[Funland] Nơi chia sẻ những câu chuyện Tâm linh trong cuộc sống thường ngày 2020 Vol1

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,453
Động cơ
495,117 Mã lực
Bố em là con trưởng thôi chứ không phải trưởng chi hay trưởng nhánh cụ ah. Em cũng nghe bà già em nói là: 1 bát là thờ thổ công, 1 bát thờ cụ nội (em gọi thay cho con em), 1 bát là bà cô ông mãnh gì đó. Em cũng ko rõ vấn đề này lắm cụ ah.
Thông thường thì sẽ 1 bát Thổ công ( Các quan Thần linh bản thổ v..v...), 1 bát thờ Bà Cô Ông Mãnh gần như gia đình nào cũng có, 1 bát Gia tiên ( Trong đó tích hợp hết các cụ Nội tộc). Ông nhà cụ mới mất chưa cất bốc đoạn tang thì sẽ có 1 bát riêng, sau này đoạn tang thì tích hợp nốt vào bát gia tiên là gọn. Nhà cụ dững 6 bát thì ko rõ là thờ những ai nữa thì phải hỏi ai lập bát hương ấy, thừa thì bỏ bớt đi cho gọn nhẹ, khấn khứa cho nó dễ cụ ạ
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
771
Động cơ
73,552 Mã lực
Em hóng phần tiếp theo

Đêm nay Cụ nhá

Với 2 phần Cụ đã post, em xin mạn phép bình luận 1 chút về những sự việc, nhân vật trong truyện:

Bà Hiên
Bà là người nhạy Âm, và dường như có 1 mối duyên kiếp gì đó khá chặt chẽ với những người "miền ngược" hành lễ đào thi thể kia, và đặc biệt là với người nằm dưới cái huyệt được đào lên với nghi thức dị bí ...

Nhóm người miền ngược
Rõ ràng những người này không đưa thông tin trung thực, mục đích của họ là tìm mộ người bị chém đầu kia (thậm chí là họ đã biết mộ đó ở đâu) và tìm Người được Duyên Kiếp lựa chọn - chính là Bà Hiên
Việc bà Hiên có mặt (bị lừa đến) tại buổi khai quật chính là mục đích của nhóm người này. Và việc bà Hiên thao tác/tương tác với thi hài kia là việc mà nhóm người này phải thực hiện

Người bị chém đầu: một nhân vật không đơn giản khi bị hành hình 1 cách tàn bạo, cầu kỳ và mộ phần bị trấn yểm phức tạp. Người này có mối liên hệ duyên nghiệp với bà Hiên: Oan? Oán? Tình? Thù? Huyết thống? Đương kiếp? Tiền kiếp?

Nếu truyện hoàn toàn hư cấu, thì em không bàn đến phần nghi lễ và trấn yểm. Nhưng nếu chuyện được viết trên cơ sở việc có thật, thì thực sự nghi lễ, nghi thức trấn yểm trong mộ và hành lễ của nhóm người quật mộ khá dị kỳ:
Nó vừa đậm nét các phương thuật của người thiểu số phía Bắc, theo phả Cao Lan, Sán Rìu ...chứ không phải theo hệ Thái, Mường... lại vừa đậm nét Đạo Giáo của Trung Hoa, khả năng rất cao nhóm người Miền Ngược này đến từ Trung Du Bắc Bộ và Miền núi Đông Bắc Bộ

Cụ tomtomchát đều tay nhé
Thấy cụ tinh thông huyền thuật nên em tham khảo ý kiến cụ. Người nhà em có khả năng cảm nhận âm khí khá mạnh. Rất rõ khi ở những chỗ như hóa vàng chung cư, nghĩa trang, nhà tang lễ... Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc luân xa bị mở (Chuyện này khá dài nên em ko kể ở đây). Theo cụ để như vậy về dài hạn có tốt ko ? Có nên xử lý đóng luân xa để cắt kết nối với phần âm ?
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Thấy cụ tinh thông huyền thuật nên em tham khảo ý kiến cụ. Người nhà em có khả năng cảm nhận âm khí khá mạnh. Rất rõ khi ở những chỗ như hóa vàng chung cư, nghĩa trang, nhà tang lễ... Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc luân xa bị mở (Chuyện này khá dài nên em ko kể ở đây). Theo cụ để như vậy về dài hạn có tốt ko ? Có nên xử lý đóng luân xa để cắt kết nối với phần âm ?
Dạ, em chỉ lọ mọ tìm hiểu thôi ạ, vì cuộc đời em cũng nhiều duyên gắn với những việc này

Về luân xa bị mở để rồi nhạy âm, nếu không muốn gắn bó với việc thông linh 2 cõi thì nên đóng luân xa lại Kụ nhé

Nhưng nên tìm Thầy có khả năng, chính pháp để làm điều này, càng sớm càng tốt
 

Fantomu82

Xe buýt
Biển số
OF-576801
Ngày cấp bằng
1/7/18
Số km
927
Động cơ
149,322 Mã lực
Tuổi
42
Thông thường thì sẽ 1 bát Thổ công ( Các quan Thần linh bản thổ v..v...), 1 bát thờ Bà Cô Ông Mãnh gần như gia đình nào cũng có, 1 bát Gia tiên ( Trong đó tích hợp hết các cụ Nội tộc). Ông nhà cụ mới mất chưa cất bốc đoạn tang thì sẽ có 1 bát riêng, sau này đoạn tang thì tích hợp nốt vào bát gia tiên là gọn. Nhà cụ dững 6 bát thì ko rõ là thờ những ai nữa thì phải hỏi ai lập bát hương ấy, thừa thì bỏ bớt đi cho gọn nhẹ, khấn khứa cho nó dễ cụ ạ
vâng. Nhưng bát này là ông bà già em bốc từ xưa nên em ko rõ. Vì nghe nói là ko thờ 4 bát nên bốc thành 5 bát. Em nghe nói như thế.
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
771
Động cơ
73,552 Mã lực
Dạ, em chỉ lọ mọ tìm hiểu thôi ạ, vì cuộc đời em cũng nhiều duyên gắn với những việc này
Về luân xa bị mở để rồi nhạy âm, nếu không muốn gắn bó với việc thông linh 2 cõi thì nên đóng luân xa lại Kụ nhé
Nhưng nên tìm Thầy có khả năng, chính pháp để làm điều này, càng sớm càng tốt
Cảm ơn cụ. Em chỉ lăn tăn vì nó như cái duyên với việc thông linh mà giờ chủ động cắt thì ko biết có ảnh hưởng gì không thôi. Nhưng ko cắt thì sợ khi có tuổi dương khí yếu dễ bị tâm linh chi phối. Còn thầy thì em biết 1 vị bên Phật đủ khả năng để làm.
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Cảm ơn cụ. Em chỉ lăn tăn vì nó như cái duyên với việc thông linh mà giờ chủ động cắt thì ko biết có ảnh hưởng gì không thôi. Nhưng ko cắt thì sợ khi có tuổi dương khí yếu dễ bị tâm linh chi phối. Còn thầy thì em biết 1 vị bên Phật đủ khả năng để làm.
Việc thông linh 2 cõi nếu duy trì sẽ như 1 cái nghiệp, kể cả không làm nghề âm dương thì nó vẫn đeo đẳng theo người ấy
Nếu xác định chung sống, thì thôi, cứ để vậy và chấp nhận những tác động từ nó (cả tích cực và tiêu cực), còn muốn làm 1 người bình thường thì nhờ Thầy đóng lại
Quan trọng nhất, quyết định nhất là Tâm Ý của người ấy muốn thế nào Lão ợ

Thầy cao tay đóng vào, nhưng Tâm Ý vẫn mở và hướng đến thì sớm muộn cũng lại mang nghiệp âm dương, Lão nhé
 

đại dương xanh 06

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-736861
Ngày cấp bằng
22/7/20
Số km
771
Động cơ
73,552 Mã lực
Việc thông linh 2 cõi nếu duy trì sẽ như 1 cái nghiệp, kể cả không làm nghề âm dương thì nó vẫn đeo đẳng theo người ấy
Nếu xác định chung sống, thì thôi, cứ để vậy và chấp nhận những tác động từ nó (cả tích cực và tiêu cực), còn muốn làm 1 người bình thường thì nhờ Thầy đóng lại
Quan trọng nhất, quyết định nhất là Tâm Ý của người ấy muốn thế nào Lão ợ
Thầy cao tay đóng vào, nhưng Tâm Ý vẫn mở và hướng đến thì sớm muộn cũng lại mang nghiệp âm dương, Lão nhé
Cảm ơn cụ. Nhà em ruột thịt có 3 người có khả năng thông linh. 2 người kia ko muốn hành nghiệp âm dương dưng tâm luôn hướng đến nên đành chịu Chỉ còn người này muốn dứt bỏ hoàn toàn. Hiện tại thì gần đây đã đóng rồi chỉ là em vẫn lấn cấn những cái được/mất của điều đã làm nên tham vấn ý kiến của cụ.
 

Fantomu82

Xe buýt
Biển số
OF-576801
Ngày cấp bằng
1/7/18
Số km
927
Động cơ
149,322 Mã lực
Tuổi
42
Dạ, em chỉ lọ mọ tìm hiểu thôi ạ, vì cuộc đời em cũng nhiều duyên gắn với những việc này

Về luân xa bị mở để rồi nhạy âm, nếu không muốn gắn bó với việc thông linh 2 cõi thì nên đóng luân xa lại Kụ nhé

Nhưng nên tìm Thầy có khả năng, chính pháp để làm điều này, càng sớm càng tốt
Gửi cụ. Em đọc cmt của cụ trong thread này em nghĩ là cụ cũng có hiểu về tâm linh nên em rất muốn chia sẻ với cụ.
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
Em lại hóng Lão tomtomchát nhá

Hóng hơn cả giải truyện bàn phím bạc bên Thiendia

Khụ
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,545
Động cơ
255,839 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
- ĐÊM DÀI MỘNG MỊ.
Phần ba:
Sáng nay, bà Hiên tươi tỉnh khác thường. Bà dậy rất sớm để trò chuyện với các con và ôm ấp vuốt ve thằng cháu nội một lúc, trước khi về quê. Bà giấu nhẹm các con chuyện đêm qua và tất cả những điều gở mà bà đã từng gặp trong những ngày ở đây chơi với con cháu...

Đêm qua, bà đã gặp được một chiếc tắcxi còn trống chỗ, lúc gần hai giờ sáng. Người tài xế tốt bụng kia đã nhiệt tình bảo bà tả cặn kẽ khu vực nhà trọ nơi bà mới chuyển đến. Rất may là bà Hiên nhớ được tên của cây cầu gần đấy. Vậy là chiếc xe đã đưa được bà về đến tận cổng để bà gọi con trai ra mở cửa cho bà. Lúc xuống xe, người tài xế còn gọi với theo rồi đưa cho bà một tấm danh thiếp để lần sau bà có đi đâu thì gọi cho họ. Khi vào nhà, bà tỉnh queo nói dối các con:
- Nhà hàng xóm cũ đêm nay cúng giải hạn. Mẹ thấy mọi người chuẩn bị đi ra chân cầu gần đây để thả thuyền và phóng sinh nên mẹ theo xe về luôn để sớm mai con không phải đi đón mẹ nữa. Bà còn sợ con trai quay lại nhà trọ cũ để lấy chiếc làn bà đựng lễ tối qua thì vỡ chuyện, nên bà chặn trước rằng:
- Mẹ để quên chiếc làn trên xe tắcxi mất rồi, thôi con mua cái khác giúp mẹ con nhé!

