giải pháp giảm ùn tắc giao thông ở nội đô, bạn đọc t d donqzx@... cho rằng: Cần xem xét lại chính sách về giao thông công cộng và đưa ra tính toán cụ thể, phải thấy rằng phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu của người dân nước ta hiện nay là xe gắn máy, hoàn toàn khác với các nước phát triển, nơi mà phương tiện giao thông cá nhân chủ yếu là xe hơi.

Đối với các nước, việc phát triển hệ thống phương tiện giao thông công cộng như xe buýt sẽ làm giảm sự chiếm dụng diện tích đường. Trong khi đó ở nước ta sử dụng xe buýt chẳng giúp ích gì nhiều cho việc giảm ùn tắc giao thông, đó là chưa kể đến kích thước, tính cơ động kém và chạy không liên tục (do phải dừng đưa đón khách) gây cản trở nhiều đến sự lưu thông của các phương tiện khác.

Xe buýt phải hấp dẫn!

Bên cạnh những ý kiến cho rằng, xe buýt càng phát triển càng bất cập, nhiều bạn đọc cũng đồng tình ủng hộ với với chủ trương phát triển vận tải công cộng bằng xe buýt trong điều kiện hạn chế xe cá nhân.

Theo bạn đọc Nguyễn Đức Thuấn, ở Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), để tiến tới có lộ trình hạn chế xe máy, nhất thiết trước mắt phải đặc biệt quan tâm chấn chỉnh xe buýt theo hướng “đáp ứng yêu cầu đa dạng người đi xe buýt, từng bước hấp dẫn người đi xe buýt.


Trong điều kiện tàu điện ngầm và tàu điện trên cao đang trong quá trình xây dựng, ai cũng biết xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất vận chuyển trong nội đô - Ảnh: Sa Tùng Sơn
Bạn đọc này cho rằng: "Muốn vậy cần mổ xẻ cái chưa được của xe buýt hiện nay dù đã cố gắng phát triển nhưng chưa đáp ứng. Người đi xe buýt thường kêu: xe bỏ bến, chờ đợi quá lâu vào giờ cao điểm, chen lấn lên xe buýt, lo ngại an toàn khi đi xe buýt, tốn nhiều thời gian đi đường nếu phải đi xa, dịch vụ chưa văn minh... ".

Từ đó, bạn đọc Nguyễn Đức Thuấn cho rằng, cần phải thay khoán số lượng chuyến cần đảm bảo trong ngày bằng khoán dừng mọi bến dù đã đông, đón hết khách có nhu cầu cần len lên, ùn tắc cũng phải chờ, không bỏ bến, không để khách xuống mà đi vòng đường khác.



'Cách mạng GTVT': Dân chờ, xã hội giám sát
Hơn ai hết, người dân đang mong chờ những giải pháp mạnh mẽ từ cá nhân vị tư lệnh cũng như ngành GTVT...


Bắt đầu cuộc cách mạng về giao thông?
Phân làn hay không, như thế nào cho hợp lý? Hạn chế xe máy ảnh hưởng ra sao với bạn? Thu phí ô tô vào nội đô, nên hay không?
Như vây là khoán “chu đáo nhất với khách”, thà giảm số chuyến phục vụ mà “tận tình chờ đón khách có nhu cầu ở mọi điểm dừng” để khách yên tâm chờ không len lên được chuyến này, chắc chắn có chuyến sau để lên.
Và có cách nào để đánh giá? Phải trân trọng nghe khách đánh giá qua đường dây nóng miễn phí và sổ ghi chép ý dân ngay trên xe.

Hơn nữa, cần tăng tần suất xe buýt vào giờ cao điểm ở các tuyến đông người đi. Mọi tuyến đường cần có “loại xe đi nhanh”, chỉ dừng ở một số bến chính đáp ứng nhu cầu người cần đi xa và có “loại xe buýt đi chậm” hơn dừng ở mọi bến.

Về đường, cần phân làn đơn giản “chỉ có 2 làn chính cho xe buýt và xe máy” để 2 loại xe này không đi chung, không cản trở len lách ảnh hưởng lẫn nhau.

