Em nãy google thì Mẫu không phải người VN ạ.
Đại Nam nhất thống chí tập III quyển 15 trang 361-362 (do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn) viết về đền Dương quý phi nhà Tống tại thôn Hương Dương, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên (thời Nguyễn) – hiện nay là đền Mẫu Hưng Yên. Theo sách này thì đó là đền thờ thái hậu họ Dương, người đã nhảy xuống biển tự tử khi nghe tin hoàng đế thứ 18 – cũng là vị hoàng đế cuối cùng của nhà Tống là đế Bính (1273-1279) cùng thừa tướng Lục Tú Phu (1236-1279) nhảy xuống biển tự tử sau khi thua trận thủy chiến Nhai Môn. Như thế, đó là Dương thục phi (1244-1279) của hoàng đế Tống Độ Tông (1240-1274) – vị hoàng đế thứ 15 của nhà Tống và là mẹ đẻ của vị hoàng đế thứ 17 là Tống Đoan Tông Triệu Thị (1268-1278). Đại Nam nhất thống chí nhầm một chi tiết về tước hiệu của bà này là
thục phi chứ không phải
quý phi (trong tứ phu nhân chánh nhất phẩm sau hoàng hậu thì trật tự từ cao xuống thấp về độ tôn quý là quý phi, thục phi, đức phi, hiền phi).
Website của thành phố Hưng Yên (
http://thanhphohungyen.gov.vn/den-mau-c263.html) về đền Mẫu viết sai thành “
…bà là vợ vua Tống Đế Bính”, trong khi Tống đế Bính (1273-1279) phải gọi Dương thị là thái hậu.
Bảy bà vợ của Tống Độ Tông có ghi chép lại bao gồm: Toàn hoàng hậu (1241-1309), Dương thục phi (1244-1279), Hồ quý tần (?-?), Du tu dung (?-?), Vương chiêu nghi (?-?), Chu mĩ nhân (?-1276) và Trần tài nhân (?-1276). Đế Bính là con đẻ của Du tu dung. Năm 1276, Thọ Hòa hoàng thái hậu (1210-1283), Toàn hoàng hậu (khi đó là Toàn thái hậu) cùng Tống Cung Đế (1271-1323) hàng quân Nguyên. Cung Đế là con đẻ của Toàn hoàng hậu.
Sau khi Cung Đế hàng Nguyên thì tại Mân Quảng Triệu Thị được quần thần Nam Tống lập làm hoàng đế và Dương thục phi trở thành Dương thái hậu. Triệu Thị qua đời sau đó 2 năm (8/5/1278) và Triệu Bính được lập làm vua khi mới 5 tuổi.