- Biển số
- OF-15733
- Ngày cấp bằng
- 30/4/08
- Số km
- 11,409
- Động cơ
- 619,678 Mã lực
- Nơi ở
- Cognotiv Việt Nam
- Website
- www.cognotiv.vn
Hà Nội: Gian nan chuyện gửi ô tô
Tổ chức lộn xộn, giá cả bất ổn, nhưng hiếm có một chỗ trống… là tình trạng của hầu hết các bãi trông giữ ô tô ở Hà Nội.
Và việc gửi xe đã trở thành nỗi khổ của nhiều người khi số lượng ô tô tăng nhanh nhưng việc tổ chức quy hoạch bãi giữ xe “chạy theo không kịp”. Cầu lớn hơn cung, ở Hà Nội, tìm một chỗ gửi ô tô không dễ.
“Toát mồ hôi”… tìm bãi đậu
Anh Minh ở Khương Trung cho biết: “Nhà tôi ở trong ngõ, không có chỗ quay đầu xe, trước khi mua ô tô tôi phải đi “mua” chỗ gửi. Chẳng dễ dàng gì vì ở bãi đậu nào cũng quá tải. “Cậy cục” mãi mới tìm được một chỗ cách nhà… 5km, với mức phí 1 triệu đồng/tháng, thêm 200 ngàn cho “cái tội” xe đẹp”.
Vì trong nhà không có chỗ để xe hoặc ngõ vào nhà quá hẹp, anh Minh cũng như nhiều người phải đi thuê chỗ để ô tô. “Tính ra, mỗi năm gửi xe cũng mất gần 20 triệu. Nhưng vẫn còn may vì mình thuê được chỗ có mái che. Nhiều người phải gửi xe ở nơi không mái, để “một đống tiền” phơi mưa phơi nắng, xót ruột lắm,” chị Lan ở Khương Đình than thở.
Kiếm một chỗ để xe thay vì để ở nhà đã khó, kiếm một chỗ đậu xe khi xuống phố còn khó khăn hơn. Tại hầu hết các cửa hàng thời trang, hàng ăn, quán cà phê,… chỗ để xe máy còn thiếu nên đương nhiên không có chỗ để ô tô. Điểm trông xe vỉa hè mọc lên cũng không đủ đáp ứng nhu cầu
Còn đối với anh Quân ở Hải Phòng: “Mỗi lần lên Hà Nội, tốt nhất là kiếm chỗ quen mà gửi ô tô. Mượn xe máy để chạy cho “lành”. Đi xe hơi, tìm chỗ dừng, đứt hơi là chắc”.
Chị Lan kết luận sau một tháng chạy ô tô: “Tính ra đi ô tô còn chậm hơn xe máy vì ngày nào cũng mất gần nửa tiếng để đi bộ từ chỗ làm tới chỗ gửi xe”.
Tổ chức lộn xộn
Ghé qua các bãi giữ ô tô trong nội thành Hà Nội, có lẽ ai cũng phải lắc đầu. Những bãi gửi khang trang, an toàn, sạch đẹp dường như là điều gì “xa xỉ”.
Bãi gửi dưới gầm cầu vượt được tính theo giá bãi gửi có mái che nhưng nhìn những chiếc xe không khác đứng ngoài trời là mấy. Bãi xe dưới gầm cầu vượt ở Xuân Thủy, Ngã Tư Sở, Trường Chinh,… đều một tình trạng như nhau: xe lớn, xe nhỏ xếp lẫn lộn, bụi đường phủ kín, mưa nắng vẫn táp vào do bốn bề đều “thoáng”.
Các bãi ô tô không mái che ở đường Bưởi còn thảm hại hơn. Nền bãi là nền đất, phía sau trống, cây cỏ um tùm mọc chung với rác, rào chắn sơ sài… Xe để trong bãi lấm lem, có những chiếc lá cây rụng kín. Hầu hết các điểm gác đều không thấy bóng dáng bảo vệ.
Bãi đậu trên đường Trần Nhân Tông, hai hàng ô tô xếp nhau san sát, khi muốn lấy xe ra, người trông xe sẽ phải dồn xe bằng cách… đẩy các xe ra chỗ khác - luật bất thành văn ở các bãi này là xe không được kéo phanh tay hay cài số để tiện cho việc… đẩy xe!
Bãi gửi trên đường Nguyễn Khánh Toàn ở gần chùa Hà cũng đông đúc không kém. “Xe máy xếp vỉa hè, ô tô xuống đường mà đậu” - “quy tắc” ngắn gọn được người giữ xe nhắc nhở.
Cách đó không xa, bãi gửi được giới thiệu là “chất lượng và có mái che” thực tế chỉ là khung nhà thép với mái tôn tạm bợ.