Quan trọng nhất, bạn đọc Đức Thuấn cho rằng, những người có trách nhiệm hãy gương mẫu chuyển sang đi xe buýt để có cơ sở thực tế mà chấn chỉnh:

- Trước hết, nhân viên ngành giao thông vận tải hãy thí điểm 3 tháng liền chỉ đi xe buýt với vé xe liên tuyến, để sát dân, biết hết các việc cần chấn chỉnh.

- Các quan chức có trách nhiệm chỉ đạo cũng mỗi tuần có 2 ngày chỉ đi xe buýt, không đi xe máy, không đi xe con để vừa tiết kiệm cho công quỹ, vừa sát thực tế để chỉ đạo chung.

- Trên cơ sở cải tiến bước đầu, sẽ đến lúc “tất cả công nhân viên chức nhà nước”, tất cả “đảng viên đoàn viên” đều phải “hạ xe máy”, chuyển hẳn sang “đi xe buýt” có thể miễn phí 3 tháng, tại các cơ quan công sở không được bố trí nơi gửi xe máy trong cơ quan cũng như ngoài cơ quan.

Làm như vậy thì xe buýt sẽ phát triển đa dạng, dịch vụ văn minh hơn nhiều và lượng xe máy tham gia giao thông giảm đáng kể. Sau này, mọi quan chức có xe con riêng cũng vẫn có chế độ tuần 1 ngày đi xe buýt để sát thực tế mà chấn chỉnh, chỉ đạo nâng cao chất lượng và khối lượng dịch vụ xe buýt.

Làm được việc này sẽ thuận lợi hơn cho lộ trình hạn chế nhanh xe máy, tiến tới cấm xe máy đi vào nội đô.


Sáng ngày 30/9, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã đi thị sát trên một số tuyến xe buýt tại Hà Nội.
Thời gian qua, hệ thống xe buýt tại các đô thị đã đáp ứng một phần nhu cầu đi lại của người dân, tuy nhiên, do hệ thống hạ tầng giao thông không đáp ứng kịp thời với sự gia tăng phương tiện đặc biệt là xe cá nhân và các thành phố lớn chưa có nhiều tuyến đường dành riêng cho xe buýt nên đã không phát huy được hiệu quả của loại hình phương tiện vận tải này và chất lượng phục vụ còn hạn chế.

Như một hành khách, Bộ trưởng đã trò chuyện với lái phụ xe về việc tại sao xe buýt có hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, bỏ trạm dừng và hỏi thăm tình hình đời sống, thu nhập, tâm tư của anh em.

Qua đó Bộ trưởng cũng nắm bắt được nhiều thông tin thực tế của việc tổ chức quản lý xe buýt từ người lao động trực tiếp...

Ngay sau đó, Bộ trưởng đã chỉ đạo các cán bộ chuyên viên các vụ Vận tải, An toàn giao thông của Bộ GTVT phải trực tiếp đi xe buýt để khảo sát tình hình, điều kiện hoạt động, thái độ phục vụ của đội ngũ lái phụ xe nhằm đề xuất giải pháp nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của xe buýt.

Bộ trưởng yêu cầu nhanh chóng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay vì khoán số lượt chạy trong ngày mà dẫn đến lái xe buýt phải phóng nhanh, vượt ẩu, bỏ trạm không đón khách để bù lại thời gian tắc đường, áp lực về thời gian cũng dẫn đến một số lái phụ xe có thái độ phục vụ chưa tốt.

(Theo báo GTVT)

Ngày 8/10: Bộ trưởng và cán bộ GTVT sẽ đi xe buýt

Bộ trưởng Đinh La Thăng vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu cán bộ, công nhân viên ngành GTVT gương mẫu sử dụng và vận động người thân sử dụng xe buýt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Bộ trưởng sẽ làm gì sau khi đi xe buýt?

Bạn đọc Phan Khắc Huy viết bài này với mong muốn Bộ trưởng Đinh La Thăng, các cán bộ trong Bộ giao thông và bạn đọc cùng suy ngẫm, cho ý kiến để cùng tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ của xe bus tại Thủ đô Hà Nội.

