Chủ thớt này cũng đã nhiều lần lập thớt với những phát ngôn rất nông nổi. Đem cảm tính vào phát ngôn mà không có tí lý lẽ cụ thể nào. Nếu chỉ là cảm nghĩ, cảm xúc cá nhân thì cứ chua thêm dòng ghi chú vào, đây lại toàn là lời nhận xét mang tính khẳng định mà tôi thấy nhận được rất nhiều gạch đá. Tôi không nói toàn bộ những thớt do chủ thớt lập, nhưng có một số.
Về thớt này, theo cá nhân tôi chắc hơn 90% người đọc sẽ có cảm giác ông này chẳng biết mịa gì về bóng đá, xem bóng đá theo phong trào. Phát ngôn còn kém hơn mấy em hotgirl khách mời bình luận trên VTV.
Ai cũng biết Châu Á là vùng trũng của bóng đá thế giới. Tính về tỷ lệ số đội được tham gia WC trên số quốc gia, trên dân số thì là thấp nhất thế giới (tôi loại trừ Châu Úc). Mặc dù Châu Á có số dân nhiều nhất thế giới.
Tuy nhiên, bóng đá là môn chơi tập thể, do đó bên cạnh đẳng cấp, nó còn phụ thuộc vào phong độ của các cầu thủ trong 1 đội bóng. Có những cầu thủ lớn, phong độ rất tốt tại các giải vô địch, nhưng lại thi đấu không thành công ở WC là chuyện bình thường. Cầu thủ càng tên tuổi thì áp lực tâm lý càng lớn, càng dễ gây thất vọng. WC thi đấu theo dạng đấu bảng và loại trực tiếp nên càng đòi hỏi cầu thủ có phong độ cao.
Ngoài ra, do là đấu bảng và loại trực tiếp nên chiến thuật cực kỳ quan trọng. Với đội bóng yếu hơn, nếu có những huấn luận viên giỏi, họ sẽ biết sắp xếp các cầu thủ, sắp xếp chiến thuật thi đấu biến hoá phù hợp với từng đối thủ của mình.
Về chiến thuật, có thể thấy hiện nay các đội bóng có tuyến tiền vệ, tiền đạo yếu hơn sẽ chủ động chơi phòng thủ, phản công. Đây là chiến thuật. Đội bóng phòng thủ tốt sẽ có các lớp phòng thủ rõ ràng, cự ly các tuyến giữ hợp lý, làm tốt nhiệm vụ, hỗ trợ tốt cho nhau trong phòng thủ và làm tốt việc phản công. Đây gọi là phòng thủ chủ động, xe buýt nhiều tầng, khác hẳn kiểu đổ bê tông. Hàn Quốc hôm qua làm tốt việc này. Họ có chiến thuật hợp lý trước đội Đức.
Phòng thủ, phản công cũng được các đội mạnh áp dụng khi họ dẫn bàn trước. Điển hình ở giải này là anh Bồ Đào Nha, mặc dù sở hữu nhiều cầu thủ giỏi.
Ngay trong 1 trận đấu giữa đội mạnh và đội yếu, trong các khoảng thời gian khác nhau thì huấn luyện viên đội yếu cũng có thể áp dụng các chiến thuật khác nhau. Lúc chủ động phòng thủ, lúc chủ động tấn công. Ta có thể thấy rõ điều này ở các trận của Iran, Nhật, Úc (tôi tính Úc vào châu Á) và thậm chí là Hàn Quốc.
Chính điều này tạo ra vẻ đẹp của bóng đá, tạo ra cơ hội chiến thắng của đội yếu. Chứ cứ đôi công thì phần thắng nhiều hơn đương nhiên thuộc về đội mạnh hơn (đến 2 thằng oánh nhau, cũng chẳng ai dại gì đánh theo kiểu cứ dơ mặt cho nhau tát lần lượt để thằng khoẻ nó oánh sml thằng yếu).