- Biển số
- OF-321342
- Ngày cấp bằng
- 28/5/14
- Số km
- 17,905
- Động cơ
- 427,832 Mã lực
Chưa lay diệu longlon nhều goá, xay thiệc.
Em tản mạn chút…
Những thứ này nhẽ không nên lý tưởng hoá, khoa học tân thời giờ còn chưa thấu đến chân lý tận cùng thì chúng ta cũng cứ nhẹ nhàng trong phạm vi có thể thấy, có thể hiểu, có thể bàn tán thôi.
Nhiều khi cứ tưởng cao xa mới hay, như vệ tinh Voyager 1 hiện đang ở cách xa trái đất cỡ 20 tỷ km, nhưng con người chúng ta đã đào sâu xuống dưới chân mình được bao nhiêu? đâu như mới chỉ được hơn chục km thì phải.
Có khi chân lý rất gần nhưng chỉ là chúng ta mải nhìn xa, hoặc những cái càng gần thì lại càng khó tìm hiểu chăng. Ví dụ như hiện vẫn chưa khám phá được hết các bí mật và tiềm năng ẩn trong chính con người chúng ta, đặc biệt và về phần thần kinh tiềm tàng…
Nhân thân tiểu vũ trụ, cứ tìm hiểu rất xa biết đâu có thể mọi thứ đang ngay gần.
Mà có khi đọc sách vui cũng ra vấn đề, ví dụ truyện Tây Du Ký, trẻ con đọc thấy khoái vì các màn đánh nhau với yêu ma, nhưng không chỉ có thế, người lớn đọc lại thấy các ý nghĩa con người và luân lý, rồi người tìm hiểu học thuật lại thấy từ đầu đến cuối mang đầy tính triết học và học thuật Tiên thiên Hậu thiên và sự vận hành đúng các nguyên tắc. Ví dụ cái hòn đá nứt ra Tôn Ngộ Không, các cụ mợ xem thử xem nó đúng mô tả về đồ hình Hậu thiên không, và đá sinh ra TNK, thì hắn rõ ràng hành Kim, cương trực dũng mãnh chiến đấu; hoặc như Bát Giới bị chửa nơi nào, phải đến suối Giải Thai phương nào…tự nhiên à ra, toàn học thuật cả không sai tẹo nào, không bỗng nhiên tác phẩm này lại là 1 trong Tứ đại kỳ thư phỏng ạ.
Hoặc Tam quốc, phe Tào có lúc còn vài chục mạng, mà sao sau thì chiến thắng chung cuộc? vì là nó đứng chữ Thiên chứ sao, Tôn Quyền chữ Địa, Lưu Bị chữ Nhân có phải không? thì rồi Thiên phải xếp trên, Nhân cuối cùng, cưỡng sao được!
Quanh ta còn gì, còn nhiều thứ lắm!
Ví dụ bánh chưng (cũng có gọi là bánh trưng), ta ăn suốt, lại có cả sự tích đọc mãi rồi mà. Nhưng có ai tìm hiểu thấy nó mang các kiến thức âm dương ngũ hành không, có thể ông bà ta truyền lại kín đáo hết cỡ qua những thứ đó thì sao?
Ví dụ quy luật tương sinh của Ngũ hành thế này nhé (em đánh dấu chiều tương sinh bằng mũi tên):
Hoả (màu đỏ) —> Thổ (vàng) —> Kim (trắng) —> Thuỷ (đen) —> Mộc (xanh).
Trong cùng là miếng thịt đỏ, bao quanh lớp đậu vàng, đến lớp gạo trắng, đến lớp giao của gạo và lá sẽ có lớp màng đen, cuối cùng bên ngoài là lớp lá xanh.
Lại nữa, cái bánh chưng vuông, 2 lạt buộc dọc và 2 lạt buộc ngang, chia thành 9 phần, xem nó có giống đồ hình Cửu cung hay không?
Ngay như Dịch học, hào Dương 1 đoạn thẳng dài, hào Âm 2 đoạn thẳng ngắn tạo thành khe hở ở giữa, có câu Nam động thì thẳng Nữ động thì mở. Ta cần gì vỡ đầu tưởng tượng xa xôi, nhìn xuống dưới quần ấy, khi động lực mạnh nhất thì nó thế nào? Và nguyên lý sinh sôi đều từ đó mà ra, Âm Dương thái hoà sẽ sinh ra vạn vật, như chúng ta sinh con vậy, từ cái đó mà ra thôi.
Trong Phong thuỷ cũng vậy, ở đâu Thư Hùng giao hoà thì ở đó cảnh vật tốt tươi, con người xuất sắc, mà Thư thì là nữ, Hùng thì là nam, phối nhau tốt thì sinh sản tốt…
Chả cần viển vông xa vời đâu, có khi ngẫm về nội tại, nhìn ngó xung quanh, đọc vài cuốn truyện vui cổ, thơ văn các cụ để lại…có khi thấy đầy sự huyền diệu của cả vũ trụ kia. “Ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư” mà lỵ.