Kính gửi Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng,

Tôi được biết Bộ trưởng đã từng đi xe bus và đã có đề nghị các cán bộ trong Bộ GTVT đi xe bus ít nhất một tuần một lần. Tôi và nhiều độc giả trong cả nước rất vui mừng và ủng hộ chủ trương trên của các ngài. Tuy nhiên, có một câu hỏi mà tôi và chắc chắn còn nhiều độc giả khác quan tâm lúc này mà tôi mạo muội thay mặt tất cả những người đang quan tâm đến vấn đề giao thông ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội và TP.HCM nói riêng, xin được hỏi Bộ trưởng một câu hỏi là “Bộ trưởng sẽ làm gì sau khi đi xe bus?”. Kính mong ngài Bộ trưởng và các cán bộ trong bộ GTVT xem xét và cùng suy ngẫm để có lời giải tốt nhất cho bài toán giao thông đang vô cùng nóng bỏng và bức xúc ở Hà Nội và TP.HCM hiện nay.

Trước đây (cách đây gần 5 năm) khi không có phương tiện riêng của cá nhân thì xe bus là phương tiên đi lại thường ngày của tôi. Khi đó, tôi là cậu sinh viên nghèo, xa quê, tôi thường xuyên đi học bằng xe bus và thỉnh thoảng đi đâu đó trong khu vực TP Hà Nội tôi cũng đều sử dụng loại phương tiện này. Giờ đây tôi đi làm và chuyển ra vùng ngoại thành sinh sống. Thỉnh thoảng có việc tôi vẫn vào trung tâm thành phố nhưng thường thì tôi đi bằng xe máy hoặc lái ôtô riêng của gia đình tôi.

Cũng như các ngài (Bộ trưởng và cán bộ Bộ GTVT) thỉnh thoảng tôi đi vào trung tâm thành phố bằng xe bus. Tôi nhận thấy đi xe bus cũng có nhiều cái hay của nó, tôi không phải phơi mặt ngoài đường nắng thì bụi bẩn, mưa thì lầy lội bẩn thỉu hoặc tôi cũng không phải mặt lăm lăm, tay cầm tay lái, vô lăng nhích từng đoạn bằng nửa bánh xe một. Những lúc không vội vã, tôi có thể tranh thủ lúc tắc đường để ngủ một giấc (nếu có ghế ngồi) để đỡ cảm thấy lâu vì chờ đợi lúc tắc đường. Ngoài ra, chi phí đi lại bằng xe bus cũng thấp hơn việc đi xe máy hay ôtô và còn góp phần giảm được lượng xe cá nhân vào thành phố, góp phần giảm ách tắc giao thông.

Nhưng tôi so sánh xe bus của Hà Nội bây giờ và xe bus Hà Nội cách đây gần 5 năm khi tôi còn là sinh viên thì vẫn không có gì thay đổi về chất lượng phục vụ. Phải chăng có sự thay đổi nhưng chỉ là sự tăng lên về số lượng xe, số lượng tuyến xe hay sự điều chỉnh về lộ trình của một số tuyến cũ. Hơn 5 năm nhiều thứ thay đổi nhưng chỉ duy nhất một thứ không thay đổi đó là chất lượng phục vụ. Tôi nhận thấy thậm chí chất lượng phục vụ lại có chiều hướng đi xuống, càng ngày càng kém đi, càng thiếu văn minh hơn.

Mặc dù hiện nay, tôi không phải người thường xuyên đi xe bus, tôi cũng không thiếu phương tiện cá nhân nhưng tôi vẫn ủng hộ giải pháp hạn chế xe cá nhân vào trung tâm thành phố, ủng hộ việc sử dụng phương tiện công cộng. Tôi ủng hộ vì đơn giản tôi thấy hợp lý và vì một lý do cấp thiết hơn cả là Thủ đô ngàn năm văn hiến và xinh đẹp của chúng ta đã và đang quá tải, những con đường “ngõ nhỏ, phố nhỏ” thân thương ngày nào giờ đây đang gồng mình gánh trên lưng những dòng xe, dòng người khổng lồ, đông đúc và còn thiếu ý thức khi tham gia giao thông.

Tôi cũng như nhiều độc giả khác, chúng tôi ủng hộ việc Bộ trưởng và cán bộ Bộ GTVT đi xe bus. Chúng tôi mong rằng ngoài cán bộ ngành giao thông thì các bộ, ban, ngành khác cũng hãy ủng hộ chủ trương này, hãy cũng đi xe bus nhiều hơn để hiểu hơn nỗi thống khổ của những người đi xe bus. Nhưng điều mà chúng tôi mong mỏi hơn cả là các ngài sẽ làm gì sau khi các ngài thưởng thức món “đặc sản” này của Thủ đô? Sau khi đi xe bus các ngài sẽ có những quyết sách hay giải pháp gì để nâng cao chất lượng phục vụ của loại hình phương tiện công cộng này?