Bây giờ trên đường về quê, xe lướt băng băng, nhưng trong lòng bà thì nặng trĩu, rối như tơ vò. Dù cố gắng dặn lòng, chuyện đã xảy ra thôi cứ coi như mình bỏ lại hết, không bận tâm đến nữa cho mệt... Ấy thế mà nào có quên được, bà càng cố xua đi thì những tạp niệm ấy lại càng vần vũ, đeo bám. Khiến cho suốt một chặng đường dài bà vẫn còn bị ám ảnh, không sao dứt ra được. Cực chẳng đã, bà Hiên đành phải đối diện với nó. Bà nhớ lại và xâu chuỗi tất cả mọi sự kiện với nhau, mong tìm ra cho mình một lời giải đáp thuyết phục nhất. Bà bắt đầu từ lễ cúng và thổ ngữ của nhóm người ấy.

Tuy hoàn cảnh cuộc sống đã đưa đẩy bà đi qua nhiều nơi, nhưng bà chưa từng bắt gặp ở địa phương nào có hình thức cúng lạ lùng và âm điệu thổ ngữ lạ tai như thế. Lúc bà đi lạc khỏi gia đình thì mới chỉ là một đứa trẻ mười tuổi đầu. Từ đó trở đi bà cũng không còn được giao tiếp với ai hoặc nghe ai nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của dân tộc bà nữa, cho nên bà không thể nhớ được. Không biết ở vùng núi quê hương của bà người ta có cúng bốc mộ và có nói thứ ngôn ngữ ấy hay không?
Sở dĩ bà biết được mình là người một đứa trẻ người dân tộc là vì, khi bà được một gia đình hiếm muộn xin về nuôi, những người lớn và bọn trẻ trong xóm rất hay trêu chọc bà là con bé người dân tộc. Cho nên bà cũng chỉ biết thế thôi, chứ thực ra, chính bố mẹ nuôi cũng không biết đứa trẻ ấy là người thuộc dân tộc nào để nói cho bà biết.

Bởi vì, người phụ nữ rủ bà đi hái nấm kia đã dẫn bà đi quá xa, những một ngày đường và ngủ qua đêm trong hang đá. Hôm sau còn đi tiếp đến chiều nữa thì mới gặp được người đàn ông cưỡi ngựa. Và người cưỡi ngựa cũng phi ngựa đưa bà đi rất xa nữa mới đến được nhà của người đã nuôi bà một thời gian. Lúc bố mẹ đến xin bà về nuôi thì người chủ nhà ấy chỉ nói lại với bố mẹ là họ nhặt được con bé đi lạc ở trong rừng.
Ngay cả họ tên bây giờ cũng là do bố mẹ nuôi đặt, và lấy theo họ của bố. Bởi khi hỏi tên đứa trẻ ấy, bố mẹ thấy cái tên cũ không phù hợp với miền xuôi, sợ đi học sẽ bị các bạn phân biệt, trêu đùa thì tội nghiệp...

Nhưng bà cũng chỉ ở với bố mẹ nuôi được một thời gian ngắn.
Sau khi sảy ra sự kiện gọi là: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Chiến tranh bắt đầu leo thang. Mỹ bắt đầu tăng cường cho máy bay mang Bom ra oanh tạc miền Bắc. Mỗi ngày có hàng trăm lượt máy bay gầm rú, quần thảo trên bầu trời. Chúng dội Bom vào tất cả các điểm trọng yếu như sân bay, kho xăng, bến cảng, nhà máy, ga tàu và các cây cầu, bến phà trên những tuyến giao thông huyết mạch...
Khi chúng bị lưới lửa dày đặc từ những trận địa phòng không của miền Bắc bắn trả đỏ rực bầu trời, đã có rất nhiều chiếc bị bắn hạ khi chúng hạ thấp độ cao để trút Bom gây tội ác. Có những chiếc bị thương bốc khói. Chúng đã điên cuồng trút hết số Bom còn lại để bỏ chạy. Và những quả Bom ấy đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn người dân vô tội khi chúng rơi xuống những làng quê thanh bình, rơi xuống những bệnh viện, những trường học, và những cánh đồng xanh yên ả...
Trong số những người chết ấy, có cả đứa bạn thân của bà... Con bé Hoa xinh đẹp, tốt bụng và thương bà là thế mà chúng nỡ giết mất... Nó đang đi chăn trâu ở ngoài cánh đồng thì bị mảnh Bom từ trên trời văng trúng ngực. Lúc bà chạy đến ôm nó... Một dòng máu tươi từ miệng nó ứa ra... Nó chết... Trước khi chết, đứa bạn thân ấy đã thều thào và nấc lên trăng trối:
- Bạn nhất định phải trả thù cho tôi... Rồi nó tắt thở ngay trên tay của người bạn gái thân thiết là bà... Lúc này đang gào khóc... Xé trời... Rách đất...
Hình ảnh của nó đọng mãi trong tim trong óc của bà là... Một dòng máu đỏ... Một ánh mắt trong veo, sâu thăm thẳm và hai bím tóc buộc sợi dây vải màu hồng lúc bà lay gọi bạn... Lúc lắc... Lúc lắc...

Mấy ngày sau bà Hiên trốn nhà. Trước khi đi, bà để lại một mảnh giấy nhỏ dưới chiếc gối ở đầu giường, với nội dung là những lời cảm ơn và xin lỗi bố mẹ nuôi... Sau đó bà chạy một mạch hàng chục cây số để theo kịp một đơn vị bộ đội đang hối hả hành quân phía trước... Bà vừa khóc lóc vừa xin được đi theo các chú bộ đội để trả thù cho bạn... Khi cán bộ chỉ huy hỏi nhà ở đâu để các chú đưa về trả cho bố mẹ vì thấy bà còn quá nhỏ. Bà nhất định không nói và nằm lăn xuống đất ăn vạ. Cuối cùng, người chỉ huy đành phải báo cáo gấp lên cấp trên về trường hợp đặc biệt này. Vậy là bà đã được tạm thời nhận vào đơn vị làm phụ bếp cùng các cô chú nuôi quân. Ít ngày sau, bà được cấp trên đặc cách gửi cho đi vừa học văn hóa vừa học ngành y để sau này đưa vào phục vụ trong chiến trường, bởi công việc cứu thương luôn được ưu tiên nhất. Thế rồi, cuộc chiến cứ cuốn bà đi xa dần miền quê ấy. Đến khi nghe tin cả bố mẹ nuôi đều đã chết vì bị trúng Bom Mỹ. Xóm nhỏ ven sông ấy bây giờ xơ xác hoang tàn, không còn nhà ai ở đó nữa... Bà Hiên đau lòng và tuyệt vọng vô cùng. Vậy là chút cơ hội mong manh chờ ngày đất nước hoà bình rồi bà sẽ về để tìm hiểu quê quán của mình thông qua những người cho và nhận, đã... Vĩnh viễn khép lại.

Cũng bởi vì thế mà đã gần hết cả một cuộc đời bà vẫn phiêu bạt quê người... Vẫn một thân côi cút... Vẫn không biết quê hương mình ở đâu, thuộc dân tộc nào. Thân bằng quyến thuộc... Ai còn... Ai mất. Mọi hình ảnh của ngày xưa về quê Mẹ đều bị nhạt nhoà hư ảo. Chỉ có một thứ duy nhất là bà vẫn còn giữ được. Bởi vì thứ ấy luôn đọng mãi ở trong tim... Không bao giờ phai mờ trong trí nhớ... Thứ ấy lúc nào cũng ấm áp như ngọn lửa đêm đông để sưởi ấm tâm hồn cho một đứa trẻ đáng thương, côi cút như bà... Đó chính là... Tình Mẹ...
Suốt sáu mươi năm qua, kể từ khi xa mẹ, đứa trẻ ấy lúc nào... Cũng thương cũng nhớ... Mỗi lần nghĩ đến Mẹ là lại chông chênh thảng thốt một cảm giác bơ vơ hụt hẫng như đứa trẻ lạc Mẹ năm nào... Có những đêm đông... Nỗi nhớ Mẹ da diết đã biến thành một giấc mơ ấm áp.. Trong giấc mơ nỗi nhớ ấy... Bà được gặp Mẹ... Mẹ mặc một chiếc váy màu đỏ rất đẹp... Mẹ cười hiền từ và ôm chặt đứa con tội nghiệp vào lòng sau bao nhiêu năm thương nhớ... Rồi Mẹ nắm chặt tay bà như sợ tuột tay ra là đứa con gái bé bỏng của Mẹ lại đi lạc thêm một lần nữa... Đang ngập tràn hạnh phúc vì được mẹ ôm ấm áp, được dụi đầu vào ngực Mẹ. Bỗng... Bà giật mình tỉnh giấc... Hai bàn tay vẫn đang... Chới với... Chới với... Giơ ra phía trước lần tìm bàn tay của Mẹ... Nhưng bàn tay ấy đã biến mất... Bà khóc... Bà lại để tuột mất bàn tay của Mẹ nữa rồi... Trong đêm tối... Bà hốt hoảng hét lên một tiếng gọi ngân dài thống thiết... Mẹ...!!! Tiếng gọi thổn thức ấy thốt lên từ trong sâu thẳm đáy lòng của một đứa con bơ vơ côi cút suốt sáu mươi năm trời đằng đẵng.
*****
Vừa lúc ấy, chiếc xe bật đèn xi nhan để ghé vào một trạm dừng chân bên đường cho khách xuống nghỉ ngơi ăn uống. Bà Hiên cũng gọi cho mình một phần cơm rồi ra ngồi vào chiếc bàn còn trống. Một lúc sau, người phục vụ tươi cười mang phần cơm của bà ra. Nhưng hành động của họ thì thật là khó hiểu... Bởi rõ ràng là bà chỉ có một mình và gọi một đĩa cơm. Nhưng khi mang cơm ra cho bà, người phục vụ lại mang thêm một chiếc bát. Họ lịch sự dùng giấy ăn lau hai đôi đũa, một cho bà và một đôi để trên chiếc bát phía đối diện. Sau đó họ sửa lại chiếc ghế phía đối diện với bà cho ngay ngắn rồi mỉm một nụ cười khó hiểu và quay đi...
Bà Hiên chỉ nhìn thấy vậy thôi, không nghĩ ngợi, bởi đây là nơi quán xá đông đúc, một chiếc bàn thường sẽ có vài người khách ngồi chung ăn uống là bình thường. Sau khi hành khách ăn uống xong, chiếc xe lại tiếp tục hành trình của nó.

Do đêm qua mất ngủ nên lúc này bà thấy trong người cũng thấm mệt. Bà muốn nhắm mắt ngủ một chút, nhưng mãi một hồi lâu vẫn không sao ngủ được. Những chuyện vừa qua lại vần vũ trong suy nghĩ, khiến bà lại phải tiếp tục xâu chuỗi các sự việc:
- Tại sao lại xảy ra những điều lạ lùng như vậy?
- Tại sao lão già kia lại phải nói dối bà? Bởi đây rõ ràng là một ngôi mộ cổ chứ không phải mới chôn mấy chục năm như lão ta nói.
- Tại sao ngôi mộ này lại bị trấn yểm bằng càn khôn bát quái?
- Tại sao cái đầu của người chết lại nằm ở vị trí lạ lùng như vậy?
- Còn những ánh mắt nhìn bà nữa?
Liệu trong quá khứ, bà có làm sai điều gì với lão hay không, hay thân phận của bà có uẩn khúc gì liên quan đến lão mà vẻ mặt của lão ta lại như tức tối hận thù hằn học lên như thế, nhất là lúc lão ta nhìn vào trong quan tài???

