nhiều chuyện ly kỳ quá ....
E lười đọc, hay tìm mấy video chuyện ma trên youtube nghe khi lái xe đêm đg dài, chứ ban ngày e cũng ko nghe vì ko sợ nổiTối mùng 1 em đọc "quê tôi đất độc" liền một mạch hơn 2 tiếng mà chả thấy sợ cũng ko cảm được gì lạ. Có vẻ như truyện tự sáng tạo và ko chắc liên quan thực tế cụ ạ. Vì bình thường em cảm âm tốt và nếu đọc truyện duy tâm nào gắn liền với thực tế sẽ cảm giác gai gai hoặc sờ sợ ko dám ra khỏi phòng đi hái hoa
Em tìm truyện "Tâm linh dòng họ nhà em" cụ giới thiệu luôn, hi vọng hấp dẫn như cụ nói.
Chuẩn cụ ạ. Chuyện chân thực về phong tục tâm linh các dân tộc nếu có bác nhà văn nghiệp dư nào đi sưu tầm, tập hợp qua lời kể của các cụ già có khi thành kho truyện khổng lồ đấy cụ. Khéo lại dựng thêm đc vài bộ phim ăn đứt phim kinh dị, ma mạnh của Thái hay Joker ý.E lười đọc, hay tìm mấy video chuyện ma trên youtube nghe khi lái xe đêm đg dài, chứ ban ngày e cũng ko nghe vì ko sợ nổi
E thích chuyện chân thực về phong tục tâm linh các dân tộc hơn là chuyện bịa ra
Trên YouTube có video về chuyện ở Hải Phòng nhà có mấy người con bị điên, cụ thử xem sao. Có nhiều bài báo nói về gia đình ở Hải Phòng có 10 người con bị điên này. Cụ mợ hoặc Thầy bắt ma quỷ nào xem xong cũng cân nhắc khi định nhốt bắt trục vong nhé.E lười đọc, hay tìm mấy video chuyện ma trên youtube nghe khi lái xe đêm đg dài, chứ ban ngày e cũng ko nghe vì ko sợ nổi
E thích chuyện chân thực về phong tục tâm linh các dân tộc hơn là chuyện bịa ra
Hai chuyện Cụ chia sẻ rất thực, cảm ơn Cụ đã cùng tham gia vào mạch chuyện tâm linh trong cuộc sống thường ngàyĐọc bài các bài viết của các cụ, các mợ. Tôi cũng xin chia kể lại hai lần tôi chứng kiến trực tiếp, hai chuyện này cách nhau khá nhiều năm để các cụ các mợ suy ngẫm.
- Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, CCCM nào lớn tuổi chắc còn nhớ rõ, những năm 80 nhà ở của cán bộ, công nhân công tác tại cơ quan nhà nước tất cả do cơ quan phân hoặc ký hợp đồng với xí nghiệp nhà , các dẫy nhà đối diện nhau trước nhà là đường đi của khu tập thể. Nhà tôi lúc đó ở cũng là nhà cơ quan phân cho ông bà già, những năm đó đời sống còn rất nhiều khó khăn nên cửa giả chủ yếu là làm tạm, khóa cửa thì sơ sài ( cửa đó các thanh niên 18-20 đạp mạnh một cái thì tung hết cửa với giả). Năm đó do quá lâu tôi không nhớ rõ tháng nào, cô chú ở nhà đối diện làm cùng CQ với mẹ tôi đưa gia đình về quê có sang nhà tôi nhờ bố, mẹ tôi để ý hộ nhà khi gia đình đi vắng. Đến đêm thứ hai, khoảng 2-3 giờ sáng, tôi nghe bà bà nội tôi gọi H.. ơi dậy mà xem bên nhà cô chú G.. thắp đèn, tôi lúc đó khoảng hơn 10 tuổi mắt nhắm mắt mở dậy và từ trong nhà ngó sang nhà cô chú thấy phòng phía trong có ánh sáng xanh lét chiếu sáng cả phòng. Hôm sau bà nội tôi kể chuyện với cả bố, mẹ tôi, bà nói tối hôm trước khi nhà cô chú đi vắng khoảng 1g đêm bên đó có ánh sáng như vậy đến khoảng 4g là tự tắt, lúc đó bà tôi lại nghĩ có khi cô chú ấy nhờ người đến trông hộ nhà, nhưng sáng ra sang nhìn thì thấy cửa vẫn khóa. Bố tôi nghe vậy thì nói để đêm nay con sang xem thử thế nào, sau nghe bà và bố tôi kể lại khi thấy bên nhà cô chú có ánh sáng, bố tôi sang gọi cửa thì anh sáng tắt phụt ngay. Những năm sau khi cô chú ấy về quê gửi nhà thì không thấy xuất hiện hiện tượng vậy nữa.
