Em sẽ giải trình theo suy nghĩ của cụ. Cụ cho rằng: Thần Thánh vẫn chấp, vẫn đòi hỏi để chứng tỏ, quyền lực qua các lễ nghi,...
-Nếu là bậc thần Thánh, khi cụ xin điều gì yêu cầu phải có thái độ tôn kính, yêu cầu đó không phải là chấp nhất mà là lễ phép tối thiểu của bậc dưới với bề trên. Nếu cụ nghênh ngang,láo xược hay có hành vi bất kính đương nhiên là không ai chấp nhận.
Đương nhiên Cả Phật , cả Thần cũng không chấp nhận nhữnghành vi thất kính, dù từ bi vẫn từ bi, nhưng phạm lỗi vẫn phạt. Không chấp là không đòi hỏi, tư lợi, ăn uống này nọ, là thanh liêm, chính trực chứ không phải để cho coi người dưới coi thưòng.
- Còn các đồ lễ yêu cầu cúng này nọ, lễ to, tiền nhiều đó là lời nói của cô Đồng, Có Thánh có hiện về trực tiếp đòi hỏi này nọ, lễ này kia, chắc gì là ý của Thánh. (vì vậy mới có chuyện Cô đồng làm 1 thời gian, bị rút mất lộc, phải bỏ nghề). Suy nghĩ sai về Thánh, đò là xem thưpfng các Ngài, xem các ngài như con người, thần làm sao thánh chứng.
- Cũng có TH hợp, Cô trạng, Cậu Trạng đang tu, Các Vong tà có chút công lực, có chút quyền phép tự xưng, giả dạng thánh thần, lòe bịp người đời để ăn lộc. Đó không phải thần thánh, là lực lượng âm giới (không thuộc cõi thiên).
- Có những vị Thần (dạng tu luyện pháp môn không phải chánh đạo, có tốt, có xấu) có quyền phép, vẫn có thể phù trợ cho con người, Thần này sẽ yêu cầu sòng phẳng, cúng lễ trao đổi, có khi còn đòi cả mạng để trao đổi,...
- Còn các lễ hội, nghi lễ đều do nhân gian tự lập ra, để phục vụ nhu cầu tế tự, dân làng, lâu đời thanh truyền thống địa phương, Chứ thần thánh nào hiện về yêu cầu. Có khi không thích cũng im lặng vì tôn trọng phong tục nhân gian. (bên nhà Vợ em có ông Tổ 9 đời, xưa có công khai hoang lập ấp, khi mất được dân làng xây gian thờ gọi là Ông Tiền Hiền thờ tại đình chung với Ông Thần Hoàng. Mà tới ngày lễ hội cúng đình, ngày giỗ Ông). Khi Ông nhập về (tại gia đình) nói: Ông thích cúng món ăn xưa, chặt bày đĩa nhỏ lịch sự, thanh nhã kiểu nhà nho... Trong khi ngoài đình, mâm cúng trên ban thờ chơi nguyên cái đầu heo luộc, rồi 1 mâm khác là nguyên bộ lòng luộc, phủ mỡ chài,rượu rót thì vừa đi vừa múa, lên lên lên xuống xuống theo bộ cương, sàng qua lại 15p chưa rót xong 1 chầu rượu, chuông trống inh ỏi,... ông luôn về dùng cỗ tại GĐ chứ ko dùng ngoài đình. Còn Ông thần Hoàng về chỉ nói tùy ý các Con, cứ làm theo các tục lệ ở trên trần, mấy ông ko có ý kiến (dù trong lòng ko thích ồn ào). Thậm chí dịp lễ hội đình, GĐ em, phải ra đình cúng riêng (tự làm) trước lễ hội mấy ngày để tránh ngày chính. Nên nghi lễ, lễ hội cũng chưa hẳn là ý đòi hỏi của các Thần Thánh, mà là ý tưởng của mấy ông BQL đình, và các cụ trên trần thôi.
Con người trần, mắt thịt, không phân biệt được đâu là chân - giả, chánh - tà, nên hay bị nhầm lẫn rồi nghĩ rằng đó là ý của các Thần Thánh là hơi oan uổng. Vì Thần Thánh không đính chính được.
chính vì con người mê muội, tham lam, tính hối lộ thần linh để cầu tư lợi, không phân biệt chính thần, tà Thần, vong giả, giả quỷ đó chính là mê tín, u mê.