Nghĩ đến đây, bà Hiên chợt rùng mình nhớ lại những đôi mắt. Thật ám ảnh khi ánh nhìn của bà chạm vào những đôi mắt kì dị ấy, không thể nào quên được... Đôi mắt trên con bướm ma, đôi mắt của người đàn ông trong giấc mộng, đôi mắt đen thui và khô khốc của lão già. Và cả đôi mắt ma quái của con bướm ngọc trong quan tài nữa... Thật đáng sợ, thần lực phát ra từ đôi mắt của nó giống như của một con quỷ...
Lúc này, đầu óc bà Hiên lại rơi vào trạng thái bùng nhùng trong một mớ bòng bong những điều khó hiểu. Tất cả những câu hỏi của bà đưa ra đều như bị rơi xuống một cái động không đáy, sâu hun hút, tối om om và tĩnh lặng đến rợn người. Không một chút hồi âm trở lại.
Mãi về sau này bà Hiên mới có dịp để biết về sự không hề bình thường của tất cả mọi vấn đề. Trong đó, có cả mảnh ngọc hình con bướm.

Thực ra, con bướm trong quan tài kia được chế tác từ một hòn đá xù xì của vùng Vân Nam - Trung Quốc. Nhưng đó không phải là một hòn đá bình thường... Mà chính là một viên ngọc bích ẩn mình trong đá, giống như viên ngọc bích của Họ Hoà trong lịch sử Trung Hoa.
Tương truyền, vào thời xuân thu bên Tàu, khoảng giữa thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên. Có một người tên là Biện Hoà, người nước Sở, nhặt được một hòn đá. Thực ra, đó chính là một viên ngọc bích cực kì quý báu. Nhưng chỉ những người có con mắt tinh tường đặc biệt như ông ta mới biết. Vì Biện Hoà biết đây là một viên ngọc quý nên đem dâng cho vua nước Sở là Sở Lệ Vương. Nhưng ông vua ấy và các thợ ngọc không nhìn ra, cho rằng Biện Hoà phạm tội khi quân lừa dối nên đã sai người chặt cụt đi một chân trái của Biện Hòa.

Đời vua Sở kế tiếp là Sở Vũ Vương, Biện Hoà cũng dâng lên và vẫn bị tội như vậy, và lần này thì bị chặt nốt chân phải. Đến đời vua kế tiếp là Sở Văn Vương, Biện Hoà và viên ngọc quý ấy mới được công nhận, sau khi ông đã khóc ba ngày ba đêm đến chảy cả máu mắt vì tiếc viên ngọc quý mà không có ai biết.
Nhưng mãi đến hơn năm trăm năm sau, khi Tần Thuỷ Hoàng gồm thu sáu nước và thống nhất Trung Hoa năm 221 trước Công Nguyên thì viên ngọc báu ẩn mình trong đá ấy mới được thợ ngọc nhà Tần chế tác thành một ấn tín để làm vật đại diện cho nhà nước chính thống. Do quá nổi tiếng, nên viên ngọc ấy đã lưu lạc qua nhiều nước chư hầu của nhà Chu trước khi lọt vào tay Tần Thuỷ Hoàng, khi quân đội của ông tiêu diệt nhà Triệu bảy năm trước đó.
Sau khi Tần Thuỷ Hoàng chết và nhà Tần tan vỡ thì viên - Ngọc tỷ truyền quốc ấy bắt đầu gây ra đại loạn trong thiên hạ. Số người chết vì nó phải chất cao bằng núi bởi các triều đại giao tranh để có được nó. Ai có nó thì mới được coi là bá chủ thiên hạ và triều đại ấy mới được coi là nhà nước chính thống. Vì thế mà ngay cả Viên Thuật hay Tào Tháo thời Tam Quốc cũng đã từng có nó và lại mất nó khi tranh đoạt ngôi vị.
Còn với mảnh ngọc hình con bướm mặt người trong quan tài kia... Chắc chắn không lâu đời như thế. Và cũng không có nhiều người chết vì nó như thế. Nhưng cũng chắc chắn rằng... Số người đã chết vì nó cũng... Không ít.

Chặng đường về nhà cũng không còn xa, chiếc xe chở bà Hiên vẫn bon bon chạy nhưng những câu hỏi của bà thì vẫn còn bế tắc, vẫn chưa có một câu trả lời nào thuyết phục. Thực lòng thì bà rất muốn khi đi xa lâu ngày về, bà sẽ đem về cho ông một nét mặt và tâm trạng thật vui. Bà là người rất thương yêu và kính trọng chồng, bởi ông rất hiền lành và sống mẫu mực...
Hai vợ chồng ông bà lấy nhau muộn quá, may mắn là ông bà còn có được một mụn con trai duy nhất thì bà hết khả năng làm mẹ. Có lẽ do lúc ấy bà đã lớn tuổi cho nên mấy lần thai nghén sau, bà không giữ được.

Chiến tranh... Cũng bởi tại chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của họ. Sau ngày đất nước hoà bình, phần đông những người đồng đội của bà đều đã được xuất ngũ hoặc chuyển sang công tác mới. Nhưng hầu hết mọi người đều có nhà có quê hương mà về. Dẫu cho có đui què mẻ sứt thì cũng chỉ cần bò được về đến nhà là có cả một quê hương xứ sở dang rộng vòng tay ấm áp ra chào đón. Họ còn có mẹ già và các em thơ chăm sóc... Còn bà... Bà biết đi đâu... Về đâu???
Quê hương không có... Bố mẹ không có... Anh chị em không có... Đến cả những người hàng xóm hay bạn bè cũng không, tất cả đều không có... Đất nước hoà bình rồi... Hoa tươi và cờ đỏ bay rợp trời... Nhưng lòng bà thì héo quắt... Thương quá... Bà thương cho cái số phận hẩm hiu của mình quá... Trong khi cả nước hân hoan còn riêng bà thì... Tủi thân cực độ...

Khi người chỉ huy trực tiếp đơn vị hỏi xem nguyện vọng của đồng chí Hiên muốn đi đâu? Bà lại thảng thốt ngơ ngác như đứa trẻ lạc mẹ năm nào. Suy nghĩ một lúc rồi cuối cùng bà nghẹn ngào... Nói nhẹ như gió thoảng, trong nước mắt:
- Các đồng chí cứ cho tôi đi đến nơi nào cần tôi nhất.
Vậy là các đồng đội của bà thì háo hức vì sắp được về nhà gặp mẹ, được chuyển ngành sang nhận công tác mới. Các y bác sĩ đồng nghiệp thì được về hậu phương, được về các thành phố lớn làm việc trong những bệnh viện khang trang to đẹp. Còn bà và một số ít đồng đội, lại khăn gói lên đường, nhằm thẳng hướng... Biên giới... Phía Tây Nam.
*****
Có lẽ, so với lớp người đi trước thì bà Hiên chỉ đáng tuổi em và thậm chí là tuổi con cháu của bậc cha anh đi trước. Những người đã từng biết gốc đa Tân Trào, đã từng mặc áo trấn thủ, và đã từng... "Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt - Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn". Của Điện Biên Phủ năm nào.
Nhưng những gì mà bà đã trải qua, đã từng chứng kiến, thì chắc chắn mùi vị của nó như thế nào bà cũng đã từng biết rõ.

Nếu như trước giải phóng Miền Nam, bà chỉ biết đến những cái chết vì Bom rơi, vì mìn nổ, vì súng đạn khiến cho con người chết không toàn thây. Phụ nữ thì bị họ thay nhau hãm hiếp và cuối cùng là... Hiếp bằng lưỡi lê nhọn hoắt cho rách gan rách ruột mà chết. Hoặc vô nhân đạo hơn nữa là họ cài lựu đạn đã rút chốt sẵn ở dưới những tử sĩ. Sau trận đánh, những người đi lấy xác đồng đội chỉ cần nhấc lên hoặc dịch chuyển thì cả người sống và người chết cùng tan xác.
Còn những gì mà bà đã được biết trong những năm tháng bà có mặt ở mặt trận biên giới Tây Nam và bên nước bạn Campuchia này thì mức độ vô nhân tính còn gấp hàng ngàn lần hơn thế nữa. Bởi cái cách mà chế độ Khmer Đỏ dưới quyền cai trị của Pol Pot nghĩ ra để sát hại đồng loại của mình.

Từ năm 1972 đến năm 1975, đã có hàng ngàn cán bộ và bộ đội Việt Nam bị quân Khmer Đỏ giết để cướp vũ khí khi hoạt động trong rừng. Chúng thường phục kích để tấn công những nhóm nhỏ hoặc những người hoạt động đơn lẻ, dọc tuyến biên giới.
Và nếu chỉ tính riêng từ năm trăm dân thường vô tội ở đảo Thổ Chu bị giết ngay khi vừa giải phóng được bốn ngày " tức ngày 4/5/ 1975" Đến năm 1978, đã có ba mươi ngàn người mà phần lớn là dân thường của Việt Nam bị chúng tàn sát, dọc theo tuyến giáp ranh biên giới. Lãnh đạo nhà nước ta hết sức kìm chế để tìm giải pháp đàm phán hoà bình nhưng không có kết quả.
Tình hình biên giới Tây Nam lúc này nóng như một chảo lửa. Quân Khmer Đỏ tiếp tục gây tội ác. Chúng tự tay châm ngòi thùng thuốc súng đang nóng bỏng ấy bằng cách xua quân vào sâu bên trong lãnh thổ Việt Nam để chúc mừng tết độc lập lần thứ ba của Việt Nam bằng một cuộc thảm sát - Ba ngàn, một trăm năm mươi bảy người dân thường tay không tấc sắt ở xã Ba Chúc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Trong đó có hơn một trăm gia đình bị chúng giết không trừ lại một ai. Sau khi chúng rút đi, trong núi xác ấy chỉ còn lại được ba người may mắn sống sót. Hiện nay, vẫn còn hơn một ngàn hộp xương sọ của người dân Ba Chúc đang được lưu giữ tại đó để làm bằng chứng về tội ác chiến tranh của Khmer Đỏ dưới thời Pol Pot.

Cuối năm ấy, ngày mười ba tháng mười hai năm 1978, chúng phát động tấn công Việt Nam bằng mười chín sư đoàn với một trăm ngàn quân đồng loạt nổ súng dọc theo biên giới tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Khiến cho ba trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn lại cho chúng đốt, phá và... Cướp.
Lúc này, Việt Nam đã có đủ bằng chứng để đưa ra với dư luận quốc tế về sự gây hấn cũng như tội ác chiến tranh và nạn diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ. Để chính thức phát động tấn công, truy kích và đánh đuổi chúng ra khỏi thủ đô Phnom Penh. Giải phóng giúp cho người dân Campuchia lúc này đã bị bọn chúng tàn sát đến hai triệu người trong tổng số bảy triệu dân.

Cùng có mặt trong đoàn quân giải phóng ấy để trực tiếp cứu chữa cho thương binh và những người dân Campuchia đang ốm yếu. Bà Hiên mới biết hết sự man rợ khủng khiếp mà thế giới văn minh loài người hiếm có một bộ óc nào có thể tưởng tượng ra, cho dù có thông minh đến mấy.