Tôi không biết chính xác mục đích chính của các ngài khi đi xe bus là để làm gì nhưng nếu đi để giảm bớt lưu lượng xe cá nhân trên đường thì chỉ mỗi cán bộ của Bộ giao thông đi thì cũng chỉ là “một cánh én chẳng làm nên mùa xuân”. Còn nếu mục đích các ngài đi là để khảo sát, để nắm được thực trạng xe bus hiện nay thì các ngài không cần phải mất thời gian đi nhiều, hãy dành thời gian để làm việc khác. Bởi nếu chỉ để khảo sát thì các ngài chỉ cần đi một vài giờ trên một vài tuyến xe bus vào các giờ cao điểm là các ngài có thể chiêm ngưỡng được tất cả những gì “tinh túy” nhất của loại hình vận tải hành khách này.

Các ngài có thể chứng kiến cảnh tượng chen lấn, xô đẩy khi lên xuống xe, các ngài có thể sẽ phải đứng hàng giờ đồng hồ và có thể sẽ bị nghẹt thở khi xe chật cứng hành khách và đủ thứ mùi trên đời. Các ngài có thể bị kẻ gian lợi dụng móc túi, cướp giật và thậm chí là bị đánh một cách trắng trợn và ngang nhiên. Các ngài có thể được chứng kiến việc tài xế không dám mở cửa cho khách xuống đúng điểm mà đỗ trước hoặc sau điểm đỗ quy định một khoảng cách vì sợ không thể nhồi nhét thêm được nữa. Các ngài có thể được chứng kiến cảnh tượng xe chưa đến bến, cả đoàn người (4 đến 5 chục người) dưới bến chạy ào ào đến, hỗn loạn xô đẩy nhau như chạy loạn, kẻ lên người xuống chen lấn nhau, nếu chẳng may có đánh rơi đồ hay giày dép thì cũng không thể có khoảng trống để cúi xuống nhặt.

Có trường hợp bác tài đóng cửa kẹt cả người khách lên ở cửa, có trường hợp thì người đã trong xe nhưng ba-lô, túi xách vẫn bên ngoài cửa. Các ngài có thể đưa tiền mua vé nhưng người bán vé không xé vé mà vẫn bỏ tiền vào túi, các ngài có thể chứng kiến lối hành xử thiếu văn hóa của lái xe, người bán vé với hành khách hoặc với người điều khiển phương tiện đi hai bên… Còn nhiều cảnh tượng hay ho nữa mà các ngài có thể bắt gặp, tôi không thể liệt kê hết ở đây được.

Điều duy nhất mà chúng tôi quan tâm và mong mỏi lúc này là kính mong các ngài sau khi đi xe bus, các ngài nắm bắt được tình trạng hiện nay của nó. Các ngài tìm ra được các giải pháp để nâng cao chất lượng phục vụ để người dân yêu xe bus hơn, thích đi xe bus hơn, sẽ hạn chế được lượng xe cá nhân trên các tuyến đường trong khu trung tâm thành phố. Nếu các ngài có sáng kiến hay giải pháp tốt, từng bước cải thiện và nâng cao được chất lượng phục vụ của loại hình vận tải công cộng này thì tôi và nhiều người dân khác nữa chưa đi xe bus bao giờ hoặc chưa đi thường xuyên sẽ chuyển sang đi xe bus một cách thường xuyên. Khi đó, tôi sẵn sàng vận động gia đình tôi và những người sống quanh tôi đi xe bus thường xuyên. Mà có lẽ một khi chất lượng phục vụ của loại hình phương tiện công cộng này tốt hơn thì chẳng cần phải vận động người ta cũng sẽ tự giác sử dụng nó một cách thường xuyên.

Kính mong Bộ trưởng và Cán bộ Bộ GTVT cùng suy ngẫm và sớm tìm ra giải pháp tốt để nâng cao chất lượng phục vụ của loại hình phương tiện giao thông công cộng ở Thủ Đô. Để người dân Thủ đô ngàn năm văn hiến được tận hưởng dịch vụ tốt, để Thủ đô thân yêu của chúng ta đẹp hơn, thông thoáng hơn và văn minh hơn.