- chuyện thứ hai : Năm 2021 khi TP cách ly để phòng chống dịch COVID, cơ quan tôi buổi tối đều phân công nhau trực tại CQ. Đêm đấy đến ca tôi trực , do có báo cáo phải hoàn thành và gửi ngay trong sáng ngày mai, nên tôi làm báo cáo trên máy .Khoảng 2-3 giờ sáng bất chợt tôi quay ra nhìn màn hình camera thấy bức tường cuối hành lang có ánh sáng to bằng cái bát "ô tô " di chuyển chậm chậm trên bức tường, khoảng 20-30 giây sau thì biến mất, lúc đầu tôi nghĩ không biết có người nào ở nhà buồn quá mang đèn pin ra chiếu giờ này cho đỡ buồn, nhưng rồi tôi sực nghĩ, bức tường cuối hành lang là góc khuất nếu có ai rọi đèn pin thì ánh sáng không thể chiếu đến vị trí đó được. Một lúc sau ánh sáng đó lại xuất hiện, tôi mở cửa phòng chạy ra trước hết là xem có nguồn sáng nào không, sau đó chạy ra xem vị trí đèn chiếu trên tường thì không thấy gì , về phòng nhìn màn hình camera thì không thấy bóng sáng xuất hiện trên màn hình nữa. Hôm sau tôi có nói chuyện với LĐ cơ quan, anh ấy cười nói biết thế nếu kể ra chị em sợ bỏ trực thì chết.
Hai câu chuyện tôi kể là chuyện có thật trực tiếp tôi chứng kiến, không biết CCCM có lý giải như thế nào.
Cái đốm sáng thì em cũng đã thấy 1 lần. Lần đó khoảng đầu năm 2016, ngay phía sau nhà em, lúc đó trời vừa mưa 1 chút, buổi đêm, em ở trên tầng 3 đang trông con bé nhà em (Con bé nhà em mới được mấy tháng, khoảng 8, 9 giờ tối). Đốm sáng đó bỗng hiện ra phía trên của căn nhà phía sau (Nhà 1 tầng lợp pro xi măng), to bằng đèn xe cub 90 ngày xưa ấy, nó di chuyển tà tà lên cao 1 chút rồi biến mất.Đọc bài các bài viết của các cụ, các mợ. Tôi cũng xin chia kể lại hai lần tôi chứng kiến trực tiếp, hai chuyện này cách nhau khá nhiều năm để các cụ các mợ suy ngẫm.
- Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, CCCM nào lớn tuổi chắc còn nhớ rõ, những năm 80 nhà ở của cán bộ, công nhân công tác tại cơ quan nhà nước tất cả do cơ quan phân hoặc ký hợp đồng với xí nghiệp nhà , các dẫy nhà đối diện nhau trước nhà là đường đi của khu tập thể. Nhà tôi lúc đó ở cũng là nhà cơ quan phân cho ông bà già, những năm đó đời sống còn rất nhiều khó khăn nên cửa giả chủ yếu là làm tạm, khóa cửa thì sơ sài ( cửa đó các thanh niên 18-20 đạp mạnh một cái thì tung hết cửa với giả). Năm đó do quá lâu tôi không nhớ rõ tháng nào, cô chú ở nhà đối diện làm cùng CQ với mẹ tôi đưa gia đình về quê có sang nhà tôi nhờ bố, mẹ tôi để ý hộ nhà khi gia đình đi vắng. Đến đêm thứ hai, khoảng 2-3 giờ sáng, tôi nghe bà bà nội tôi gọi H.. ơi dậy mà xem bên nhà cô chú G.. thắp đèn, tôi lúc đó khoảng hơn 10 tuổi mắt nhắm mắt mở dậy và từ trong nhà ngó sang nhà cô chú thấy phòng phía trong có ánh sáng xanh lét chiếu sáng cả phòng. Hôm sau bà nội tôi kể chuyện với cả bố, mẹ tôi, bà nói tối hôm trước khi nhà cô chú đi vắng khoảng 1g đêm bên đó có ánh sáng như vậy đến khoảng 4g là tự tắt, lúc đó bà tôi lại nghĩ có khi cô chú ấy nhờ người đến trông hộ nhà, nhưng sáng ra sang nhìn thì thấy cửa vẫn khóa. Bố tôi nghe vậy thì nói để đêm nay con sang xem thử thế nào, sau nghe bà và bố tôi kể lại khi thấy bên nhà cô chú có ánh sáng, bố tôi sang gọi cửa thì anh sáng tắt phụt ngay. Những năm sau khi cô chú ấy về quê gửi nhà thì không thấy xuất hiện hiện tượng vậy nữa.
- chuyện thứ hai : Năm 2021 khi TP cách ly để phòng chống dịch COVID, cơ quan tôi buổi tối đều phân công nhau trực tại CQ. Đêm đấy đến ca tôi trực , do có báo cáo phải hoàn thành và gửi ngay trong sáng ngày mai, nên tôi làm báo cáo trên máy .Khoảng 2-3 giờ sáng bất chợt tôi quay ra nhìn màn hình camera thấy bức tường cuối hành lang có ánh sáng to bằng cái bát "ô tô " di chuyển chậm chậm trên bức tường, khoảng 20-30 giây sau thì biến mất, lúc đầu tôi nghĩ không biết có người nào ở nhà buồn quá mang đèn pin ra chiếu giờ này cho đỡ buồn, nhưng rồi tôi sực nghĩ, bức tường cuối hành lang là góc khuất nếu có ai rọi đèn pin thì ánh sáng không thể chiếu đến vị trí đó được. Một lúc sau ánh sáng đó lại xuất hiện, tôi mở cửa phòng chạy ra trước hết là xem có nguồn sáng nào không, sau đó chạy ra xem vị trí đèn chiếu trên tường thì không thấy gì , về phòng nhìn màn hình camera thì không thấy bóng sáng xuất hiện trên màn hình nữa. Hôm sau tôi có nói chuyện với LĐ cơ quan, anh ấy cười nói biết thế nếu kể ra chị em sợ bỏ trực thì chết.
Hai câu chuyện tôi kể là chuyện có thật trực tiếp tôi chứng kiến, không biết CCCM có lý giải như thế nào.
Đốm sáng này hồi bé về quê em cũng gặp vài lần, em tò mò muốn đến gần để xem là cái gì mà không được, vì nó toàn biến mất trước khi em đến. Nói chung em không thấy sợ, mà tò mò là chính. Có lần thấy đỏ, có lần thấy sáng xanh, mà hay ở ngoài cánh đồng.Cái đốm sáng thì em cũng đã thấy 1 lần. Lần đó khoảng đầu năm 2016, ngay phía sau nhà em, lúc đó trời vừa mưa 1 chút, buổi đêm, em ở trên tầng 3 đang trông con bé nhà em (Con bé nhà em mới được mấy tháng, khoảng 8, 9 giờ tối). Đốm sáng đó bỗng hiện ra phía trên của căn nhà phía sau (Nhà 1 tầng lợp pro xi măng), to bằng đèn xe cub 90 ngày xưa ấy, nó di chuyển tà tà lên cao 1 chút rồi biến mất.