Chỉ trong bốn năm cầm quyền, chế độ của Pol Pot đã giết được hai triệu đồng bào của chính mình. Và bằng những cách không tưởng. Bọn chúng đã phá vỡ mọi trật tự và quy luật tự nhiên của con người bằng nhiều cách như:
Chúng xua đuổi người dân từ thành phố về nông thôn để lao động sản xuất tập trung, hoàn toàn bằng sức người, không được phép dùng máy móc hay công cụ hỗ trợ sản xuất.
Chúng ưu tiên giết trước những người biết ngoại ngữ hoặc có yếu tố liên quan đến người nước ngoài. Tiếp đến là giới trí thức, ngành sư phạm và những người làm nghệ thuật. Sau đó chỉ tiêu giết được hạ dần xuống các lĩnh vực khác.
Chúng tách riêng những cặp vợ chồng đang sống hạnh phúc ra và tổ chức kết hôn lại với một người khác do chúng chỉ định. Nhưng vẫn phải ở chung một khu tập thể để làm việc, và phải quên tuyệt đối gia đình trước đó, nếu như có biểu hiện của sự quyến luyến... Chúng sẽ giết.
Chúng sử dụng những đứa trẻ để nghe lén chính bố mẹ của mình nói chuyện. Và những bố mẹ xấu số kia sẽ bị cắt cổ nếu như có một câu nói nào chúng không vừa ý, hoặc chúng cho rằng đó là biểu hiện của sự chống đối Ăng ka " tức chính quyền của Pol Pot".
Đối với bọn chúng "những hung thần áo đen" và tuổi đời còn rất trẻ ấy thì Ăng ka là trời, là tối thượng. Ăng ka ra lệnh giết ai thì kẻ đó sẽ phải chết, kể cả là đồng chí của chúng đang đứng bên cạnh. Vì bọn chúng đã được tẩy não để giết người đơn giản hơn giết một con gà.

Ngoài ra, chúng đã phát động một cuộc thi đua xem ai phát minh ra được những cách giết người rẻ tiền nhất, không tốn đạn thì sẽ được thưởng. Và từ cuộc thi đua ấy, chúng rất yêu thích giết người bằng cách đập sọ cuốc vào đầu cho óc văng ra... Dùng liềm, dùng dao, dùng cật nứa hoặc bất cứ một vật gì miễn đủ sắc để cắt đứt cổ họng...
Mức độ dã man tột cùng khi có những cuộc thảm sát tập thể rồi ném xác xuống ao nước, khi đống xác ấy thối rữa phân hủy ra thì những người sống sẽ phải cầm sào, mang xô xuống khuấy đều cho tan ra rồi múc từng xô nước đó lên để tưới rau. Nếu không muốn chết.
Thậm chí, chúng lùa cả gia đình ra sân tập trung rồi mổ bụng một người đang khỏe mạnh để móc lá gan ra cho người đó xem, trước khi chết. Và lá gan ấy sẽ được sắt nhỏ để nhét vào miệng bố mẹ và các thành viên còn lại...
Chúng còn nghĩ ra một thú tiêu khiển điên rồ, dã man rùng rợn đến mức, khiến cho người khác phải hóa điên hóa dại khi bắt cả gia đình đứng xem cảnh một người trong gia đình đó đang có con nhỏ bế trên tay. Khi chúng ra lệnh thì người mẹ phải bỏ đứa con của mình vào chiếc cối rồi dùng chày tự tay giã con mình. Nếu chống lệch, từng đứa con khác sẽ bị đập từng nhát sọ cuốc xuống đầu cho óc phọt tung toé... Và... Người mẹ ấy đã phá lên cười sằng sặc như man dại khi tự tay mình giã từng nhịp chày vào đứa con nhỏ của mình... Nát bét. Và cuối buổi thì người mẹ ấy cũng không thoát chết. Và còn vô vàn những điều man rợ khủng khiếp nữa mà người ta không thể nào thống kê cho hết được về tội ác diệt chủng mà chính quyền Khmer Đỏ đã gây ra cho nhân loại...
*****
Bà Hiên là những chiến sĩ của đợt đầu tiên kí vào lá đơn tình nguyện xung phong đi biên giới Tây Nam. Lúc ấy, tuy nói rằng bộ đội đi làm kinh tế, khai khẩn vỡ đất để trồng khoai sắn và nuôi heo. Nhưng thực ra, đó là những đơn vị đầu sóng ngọn gió giữ gìn an ninh biên giới vô cùng cam go và gian khổ, mạng sống bị đe dọa hàng đêm.
Và có lẽ, bà cũng là người của những đợt cuối cùng về nước sau mười năm làm nhiệm vụ quốc tế.
Tuổi thanh xuân tươi trẻ bị bỏ lại trong những cánh rừng chết chóc với những lần sốt rét ác tính đến trụi hết tóc, mặt mũi xanh xao, thân hình bủng beo vàng vọt. Những lần bị thương và chết hụt bởi mìn và những loạt đạn bất ngờ bắn ra từ trong rừng.

Từng đợt chiến sĩ sang đất bạn làm nhiệm vụ quốc tế rồi lại về, chỉ có mỗi mình bà là không biết đi đâu về đâu. Cứ mỗi lần có quyết định cho bà về nước thì lại một lần bà viết đơn xin được ở lại.
Cũng thật may mắn cho bà, vào những ngày tháng cuối cùng trên đất bạn, bà đã gặp được chồng của bà bây giờ. Một người thương binh bị thương nặng vì trúng mìn, khi ông và các đồng đội đang đi làm nhiệm vụ. Bà Hiên đã rút máu của mình ra để cứu mạng kịp thời cho người đồng đội trong lúc khẩn cấp nhất.
Ông tỉnh lại, cảm động trước hành động và sự chăm sóc chu đáo của bà, từ đó họ bắt đầu tìm hiểu về nhau và quyết định nhờ cấp trên đứng ra tổ chức đám cưới. Khi về nước, ông đưa bà về quê để ra mắt cha mẹ, họ hàng.
Cuối cùng, hơn nửa cuộc đời côi cút một thân một mình, không biết phải đi đâu về đâu thì bà đã có được một ngôi nhà nhỏ, ấm áp với tiếng cười đùa của con thơ và tình cảm yêu thương của chồng bù đắp lại cho bà.
*****

Bà Hiên về đến nhà, chồng bà vui quýnh quáng và vồn vã chạy ra mở cổng đón vợ. Hai ông bà xa nhau lâu ngày nên tối hôm ấy cứ ríu rít chuyện trò mãi đến khuya mà vẫn chưa buồn ngủ. Ông khoe với bà đủ các thành tích khi bà đi vắng, tuy một mình ông ở nhà nhưng gà vịt ông chăm béo tốt, vườn rau sau nhà ông cũng trồng được đủ mọi thứ rau xanh. Thứ nào cũng tươi tốt, bà Hiên về tha hồ mà ăn, thậm chí còn có rau để bán nữa.

Bỗng khoảng một tuần sau, hai ông bà phát hiện ra hình như có điều gì khác lạ. Không biết tại sao mà vườn rau của ông bà mới hôm nào xanh tốt là thế mà nay cứ héo rũ. Có những chỗ bị côn trùng ăn trơ cọng hẳn một đám to. Chồng bà Hiên kiểm tra kĩ rồi kết luận:
- Đây là một loài côn trùng lạ, chưa bao giờ thấy xuất hiện ở vùng này. Mặc dù ông bà đã dùng đủ loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng mà không hiệu quả. Mấy ngày sau nữa, chúng lại tiếp tục phá hoại vườn cây ăn trái. Mỗi sáng thức dậy, hai ông bà nhặt được cả rổ quả thối rụng dưới gốc cây. Mà thật lạ, loài côn trùng này chỉ phá vào ban đêm.

Có hôm, sáng ngủ dậy ông bà ra vườn cây sau nhà, bỗng phát hiện ra xác của mấy con chim tối tối vẫn thường bay về ngủ trên cành cây nơi góc vườn. Không biết chúng chết từ hôm nào, nhưng sờ tay vào thì thấy không còn thịt. Chỉ còn mỗi bộ vỏ bên ngoài bọc lấy khung xương.
Hai ông bà đều rất thắc mắc và khó hiểu, bởi càng ngày càng xuất hiện nhiều những hiện tượng quái gở. Lại một hôm khác gần đây, buổi sáng ngủ dậy bà Hiên đi cho gà ăn. Bà bỗng phát hiện có con gà mẹ đêm qua chết trong chuồng, bà nghĩ có thể là bị rắn cắn nên đem đi chôn. Nhưng vài ngày sau, sáng dậy lại thấy có ba con gà chết một lúc. Bà kiểm tra kĩ thì không thấy vết cắn, bà Hiên tiếc của nên đem ra thịt. Khi mổ con gà ra, bà Hiên vô cùng hoảng sợ... Cả ba con gà đều bị mất hết nội tạng một cách bí ẩn... Bà gọi toáng lên cho ông chạy đến cùng xem. Vừa nhìn thấy cảnh ấy, mặt ông cũng... Biến sắc.

Đêm qua, hai ông bà lại rì rầm nói chuyện mãi vẫn chưa ngủ được. Hình như nhà cửa đêm nay có điều gì đó... Không bình thường. Đến nửa đêm, khi hai ông bà đang thiu thiu ngủ thì bỗng nghe thấy một tiếng động nhẹ ở gian nhà ngoài. Ông dậy cầm đèn pin soi kiểm tra thì phát hiện có một con chuột chết, ngửa mặt lên nhìn kĩ và ông nhận định rằng con chuột này rơi từ trên nóc nhà xuống chứ không phải con mèo mướp của ông bà tha ở nơi khác về. Ông mở cửa để cầm con chuột chết ấy đem ra ngoài vứt. Nhưng khi vừa chạm tay vào, bỗng ông nhíu mày lại... Hiện tượng cái chết của con chuột giống hệt như mấy con chim nơi góc vườn... Chỉ có cái vỏ rỗng bên ngoài bọc bộ xương bên trong, hoàn toàn không còn thịt. Ông bật điện ngoài sân cho sáng rồi cầm con chuột đi ra, chợt ông phát hiện thấy con mèo mướp hôm nay rất lạ. Biểu hiện của nó rất khác ngày thường... Bộ lông mượt mà của nó bây giờ tự nhiên xù dựng ngược lên, móng vuốt như thò dài ra, sắc nhọn. Đặc biệt là vẻ mặt và đôi mắt của nó... Một vẻ mặt dữ tợn với một đôi mắt... Sáng quắc...Ông nhìn quanh quẩn nhưng không thấy con chó mực, không biết nó chạy đi đâu. Khi ông quay vào nhà đóng cửa đi ngủ thì mới nghe tiếng động ở dưới gầm giường. Ông lấy đèn soi xuống... Thì ra là con mực. Lạ thật, mọi hôm nó nằm ở giữa cửa trông nhà, lâu lâu lại đi vòng ra đằng trước đằng sau canh gác. Thế mà bây giờ nó lại cụp đuôi chui vào gầm giường nằm im như sợ hổ...

