- Biển số
- OF-82049
- Ngày cấp bằng
- 5/1/11
- Số km
- 1,695
- Động cơ
- 430,730 Mã lực
- Nơi ở
- Vỉa hè
- Website
- maithanhhaiddk.blogspot.com
Sau N ngày hành quân và dừng lại ở một số điểm, sáng ngày G, tàu thả neo tại đảo Sơn Ca
Lại đưa bài trên trang cá nhân sang hầu các bác vậy, nguồn đây: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/ao-co-chim-son-ca.html
ĐẢO CÓ CHIM SƠN CA
Lại đưa bài trên trang cá nhân sang hầu các bác vậy, nguồn đây: http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2012/04/ao-co-chim-son-ca.html
ĐẢO CÓ CHIM SƠN CA
Mai Thanh Hải - Đến Sơn Ca lúc 5 giờ sáng, sóng lừng vẫn ầm ập đánh ngang mạn khiến tàu chao đảo như đưa võng trong sức gió mạnh ngàn ngạt, muốn tắc thở.
Mới 5 giờ sáng thôi, nhưng ở biển mặt trời mọc rất sớm nên chỉ nhoáng cái, chân trời đã ửng màu phớt hồng và nhoáng cái nữa, cả vừng biển giáp trời đã đỏ rực, vén màn tối cho mây sáng trong văn vắt.
Đêm qua, phòng mình có 5/7 người say sóng, cứ tý cái lại nhổm đầu dậy, vớ túi ni lông chúi đầu vào đó thở hắt lên hắt xuống, khiến căn phòng chật như nêm nồng nặc mùi... trớ, khiến mình phải cắn răng đang run lập cập vì lạnh, ra mắc võng nằm boong tàu giữa trời mù, biển động.
Đã mặc đủ quần áo dài, trộm thêm cái chăn bên Câu lạc bộ Sĩ quan và cuốn 1 mặt võng lên trùm kín như con tằm, nhưng giấc ngủ cứ chập chờn khi chốc chốc sóng ào lên boong, đuổi nhau từ bên này sang bên kia tàu khiến cả khối sắt thép chao đảo như say xỉn, đôi dép của mình vút cái lao xuống biển, mất dạng.
Cả chục ngày ăn ngủ vạ vật nên lúc nào cũng đói ngủ. Đêm qua lại dính quả mất ngủ vì lo rơi tõm xuống biển. Ấy thế nhưng khi hừng đông vừa bừng dậy, đảo thấp thoáng phía chân trời với định dạng Sơn Ca, mình lại vụt tỉnh như sáo sậu.
Một ngày ở Sơn Ca, có rất nhiều chuyện để kể về những đồng đội ngày đêm căng mắt giữ đảo, trước mọi thủ đoạn đê hèn của quân ăn cướp, lăm le chiếm từng khối cát, rặng san hô.
Thế nhưng, ở giữa biển khơi này, việc nối mạng internet là một kỳ công và mình đã rất kỳ công khi viết được những dòng này, post những tấm hình này. Chỉ biết nói rằng: Mình đang ở đảo - Nơi ấy vẫn có chim Sơn ca.
----------------------------------------------------------------------
Đảo Sơn Ca nằm ở tọa độ 10 độ 22 phút 36 giây N và 114 độ 28 phút 42 giây E, cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông.
Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Đảo dài khoảng 450 m, rộng chừng 102 m. Khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 3,5 đến 3,8 m.
Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm lá xum xuê, rợp bóng mát rất thích hợp với điều kiện sinh sống của chim Sơn ca.
Do nhu cầu bản năng, thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.
Là đảo nổi, mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp bùn mỏng lẫn phân chim, không có đất màu nên việc trồng rau xanh rất khó khăn.
Nằm trên nền san hô ngập nước, đảo không có nước ngọt.
Địa hình đảo tương đối đơn giản, nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo.
Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa oi bức.
Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những ngày mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng kéo dài từ sáng sớm đến xẩm tối.
Thủy triều ở đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm.
Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang thiết bị và sinh trưởng của cây cối.
Những tháng mùa mưa, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông gió bão ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.
Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại song nhiều hơn là cây bàng quả vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ chiến sĩ mang từ đất liền ra đảo, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm.