Bây giờ cứ siêu âm thấy thai ngược là đè ra mổ. Hồi xưa thai ngược là bà đỡ họ xoay lại thai cho xuôi để đẻ. Hay là tùy vùng miền và kinh nghiệm của người đỡ, hoặc là sắp đẻ rồi, ko còn thời gian để bà đỡ họ xoay lạiBạn em khi sinh ra cũng bị sinh ngược và nó cũng có biệt tài chữa hóc xương cá kiểu đó.
Mẹ em chửa anh trai em bs khám bảo bị ngược. Mẹ em kể hàng ngày bác sĩ dẫn theo đoàn sv thực tập vào vừa giảng vừa nhào nặn cái bụng, bs nhào xong lại đến sv nhào. Mẹ em kể sợ lắm sau đó thì đẻ xuôi nhưng tính tình khá ngược ngạoBây giờ cứ siêu âm thấy thai ngược là đè ra mổ. Hồi xưa thai ngược là bà đỡ họ xoay lại thai cho xuôi để đẻ. Hay là tùy vùng miền và kinh nghiệm của người đỡ, hoặc là sắp đẻ rồi, ko còn thời gian để bà đỡ họ xoay lại
Em vẫn được mọi người khen là có lời hát ru tuyệt vời mợ ạ.Ôi lỡ đọc truyện của các cụ xong em không sao ngủ được
Thật vậy sao? Cụ viết tẹo lời hát ru của cụ ra cho em đọc xem nàoEm vẫn được mọi người khen là có lời hát ru tuyệt vời mợ ạ.
Em không biết sự thật như nào nhưng nhiều mợ nói giọng của em khi ru khiến người ta chìm vào giấc mộng hồ điệp.Thật vậy sao? Cụ viết tẹo lời hát ru của cụ ra cho em đọc xem nào
Hồi cải cách ruộng đất, cụ em bị bắt trói. Các con của cụ thì đóng chặt cửa ở trong nhà ko dám ra ngoài. Mọi người xung quanh vẫn thương nhà cụ em lắm nên vẫn lén đưa cơm vào cho cụ ăn. Khi ấy bà em bị đau mắt đỏ mà rỉ đã đầy mắt rồi nhưng không dám ra ngoài và không có thuốc (hình như là dùng các loại lá để xông). Trong nhà thì cũng chả còn gì vì bị thu đi hết rồi. Bà em rót nước trắng thắp hương tổ tiên. Sau đấy bà em khỏi thật.Nếu quan điểm cúng lễ là dâng cái tâm thành kính của mình lên cho ông bà tổ tiên chứ ko phải dâng cái vật chất cụ thể thì lúc đó đồ cúng, hương hoa chỉ là phương tiện. Mâm cao cỗ đầy, đồ cúng cầu kì trang trọng cũng là 1 cách để thể hiện cái tâm, sự thành kính và người thành tâm thường chú ý làm tốt nhất có thể như vậy. Ngược lại lễ lạt sơ sài qua quít cũng thể hiện điều ngược lại.
Tuy nhiên, đó chỉ là hình tướng bên ngoài, và đúng trên đa số. Vẫn có các trường hợp ngược lại. Chẳng hạn, ko có điều kiện nhưng ra chợ cố chọn hoa quả tốt nhất, tỉ mỉ bày biện, thấy cái đĩa hơi bụi cũng mang đi lau lại, chăm chút nấu bát canh cũng cố nêm nếm cho vừa miệng,... thì cái tâm thành ý đó cũng được dâng lên cõi trên và đó mới là cái cõi trên cần ở người làm lễ. Thế nên theo quan điểm cá nhân em sẽ ko có câu trả lời là dùng hoa quả nhựa, hoa giả được ko, lễ thế này được ko? mà tất cả là tuỳ người cụ thể, tuỳ cái tư tưởng hình thành trong đầu người đó liên quan đến việc lễ lạt như thế nào, và cõi trên cũng chỉ biết, chỉ quan tâm đến cái này.