Đến gần sáng, đang ngủ mơ màng chợt bà Hiên tỉnh giấc... Bà cảm thấy trong người bức bối khó chịu, gian buồng hôm nay oi nồng ngột ngạt quá. Trước khi đi ngủ, không hiểu sao chồng bà đóng kín hết cả cửa sổ lại... Giường ngủ của ông bà kê trong gian buồng của ngôi nhà cấp bốn. Ngay sát giường ngủ có một chiếc cửa sổ nhìn ra phía sau nhà. Ở hướng ấy có vườn cây, ao cá, ban đêm chỉ cần mở cửa sổ ấy ra là gió lùa vào mát rượi, không cần phải bật quạt... Bà Hiên mắt nhắm mắt mở nhổm người dậy để với tay mở cửa sổ ra cho mát... Nhưng... Bà bỗng hết hồn thụt lùi lại... Khi cánh cửa vừa bật chốt bung ra thì cũng là lúc bà đứng tim... Miệng cứng đơ... Mắt mở trừng trừng nhìn ra phía ấy... Ngay trước mặt bà... Bóng một người cụt đầu... Đang đứng lù lù sát bên ngoài cửa sổ... Màu đen sì của nó in trên nền mặt nước ao bàng bạc phía sau nhà khiến cho bà thấy rất rõ. Bà Hiên vì quá sợ... Người mềm nhũn ra rồi từ từ đổ bịch vào người chồng... Run lên bần bật.
****
Sáng nay, bà vẫn còn chưa kịp hoàn hồn thì lại nghe được một tin dữ khiến cho mắt bà hoa lên, đứng không vững... Con trai bà gọi điện về rất sớm... Mặt bà đang bình thường, bỗng chuyển sang tái nhợt khi vừa mới nghe con trai nói được đúng bảy câu đầu tiên:
- Mẹ ơi... Đêm...Qua...Con...Gặp...Ma.
Chân tay bà Hiên bắt đầu run lên lẩy bẩy. Bà từ từ ngồi xuống ghế để nghe con kể tiếp...
Thì ra, con bà đã phải chịu đựng nỗi sợ hãi giống như mẹ suốt một tháng nay, kể từ ngày bà về quê. Ngay sau khi bà về khỏi, vợ chồng con trai bà đã gặp rất nhiều những hiện tượng tương tự như bà đã từng gặp... Đặc biệt là mấy ngày gần đây, thằng cháu nội rất hay có biểu hiện... Đau bụng quằn quại vào ban đêm.

Vừa nghe đến chi tiết... Thằng cháu nội đau bụng...Bỗng... Bà Hiên giật nảy người, như muốn chồm ra khỏi chiếc ghế đang ngồi. Giống như bà vừa chạm vào một luồng điện cực mạnh. Nhưng luồng điện này không dừng lại ở gáy, mà nó chạy thẳng lên não. Nó giúp khai thông hết những chỗ u ám bí bách trong suy nghĩ của bà lâu nay. Nó khiến cho đầu óc của bà như nhẹ bẫng đi, cảm giác thông thoáng hẳn. Gần như ngay lập tức, bà Hiên liên tưởng đến bộ lòng gà, từ bộ lòng gà kéo theo một chuỗi hình ảnh của các vấn đề, hiện ngay lên óc của bà, rõ mồn một... Từ đôi đũa bát không có người ăn trong quán, đến vườn rau, con chim, con chuột, con chó con mèo và cuối cùng là ông ta... Nhưng... Vấn đề chính ở đây không phải ông ta, người cụt đầu... Mà vấn đề chính và chìa khóa để mở ra mọi điều bí ẩn đang nằm ở nơi lão già trưởng nhóm kia... Chính lão ta đã thắt chặt nút thắt này lại. Vậy thì chỉ có lão già đó mới mở được...
Bất chợt, bà Hiên như sực nhớ ra điều gì. Bà đưa tay mở ngăn kéo dưới gầm bàn, lấy nó ra, và từ từ giơ ra trước mặt...

Luồng điện cực mạnh phát ra từ cuộc điện thoại của con trai cũng đã kích hoạt tình mẫu tử, tình yêu thương con cháu vô bờ bến, vô điều kiện của bà Hiên bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Bản năng của một người mẹ trỗi dậy ghê gớm trong lòng bà với tinh thần bảo vệ cho con bằng tất cả tình thương và khả năng mà mẹ có. Những thứ ấy, đồng thời kéo theo bản lĩnh chiến đấu của một người chiến sĩ sẵn có trong con người của bà trước cái xấu và cái ác.
Tất cả những điều ấy cùng trỗi dậy trong lòng bà một lúc, nó đã khiến cho ngọn lửa giận dữ của bà Hiên bốc lên ngùn ngụt... Mặt nóng bừng bừng... Chân tay bà đã hết run từ lúc nào.
Còn đôi mắt, đôi mắt của bà lúc này đỏ rực... Vằn lên những tia máu và nhìn xoáy vào như thiêu như đốt tấm danh thiếp đang giơ ra trước mặt...
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,287
Động cơ
689,008 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đùa, đang phì phèo hưởng thụ...
Mất ngon
Keke, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh. Bỏ đi cụ ơi :D.
Mà cụ ý còn tả cả điếu thuốc trên miệng ông bạn đang nằm trong quan tài hết sức sống động X_X
 

UnitedKondoms

Xe điện
Biển số
OF-345680
Ngày cấp bằng
6/12/14
Số km
4,005
Động cơ
316,258 Mã lực
- ĐÊM DÀI MỘNG MỊ.
Phần ba:
Sáng nay, bà Hiên tươi tỉnh khác thường. Bà dậy rất sớm để trò chuyện với các con và ôm ấp vuốt ve thằng cháu nội một lúc, trước khi về quê. Bà giấu nhẹm các con chuyện đêm qua và tất cả những điều gở mà bà đã từng gặp trong những ngày ở đây chơi với con cháu...

Đêm qua, bà đã gặp được một chiếc tắcxi còn trống chỗ, lúc gần hai giờ sáng. Người tài xế tốt bụng kia đã nhiệt tình bảo bà tả cặn kẽ khu vực nhà trọ nơi bà mới chuyển đến. Rất may là bà Hiên nhớ được tên của cây cầu gần đấy. Vậy là chiếc xe đã đưa được bà về đến tận cổng để bà gọi con trai ra mở cửa cho bà. Lúc xuống xe, người tài xế còn gọi với theo rồi đưa cho bà một tấm danh thiếp để lần sau bà có đi đâu thì gọi cho họ. Khi vào nhà, bà tỉnh queo nói dối các con:
- Nhà hàng xóm cũ đêm nay cúng giải hạn. Mẹ thấy mọi người chuẩn bị đi ra chân cầu gần đây để thả thuyền và phóng sinh nên mẹ theo xe về luôn để sớm mai con không phải đi đón mẹ nữa. Bà còn sợ con trai quay lại nhà trọ cũ để lấy chiếc làn bà đựng lễ tối qua thì vỡ chuyện, nên bà chặn trước rằng:
- Mẹ để quên chiếc làn trên xe tắcxi mất rồi, thôi con mua cái khác giúp mẹ con nhé!

Bây giờ trên đường về quê, xe lướt băng băng, nhưng trong lòng bà thì nặng trĩu, rối như tơ vò. Dù cố gắng dặn lòng, chuyện đã xảy ra thôi cứ coi như mình bỏ lại hết, không bận tâm đến nữa cho mệt... Ấy thế mà nào có quên được, bà càng cố xua đi thì những tạp niệm ấy lại càng vần vũ, đeo bám. Khiến cho suốt một chặng đường dài bà vẫn còn bị ám ảnh, không sao dứt ra được. Cực chẳng đã, bà Hiên đành phải đối diện với nó. Bà nhớ lại và xâu chuỗi tất cả mọi sự kiện với nhau, mong tìm ra cho mình một lời giải đáp thuyết phục nhất. Bà bắt đầu từ lễ cúng và thổ ngữ của nhóm người ấy.

Tuy hoàn cảnh cuộc sống đã đưa đẩy bà đi qua nhiều nơi, nhưng bà chưa từng bắt gặp ở địa phương nào có hình thức cúng lạ lùng và âm điệu thổ ngữ lạ tai như thế. Lúc bà đi lạc khỏi gia đình thì mới chỉ là một đứa trẻ mười tuổi đầu. Từ đó trở đi bà cũng không còn được giao tiếp với ai hoặc nghe ai nói chuyện bằng thứ ngôn ngữ của dân tộc bà nữa, cho nên bà không thể nhớ được. Không biết ở vùng núi quê hương của bà người ta có cúng bốc mộ và có nói thứ ngôn ngữ ấy hay không?
Sở dĩ bà biết được mình là người một đứa trẻ người dân tộc là vì, khi bà được một gia đình hiếm muộn xin về nuôi, những người lớn và bọn trẻ trong xóm rất hay trêu chọc bà là con bé người dân tộc. Cho nên bà cũng chỉ biết thế thôi, chứ thực ra, chính bố mẹ nuôi cũng không biết đứa trẻ ấy là người thuộc dân tộc nào để nói cho bà biết.

Bởi vì, người phụ nữ rủ bà đi hái nấm kia đã dẫn bà đi quá xa, những một ngày đường và ngủ qua đêm trong hang đá. Hôm sau còn đi tiếp đến chiều nữa thì mới gặp được người đàn ông cưỡi ngựa. Và người cưỡi ngựa cũng phi ngựa đưa bà đi rất xa nữa mới đến được nhà của người đã nuôi bà một thời gian. Lúc bố mẹ đến xin bà về nuôi thì người chủ nhà ấy chỉ nói lại với bố mẹ là họ nhặt được con bé đi lạc ở trong rừng.
Ngay cả họ tên bây giờ cũng là do bố mẹ nuôi đặt, và lấy theo họ của bố. Bởi khi hỏi tên đứa trẻ ấy, bố mẹ thấy cái tên cũ không phù hợp với miền xuôi, sợ đi học sẽ bị các bạn phân biệt, trêu đùa thì tội nghiệp...

Nhưng bà cũng chỉ ở với bố mẹ nuôi được một thời gian ngắn.
Sau khi sảy ra sự kiện gọi là: Sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Chiến tranh bắt đầu leo thang. Mỹ bắt đầu tăng cường cho máy bay mang Bom ra oanh tạc miền Bắc. Mỗi ngày có hàng trăm lượt máy bay gầm rú, quần thảo trên bầu trời. Chúng dội Bom vào tất cả các điểm trọng yếu như sân bay, kho xăng, bến cảng, nhà máy, ga tàu và các cây cầu, bến phà trên những tuyến giao thông huyết mạch...
Khi chúng bị lưới lửa dày đặc từ những trận địa phòng không của miền Bắc bắn trả đỏ rực bầu trời, đã có rất nhiều chiếc bị bắn hạ khi chúng hạ thấp độ cao để trút Bom gây tội ác. Có những chiếc bị thương bốc khói. Chúng đã điên cuồng trút hết số Bom còn lại để bỏ chạy. Và những quả Bom ấy đã cướp đi mạng sống của hàng ngàn người dân vô tội khi chúng rơi xuống những làng quê thanh bình, rơi xuống những bệnh viện, những trường học, và những cánh đồng xanh yên ả...
Trong số những người chết ấy, có cả đứa bạn thân của bà... Con bé Hoa xinh đẹp, tốt bụng và thương bà là thế mà chúng nỡ giết mất... Nó đang đi chăn trâu ở ngoài cánh đồng thì bị mảnh Bom từ trên trời văng trúng ngực. Lúc bà chạy đến ôm nó... Một dòng máu tươi từ miệng nó ứa ra... Nó chết... Trước khi chết, đứa bạn thân ấy đã thều thào và nấc lên trăng trối:
- Bạn nhất định phải trả thù cho tôi... Rồi nó tắt thở ngay trên tay của người bạn gái thân thiết là bà... Lúc này đang gào khóc... Xé trời... Rách đất...
Hình ảnh của nó đọng mãi trong tim trong óc của bà là... Một dòng máu đỏ... Một ánh mắt trong veo, sâu thăm thẳm và hai bím tóc buộc sợi dây vải màu hồng lúc bà lay gọi bạn... Lúc lắc... Lúc lắc...

