Có thế bạn chưa biết, người nhận giải Nobel hòa bình Obama chính là người đã gây ra 7 cuộc chiến dưới thời kỳ ông ta nắm quyền ở Mỹ. Trung bình mỗi ngày ông ta cầm quyền 71 quả bom " dân chủ" được ông ta ban phát ra khắp thế giới hơn người tiện nhiệm cựu Tổng thống George W. Bush. Ông Obama cũng là người duy trì chiến tranh trong nhiệm kỳ của mình lâu hơn bất kỳ Tổng thống nào trong lịch sử nước Mỹ.
1. Afghanistan
Obama chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh dài nhất của Mỹ khi ông lên nắm quyền năm 2009, và giống như người tiền nhiệm, ông đã ra lệnh các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu phiến quân ở nước này. Chiến dịch trên không, với sự tham gia của cả máy bay không người lái và có người lái, là mối bất hòa lớn giữa Mỹ và chính quyền địa phương khi số dân thường thiệt mạng liên tục tăng cao.
Hồi tháng 5, Obama tuyên bố kế hoạch rút hầu hết lực lượng Mỹ ở Afghanistan vào cuối năm nay, chỉ để lại khoảng 10.000 binh sĩ để duy trì an ninh và huấn luyện cho phía Afghanistan. Với sự xác nhận của tân tổng thống Afghanistan, giới chức Mỹ dự kiến Hiệp định An ninh Song phương đã được chờ đợi từ lâu sẽ sớm được ký kết, cho phép lực lượng Mỹ còn lại tiếp tục duy trì.
2. Pakistan
Giống như ở Afghanistan, các phiến quân bị máy bay không người lái Mỹ tiêu diệt, gây ra những phẫn nộ tương tự khi dân thường bị chết oan trong những cuộc tấn công vào các đồn bốt khả nghi của Taliban. Obama nhận thức được mối quan ngại đó trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại học Quốc phòng năm 2013. Ông nói rằng các cuộc không kích của Mỹ khiến dân thường thiệt mạng có thể kích động chủ nghĩa cực đoan.
3. Libya
Tháng 3/2011, Obama tuyên bố Mỹ sẽ tham gia một liên minh không kích vào Libya. Động thái này diễn ra sau một nghị quyết của Hội đồng Bảo an cho phép sử dụng lực lượng để bảo vệ dân thường Libya và dù thay đổi chế độ không phải là mục tiêu được nêu ra của Obama ở đầu chiến dịch, các cuộc không kích cuối cùng đã kết thúc với cái chết của nhà lãnh đạo lâu năm Moammar .
Kể từ đó tình hình an ninh ở Libya trở nên xấu đi. Năm 2012, 4 người Mỹ đã bị giết trong một cuộc tấn công vào khu phức hợp của Mỹ ở Benghazi, và tháng 7 năm nay, sứ quán Mỹ ở Tripoli cũng phải sơ tán vì bạo lực.
4. Yemen
Đối mặt với mối đe dọa từ al-Qaeda ở bán đảo Arab, chính quyền Obama đã đẩy mạnh đáng kể việc sử dụng các máy bay không người lái có vũ trang. Gần 100 cuộc tấn công đã diễn ra từ năm 2009, tiêu diệt hàng trăm phiến quân, nhưng cũng có nhiều dân thường chết oan.
Al-Qaeda ở bán đảo Arab có trụ sở tại Yemen là đầu não của nhiều mối đe dọa với Mỹ, trong đó có âm mưu đánh bom giấu trong quần lót bất thành trên một chuyến bay đến Mỹ năm 2009.
5. Somalia
Tại Somalia, các phi cơ không người lái của Mỹ nhắm vào các phiến quân dính líu đến al Shabaab, mạng lưới khủng bố gây ra vụ tấn công năm ngoái vào một trung tâm thương mại ở Kenya. Đầu tháng này, lính biệt kích Mỹ, với sự yểm trợ của máy bay không người lái, đã tiêu diệt được thủ lĩnh của nhóm này là Ahmed Godane.
6. Iraq
Viện dẫn cuộc khủng hoảng nhân đạo và những mối đe dọa tiềm ẩn với các lợi ích của Mỹ, ông Obama đã ra lệnh không kích Iraq vào tháng 8 vừa qua và trở thành tổng thống thứ 4 liên tiếp tiến hành hoạt động này ở quốc gia Trung Đông. Chính phủ Iraq, trước thế áp đảo của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở nhiều vùng lãnh thổ, rất hoan nghênh hành động của Mỹ.
Chiến dịch này được mở rộng vào tháng 9, khi ông Obama tuyên bố sẽ bắt đầu tập trung vào các mục tiêu liên quan đến IS. Thay vì tìm kiếm sự chấp thuận từ các nghị sĩ, Obama cho biết ông sẽ dựa trên sự ủy quyền của quốc hội từ năm 2001 cho phép tổng thống truy kích al-Qaeda để hành động.
7. Syria
Mặt trận mới nhất của Obama đã bị tàn phá bởi cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua. Tổng thống Mỹ từng ngấp nghé khả năng không kích Syria vào năm 2013, sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc tấn công dân thường bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, sau khi quốc hội tỏ ý ngần ngại, Obama đã lùi bước, chấp nhận một thỏa thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học của Syria.
Một năm sau, trước mối đe dọa từ IS và nhóm Khorasan tách ra từ al-Qaeda, Obama cuối cùng đã cho phép không kích vào các mục tiêu khủng bố cùng một liên minh gồm các nước Arab.
Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến II, Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh mà không có một nghị quyết của Liên Hợp Quốc, sự tham gia của NATO, nghị quyết của Liên đoàn Arab về ủng hộ hành động quân sự, một sự ủy quyền cụ thể của quốc hội về tiến hành chiến tranh ở nước khác và cả sự chấp thuận từ nước chủ nhà.
Đó chưa kể các cuộc can thiệp thô bạo nhằm thay đổi chính quyền các nước khác, như ucraina