Ke ke ke…
Em tản mạn chút…
Những thứ này nhẽ không nên lý tưởng hoá, khoa học tân thời giờ còn chưa thấu đến chân lý tận cùng thì chúng ta cũng cứ nhẹ nhàng trong phạm vi có thể thấy, có thể hiểu, có thể bàn tán thôi.
Nhiều khi cứ tưởng cao xa mới hay, như vệ tinh Voyager 1 hiện đang ở cách xa trái đất cỡ 20 tỷ km, nhưng con người chúng ta đã đào sâu xuống dưới chân mình được bao nhiêu? đâu như mới chỉ được hơn chục km thì phải.
Có khi chân lý rất gần nhưng chỉ là chúng ta mải nhìn xa, hoặc những cái càng gần thì lại càng khó tìm hiểu chăng. Ví dụ như hiện vẫn chưa khám phá được hết các bí mật và tiềm năng ẩn trong chính con người chúng ta, đặc biệt và về phần thần kinh tiềm tàng…
Nhân thân tiểu vũ trụ, cứ tìm hiểu rất xa biết đâu có thể mọi thứ đang ngay gần.
Mà có khi đọc sách vui cũng ra vấn đề, ví dụ truyện Tây Du Ký, trẻ con đọc thấy khoái vì các màn đánh nhau với yêu ma, nhưng không chỉ có thế, người lớn đọc lại thấy các ý nghĩa con người và luân lý, rồi người tìm hiểu học thuật lại thấy từ đầu đến cuối mang đầy tính triết học và học thuật Tiên thiên Hậu thiên và sự vận hành đúng các nguyên tắc. Ví dụ cái hòn đá nứt ra Tôn Ngộ Không, các cụ mợ xem thử xem nó đúng mô tả về đồ hình Hậu thiên không, và đá sinh ra TNK, thì hắn rõ ràng hành Kim, cương trực dũng mãnh chiến đấu; hoặc như Bát Giới bị chửa nơi nào, phải đến suối Giải Thai phương nào…tự nhiên à ra, toàn học thuật cả không sai tẹo nào, không bỗng nhiên tác phẩm này lại là 1 trong Tứ đại kỳ thư phỏng ạ.
Hoặc Tam quốc, phe Tào có lúc còn vài chục mạng, mà sao sau thì chiến thắng chung cuộc? vì là nó đứng chữ Thiên chứ sao, Tôn Quyền chữ Địa, Lưu Bị chữ Nhân có phải không? thì rồi Thiên phải xếp trên, Nhân cuối cùng, cưỡng sao được!
Quanh ta còn gì, còn nhiều thứ lắm!
Ví dụ bánh chưng (cũng có gọi là bánh trưng), ta ăn suốt, lại có cả sự tích đọc mãi rồi mà. Nhưng có ai tìm hiểu thấy nó mang các kiến thức âm dương ngũ hành không, có thể ông bà ta truyền lại kín đáo hết cỡ qua những thứ đó thì sao?
Ví dụ quy luật tương sinh của Ngũ hành thế này nhé (em đánh dấu chiều tương sinh bằng mũi tên):
Hoả (màu đỏ) —> Thổ (vàng) —> Kim (trắng) —> Thuỷ (đen) —> Mộc (xanh).
Trong cùng là miếng thịt đỏ, bao quanh lớp đậu vàng, đến lớp gạo trắng, đến lớp giao của gạo và lá sẽ có lớp màng đen, cuối cùng bên ngoài là lớp lá xanh.
Lại nữa, cái bánh chưng vuông, 2 lạt buộc dọc và 2 lạt buộc ngang, chia thành 9 phần, xem nó có giống đồ hình Cửu cung hay không?
Ngay như Dịch học, hào Dương 1 đoạn thẳng dài, hào Âm 2 đoạn thẳng ngắn tạo thành khe hở ở giữa, có câu Nam động thì thẳng Nữ động thì mở. Ta cần gì vỡ đầu tưởng tượng xa xôi, nhìn xuống dưới quần ấy, khi động lực mạnh nhất thì nó thế nào? Và nguyên lý sinh sôi đều từ đó mà ra, Âm Dương thái hoà sẽ sinh ra vạn vật, như chúng ta sinh con vậy, từ cái đó mà ra thôi.
Trong Phong thuỷ cũng vậy, ở đâu Thư Hùng giao hoà thì ở đó cảnh vật tốt tươi, con người xuất sắc, mà Thư thì là nữ, Hùng thì là nam, phối nhau tốt thì sinh sản tốt…
Chả cần viển vông xa vời đâu, có khi ngẫm về nội tại, nhìn ngó xung quanh, đọc vài cuốn truyện vui cổ, thơ văn các cụ để lại…có khi thấy đầy sự huyền diệu của cả vũ trụ kia. “Ôn cố tri tân, khả dĩ vi sư” mà lỵ.
Ke ke ke…