Lòng đường trở thành bến đậu “phổ thông”. Dọc các phố Thái Phiên, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngọc Thạch, Xã Đàn… xe ô tô đậu bên đường san sát. “Đi xe xuống phố, cần mua gì cũng đành “táp” tạm lề đường rồi chạy vội. Đi ô tô, ghé vào đâu cũng thấp thỏm không yên. Không lo cảnh sát giao thông xử phạt thì lại lo ‘đạo chích’,” anh Minh lắc đầu ngán ngẩm.
Giá bất ổn
“Bãi này hết chỗ rồi” là câu trả lời chung khi tôi tới nhiều bãi xe ngỏ ý "muốn liên hệ để mua vé tháng”. Điểm nào “thiện chí” thì rằng: “Để anh hỏi quản lý xem có “thu xếp” được không. Hai, ba ngày nữa em quay lại nhé”.
Tuy nhiên, nếu gửi xe theo vé ngày thì vẫn “ok!”. Và như vậy có nghĩa là thay vì chỉ phải trả khoảng 600.000 đồng để gửi xe cả tháng sẽ phải trả 60.000 đồng/ngày đêm.
Một lượt gửi giá 10.000 - 20.000 đồng không được đậu xe quá 2 giờ, người đi làm phải chấp nhận trả xe… 2 lượt.
Còn tại các điểm giữ xe tự phát, giá vé sẽ “vô cùng”. “Có lần mình đã phải trả 80.000/lượt khi gửi xe ở một chỗ tư nhân,” chị Lan kể.
Thành phố đã có quy định về giá vé gửi xe nhưng khi gửi xe theo tháng nhưng hầu như ở đâu cũng: “Anh phải xem xe rồi mới định giá em ạ”.
Khi tôi tỏ ra nghi ngại: “Bãi sơ sài thế, có sợ “đạo chích” không anh?”, người coi xe cười: “Em yên tâm, không mất gì đâu”. Liếc mắt qua, tôi thấy vài chiếc xe có những vết xước mới, có chiếc còn bị… vẽ bậy tèm nhem. Có lẽ vì vậy mà trên bãi, nhiều người phải cho xe “trùm chăn” kín mít.
“Thực tế gửi xe cũng chỉ có chỗ để đậu xe, còn xe mình vẫn phải tự bảo quản. Xe bị vặt gương, trầy xước cũng “cắn răng” mà chịu. Chờ được đền bù có mà đến … Tết tây” - một người lái taxi ở Dịch Vọng chia sẻ.
Kế hoạch về hệ thống bãi gửi xe hiện đại, chất lượng cao vẫn đang nằm… trên giấy. Người đi ô tô Hà Nội sẽ còn sống chung với “nỗi khổ gửi xe”.
Nguồn: Vnexpress
Tổ chức lộn xộn, giá cả bất ổn, nhưng hiếm có một chỗ trống… là tình trạng của hầu hết các bãi trông giữ ô tô ở Hà Nội.
Và việc gửi xe đã trở thành nỗi khổ của nhiều người khi số lượng ô tô tăng nhanh nhưng việc tổ chức quy hoạch bãi giữ xe “chạy theo không kịp”. Cầu lớn hơn cung, ở Hà Nội, tìm một chỗ gửi ô tô không dễ.
“Toát mồ hôi”… tìm bãi đậu
Anh Minh ở Khương Trung cho biết: “Nhà tôi ở trong ngõ, không có chỗ quay đầu xe, trước khi mua ô tô tôi phải đi “mua” chỗ gửi. Chẳng dễ dàng gì vì ở bãi đậu nào cũng quá tải. “Cậy cục” mãi mới tìm được một chỗ cách nhà… 5km, với mức phí 1 triệu đồng/tháng, thêm 200 ngàn cho “cái tội” xe đẹp”.
Vì trong nhà không có chỗ để xe hoặc ngõ vào nhà quá hẹp, anh Minh cũng như nhiều người phải đi thuê chỗ để ô tô. “Tính ra, mỗi năm gửi xe cũng mất gần 20 triệu. Nhưng vẫn còn may vì mình thuê được chỗ có mái che. Nhiều người phải gửi xe ở nơi không mái, để “một đống tiền” phơi mưa phơi nắng, xót ruột lắm,” chị Lan ở Khương Đình than thở.
Kiếm một chỗ để xe thay vì để ở nhà đã khó, kiếm một chỗ đậu xe khi xuống phố còn khó khăn hơn. Tại hầu hết các cửa hàng thời trang, hàng ăn, quán cà phê,… chỗ để xe máy còn thiếu nên đương nhiên không có chỗ để ô tô. Điểm trông xe vỉa hè mọc lên cũng không đủ đáp ứng nhu cầu
Còn đối với anh Quân ở Hải Phòng: “Mỗi lần lên Hà Nội, tốt nhất là kiếm chỗ quen mà gửi ô tô. Mượn xe máy để chạy cho “lành”. Đi xe hơi, tìm chỗ dừng, đứt hơi là chắc”.