Mấy ngày sau bà Hiên trốn nhà. Trước khi đi, bà để lại một mảnh giấy nhỏ dưới chiếc gối ở đầu giường, với nội dung là những lời cảm ơn và xin lỗi bố mẹ nuôi... Sau đó bà chạy một mạch hàng chục cây số để theo kịp một đơn vị bộ đội đang hối hả hành quân phía trước... Bà vừa khóc lóc vừa xin được đi theo các chú bộ đội để trả thù cho bạn... Khi cán bộ chỉ huy hỏi nhà ở đâu để các chú đưa về trả cho bố mẹ vì thấy bà còn quá nhỏ. Bà nhất định không nói và nằm lăn xuống đất ăn vạ. Cuối cùng, người chỉ huy đành phải báo cáo gấp lên cấp trên về trường hợp đặc biệt này. Vậy là bà đã được tạm thời nhận vào đơn vị làm phụ bếp cùng các cô chú nuôi quân. Ít ngày sau, bà được cấp trên đặc cách gửi cho đi vừa học văn hóa vừa học ngành y để sau này đưa vào phục vụ trong chiến trường, bởi công việc cứu thương luôn được ưu tiên nhất. Thế rồi, cuộc chiến cứ cuốn bà đi xa dần miền quê ấy. Đến khi nghe tin cả bố mẹ nuôi đều đã chết vì bị trúng Bom Mỹ. Xóm nhỏ ven sông ấy bây giờ xơ xác hoang tàn, không còn nhà ai ở đó nữa... Bà Hiên đau lòng và tuyệt vọng vô cùng. Vậy là chút cơ hội mong manh chờ ngày đất nước hoà bình rồi bà sẽ về để tìm hiểu quê quán của mình thông qua những người cho và nhận, đã... Vĩnh viễn khép lại.

Cũng bởi vì thế mà đã gần hết cả một cuộc đời bà vẫn phiêu bạt quê người... Vẫn một thân côi cút... Vẫn không biết quê hương mình ở đâu, thuộc dân tộc nào. Thân bằng quyến thuộc... Ai còn... Ai mất. Mọi hình ảnh của ngày xưa về quê Mẹ đều bị nhạt nhoà hư ảo. Chỉ có một thứ duy nhất là bà vẫn còn giữ được. Bởi vì thứ ấy luôn đọng mãi ở trong tim... Không bao giờ phai mờ trong trí nhớ... Thứ ấy lúc nào cũng ấm áp như ngọn lửa đêm đông để sưởi ấm tâm hồn cho một đứa trẻ đáng thương, côi cút như bà... Đó chính là... Tình Mẹ...
Suốt sáu mươi năm qua, kể từ khi xa mẹ, đứa trẻ ấy lúc nào... Cũng thương cũng nhớ... Mỗi lần nghĩ đến Mẹ là lại chông chênh thảng thốt một cảm giác bơ vơ hụt hẫng như đứa trẻ lạc Mẹ năm nào... Có những đêm đông... Nỗi nhớ Mẹ da diết đã biến thành một giấc mơ ấm áp.. Trong giấc mơ nỗi nhớ ấy... Bà được gặp Mẹ... Mẹ mặc một chiếc váy màu đỏ rất đẹp... Mẹ cười hiền từ và ôm chặt đứa con tội nghiệp vào lòng sau bao nhiêu năm thương nhớ... Rồi Mẹ nắm chặt tay bà như sợ tuột tay ra là đứa con gái bé bỏng của Mẹ lại đi lạc thêm một lần nữa... Đang ngập tràn hạnh phúc vì được mẹ ôm ấm áp, được dụi đầu vào ngực Mẹ. Bỗng... Bà giật mình tỉnh giấc... Hai bàn tay vẫn đang... Chới với... Chới với... Giơ ra phía trước lần tìm bàn tay của Mẹ... Nhưng bàn tay ấy đã biến mất... Bà khóc... Bà lại để tuột mất bàn tay của Mẹ nữa rồi... Trong đêm tối... Bà hốt hoảng hét lên một tiếng gọi ngân dài thống thiết... Mẹ...!!! Tiếng gọi thổn thức ấy thốt lên từ trong sâu thẳm đáy lòng của một đứa con bơ vơ côi cút suốt sáu mươi năm trời đằng đẵng.
*****
Vừa lúc ấy, chiếc xe bật đèn xi nhan để ghé vào một trạm dừng chân bên đường cho khách xuống nghỉ ngơi ăn uống. Bà Hiên cũng gọi cho mình một phần cơm rồi ra ngồi vào chiếc bàn còn trống. Một lúc sau, người phục vụ tươi cười mang phần cơm của bà ra. Nhưng hành động của họ thì thật là khó hiểu... Bởi rõ ràng là bà chỉ có một mình và gọi một đĩa cơm. Nhưng khi mang cơm ra cho bà, người phục vụ lại mang thêm một chiếc bát. Họ lịch sự dùng giấy ăn lau hai đôi đũa, một cho bà và một đôi để trên chiếc bát phía đối diện. Sau đó họ sửa lại chiếc ghế phía đối diện với bà cho ngay ngắn rồi mỉm một nụ cười khó hiểu và quay đi...
Bà Hiên chỉ nhìn thấy vậy thôi, không nghĩ ngợi, bởi đây là nơi quán xá đông đúc, một chiếc bàn thường sẽ có vài người khách ngồi chung ăn uống là bình thường. Sau khi hành khách ăn uống xong, chiếc xe lại tiếp tục hành trình của nó.

Do đêm qua mất ngủ nên lúc này bà thấy trong người cũng thấm mệt. Bà muốn nhắm mắt ngủ một chút, nhưng mãi một hồi lâu vẫn không sao ngủ được. Những chuyện vừa qua lại vần vũ trong suy nghĩ, khiến bà lại phải tiếp tục xâu chuỗi các sự việc:
- Tại sao lại xảy ra những điều lạ lùng như vậy?
- Tại sao lão già kia lại phải nói dối bà? Bởi đây rõ ràng là một ngôi mộ cổ chứ không phải mới chôn mấy chục năm như lão ta nói.
- Tại sao ngôi mộ này lại bị trấn yểm bằng càn khôn bát quái?
- Tại sao cái đầu của người chết lại nằm ở vị trí lạ lùng như vậy?
- Còn những ánh mắt nhìn bà nữa?
Liệu trong quá khứ, bà có làm sai điều gì với lão hay không, hay thân phận của bà có uẩn khúc gì liên quan đến lão mà vẻ mặt của lão ta lại như tức tối hận thù hằn học lên như thế, nhất là lúc lão ta nhìn vào trong quan tài???

Nghĩ đến đây, bà Hiên chợt rùng mình nhớ lại những đôi mắt. Thật ám ảnh khi ánh nhìn của bà chạm vào những đôi mắt kì dị ấy, không thể nào quên được... Đôi mắt trên con bướm ma, đôi mắt của người đàn ông trong giấc mộng, đôi mắt đen thui và khô khốc của lão già. Và cả đôi mắt ma quái của con bướm ngọc trong quan tài nữa... Thật đáng sợ, thần lực phát ra từ đôi mắt của nó giống như của một con quỷ...
Lúc này, đầu óc bà Hiên lại rơi vào trạng thái bùng nhùng trong một mớ bòng bong những điều khó hiểu. Tất cả những câu hỏi của bà đưa ra đều như bị rơi xuống một cái động không đáy, sâu hun hút, tối om om và tĩnh lặng đến rợn người. Không một chút hồi âm trở lại.
Mãi về sau này bà Hiên mới có dịp để biết về sự không hề bình thường của tất cả mọi vấn đề. Trong đó, có cả mảnh ngọc hình con bướm.

Thực ra, con bướm trong quan tài kia được chế tác từ một hòn đá xù xì của vùng Vân Nam - Trung Quốc. Nhưng đó không phải là một hòn đá bình thường... Mà chính là một viên ngọc bích ẩn mình trong đá, giống như viên ngọc bích của Họ Hoà trong lịch sử Trung Hoa.
Tương truyền, vào thời xuân thu bên Tàu, khoảng giữa thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên. Có một người tên là Biện Hoà, người nước Sở, nhặt được một hòn đá. Thực ra, đó chính là một viên ngọc bích cực kì quý báu. Nhưng chỉ những người có con mắt tinh tường đặc biệt như ông ta mới biết. Vì Biện Hoà biết đây là một viên ngọc quý nên đem dâng cho vua nước Sở là Sở Lệ Vương. Nhưng ông vua ấy và các thợ ngọc không nhìn ra, cho rằng Biện Hoà phạm tội khi quân lừa dối nên đã sai người chặt cụt đi một chân trái của Biện Hòa.

Đời vua Sở kế tiếp là Sở Vũ Vương, Biện Hoà cũng dâng lên và vẫn bị tội như vậy, và lần này thì bị chặt nốt chân phải. Đến đời vua kế tiếp là Sở Văn Vương, Biện Hoà và viên ngọc quý ấy mới được công nhận, sau khi ông đã khóc ba ngày ba đêm đến chảy cả máu mắt vì tiếc viên ngọc quý mà không có ai biết.
Nhưng mãi đến hơn năm trăm năm sau, khi Tần Thuỷ Hoàng gồm thu sáu nước và thống nhất Trung Hoa năm 221 trước Công Nguyên thì viên ngọc báu ẩn mình trong đá ấy mới được thợ ngọc nhà Tần chế tác thành một ấn tín để làm vật đại diện cho nhà nước chính thống. Do quá nổi tiếng, nên viên ngọc ấy đã lưu lạc qua nhiều nước chư hầu của nhà Chu trước khi lọt vào tay Tần Thuỷ Hoàng, khi quân đội của ông tiêu diệt nhà Triệu bảy năm trước đó.
Sau khi Tần Thuỷ Hoàng chết và nhà Tần tan vỡ thì viên - Ngọc tỷ truyền quốc ấy bắt đầu gây ra đại loạn trong thiên hạ. Số người chết vì nó phải chất cao bằng núi bởi các triều đại giao tranh để có được nó. Ai có nó thì mới được coi là bá chủ thiên hạ và triều đại ấy mới được coi là nhà nước chính thống. Vì thế mà ngay cả Viên Thuật hay Tào Tháo thời Tam Quốc cũng đã từng có nó và lại mất nó khi tranh đoạt ngôi vị.
Còn với mảnh ngọc hình con bướm mặt người trong quan tài kia... Chắc chắn không lâu đời như thế. Và cũng không có nhiều người chết vì nó như thế. Nhưng cũng chắc chắn rằng... Số người đã chết vì nó cũng... Không ít.

Chặng đường về nhà cũng không còn xa, chiếc xe chở bà Hiên vẫn bon bon chạy nhưng những câu hỏi của bà thì vẫn còn bế tắc, vẫn chưa có một câu trả lời nào thuyết phục. Thực lòng thì bà rất muốn khi đi xa lâu ngày về, bà sẽ đem về cho ông một nét mặt và tâm trạng thật vui. Bà là người rất thương yêu và kính trọng chồng, bởi ông rất hiền lành và sống mẫu mực...
Hai vợ chồng ông bà lấy nhau muộn quá, may mắn là ông bà còn có được một mụn con trai duy nhất thì bà hết khả năng làm mẹ. Có lẽ do lúc ấy bà đã lớn tuổi cho nên mấy lần thai nghén sau, bà không giữ được.