Có thể nói, cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong 2 đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt.
Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là chim sơn ca và một số loài chim di cư theo mùa.
Cùng với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Sơn Ca là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía đông của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Nằm trong cụm Nam Yết, đảo Sơn Ca phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo, tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm, đóng xen kẽ của lực lượng nước ngoài.
Xung quanh đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim thu ngừ mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền tập thể, các nhân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc.
Một số loài cá xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá mú đã cho thấy giá trị kinh tế của khu vực đảo.
Thành tích khen thưởng của đảo:
6 lần được BTL Hải quân tặng Đơn vị Quyết thắng (1999, 2000, 2002, 2007, 2008, 2009); 1 Bằng khen của Tư lệnh Hải quân về thành tích xuất sắc trong cuộc Vận động 50 (12/2002); 1 Bằng khen của Tổng cục Chính trị về thành tích xây dựng đơn vị Vững mạnh toàn diện; 4 Bằng khen của Bộ Quốc phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ Huấn luyện – Sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và Bảo vệ Tổ quốc (4/2006, 4/2008, 4/2009, 4/2010); 1 Bằng khen của Tư lệnh Hải quân (4/2010). Năm 2011 được BTLHQ tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng.
(Nguồn: Cục Chính trị Hải quân)
-----------------------------------------------------------------------------
Mới 5 giờ sáng thôi, nhưng ở biển mặt trời mọc rất sớm nên chỉ nhoáng cái, chân trời đã ửng màu phớt hồng và nhoáng cái nữa, cả vừng biển giáp trời đã đỏ rực, vén màn tối cho mây sáng trong văn vắt.
Đêm qua, phòng mình có 5/7 người say sóng, cứ tý cái lại nhổm đầu dậy, vớ túi ni lông chúi đầu vào đó thở hắt lên hắt xuống, khiến căn phòng chật như nêm nồng nặc mùi... trớ, khiến mình phải cắn răng đang run lập cập vì lạnh, ra mắc võng nằm boong tàu giữa trời mù, biển động.
Đã mặc đủ quần áo dài, trộm thêm cái chăn bên Câu lạc bộ Sĩ quan và cuốn 1 mặt võng lên trùm kín như con tằm, nhưng giấc ngủ cứ chập chờn khi chốc chốc sóng ào lên boong, đuổi nhau từ bên này sang bên kia tàu khiến cả khối sắt thép chao đảo như say xỉn, đôi dép của mình vút cái lao xuống biển, mất dạng.
Cả chục ngày ăn ngủ vạ vật nên lúc nào cũng đói ngủ. Đêm qua lại dính quả mất ngủ vì lo rơi tõm xuống biển. Ấy thế nhưng khi hừng đông vừa bừng dậy, đảo thấp thoáng phía chân trời với định dạng Sơn Ca, mình lại vụt tỉnh như sáo sậu.
Một ngày ở Sơn Ca, có rất nhiều chuyện để kể về những đồng đội ngày đêm căng mắt giữ đảo, trước mọi thủ đoạn đê hèn của quân ăn cướp, lăm le chiếm từng khối cát, rặng san hô.
Thế nhưng, ở giữa biển khơi này, việc nối mạng internet là một kỳ công và mình đã rất kỳ công khi viết được những dòng này, post những tấm hình này. Chỉ biết nói rằng: Mình đang ở đảo - Nơi ấy vẫn có chim Sơn ca.
----------------------------------------------------------------------
Đảo Sơn Ca nằm ở tọa độ 10 độ 22 phút 36 giây N và 114 độ 28 phút 42 giây E, cách đảo Ba Bình 6,2 hải lý về phía Đông.
Đảo hình bầu dục, hẹp ngang, nằm theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Đảo dài khoảng 450 m, rộng chừng 102 m. Khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 3,5 đến 3,8 m.
Trên đảo có nhiều cây cối xanh tốt, nhiều cây sống lâu năm lá xum xuê, rợp bóng mát rất thích hợp với điều kiện sinh sống của chim Sơn ca.
Do nhu cầu bản năng, thường đến đây làm tổ, nuôi con và sinh sống nên người ta đặt tên cho đảo là Sơn Ca.
