Quan điểm của em thì sư sãi chỉ là những người đang học và thực hành tu (sửa) mình và họ thuận lợi so với người bình thường là họ được ở trong một hoàn cảnh/môi trường "chuyên nghiệp" hơn. Các cụ nhà mình có câu rất hay "Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ thứ ba tu chùa", em thấy rất thấm thía.
Nhân nói về "tu", em xin lan man chút: mới sáng hôm qua thôi có ngồi cà phê, trong đó có một ông anh mà khá lâu rồi em mới tiếp xúc lại. Ông này là chủ doanh nghiệp kha khá, hồi em biết và tiếp xúc nhiều thì là một con người tính nóng như lửa, có những hành xử khá là "bạo tàn" và ổng có một quá khứ phải nói là chọc trời khuấy nước.
Bẵng đi một thời gian dài em ko tiếp xúc, gần đây thì khi ngồi với một vài anh em, có nhắc đến ông này, mọi người đều kể là vài năm gần đây cách đối nhân xử thế của ổng hoàn toàn khác, cả với người ngoài lẫn anh em, với những sự vụ gây thiệt hại đến quyền lợi và cả danh dự nhưng ổng vẫn "bỏ qua" coi như không có gì.
Hôm qua ngồi cà phê, quan sát thì thấy ông ý đúng là "lột xác", từ giọng nói đến ánh mắt có thể thấy sự nhân từ, hiền hòa, điềm đạm...Con người ngày xưa không còn nữa. Không nén được, cuối buổi còn 2 anh em thì em có hỏi, ổng nói nhỏ nhẹ: "Anh tu rồi em ạ". Em có hỏi tiếp: "anh tu gì, đọc sách gì?"; "Anh chả đọc sách gì cả, anh đọc chính cái tâm và con người của anh còn chưa xong, thì đọc sách có ích gì, đọc để đi khoe hiểu biết à?; anh tu giản dị thế thôi em ạ, anh đọc và tìm hiểu chính cái tâm và bản ngã của anh"
Qua câu chuyện hôm qua, em cũng tự ngộ thêm rằng, để làm người tốt, dẹp sự bám chấp, sân si thì có muôn vàn phép tu, và có những phép khá là giản dị chứ không phải "đao to búa lớn" thầy bà độc thư làm gì cả, cơ bản là người tu tập có thực sự muốn làm người tốt hay không mà thôi.
Học tập ông anh, em cũng áp dụng ngay vào thực tế. Ngay trong thớt này "thị phi" về pháo phủng của em khá nhiều, nhưng em sẽ lướt qua một cách nhẹ nhàng. Pháo của mình thế nào mình là người rõ nhất, bám chấp thị phi làm gì, há há!