Chị Lan kết luận sau một tháng chạy ô tô: “Tính ra đi ô tô còn chậm hơn xe máy vì ngày nào cũng mất gần nửa tiếng để đi bộ từ chỗ làm tới chỗ gửi xe”.
Tổ chức lộn xộn
Ghé qua các bãi giữ ô tô trong nội thành Hà Nội, có lẽ ai cũng phải lắc đầu. Những bãi gửi khang trang, an toàn, sạch đẹp dường như là điều gì “xa xỉ”.
Bãi gửi dưới gầm cầu vượt được tính theo giá bãi gửi có mái che nhưng nhìn những chiếc xe không khác đứng ngoài trời là mấy. Bãi xe dưới gầm cầu vượt ở Xuân Thủy, Ngã Tư Sở, Trường Chinh,… đều một tình trạng như nhau: xe lớn, xe nhỏ xếp lẫn lộn, bụi đường phủ kín, mưa nắng vẫn táp vào do bốn bề đều “thoáng”.
Các bãi ô tô không mái che ở đường Bưởi còn thảm hại hơn. Nền bãi là nền đất, phía sau trống, cây cỏ um tùm mọc chung với rác, rào chắn sơ sài… Xe để trong bãi lấm lem, có những chiếc lá cây rụng kín. Hầu hết các điểm gác đều không thấy bóng dáng bảo vệ.
Bãi đậu trên đường Trần Nhân Tông, hai hàng ô tô xếp nhau san sát, khi muốn lấy xe ra, người trông xe sẽ phải dồn xe bằng cách… đẩy các xe ra chỗ khác - luật bất thành văn ở các bãi này là xe không được kéo phanh tay hay cài số để tiện cho việc… đẩy xe!
Bãi gửi trên đường Nguyễn Khánh Toàn ở gần chùa Hà cũng đông đúc không kém. “Xe máy xếp vỉa hè, ô tô xuống đường mà đậu” - “quy tắc” ngắn gọn được người giữ xe nhắc nhở.
Cách đó không xa, bãi gửi được giới thiệu là “chất lượng và có mái che” thực tế chỉ là khung nhà thép với mái tôn tạm bợ.
Lòng đường trở thành bến đậu “phổ thông”. Dọc các phố Thái Phiên, Bùi Thị Xuân, Phạm Ngọc Thạch, Xã Đàn… xe ô tô đậu bên đường san sát. “Đi xe xuống phố, cần mua gì cũng đành “táp” tạm lề đường rồi chạy vội. Đi ô tô, ghé vào đâu cũng thấp thỏm không yên. Không lo cảnh sát giao thông xử phạt thì lại lo ‘đạo chích’,” anh Minh lắc đầu ngán ngẩm.
Giá bất ổn
“Bãi này hết chỗ rồi” là câu trả lời chung khi tôi tới nhiều bãi xe ngỏ ý "muốn liên hệ để mua vé tháng”. Điểm nào “thiện chí” thì rằng: “Để anh hỏi quản lý xem có “thu xếp” được không. Hai, ba ngày nữa em quay lại nhé”.
Tuy nhiên, nếu gửi xe theo vé ngày thì vẫn “ok!”. Và như vậy có nghĩa là thay vì chỉ phải trả khoảng 600.000 đồng để gửi xe cả tháng sẽ phải trả 60.000 đồng/ngày đêm.
Một lượt gửi giá 10.000 - 20.000 đồng không được đậu xe quá 2 giờ, người đi làm phải chấp nhận trả xe… 2 lượt.
Còn tại các điểm giữ xe tự phát, giá vé sẽ “vô cùng”. “Có lần mình đã phải trả 80.000/lượt khi gửi xe ở một chỗ tư nhân,” chị Lan kể.
Thành phố đã có quy định về giá vé gửi xe nhưng khi gửi xe theo tháng nhưng hầu như ở đâu cũng: “Anh phải xem xe rồi mới định giá em ạ”.
Khi tôi tỏ ra nghi ngại: “Bãi sơ sài thế, có sợ “đạo chích” không anh?”, người coi xe cười: “Em yên tâm, không mất gì đâu”. Liếc mắt qua, tôi thấy vài chiếc xe có những vết xước mới, có chiếc còn bị… vẽ bậy tèm nhem. Có lẽ vì vậy mà trên bãi, nhiều người phải cho xe “trùm chăn” kín mít.
“Thực tế gửi xe cũng chỉ có chỗ để đậu xe, còn xe mình vẫn phải tự bảo quản. Xe bị vặt gương, trầy xước cũng “cắn răng” mà chịu. Chờ được đền bù có mà đến … Tết tây” - một người lái taxi ở Dịch Vọng chia sẻ.
Kế hoạch về hệ thống bãi gửi xe hiện đại, chất lượng cao vẫn đang nằm… trên giấy. Người đi ô tô Hà Nội sẽ còn sống chung với “nỗi khổ gửi xe”.
Nguồn: Vnexpress