nhiều khi các bác hỏi một câu mà em phải tìm hiểu gần cả tuần mới trả lời được.
Ví dụ lần trước bác hỏi: tại sao LVD không có công đức.
Em tìm hiểu xong mới vỡ lẽ ra là khi bố thí tài (tài sản vật chất) thì cũng có thể tạo ra cả công đức và phúc đức. Tuy nhiên điểm khác biệt duy nhất đó là khi bố thí tài (1 trong 3 loại bố thí) thì trong phật pháp giải thích cụm từ là :"không được dính mắt" tức là không được biết đến, không mong báo đáp thì đó sẽ là công đức. Còn nếu nghĩ đến, quan tâm đến lập tức sinh ngã mạn, vừa nổi tâm ngã mạn là sinh sân hận ngay, công đức khi đó lập tức chuyển thành phước đức. Và để ví dụ minh họa thì trong phật pháp có câu: một mồi lửa sân hận đốt cháy rừng công đức, nên ngay khi LVD hỏi câu hỏi đó, toàn bộ công đức chuyển thành phước đức.
LVD có công cực lớn trong việc phát triển phật giáo Đại thừa ở TQ, tuy nhiên nó cũng là vào thời kỳ sơ khai ban đầu nên những điều đó hãy còn rất mới mẻ.
Sau này Đạt ma tìm người truyền giáo pháp Đại thừa được thì phật giáo TQ phát triển về chiều sâu hơn, những điều đó đã trở nên dễ hiểu hơn.
Còn câu hỏi thứ 2 bác hỏi vì sao người ta hay cúng tiến cho chùa (vẫn là bố thí tài):
Còm trước em đã trích rồi nhưng chưa làm rõ ý:
Sở dĩ như vậy là vì muốn sanh công đức qua con đường bố thí tài (hoăc 2 con đường còn lại) thì phải hội tụ 3 điều kiện: người bố thí, nhân bố thí (vật thí) và người được bố thí (điền)
Người bố thí tài kiểm soát được 2 yếu tố đầu, còn yếu tố thứ 3 thì để đảm bảo 2 yêu cầu: không dính mắt và "điền" (hiểu nôm na là mảnh ruộng gieo nhân bố thí ) thì không nơi nào tốt hơn chùa vì đó là nguồn gây dựng công đức rộng khắp tiếp theo.
Cái này giải thích rõ ở đây bác nhé
<span style=text-align: justify;>Nếu Tam Bảo còn đến ngày nay giữa lòng thế gian với bao nhiêu thế lực của bất tín, của ngoại đạo, của Ma vương và bao trùm hơn hết là của vô minh, để cho chúng ta biết đến đạo Phật mà được hưởng ân huệ của Tam Bảo, ấy là do Công Đức của biết bao vị Bồ Tát ra công...
phatgiao.org.vn
Còn lại, nếu em chưa trả lời ngay thì đơn giản nhiều khi các bác hỏi một câu mà có khi em làm việc cật lực còn chưa thể nào tìm hiểu rõ, ngoài ra, sau khi tìm hiểu rõ, còn phải nghĩ cách trình bày thế nào cho ngắn gọn dễ hiểu. Cho dù người hỏi không quan tâm, nhưng nó là vấn đề hay, nếu trình bày tuần tự, đủ một lượng kiến thức đủ để hấp thụ cái kết luận cuối cùng đó thì cũng có thể có người đọc hữu duyên sẽ thích thú.