Hòm cũng như là nhà của người âm - dẫu là nhà tạm.
Khi sang áo, chính là dịp để người thân nhìn lại người quá cố 1 lần nữa, nên sự nguyên vẹn của bô xương cũng giống như được thấy sự nguyên vẹn khi người đó còn sống. Sự trọn vẹn của cốt làm ấm lòng người ở lại.
Tâm linh thì sự sạch sẽ, đẹp đẽ của bộ cốt sẽ làm tăng phúc lộc cho gia quyến và ngược lại.
Còn khi đưa cốt vào tiểu sành, đó là gian nhà vĩnh cửu của người mất- quan niệm coi như người đó về chốn cực lạc, vĩnh viễn xa dời người thân.
Nên ko ai bàn là bộ xương có còn vĩnh viễn hay ko, hay đã mục hết - ko còn quan trọng nữa
Có ý kiến cho rằng, bộ xương mục hoặc mang hoả táng thành tro, người thân vĩnh viễn siêu thoát. Nên họ cố giữ xương cốt , hoặc ko hoả táng - coi linh hồn người mất sẽ trú ngụ nơi xương cốt. Tuy nhiên, điều này trái ngược với giáo lý nhà Phật, trái với chính tâm linh mà họ hay cầu khấn - mong linh hồn được siêu thoát.
Vậy lại phải bàn, vậy các cụ đã siêu thoát, tại sao còn thờ cúng làm gì ?