Xin nói thêm về tôn giáo và mê tin dị đoan:
Rất nhiều các Báo chí, dư luận và cá nhân đều tin vào tôn giáo và bài trừ mê tính dị đoan, đó là điều đúng, nhưng thế nào là mê tín?
em xin nói suy nghĩ của riêng Em:
Trước đây, nước VN hay Tq thời phong kiến có tín ngưỡng là ba tôn giáo chính là đạo Nho , đạo Lão , đạo Phật (Sau này phương Tây mới truyền bá đạo Thiên Chúa giáo). Cho nên việc giáo dục đạo đức, các phong tục tín ngưỡng, thờ phụng, ma chay, cưới hỏi, giỗ tết đều chịu ảnh hưởng theo cùng lúc ba tôn giáo trên ( gọi là tam giáo đồng nguyên) chứ không thuần túy phân biệt tôn giáo nào. Trong đó đạo phật là rõ ràng có tăng ni, có chùa , có kinh cú. còn đạo Giáo không có đạo truyền bá chính thức mà các đạo sĩ tự tu tập trên núi cao, hạn chế nhận đệ tử và truyền bá, Nho giáo thì truyền bá qua các sách trong trong quá trình học chữ Nho: sách Tứ thư, Ngũ kinh,...
Đạo Nho dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,... thể hiện qua sự dạy dỗ lễ nghĩa trong các gia đình, Trung hiếu, tôn sư trọng đạo, đạo sống cho ngừoi quân tử.
Đạo Giáo thể hiện qua sự dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường, đạo lý,...biết lễ nghĩa trong các gia đình, đạo sống cho người quân tử.
Đạo giáo thể hiện qua sự thờ cúng các vị ở Thiên
Ngọc Hoàng Thượng đế,
Thái Thượng Lão Quân, các
thần , thánh,
Quan Thánh Đế Quân. Đạo giáo còn thờ nhiều vị
thần thánh khác của
người Việt như
Đức thánh Trần,
Thánh mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần, vua Hùng, cùng với
Tam Phủ,
Tứ Phủ, các thần Nông trong các chùa và Đền. Ngoài ra, các đình, miếu Việt Nam thường hay thờ các
thần Ngũ Hổ bằng bức tranh con hổ hay Quan Lớn Tuần Tranh là hai con rắn
Thanh Xà và
Bạch Xà.
Về đạo pháp , của đạo giáo có tính huyền thuật qua các môn phái như: thuật phù thủy Mao sơn, các Pháp sư, Các thầy tu đạo Thánh (như Ông Trưởng Cần), Thất sơn thần quyền (Núi Cấm)… nên ít phổ biến.
Về phong tục của đạo giáo là : xem ngày, xem giờ, tử vi, tướng số, địa lý…, tục cúng tang ma (mở của mả, thất tuần, tạ mộ), cúng Ông Tơ bà Nguyệt (cưới hỏi), giỗ tết (cúng Ông táo, cúng Giao thừa, Xông đất, Hóa vàng, hạ nêu, đốt giấy tiền), cúng sao, cúng vía trời , vía đất, cúng thần tài,…, cúng động thổ, nhập trạch , khai trương,.... các phong tục này đã thấm sâu vào đời sống nhân dân.
Đạo Phật gần như đạo chính thống (giống như quốc giáo) vì có Các tăng Ni hành đạo, có chùa, có kinh cú.
Tuy nhiên chính vì tam giáo đồng nguyên nên trong phật giáo, các chùa đều có thờ cả Phật cả Thiên (Thánh thần, Thánh mẫu , Bạch hổ, mãng xà,… ) và trong đền thờ thánh lại có thờ Phật, thờ Khổng tử,… đó là tín ngưỡng lâu đời của Ông bà ta trước đây.
Tuy nhiên, một số Báo chí, cá nhân cho rằng bây giờ Đạo Phật mới là Chính Đạo mà phê phán các phong tục tín ngưỡng của đạo Giáo, cho các đền thờ đạo giáo và các phong tục tâm linh , huyền thuật là mê tín dị đoan,…. (còn tiếp)