|
Ngôi mộ được ngụy trang thành bồn hoa. |
|
Nhang được cắm rải rác quanh bốn góc "bồn hoa" |
Nói chung, những công trình, di chỉ được đồn đại là có ma, đang hiện diện chưa bị tác động giữa khu dân cư, trường học, phố xá ... thì thường do mấy nguyên nhân sau:Bí ẩn ngôi mộ cổ không thể phá trong trường đại học
Giữa khuôn viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM có một ngôi mộ cổ được “ngụy trang” thành bồn hoa hết sức khó hiểu.
Giữa khuôn viên trườngĐH Bách Khoa TP.HCM có một ngôi mộ cổ được “ngụy trang” thành bồn hoa hết sức khó hiểu.
“Bồn hoa” này nằm đối diện tòa nhà B6, hình khối vuông, cao khoảng 4 tấc và các cạnh hình vuông dài 2 thước rưỡi. Phía trên cây cỏ lưa thưa, rêu phong bám phủ.
Xung quanh “bồn hoa” có đặt ghế đá cho sinh viên ngồi nghỉ ngơi, nhưng thường rất ít ai lui tới gần khu vực này.
Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của ngôi mộ kỳ lạ này. Người ta cho rằng đây là mộ của một người phu cao su, vì Trường Đại học Bách Khoa xưa kia là rừng cao su bạt ngàn. “Cao su đi dễ khó về”, nên rất nhiều bạn sinh viên đã thêu dệt những câu chuyện ma rùng rợn về oan hồn phu cao su nửa đêm hiện về oán khóc khắp sân trường.
Có thời, nhà trường đã phải dùng biện pháp rất mạnh để ngăn chặn những lời đồn đại hoang đường này. Tuy nhiên, ngôi mộ cổ vẫn án ngữ giữa khuôn viên trường hàng mấy chục năm qua thì đúng là thật khó giải thích.
Ngôi mộ được ngụy trang thành bồn hoa.
Khai quật bất thành
Không những thế, xung quanh “bồn hoa” còn có nhang cắm. Thỉnh thoảng các sinh viên đi học sớm còn thấy bánh trái, đồ cúng trước “bồn hoa”. Lao công và bảo vệ của trường đã nhanh chóng dọn dẹp nhưng nhang cắm tại “bồn hoa” này thì lại không ai dám rút.
Sự “nhân nhượng” đến khó hiểu này của nhà trường đã khơi mào cho những câu chuyện ly kì về ngôi mộ trước nhà B6. Không rầm rộ, nhưng những lời truyền miệng này được xem như một trong những “truyền thuyết kinh điển” của sinh viên.
Ngoài những sinh viên năm nhất “chưa biết gì”, còn thì hầu hết sinh viên nào cũng đã từng nghe lời đồn đại về những lần khai quật mộ bất thành tại Trường đại học Bách Khoa.
Lần đầu tiên là vào khoảng năm 1956, người ta lên phương án giải tỏa rừng cao su và xây dựng Trường Đại học Bách Khoa. Tất nhiên, ngôi mộ cổ cũng nằm trong kế hoạch di dời. Trước khi đập mộ, mọi người không quên cúng bái, cầu mong người đã khuất cho phép khai quật mộ. Cúng kiếng xong xuôi, một anh công nhân dùng búa đập mộ.
Chưa dừng lại ở đó, người dân xung quanh Trường đại học Bách Khoa vẫn thường kể về lần khai quật mộ thứ 2 cũng ly kỳ không kém.
Nhưng chỉ sau nhát búa đầu tiên, anh này lăn ra đột tử khiến những người có mặt đều thất kinh và từ đó không ai dám đụng vào ngôi mộ nữa. Tất nhiên, việc một công nhân bị đột tử vì đập mộ chỉ là việc hoang đường, không có căn cứ, nhưng chuyện người ta vẫn xây trường và mặc kệ ngôi mộ khiến những lời đồn đại ly kỳ về những lần khai quật mộ bất thành tiếp tục được lan ra.
