Thượng Đế ở đây là nói về khái niệm chung như " là Giới Lãnh đạo tối cao " quản lý các cõi Âm dương đang tồn tại thực chứ không phải cụ thể 1 nhân nào trong tôn giáo. mà dân gian thường nói đơn giản là Ông Trời.
Còn Thượng đế đề cập trong các tôn giáo, là nhân vật do tôn giáo đó XD lên. Để chỉ 1 nhân vật tối cao, có quyền năng nhất (Thượng đế trong một tôn giáo, hoặc trong giáo phái nào đó có thể đúng có thể không đúng (do tưởng tượng) với Thượng Đế thực tại, hoặc họ chỉ là mức Vị thần chứ không phải là thượng Đế, có khi họ không có thực), Không phải mỗi tôn giáo ghi trong kinh có 1 Ông thượng đế, là thực tại có nhiều Ông Thượng đế của các tôn giáo đó đều tồn tại.
Phật Thích Ca là một người thực, tên đầy đủ Kiều Tất La Thích Ca Tất Đạt Đa thuộc Dòng tộc Thích Ca, (là một gia tộc chính trị, đứng đầu một cộng đồng gia tộc cao quý , tại Nepan, Ấn Độ). Ngài đã bỏ nhà đi tu và tu hành rồi đắc đạo. Sau đó Ngài Thích Ca đi truyền đạo cho mọi người biết rõ hơn về đạo Phật. Sau này các Phật tử mới gọi Ngài là "Phật Thích Ca". Chứ lúc còn tại thế, Ngài được coi như là giáo chủ, là Tổ sư sáng lập ra Đạo Phật (chức năng giống như Giáo Chủ 1 môn phái, tôn giáo nhưng ở mức cao quý, long trọng hơn nhiều lần).
Sau khi mất, Ngài về Trời và trở lại thành Chánh quả Phật gọi là Ngài Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Sau đó kinh ghi chép lại mới, cho biết Ngài là vị Bồ tát được đầu thai xuống để truyền bá Đạo Phật, để cứu rỗi chúng sinh , sau đó Ngài trở lại Cõi Trời. Vì Thế, trong các kinh Phật, nói về Phật Thích Ca như là Giáo chủ (là hóa thân Phật), còn các Đức Phật khác là Đức Thế Tôn, Đức Đại Nhật Như Lai, Phật A Di Đà, Phật TỳLô Giá Na (là Báo Thân Phật).
Phật Thích Ca bản Thân Ngài đã là quả vị Phật , sau đó Ngài hóa thân làm người (Thái Tử), sau đó Ngài đi tu, đắc đạo, rồi truyền bá đạo Phật , để giáo hóa chúng sanh,... đó là Ngài thi hành sứ mạng theo hoạch định sẵn, chứ không phải ngẫu nhiên, hay vui vui, tùy hứng muốn xuống trần chơi. (Cũng tương tự Chúa Jesus cũng đầu thai để thi hành nhiệm vụ của Chúa...),
Việc Phật Thích Ca xuống trần là do nhiệm vụ do Thiên Định ra trước, (nói nôm na là Ông Trời - Thượng đế cử ngài xuống), chứ không phải Ông Ngọc Hoàng Thượng Đế cử ngài xuống như kiểu cấp trên cấp dưới.
Trưởng lão tỷ-kheo Anuruddha (A-nan-luật-đà) ca ngợi công hạnh của Ðức Phật Thích Ca, rồi kết luận:
Thế Tôn cũng là một con người như chúng ta, nhưng nhờ phát đại nguyện cứu khổ chúng sanh, rồi dũng mãnh tinh tấn tu Bát Chánh Ðạo, thực tập thiền quán mà trở thành bậc Ðại Giác, có đầy đủ trí huệ rộng lớn, đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, có đầy đủ phương tiện thiện xảo chỉ dạy và hướng dẫn chúng sanh hết mê được ngộ, thoát khổ được vui, biết phương pháp tu tập để tự giải thoát khỏi cảnh sanh tử luân hồi, vào cảnh niết-bàn an lạc thanh tịnh. Này các huynh đệ, để đền đáp ơn Thế Tôn, chúng ta hãy nương theo lời giáo huấn của Thế Tôn và noi theo gương sáng của Thế Tôn mà tinh tấn tu tập Bát Chánh Ðạo, cố đạt cho kỳ được mục tiêu giải thoát.