Phan Khắc Huy
 

Oldstar

Xe tăng
Biển số
OF-85138
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
1,346
Động cơ
421,441 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó
Em thật, báo chí cứ rầm rĩ cái vụ BT đi Bus.
Cứ làm như đó là 1 hành động dũng cảm, xả thân như chiến sỹ cảm tử ôm bom không bằng...
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Em thật, báo chí cứ rầm rĩ cái vụ BT đi Bus.
Cứ làm như đó là 1 hành động dũng cảm, xả thân như chiến sỹ cảm tử ôm bom không bằng...
Còn ý nghĩa hơn việc đó nhiều chứ.
Vấn đề cụ đi xong cụ làm gì chứ. :)
 

housecom

Xe đạp
Biển số
OF-115430
Ngày cấp bằng
4/10/11
Số km
19
Động cơ
386,890 Mã lực
Công nhận cụ BT này có chí khí thật. Nhưng mà giữa nói và làm thì có lẽ một trời một vực cách xa nhau lắm
 

Lovestory1008

Xe tăng
Biển số
OF-44813
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
1,997
Động cơ
483,019 Mã lực
Nơi ở
VTC News
Một cánh én nhỏ .....
Hy vọng sẽ có nhiều đồng chí, dám nghĩ dám làm vì dân như BT .
Hy vọng giao thông ;) Việt mình sẽ có phương án giải quyết.
Tắc lắm rồi......
 

Schumacher

Xe buýt
Biển số
OF-17312
Ngày cấp bằng
13/6/08
Số km
650
Động cơ
513,980 Mã lực
VN sắp có xe buyt VIP roài ! :P

Chắc là để BT đi xe buýt 1 chuyến thì cả ban bệ phải chuẩn bị trước 1 tháng, có khi còn có xe cảnh sát "bí mật" dẫn đường, rồi phải cấm các phương tiện không đi vào tuyến đường xe VIP đang đi ấy chứ.

Em thì chỉ tin vào Đ.ả.n.g và Chính phủ thôi. Còn các thứ khác em ứ tin ! [-(
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
VN sắp có xe buyt VIP roài ! :P

Chắc là để BT đi xe buýt 1 chuyến thì cả ban bệ phải chuẩn bị trước 1 tháng, có khi còn có xe cảnh sát "bí mật" dẫn đường, rồi phải cấm các phương tiện không đi vào tuyến đường xe VIP đang đi ấy chứ.

Em thì chỉ tin vào **** và Chính phủ thôi. Còn các thứ khác em ứ tin ! [-(
Cụ là mắc bệnh Tào Tháo... :))
 

hatcatden

Xe buýt
Biển số
OF-100039
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
846
Động cơ
404,700 Mã lực
Nhà cháu chả có ý kiến gì nhưng trộm nghĩ các nhà quản lý cấp cao phải làm những việc đúng tầm, việc thị sát thực tế, thu thập thông tin phải do nhân viên trong hệ thống triển khai. Việc chính của BT phải là xây dựng, điều hành và giám sát hệ thống, BT phải làm việc khó chứ đi thị sát ai chẳng làm được, xây hệ thống mới cần BT.
 

Hindu

Xe tải
Biển số
OF-75567
Ngày cấp bằng
16/10/10
Số km
381
Động cơ
425,800 Mã lực
Ngày xưa các cụ nhà mình hay có câu: "Miệng quan ....ôn trẻ". Không biết bây giờ với ngày xưa có gì khác nhau không??????
 

hdx

Xe điện
Biển số
OF-90706
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
2,916
Động cơ
217,710 Mã lực
Xe khách mà nhồi nhét người thì bị phạt, xe bus nhồi nhét người thì có làm sao đâu?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Ngày xưa các cụ nhà mình hay có câu: "Miệng quan ....ôn trẻ". Không biết bây giờ với ngày xưa có gì khác nhau không??????
Xưa thì em ít biết.
Nhưng Nay thì em thấy các quan hứa hẹn quá nhiều rồi mà chưa thấy thay đổi có tính tích cực là bao. Thậm chí trong 1 số lĩnh vực còn Thụt lùi, kém cả Xưa.
Nói chung là chẳng biết tin vào ai bây giờ được cả :(
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
'Chưa thấy ai khen xe buýt, nhưng la ó thì nhiều'

Thừa nhận những hạn chế của xe buýt như bỏ chuyến, tài xế thiếu lịch sự, trao đổi với VnExpress ngày 10/10, Phó tổng giám đốc Tổng công ty vận tải Hà Nội Nguyễn Trọng Thông cho biết, chính ông từng đi bộ về nhà vì xe buýt quá tải.

