Em thấy luật pháp dù có nghiêm minh, hợp lý đến đâu cũng đều luôn được xây dựng từ các vấn đề phát sinh từ thực tiễn cuộc sống vì vậy luôn bị chậm trễ, sai nhịp với cuộc sống biến động đổi thay từng ngày. Đây là tính bất toàn của pháp lý mà cứ sau một khoảng thời gian, lại có sự chỉnh sửa, cập nhật, soạn thảo lại. Luật pháp thì rạch ròi chỉ có đúng và sai nhưng cuộc sống nó lại có vừa đúng, vừa sai, đúng nhiều - sai ít, đúng ít- sai nhiều, vừa có tội nhưng vừa có công. Và cũng thật khó nếu chỉ phán xét dựa trên con số và mệnh giá của những tờ tiền dù là Vnd hay Usd. Những vụ đại án cho thấy, bản chất con người là lòng tham rất sâu và dày, giữ mình trong sạch, bình thản trước cám dỗ của tiền, quyền là rất khó. Một trường hợp ông Danh được miễn trách nhiệm hình sự chỉ là một điểm sáng le lói yếu ớt giữa số đông, hàng hàng lớp lớp bị cáo. Với sự bất toàn như vậy, pháp lý có lẽ cũng chỉ làm được đến như thế, chỉ làm được việc là nếu làm sai dù ít, dù nhiều thì cái sai sẽ được nhận diện, phơi bày danh dự, phẩm giá của mỗi người. Ngoài pháp lý, còn có luân lý, lương tâm. Ngoài luật người còn có luật Trời, có nhân có quả. Vụ việc có lẽ đến lúc nên khép lại như vậy. Còn lòng tham con người trong bộ máy công quyền vẫn là vấn đề hiện hữu. Khi phẩm giá của cả một dân tộc chưa được nâng lên, thì lòng tham cá nhân vẫn lấn át trách nhiệm, nghĩa vụ chung, vẫn có sai phạm và lò vẫn phải cháy.
Khi nào phần đông là cha mẹ, là vợ chồng, là con cái hay con cháu, anh em hay bạn bè thấy mình có phẩm giá và khước từ những món lợi dưỡng, lợi danh bất chính như ông Nguyễn Thành Danh thì khi đó lò vẫn còn đó, nhưng là biểu trưng để chiệm nghiệm mà không có ai chấp nhận bán danh dự, nhân phẩm của mình để làm củi để đốt.
Các cụ/mợ cho em hỏi thế thì khi nào? Đời em liệu có được sống trong nếp sống văn minh, tốt đẹp, nhân bản như thế chăng?