Kính thưa các Bác ! Chả là e có chuyện buồn như thế này . E có thằng e ban rất thân. E giúp cho nó biết bao nhiêu cơ hôi để làm ăn mua bán gỗ đến hết năm 2009 thì nó ăn chơi mất khả năng thanh toán nhưng e ko biết là nó lừa đảo nhiều người để mượn tiền nhưng ko giao hàng . E nghe lời nó cùng lập Công ty với nó để kinh doanh .Công ty do nó làm giám đốc đại diện pháp luật. E ruột nó làm PGD và e thì cũng PGD. E và nó cùng dùng tài sản cá nhân của mình là 2 ngôi nhà để bão lãnh cho nó vay vôn ngân hàng 3,4ty, Tài sản của e được NH định giá là 2ty , của nó được NH định giá là 1,6 ty để cấp hạn mức 20 ty . khoản 02 tháng sau e xin rút tên khỏi Công ty và chuyển nhượng lại vốn cho nó nhưng tài sản bão lãnh thì vẫn còn ở ngân hàng. Trong quá trình kinh doanh nó đã trả nợ được 1,27 ty còn nọ ngân hàng 2,13 ty. Nó lại thu tiền bán hàng tiêu sài cá nhân hết 1ty ( nó lấy tiền ko có phiếu chi của khách hàng, tuy nhiên theo quy định là phải khách hàng phải thanh toán qua ngân hàng nên theo sổ sách kê toán thì khách hàng vẫn còn nợ 2,15 ty mà thực tế thì không có nợ mới chết ). Khách hàng khác xiết nợ nó 1,3 ty vì nó nợ người ta 2 ty. Giờ đến hạn ngân hàng nó và ba nó ( Ba nó là Bí thư **** ủy khối DN mới về hưu đựoc nó ký hợp đồng làm trợ lý cho nó ) nói là không có khả năng trả nợ ngân hàng và đề nghị ngân hàng phát mãi tài sản chia theo tỷ lệ tài sản đảm bảo. Mọi lỗi là do nó gây ra giờ ba nó nói cùi như thế e tức chịu không nỗi nên lên đây tâm sự nhờ các Bác cao kiến chỉ giúp e vài chiêu để e xử vụ này. Cám ơn các Bác nhiều !
Buồn.
E chân thành cám ơn các Bác . Nhưng tài sản của thằng đó cùng tài sản của e vẫn nằm ở Ngân hàng . Tài sản nó ngân hàng định giá 1,6 ty nhưng giá thị thường hiện nay bán được khoảng 2,8 ty. Nó làm giám đốc Công ty TNHH . E thì rút tên và chuyển nhựong vốn cho nó rồi . E không biết Ngân hàng sẽ xử lý tài sản nó trước hay của e . Theo e biết nhiều tài sản đảm bảo cho 1 vụ việc thì chỉ sử dụng 01 tài sản duy nhất để pahst mãi nếu không đủ thì phát mãi tiếp TS khác đến khi nào trả hết gốc và lài cho ngân hàng . Nhờ Các Bác Chỉ giáo . Tối nay e cũng muốn liều mạn với nó . Nhà e có 4 thăng con trai còn nhà nó có 02 thàng nếu đổi nhau nhà e vân còn 2 và nhà nó mất hết . Liều
Em xin làm quạt mo cho cụ thía lày (nghề của em làm 12 năm nay rùi mà):
1. Số liệu của cụ chưa rõ ràng, ko thống nhất nên em chưa có lời giải cụ tỷ cho cụ được. Tuy nhiên, cụ muốn làm gì cũng phải nhìn lại, ông bố nó có thực lực như thế nào? Có còn vây cánh, thế lực gì ko? Có còn xiền ko? Bố con nó có là Bá Kiến và Lý Cường thì mới làm chứ bố con nó sắp đổi sang họ Chử thì gõ làm giề cho mệt!
2. Cụ có giữ bản Hợp đồng bảo lãnh/thế chấp bằng tài sản cho bên thứ 3 vay vốn ko? Nếu ko có, cụ có thể đề nghị NH sao cho 1 bản, cả cái nhà của nó, cả cái của cụ. Cụ kiểm tra Điều 1 của Hợp đồng xem nghĩa vụ được bảo đảm của cụ được Ngân hàng ghi thía lào nhá! Nếu ghi chung chung là đảm bảo cho nghĩa vụ vay vốn ko quá xxx đồng thì xem mục 3, nếu ghi là đảm bảo cho Hợp đồng tín dụng số yyy ngày zz thì sang mục 4;
3. Nếu Hợp đồng ghi chung chung là đảm bảo cho nghĩa vụ tiền vay không quá xxx đồng thì chia buồn với cụ, về nguyên tắc, cụ sẽ phải chia theo tỷ lệ, nhưng em đồ rằng phương án này có xác suất không cao. Cụ chỉ còn chọn 1 trong 2 phương án:
+ Phương án 1: Cụ chấp nhận để NH phát mại và khởi kiện bố con nhà nó tội lừa đảo (làm đúng luật, như Tây). Tuy nhiên, phải ngó ông Bí thư Tỉnh ủy trước vì kiện cáo liên quan đến người nằm trong thường vụ (Bố nó chắc chắn phải ở chân đó) cho dù vừa nghỉ hưu đều được thông qua Ban thường vụ;
+ Phương án 2: Cụ dùng Đông - Tây y kết hợp, thượng sách là tìm đến nhà Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc CA tỉnh nhận làm bố nuôi, vụ này em nghĩ tốn khoảng 50-100 củ gì đó. Có 2 ông bố nuôi này thì bố con nhà thằng kia ko trả mới lạ
Nếu ko dám dùng cách này, cụ có thể dùng trung sách nhẹ nhàng hơn, mời 1 phóng viên đến, trả khoảng 10-20 củ để đồng chí ấy đưa vụ việc lên báo, chắc cũng OK. Hạ sách là cụ bỏ ra 10-20 củ, phân công mấy thằng em xã hội canh giữ đưa đón cả nhà nó trong khoảng 1-2 tháng, chắc cũng phải lòi tiền ra.
4. Trong trường hợp Hợp đồng ghi là đảm bảo cho Hợp đồng tín dụng xxx ngày yy thì cụ yêu cầu NH sao kê cho cụ HDTD đó xem dư nợ nó còn bao nhiêu. Nếu còn ít thì cụ ngậm ngùi trả học phí để giữ lại được nhà. Nếu còn nhiều, cụ có thể áp dụng 2 phương án trong mục 3.
Hy vọng em quạt 1 lúc như thía, cụ cũng hạ hỏa được chút ít. Cụ phải bình tĩnh, sáng suốt đấy nhá! Nếu hứng, cung cấp thêm thông tin thì em quạt mo tiếp!