> 'Đi xe buýt giờ cao điểm thì phải chấp nhận nhồi nhét'

- Ông nhìn nhận thế nào về đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân của Bộ Giao thông Vận tải?

- Với sự phát triển chưa thể kiểm soát của các loại phương tiện, đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân rất đáng quan tâm. Những người làm vận tải nói chung và vận tải công cộng nói riêng rất vui mừng vì lãnh đạo đầu ngành rất quyết liệt và trách nhiệm. Riêng với vận tải công cộng, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội. Tuy nhiên, cần nhất vẫn là sự thông hiểu, hỗ trợ của cộng đồng bởi nếu không có sự đồng thuận thì chẳng làm được gì.

Vừa rồi, chúng tôi triệu tập toàn bộ giám đốc các đơn vị trực thuộc để triển khai nghị quyết của Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) là tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. Tôi nói đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội của ngành vận tải công cộng, nhưng cơ hội này giống như việc vỗ tay, một bàn tay thì không thể làm được. Người phục vụ phải xây dựng văn hóa, chất lượng và người được phục vụ cũng phải suy nghĩ thế nào khi tham gia vào văn hóa đó.


Ông Nguyễn Trọng Thông, Phó tổng giám đốc Transerco, Tổng điều hành Hanoibus. Ảnh: Tiến Dũng.
- Trong điều kiện hạ tầng giao thông của Hà Nội, ông nghĩ sao trước ý kiến phát triển xe buýt sẽ gây ùn tắc?

- Nói xe buýt gây ùn tắc là sai lầm. Quỹ đất là một hằng số, con người cứ sinh sôi, phương tiện cứ phát triển mà không biết điều tiết, sắp xếp thì bất cứ ai tham gia giao thông bằng phương tiện gì cũng là nguyên nhân gây ách tắc. Vậy quỹ đất chỉ có thế thì phải ưu tiên dành cho phương tiện gì?

Thử tưởng tượng, nếu thấy xe buýt là nguyên nhân gây ách tắc thì bỏ xe buýt đi. Một xe buýt vào giờ cao điểm chở 80 người, còn xe máy chỉ chở 2 người một xe thì phải cần tới 40 chiếc. Vậy diện tích giao thông động của 40 xe máy là bao nhiêu và một xe buýt là bao nhiêu? Nếu bảo bỏ xe buýt vì tắc đường thì đó là sai lầm trong quản lý đô thị. Chính vì thế, Bộ trưởng Giao thông mới đề xuất hạn chế phương tiện cá nhân để dành chỗ cho vận tải công cộng.

- Nếu hạn chế phương tiện cá nhân, khả năng đáp ứng nhu cầu vận chuyển của Transerco thế nào?

- Trong điều kiện hiện nay, xe buýt cần hoàn thiện hơn về chất lượng chứ phát triển về đoàn phương tiện là không hợp lý bởi vì làm gì có chỗ. Các nước phân làn rõ ràng, xe buýt (trong đó có cả xe buýt cỡ lớn, BRT) chỉ đáp ứng 30% nhu cầu. Nhưng giao thông của ta phát triển thêm xe buýt thì không có chỗ mà đi.

Để đạt mục tiêu đáp ứng 25% nhu cầu đi lại của người dân vào năm 2020 thì cần triển khai các biện pháp như không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lái xe, bán vé nhằm giữ vững hình ảnh xe buýt thân thiện trong con mắt người dân. Thêm vào đó, cần phải có sự hỗ trợ, chỉ đạo từ thành phố. Hà Nội và Ngân hàng Thế giới đang thúc tiến độ tuyến BRT Giảng Võ - Yên Nghĩa, bắt buộc phải hoàn thành năm 2013 để kịp thời hạn giải ngân.