Sau khi xây trường xong, cán bộ giáo viên nhà trường xét thấy việc tồn tại một ngôi mộ đầy tâm linh giữa môi trường học tập nghiên cứu quả hết sức “nhạy cảm”. Bởi thế nên kế hoạch khai quật mộ lại được đưa ra. Lần này, đôi nhân công tiến hành cúng kiếng “công phu” hơn lần trước. Có cả thầy cúng lên đồng để người dương gian hỏi ý kiến vong hồn người dưới mộ.
Sau khi được “người cõi dưới” đồng tình, thầy cúng ra hiệu cho công nhân bắt đầu phá mộ. Vì mộ khá cứng, nên người ta dùng mũi khoan, khoan từng lỗ trên mộ cho nứt ra rồi mới đập.
Tuy nhiên, khi mũi khoan đầu tiên xiên vào mộ thì một làn khói màu nâu phun ra từ lỗ khoan. Người ta đồn rằng, những người hít phải thứ khói kia đều bị hóa điên, trong đó có cả một giáo sư…?
Chủ nhân ngôi mộ cổ
Lời đồn đại về những lần khai quật mộ bất thành đã khiến rất nhiều người hiếu kỳ thắc mắc về người nằm dưới ngôi mộ lạ lùng kia. Không có bất cứ tài liệu nào về ngôi mộ cổ trong Trường đại học Bách Khoa, nhưng có một câu chuyện khá nổi tiếng liên quan đến chủ nhân của ngôi mộ.
Theo cụ Lý Thanh Hà, 68 tuổi, ngụ trên đường Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP.HCM thì theo lời cha ông cụ kể lại đây có thể là ngôi mộ của một thương gia người Hoa, xưa cư trú tại khu Lữ Gia ngày nay.
Sau khi thương gia nọ mất, con cháu của ông đã đem thi hài đến nơi này chôn. Và để có người theo hầu, con cháu của ông đã chôn theo một thiếu nữ. Đây cũng là phương cách trấn yểm hết sức độc ác và cổ quái của một số tộc người phương Bắc. Tương truyền linh hồn cô gái sẽ bảo vệ mộ phần của gia chủ.
Ông Hà kể thêm: “Sau đó, gia tộc này có chôn thêm nhiều người ở đây nữa, nên Trường đại học Bách Khoa ngoài ngôi mộ trước nhà B6, còn có một ngôi mộ ở phía sau dãy nhà C7, cũng không khai quật được, nên người ta để đó luôn”.
Nhang được cắm rải rác quanh bốn góc "bồn hoa"
Sau, do chiến tranh loạn lạc, gia tộc này tứ tán, nhưng những mộ phần bí ẩn kia vẫn tồn tại trong khu rừng rậm mà nay đã trở thành Trường Đại học Bách Khoa.
Do không khai quật được, mà cũng không thể để nguyên ngôi mộ như thế giữa sân trường nên người ta đã dùng gạch đắp lên, ngụy trang thành một bồn hoa hết sức “vô duyên” không ăn nhập gì với cảnh quang của ngôi trường.
Các sinh viên mới vào trường tuy không biết gì về “truyền thuyết ngôi mộ cổ” nhưng vẫn ít khi lui tới “bồn hoa” trước nhà B6. Do nhang được cắm rải rác bốn góc “bồn hoa” và sự rêu phong cũ kỹ của nơi này khiến những người chưa biết gì cũng cảm thấy rờn rợn.
Người ta nói, “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, nên những chuyện ma cỏ hoang đường cũng chỉ là trò nghịch ngợm của các bạn sinh viên bày ra. Thế nhưng, việc tồn tại một ngôi mộ cổ giữa khuôn viên của trung tâm đào tạo nhân lực về khoa học kỹ thuậtlớn nhất Việt Nam như Trường Đại học Bách Khoa thì quả là chuyện vô cùng khó hiểu.
Theo Một thế giới
Các CCM nào nghe chuyện này chưa nhỉ?