Chiến tranh... Cũng bởi tại chiến tranh đã cướp mất tuổi thanh xuân của họ. Sau ngày đất nước hoà bình, phần đông những người đồng đội của bà đều đã được xuất ngũ hoặc chuyển sang công tác mới. Nhưng hầu hết mọi người đều có nhà có quê hương mà về. Dẫu cho có đui què mẻ sứt thì cũng chỉ cần bò được về đến nhà là có cả một quê hương xứ sở dang rộng vòng tay ấm áp ra chào đón. Họ còn có mẹ già và các em thơ chăm sóc... Còn bà... Bà biết đi đâu... Về đâu???
Quê hương không có... Bố mẹ không có... Anh chị em không có... Đến cả những người hàng xóm hay bạn bè cũng không, tất cả đều không có... Đất nước hoà bình rồi... Hoa tươi và cờ đỏ bay rợp trời... Nhưng lòng bà thì héo quắt... Thương quá... Bà thương cho cái số phận hẩm hiu của mình quá... Trong khi cả nước hân hoan còn riêng bà thì... Tủi thân cực độ...

Khi người chỉ huy trực tiếp đơn vị hỏi xem nguyện vọng của đồng chí Hiên muốn đi đâu? Bà lại thảng thốt ngơ ngác như đứa trẻ lạc mẹ năm nào. Suy nghĩ một lúc rồi cuối cùng bà nghẹn ngào... Nói nhẹ như gió thoảng, trong nước mắt:
- Các đồng chí cứ cho tôi đi đến nơi nào cần tôi nhất.
Vậy là các đồng đội của bà thì háo hức vì sắp được về nhà gặp mẹ, được chuyển ngành sang nhận công tác mới. Các y bác sĩ đồng nghiệp thì được về hậu phương, được về các thành phố lớn làm việc trong những bệnh viện khang trang to đẹp. Còn bà và một số ít đồng đội, lại khăn gói lên đường, nhằm thẳng hướng... Biên giới... Phía Tây Nam.
*****
Có lẽ, so với lớp người đi trước thì bà Hiên chỉ đáng tuổi em và thậm chí là tuổi con cháu của bậc cha anh đi trước. Những người đã từng biết gốc đa Tân Trào, đã từng mặc áo trấn thủ, và đã từng... "Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt - Máu trộn bùn non, gan không núng, chí không mòn". Của Điện Biên Phủ năm nào.
Nhưng những gì mà bà đã trải qua, đã từng chứng kiến, thì chắc chắn mùi vị của nó như thế nào bà cũng đã từng biết rõ.

Nếu như trước giải phóng Miền Nam, bà chỉ biết đến những cái chết vì Bom rơi, vì mìn nổ, vì súng đạn khiến cho con người chết không toàn thây. Phụ nữ thì bị họ thay nhau hãm hiếp và cuối cùng là... Hiếp bằng lưỡi lê nhọn hoắt cho rách gan rách ruột mà chết. Hoặc vô nhân đạo hơn nữa là họ cài lựu đạn đã rút chốt sẵn ở dưới những tử sĩ. Sau trận đánh, những người đi lấy xác đồng đội chỉ cần nhấc lên hoặc dịch chuyển thì cả người sống và người chết cùng tan xác.
Còn những gì mà bà đã được biết trong những năm tháng bà có mặt ở mặt trận biên giới Tây Nam và bên nước bạn Campuchia này thì mức độ vô nhân tính còn gấp hàng ngàn lần hơn thế nữa. Bởi cái cách mà chế độ Khmer Đỏ dưới quyền cai trị của Pol Pot nghĩ ra để sát hại đồng loại của mình.

Từ năm 1972 đến năm 1975, đã có hàng ngàn cán bộ và bộ đội Việt Nam bị quân Khmer Đỏ giết để cướp vũ khí khi hoạt động trong rừng. Chúng thường phục kích để tấn công những nhóm nhỏ hoặc những người hoạt động đơn lẻ, dọc tuyến biên giới.
Và nếu chỉ tính riêng từ năm trăm dân thường vô tội ở đảo Thổ Chu bị giết ngay khi vừa giải phóng được bốn ngày " tức ngày 4/5/ 1975" Đến năm 1978, đã có ba mươi ngàn người mà phần lớn là dân thường của Việt Nam bị chúng tàn sát, dọc theo tuyến giáp ranh biên giới. Lãnh đạo nhà nước ta hết sức kìm chế để tìm giải pháp đàm phán hoà bình nhưng không có kết quả.
Tình hình biên giới Tây Nam lúc này nóng như một chảo lửa. Quân Khmer Đỏ tiếp tục gây tội ác. Chúng tự tay châm ngòi thùng thuốc súng đang nóng bỏng ấy bằng cách xua quân vào sâu bên trong lãnh thổ Việt Nam để chúc mừng tết độc lập lần thứ ba của Việt Nam bằng một cuộc thảm sát - Ba ngàn, một trăm năm mươi bảy người dân thường tay không tấc sắt ở xã Ba Chúc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang. Trong đó có hơn một trăm gia đình bị chúng giết không trừ lại một ai. Sau khi chúng rút đi, trong núi xác ấy chỉ còn lại được ba người may mắn sống sót. Hiện nay, vẫn còn hơn một ngàn hộp xương sọ của người dân Ba Chúc đang được lưu giữ tại đó để làm bằng chứng về tội ác chiến tranh của Khmer Đỏ dưới thời Pol Pot.

Cuối năm ấy, ngày mười ba tháng mười hai năm 1978, chúng phát động tấn công Việt Nam bằng mười chín sư đoàn với một trăm ngàn quân đồng loạt nổ súng dọc theo biên giới tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Khiến cho ba trăm ngàn người phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn lại cho chúng đốt, phá và... Cướp.
Lúc này, Việt Nam đã có đủ bằng chứng để đưa ra với dư luận quốc tế về sự gây hấn cũng như tội ác chiến tranh và nạn diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ. Để chính thức phát động tấn công, truy kích và đánh đuổi chúng ra khỏi thủ đô Phnom Penh. Giải phóng giúp cho người dân Campuchia lúc này đã bị bọn chúng tàn sát đến hai triệu người trong tổng số bảy triệu dân.

Cùng có mặt trong đoàn quân giải phóng ấy để trực tiếp cứu chữa cho thương binh và những người dân Campuchia đang ốm yếu. Bà Hiên mới biết hết sự man rợ khủng khiếp mà thế giới văn minh loài người hiếm có một bộ óc nào có thể tưởng tượng ra, cho dù có thông minh đến mấy.

Chỉ trong bốn năm cầm quyền, chế độ của Pol Pot đã giết được hai triệu đồng bào của chính mình. Và bằng những cách không tưởng. Bọn chúng đã phá vỡ mọi trật tự và quy luật tự nhiên của con người bằng nhiều cách như:
Chúng xua đuổi người dân từ thành phố về nông thôn để lao động sản xuất tập trung, hoàn toàn bằng sức người, không được phép dùng máy móc hay công cụ hỗ trợ sản xuất.
Chúng ưu tiên giết trước những người biết ngoại ngữ hoặc có yếu tố liên quan đến người nước ngoài. Tiếp đến là giới trí thức, ngành sư phạm và những người làm nghệ thuật. Sau đó chỉ tiêu giết được hạ dần xuống các lĩnh vực khác.
Chúng tách riêng những cặp vợ chồng đang sống hạnh phúc ra và tổ chức kết hôn lại với một người khác do chúng chỉ định. Nhưng vẫn phải ở chung một khu tập thể để làm việc, và phải quên tuyệt đối gia đình trước đó, nếu như có biểu hiện của sự quyến luyến... Chúng sẽ giết.
Chúng sử dụng những đứa trẻ để nghe lén chính bố mẹ của mình nói chuyện. Và những bố mẹ xấu số kia sẽ bị cắt cổ nếu như có một câu nói nào chúng không vừa ý, hoặc chúng cho rằng đó là biểu hiện của sự chống đối Ăng ka " tức chính quyền của Pol Pot".
Đối với bọn chúng "những hung thần áo đen" và tuổi đời còn rất trẻ ấy thì Ăng ka là trời, là tối thượng. Ăng ka ra lệnh giết ai thì kẻ đó sẽ phải chết, kể cả là đồng chí của chúng đang đứng bên cạnh. Vì bọn chúng đã được tẩy não để giết người đơn giản hơn giết một con gà.

Ngoài ra, chúng đã phát động một cuộc thi đua xem ai phát minh ra được những cách giết người rẻ tiền nhất, không tốn đạn thì sẽ được thưởng. Và từ cuộc thi đua ấy, chúng rất yêu thích giết người bằng cách đập sọ cuốc vào đầu cho óc văng ra... Dùng liềm, dùng dao, dùng cật nứa hoặc bất cứ một vật gì miễn đủ sắc để cắt đứt cổ họng...
Mức độ dã man tột cùng khi có những cuộc thảm sát tập thể rồi ném xác xuống ao nước, khi đống xác ấy thối rữa phân hủy ra thì những người sống sẽ phải cầm sào, mang xô xuống khuấy đều cho tan ra rồi múc từng xô nước đó lên để tưới rau. Nếu không muốn chết.
Thậm chí, chúng lùa cả gia đình ra sân tập trung rồi mổ bụng một người đang khỏe mạnh để móc lá gan ra cho người đó xem, trước khi chết. Và lá gan ấy sẽ được sắt nhỏ để nhét vào miệng bố mẹ và các thành viên còn lại...
Chúng còn nghĩ ra một thú tiêu khiển điên rồ, dã man rùng rợn đến mức, khiến cho người khác phải hóa điên hóa dại khi bắt cả gia đình đứng xem cảnh một người trong gia đình đó đang có con nhỏ bế trên tay. Khi chúng ra lệnh thì người mẹ phải bỏ đứa con của mình vào chiếc cối rồi dùng chày tự tay giã con mình. Nếu chống lệch, từng đứa con khác sẽ bị đập từng nhát sọ cuốc xuống đầu cho óc phọt tung toé... Và... Người mẹ ấy đã phá lên cười sằng sặc như man dại khi tự tay mình giã từng nhịp chày vào đứa con nhỏ của mình... Nát bét. Và cuối buổi thì người mẹ ấy cũng không thoát chết. Và còn vô vàn những điều man rợ khủng khiếp nữa mà người ta không thể nào thống kê cho hết được về tội ác diệt chủng mà chính quyền Khmer Đỏ đã gây ra cho nhân loại...
*****
Bà Hiên là những chiến sĩ của đợt đầu tiên kí vào lá đơn tình nguyện xung phong đi biên giới Tây Nam. Lúc ấy, tuy nói rằng bộ đội đi làm kinh tế, khai khẩn vỡ đất để trồng khoai sắn và nuôi heo. Nhưng thực ra, đó là những đơn vị đầu sóng ngọn gió giữ gìn an ninh biên giới vô cùng cam go và gian khổ, mạng sống bị đe dọa hàng đêm.
Và có lẽ, bà cũng là người của những đợt cuối cùng về nước sau mười năm làm nhiệm vụ quốc tế.
Tuổi thanh xuân tươi trẻ bị bỏ lại trong những cánh rừng chết chóc với những lần sốt rét ác tính đến trụi hết tóc, mặt mũi xanh xao, thân hình bủng beo vàng vọt. Những lần bị thương và chết hụt bởi mìn và những loạt đạn bất ngờ bắn ra từ trong rừng.