Là đảo nổi, mặt đảo bằng phẳng, thổ nhưỡng trên đảo là cát san hô, được phủ một lớp bùn mỏng lẫn phân chim, không có đất màu nên việc trồng rau xanh rất khó khăn.
Nằm trên nền san hô ngập nước, đảo không có nước ngọt.
Địa hình đảo tương đối đơn giản, nhô cao ở giữa, thoải dần về thềm san hô bao quanh đảo.
Khí hậu, thủy văn ở đảo Sơn Ca mang đặc trưng mang đặc trưng khí hậu thủy văn của quần đảo Trường Sa, mùa hè mát mùa đông ấm. Tuy nhiên do ở vĩ độ thấp nên thời tiết buổi trưa oi bức.
Mùa khô ở đảo bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 5, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 1 năm sau. Những ngày mùa khô, thời tiết rất khắc nghiệt, ngày nắng, nóng kéo dài từ sáng sớm đến xẩm tối.
Thủy triều ở đảo là chế độ nhật triều, một lần nước lên, một lần nước xuống. Số ngày nắng trên đảo thường dao động trên dưới 300 ngày trong năm.
Đảo chịu sự chi phối của 3 khối gió mùa Đông Bắc, Đông Nam và Tây Nam, mạnh và hoạt động dài ngày là gió mùa Đông Bắc về mùa đông và gió mùa Tây Nam về mùa hè, mang hơi nước từ biển gây hư hại cho vũ khí, trang thiết bị và sinh trưởng của cây cối.
Những tháng mùa mưa, thời tiết mát mẻ hơn, nhưng hay có giông gió bão ảnh hưởng đến các hoạt động trên đảo.
Thực vật ở đảo khá phong phú, đa dạng về chủng loại song nhiều hơn là cây bàng quả vuông, sồi, phi lao, muống biển và một số loài cỏ thân mềm có nguồn gốc tự nhiên và do cán bộ chiến sĩ mang từ đất liền ra đảo, lâu ngày phù hợp với điều kiện thời tiết, thiên nhiên của đảo nên phát triển tốt, xanh mát quanh năm.
Có thể nói, cùng với Song Tử Tây, Sơn Ca là một trong 2 đảo có thảm thực vật phong phú, xanh tốt.
Xung quanh đảo, biển có nhiều loài ốc, cá, hải sâm. Chim có một số loài, nhiều hơn cả là chim sơn ca và một số loài chim di cư theo mùa.
Cùng với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, đảo Sơn Ca là lá chắn vòng ngoài bảo vệ sườn phía đông của các tỉnh Nam Trung Bộ.
Nằm trong cụm Nam Yết, đảo Sơn Ca phối hợp với các đảo trong cụm và trong quần đảo, tạo thành thế trận liên hoàn, bảo vệ cho mình và các đảo khác chống lại sự xâm chiếm, đóng xen kẽ của lực lượng nước ngoài.
Xung quanh đảo Sơn Ca, phía sát ngoài rìa của thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim thu ngừ mú và một số loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Mùa sóng yên biển lặng, tàu thuyền tập thể, các nhân các địa phương ven biển Việt Nam và các nước trong khu vực đến đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản tương đối đông đúc.
Một số loài cá xuất khẩu mang lại lợi nhuận kinh tế cao như cá ngừ đại dương, cá mú đã cho thấy giá trị kinh tế của khu vực đảo.
Thành tích khen thưởng của đảo:
6 lần được BTL Hải quân tặng Đơn vị Quyết thắng (1999, 2000, 2002, 2007, 2008, 2009); 1 Bằng khen của Tư lệnh Hải quân về thành tích xuất sắc trong cuộc Vận động 50 (12/2002); 1 Bằng khen của Tổng cục Chính trị về thành tích xây dựng đơn vị Vững mạnh toàn diện; 4 Bằng khen của Bộ Quốc phòng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ Huấn luyện – Sẵn sàng chiến đấu, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và Bảo vệ Tổ quốc (4/2006, 4/2008, 4/2009, 4/2010); 1 Bằng khen của Tư lệnh Hải quân (4/2010). Năm 2011 được BTLHQ tặng danh hiệu đơn vị Quyết thắng.
(Nguồn: Cục Chính trị Hải quân)
-----------------------------------------------------------------------------