>>Bộ trưởng Giao thông: 'Tôi sẽ đi xe buýt giờ tan tầm'
>>Nỗi khổ khi đi xe buýt giờ cao điểm
>>Độc giả mời Bộ trưởng Đinh La Thăng 'vi hành' xe buýt
>>Chen lấn, móc túi trên các tuyến xe buýt thủ đô
>>'Tôi không duy ý chí khi đề xuất hạn chế xe cá nhân'
>>‘Chưa có cơ sở khoa học là xe máy gây ùn tắc'
>>Thí điểm hạn chế môtô, xe máy ở Hà Nội và TP HCM
Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Văn Khôi cũng đã họp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) về dự án tăng cường giao thông công cộng tại Hà Nội (2011-2014). Mục tiêu là xây dựng kế hoạch, quy hoạch ưu tiên phát triển xe buýt cũng như hạ tầng buýt, từ đó vận động, khuyến khích người dân từ bỏ phương tiện giao thông cá nhân để đi xe buýt. Dự án phải đạt được 4 tiêu chí là góp phần giảm ùn tắc, tăng số người đi xe buýt, cải thiện hình ảnh, tăng tính thân thiện của xe buýt với người dân. Xe của dự án phải là xe tiêu chuẩn, gầm thấp, ít ghế ngồi.

Sắp tới, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng sẽ làm việc với Transerco để cùng ngành đưa ra phương hướng phát triển vận tải công cộng phù hợp với điều kiện hiện tại.


Ông Nguyễn Trọng Thông: "Tôi thường xuyên đi xe buýt bằng vé tháng". Ảnh: Tiến Dũng.
- Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết sẽ đi xe buýt và vận động cán bộ, nhân viên của Bộ cùng sử dụng dịch vụ này ít nhất một lần một tuần. Vậy ông và cán bộ đã sử dụng loại phương tiện do mình quản lý như thế nào?

- Bộ trưởng đi xe buýt là rất Tây. Tôi bắt chước ông ấy nhưng từ cách đây cả chục năm rồi. Giờ tôi vẫn đi và luôn có thẻ xe buýt hàng tháng. Tổng giám đốc đi, tôi cũng đi và yêu cầu giám đốc các đơn vị phải đi xe buýt. Các cán bộ quản lý thì không phải vận động mà bắt buộc phải đi làm bằng xe buýt để xem hành khách phản ánh gì, từ đó biết mà khắc phục.

Tôi đã mở cuộc vận động đi xe buýt trong toàn Tổng công ty để cho mọi người góp phần vào việc thúc đẩy xe buýt và đồng thời tự người quản lý đi để xem nhân viên có khiếm khuyết gì, hệ thống của mình còn có gì phải cân chỉnh.

- Rất nhiều hành khách phàn nàn về việc thiếu lịch sự của tài xế, xe buýt bỏ bến, ông nói gì về điều này?

- Chất lượng đội ngũ lái xe là một trong những nguyên tố tạo nên chất lượng dịch vụ xe buýt. Lái xe là nghề mang tính đặc thù xã hội cao, phụ thuộc vào cả tay nghề và tâm lý. Do hoạt động trong môi trường giao thông đô thị hỗn tạp luôn có sự ùn tắc, không có làn đường dành riêng, phải phục vụ đa dạng hành khách nên các lái xe buýt bị sức ép về giao thông và tâm lý hơn nhiều so với lái xe khách đường dài.

Tôi thừa nhận với hơn 5.000 nhân viên hoạt động trên 900 xe buýt và mỗi ngày vận chuyển hơn một triệu lượt người thì việc va chạm với khách là điều khó tránh khỏi. Thực tế, do ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông còn thấp, tình trạng đi lấn làn, phóng nhanh, vượt ẩu thường xảy ra. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến những hành vi, ứng xử của lái xe buýt khi va chạm với các phương tiện khác.

Sáu tháng qua, với các lỗi như làm thất thoát doanh thu, cắt lộ trình, và thái độ vô lễ với khách hàng sau khi có bằng chứng rõ ràng, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với 87 người; khiển trách bằng văn bản, bồi hoàn vật chất theo quy chế gần 1.400 người và nhắc nhở khiển trách trước tập thể gần 400 người.