Từng đợt chiến sĩ sang đất bạn làm nhiệm vụ quốc tế rồi lại về, chỉ có mỗi mình bà là không biết đi đâu về đâu. Cứ mỗi lần có quyết định cho bà về nước thì lại một lần bà viết đơn xin được ở lại.
Cũng thật may mắn cho bà, vào những ngày tháng cuối cùng trên đất bạn, bà đã gặp được chồng của bà bây giờ. Một người thương binh bị thương nặng vì trúng mìn, khi ông và các đồng đội đang đi làm nhiệm vụ. Bà Hiên đã rút máu của mình ra để cứu mạng kịp thời cho người đồng đội trong lúc khẩn cấp nhất.
Ông tỉnh lại, cảm động trước hành động và sự chăm sóc chu đáo của bà, từ đó họ bắt đầu tìm hiểu về nhau và quyết định nhờ cấp trên đứng ra tổ chức đám cưới. Khi về nước, ông đưa bà về quê để ra mắt cha mẹ, họ hàng.
Cuối cùng, hơn nửa cuộc đời côi cút một thân một mình, không biết phải đi đâu về đâu thì bà đã có được một ngôi nhà nhỏ, ấm áp với tiếng cười đùa của con thơ và tình cảm yêu thương của chồng bù đắp lại cho bà.
*****

Bà Hiên về đến nhà, chồng bà vui quýnh quáng và vồn vã chạy ra mở cổng đón vợ. Hai ông bà xa nhau lâu ngày nên tối hôm ấy cứ ríu rít chuyện trò mãi đến khuya mà vẫn chưa buồn ngủ. Ông khoe với bà đủ các thành tích khi bà đi vắng, tuy một mình ông ở nhà nhưng gà vịt ông chăm béo tốt, vườn rau sau nhà ông cũng trồng được đủ mọi thứ rau xanh. Thứ nào cũng tươi tốt, bà Hiên về tha hồ mà ăn, thậm chí còn có rau để bán nữa.

Bỗng khoảng một tuần sau, hai ông bà phát hiện ra hình như có điều gì khác lạ. Không biết tại sao mà vườn rau của ông bà mới hôm nào xanh tốt là thế mà nay cứ héo rũ. Có những chỗ bị côn trùng ăn trơ cọng hẳn một đám to. Chồng bà Hiên kiểm tra kĩ rồi kết luận:
- Đây là một loài côn trùng lạ, chưa bao giờ thấy xuất hiện ở vùng này. Mặc dù ông bà đã dùng đủ loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng mà không hiệu quả. Mấy ngày sau nữa, chúng lại tiếp tục phá hoại vườn cây ăn trái. Mỗi sáng thức dậy, hai ông bà nhặt được cả rổ quả thối rụng dưới gốc cây. Mà thật lạ, loài côn trùng này chỉ phá vào ban đêm.

Có hôm, sáng ngủ dậy ông bà ra vườn cây sau nhà, bỗng phát hiện ra xác của mấy con chim tối tối vẫn thường bay về ngủ trên cành cây nơi góc vườn. Không biết chúng chết từ hôm nào, nhưng sờ tay vào thì thấy không còn thịt. Chỉ còn mỗi bộ vỏ bên ngoài bọc lấy khung xương.
Hai ông bà đều rất thắc mắc và khó hiểu, bởi càng ngày càng xuất hiện nhiều những hiện tượng quái gở. Lại một hôm khác gần đây, buổi sáng ngủ dậy bà Hiên đi cho gà ăn. Bà bỗng phát hiện có con gà mẹ đêm qua chết trong chuồng, bà nghĩ có thể là bị rắn cắn nên đem đi chôn. Nhưng vài ngày sau, sáng dậy lại thấy có ba con gà chết một lúc. Bà kiểm tra kĩ thì không thấy vết cắn, bà Hiên tiếc của nên đem ra thịt. Khi mổ con gà ra, bà Hiên vô cùng hoảng sợ... Cả ba con gà đều bị mất hết nội tạng một cách bí ẩn... Bà gọi toáng lên cho ông chạy đến cùng xem. Vừa nhìn thấy cảnh ấy, mặt ông cũng... Biến sắc.

Đêm qua, hai ông bà lại rì rầm nói chuyện mãi vẫn chưa ngủ được. Hình như nhà cửa đêm nay có điều gì đó... Không bình thường. Đến nửa đêm, khi hai ông bà đang thiu thiu ngủ thì bỗng nghe thấy một tiếng động nhẹ ở gian nhà ngoài. Ông dậy cầm đèn pin soi kiểm tra thì phát hiện có một con chuột chết, ngửa mặt lên nhìn kĩ và ông nhận định rằng con chuột này rơi từ trên nóc nhà xuống chứ không phải con mèo mướp của ông bà tha ở nơi khác về. Ông mở cửa để cầm con chuột chết ấy đem ra ngoài vứt. Nhưng khi vừa chạm tay vào, bỗng ông nhíu mày lại... Hiện tượng cái chết của con chuột giống hệt như mấy con chim nơi góc vườn... Chỉ có cái vỏ rỗng bên ngoài bọc bộ xương bên trong, hoàn toàn không còn thịt. Ông bật điện ngoài sân cho sáng rồi cầm con chuột đi ra, chợt ông phát hiện thấy con mèo mướp hôm nay rất lạ. Biểu hiện của nó rất khác ngày thường... Bộ lông mượt mà của nó bây giờ tự nhiên xù dựng ngược lên, móng vuốt như thò dài ra, sắc nhọn. Đặc biệt là vẻ mặt và đôi mắt của nó... Một vẻ mặt dữ tợn với một đôi mắt... Sáng quắc...Ông nhìn quanh quẩn nhưng không thấy con chó mực, không biết nó chạy đi đâu. Khi ông quay vào nhà đóng cửa đi ngủ thì mới nghe tiếng động ở dưới gầm giường. Ông lấy đèn soi xuống... Thì ra là con mực. Lạ thật, mọi hôm nó nằm ở giữa cửa trông nhà, lâu lâu lại đi vòng ra đằng trước đằng sau canh gác. Thế mà bây giờ nó lại cụp đuôi chui vào gầm giường nằm im như sợ hổ...

Đến gần sáng, đang ngủ mơ màng chợt bà Hiên tỉnh giấc... Bà cảm thấy trong người bức bối khó chịu, gian buồng hôm nay oi nồng ngột ngạt quá. Trước khi đi ngủ, không hiểu sao chồng bà đóng kín hết cả cửa sổ lại... Giường ngủ của ông bà kê trong gian buồng của ngôi nhà cấp bốn. Ngay sát giường ngủ có một chiếc cửa sổ nhìn ra phía sau nhà. Ở hướng ấy có vườn cây, ao cá, ban đêm chỉ cần mở cửa sổ ấy ra là gió lùa vào mát rượi, không cần phải bật quạt... Bà Hiên mắt nhắm mắt mở nhổm người dậy để với tay mở cửa sổ ra cho mát... Nhưng... Bà bỗng hết hồn thụt lùi lại... Khi cánh cửa vừa bật chốt bung ra thì cũng là lúc bà đứng tim... Miệng cứng đơ... Mắt mở trừng trừng nhìn ra phía ấy... Ngay trước mặt bà... Bóng một người cụt đầu... Đang đứng lù lù sát bên ngoài cửa sổ... Màu đen sì của nó in trên nền mặt nước ao bàng bạc phía sau nhà khiến cho bà thấy rất rõ. Bà Hiên vì quá sợ... Người mềm nhũn ra rồi từ từ đổ bịch vào người chồng... Run lên bần bật.
****
Sáng nay, bà vẫn còn chưa kịp hoàn hồn thì lại nghe được một tin dữ khiến cho mắt bà hoa lên, đứng không vững... Con trai bà gọi điện về rất sớm... Mặt bà đang bình thường, bỗng chuyển sang tái nhợt khi vừa mới nghe con trai nói được đúng bảy câu đầu tiên:
- Mẹ ơi... Đêm...Qua...Con...Gặp...Ma.
Chân tay bà Hiên bắt đầu run lên lẩy bẩy. Bà từ từ ngồi xuống ghế để nghe con kể tiếp...
Thì ra, con bà đã phải chịu đựng nỗi sợ hãi giống như mẹ suốt một tháng nay, kể từ ngày bà về quê. Ngay sau khi bà về khỏi, vợ chồng con trai bà đã gặp rất nhiều những hiện tượng tương tự như bà đã từng gặp... Đặc biệt là mấy ngày gần đây, thằng cháu nội rất hay có biểu hiện... Đau bụng quằn quại vào ban đêm.

Vừa nghe đến chi tiết... Thằng cháu nội đau bụng...Bỗng... Bà Hiên giật nảy người, như muốn chồm ra khỏi chiếc ghế đang ngồi. Giống như bà vừa chạm vào một luồng điện cực mạnh. Nhưng luồng điện này không dừng lại ở gáy, mà nó chạy thẳng lên não. Nó giúp khai thông hết những chỗ u ám bí bách trong suy nghĩ của bà lâu nay. Nó khiến cho đầu óc của bà như nhẹ bẫng đi, cảm giác thông thoáng hẳn. Gần như ngay lập tức, bà Hiên liên tưởng đến bộ lòng gà, từ bộ lòng gà kéo theo một chuỗi hình ảnh của các vấn đề, hiện ngay lên óc của bà, rõ mồn một... Từ đôi đũa bát không có người ăn trong quán, đến vườn rau, con chim, con chuột, con chó con mèo và cuối cùng là ông ta... Nhưng... Vấn đề chính ở đây không phải ông ta, người cụt đầu... Mà vấn đề chính và chìa khóa để mở ra mọi điều bí ẩn đang nằm ở nơi lão già trưởng nhóm kia... Chính lão ta đã thắt chặt nút thắt này lại. Vậy thì chỉ có lão già đó mới mở được...
Bất chợt, bà Hiên như sực nhớ ra điều gì. Bà đưa tay mở ngăn kéo dưới gầm bàn, lấy nó ra, và từ từ giơ ra trước mặt...

Luồng điện cực mạnh phát ra từ cuộc điện thoại của con trai cũng đã kích hoạt tình mẫu tử, tình yêu thương con cháu vô bờ bến, vô điều kiện của bà Hiên bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết. Bản năng của một người mẹ trỗi dậy ghê gớm trong lòng bà với tinh thần bảo vệ cho con bằng tất cả tình thương và khả năng mà mẹ có. Những thứ ấy, đồng thời kéo theo bản lĩnh chiến đấu của một người chiến sĩ sẵn có trong con người của bà trước cái xấu và cái ác.
Tất cả những điều ấy cùng trỗi dậy trong lòng bà một lúc, nó đã khiến cho ngọn lửa giận dữ của bà Hiên bốc lên ngùn ngụt... Mặt nóng bừng bừng... Chân tay bà đã hết run từ lúc nào.
Còn đôi mắt, đôi mắt của bà lúc này đỏ rực... Vằn lên những tia máu và nhìn xoáy vào như thiêu như đốt tấm danh thiếp đang giơ ra trước mặt...
Tiếp nhá Lão ây

Bà Hiên bị quỷ đi theo về quê rồi, nó cùng bà đi vào quán cơm kia
Âm linh này đi theo, xuất hiện nhiều nơi, hoành hành đủ kiểu, lộ diện cả ban ngày, Level cao đây
 

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,545
Động cơ
255,839 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Tiếp nhá Lão ây

Bà Hiên bị quỷ đi theo về quê rồi, nó cùng bà đi vào quán cơm kia
Âm linh này đi theo, xuất hiện nhiều nơi, hoành hành đủ kiểu, lộ diện cả ban ngày, Level cao đây
Lão cái dì cũng tỏ :P
E ko hiểu dụng ý tác giả xen các đoạn lịch sử chiến tranh hiện đại vào lzi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top