Đúng . Quá đúng cụ ạ..ngon mà vd em là anh Vượng thì em cho cúng tế, lập đàn và mời các cụ cao tăng cao thủ đến kính cáo kêu cầu các vong . Mua đất nơi sạch sẽ thanh cao thoáng đãng mát mẻ xây miếu mời các cụ chuyển sang villa mới..trả lương người chăm sóc , mua lễ oản quả rượu thịt cúng các cụ ấy tứ thời bát tiết..để cho em xây cái cc hay ksNói chung, những công trình, di chỉ được đồn đại là có ma, đang hiện diện chưa bị tác động giữa khu dân cư, trường học, phố xá ... thì thường do mấy nguyên nhân sau:
1. Từ xa xưa, cũng có những hiện tượng linh dị hoặc ngẫu nhiên, xảy ra và được chứng kiến, rồi đồn 1 đồn trăm
2. Cái vị trí đó không quá gây ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư, lợi ích của chính quyền hiện nay
3. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng lòng tín hoặc dân túy hoặc cũng không có yêu cầu cấp bách để phải xử lý
4. Vì 1 lý do bí mật nào đó của các thế lực cần duy trì
và
5. Không có giá trị kinh tế, đầu tư lớn đủ để các tay to bất động sản, đầu tư quan tâm
Em lấy ví dụ, các cụ mợ ở HN không lạ gì "Ngôi nhà ma" 300 Kim Mã
Nói thẳng thắn với nhau, thì lý do nó tồn tại là ở cái số 4 kia, vì 1 lý do nào đó ko tiện công bố (trên truyền thông thì là do đất đó đã do 1 nước khác thuê làm đất lãnh sự)
Chứ nếu chỉ thuần là mấy ông bà ma quỷ gì gì đó, thì với vị trí đẹp như miếng bánh chưng 2 mặt tiền ngay phố Kim Mã trung tâm, chỉ trăm mét là ra đến Lotte với Metropolis, thì chấp cả trung đội vong với quỷ, tay to như anh Vin anh ấy về múc cả cụm
Báng bổ thậc. Nhưng đúng quá cụ ahNói chung, những công trình, di chỉ được đồn đại là có ma, đang hiện diện chưa bị tác động giữa khu dân cư, trường học, phố xá ... thì thường do mấy nguyên nhân sau:
1. Từ xa xưa, cũng có những hiện tượng linh dị hoặc ngẫu nhiên, xảy ra và được chứng kiến, rồi đồn 1 đồn trăm
2. Cái vị trí đó không quá gây ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư, lợi ích của chính quyền hiện nay
3. Cá nhân, cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng lòng tín hoặc dân túy hoặc cũng không có yêu cầu cấp bách để phải xử lý
4. Vì 1 lý do bí mật nào đó của các thế lực cần duy trì
và
5. Không có giá trị kinh tế, đầu tư lớn đủ để các tay to bất động sản, đầu tư quan tâm
Em lấy ví dụ, các cụ mợ ở HN không lạ gì "Ngôi nhà ma" 300 Kim Mã
Nói thẳng thắn với nhau, thì lý do nó tồn tại là ở cái số 4 kia, vì 1 lý do nào đó ko tiện công bố (trên truyền thông thì là do đất đó đã do 1 nước khác thuê làm đất lãnh sự)
Chứ nếu chỉ thuần là mấy ông bà ma quỷ gì gì đó, thì với vị trí đẹp như miếng bánh chưng 2 mặt tiền ngay phố Kim Mã trung tâm, chỉ trăm mét là ra đến Lotte với Metropolis, thì chấp cả trung đội vong với quỷ, tay to như anh Vin anh ấy về múc cả cụm, và chỉ cần có hiệu quả kinh tế, đảm bảo về kỹ thuật hạ tầng, được cấp phép...thì anh ấy có thể múc làm hầm sâu đến mức chưa có 1 ông ma hay vong nào xuống được đến đó, bốc lên mang đi hết