"Trong điều kiện hiện nay, xe buýt cần hoàn thiện hơn chứ phát triển về đoàn phương tiện là không hợp lý bởi vì làm gì có chỗ", ông Nguyễn Trọng Thông. Ảnh: Tiến Dũng.
- Từng đi xe buýt nhiều, đã bao giờ ông phải chịu cảnh chen lấn, móc túi?

- Tôi đi vé tháng nên không ai biết. Có lúc đi vào giờ cao điểm thì cũng bị chen lấn. Nhưng thường tôi đi sớm lắm chứ tội gì đi vào giờ cao điểm để bị tắc đường. Tôi không nuông chiều nhân viên. Đi trên xe, gặp nhân viên bán vé vi phạm, tôi liền nhắn tin cho giám đốc đơn vị đó. Hay tôi lên xe, thấy có mùi thuốc, hỏi hành khách thì họ bảo lái xe vừa hút, tôi cũng nhắn tin cho giám đốc luôn. Rồi xe thiếu thương hiệu tôi cũng nhắn tin báo lại cho lãnh đạo của họ chứ không rút điện thoại ra gọi bởi nhân viên có biết mình đâu, nhỡ họ cãi lại thì mình thiệt. Khi họp, tôi nói với các giám đốc đơn vị trực thuộc rằng nhiều lúc tớ làm các cậu khó chịu vì cứ như "bà la sát vậy".

Không chỉ đi làm mà nhiều khi đi chơi tối tôi cũng phải nhảy xe buýt. Nhưng thực ra không phải yêu xe buýt, mà đó là trách nhiệm chứ tự nguyện thì đúng là hơi khó. Không còn cái gì thì mới phải đi xe buýt. Phải thừa nhận là xe buýt có cái tiện lợi chứ nếu nói hấp dẫn thì chỉ là mỹ miều bởi hấp dẫn sao được. Thế nên phải làm sao để tạo ra mạng lưới xe buýt hợp lý và tiện lợi.

Có hôm tôi không bắt được xe buýt phải đi bộ về nhà, mọi người ở đầu phố biết tôi nên nói: "Ông này cũng phải đi bộ, không bắt được ôtô đây này". Nghe thế cũng thấy bức xúc nhưng chỉ bức xúc không thì chẳng giải quyết được gì. Phải tìm ra là trong điều kiện như thế phải làm thế nào, vận động người dân, công luận ra làm sao. Đã trót vào nghiệp phục vụ công thì sẽ bị nói suốt đời. Từ khi tôi làm đến giờ chưa thấy ai khen nhưng la ó thì nhiều.

Năm 2001, Transerco có 200 xe buýt chạy trên 13 tuyến, với tần suất 30-50 phút một lượt, một năm vận chuyển được 10 triệu lượt hành khách. Sau 10 năm, hiện Tổng công ty có hơn 1.100 xe buýt, mỗi ngày vận chuyển hơn một triệu lượt người. Năm 2011 dự kiến vận chuyển trên 400 triệu lượt hành khách.

Tiến Dũng thực hiện
 

seadogs

Xe tăng
Biển số
OF-109162
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
1,334
Động cơ
403,288 Mã lực
Bộ trưởng đi xe bus đi làm thường xuyên em còn phục, chứ đi thử dăm ba bữa rồi về chém là đã từng đi xe bus thì ai chả làm được, có giải quyết được vấn đề gì đâu.
 

huyblog

Xe tải
Biển số
OF-65954
Ngày cấp bằng
10/6/10
Số km
358
Động cơ
438,390 Mã lực
Nơi ở
OF Yên Bái
Website
huyblog.violet.vn
Bộ trưởng đi xe bus đi làm thường xuyên em còn phục, chứ đi thử dăm ba bữa rồi về chém là đã từng đi xe bus thì ai chả làm được, có giải quyết được vấn đề gì đâu.
Chỉ cần cụ ấy đi năm ba bữa, về ra vài quyết sách là ổn rồi cụ ạ.
Còn hơn cái người đúc chân bàn giấy mà vẫn ra được quyết sách cơ...
 

cua dong

Xe buýt
Biển số
OF-88186
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
715
Động cơ
413,435 Mã lực
Theo em: nếu chỉ có ô tô hoặc xe máy lưu thông trên đường thì sẽ ko gây tắc đường.
Để tách 2 loại phương tiện đi riêng thì cần phải phân làn.
Nhưng nghe đâu việc phân làn đang bị dư luận phản đối ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top