Nhà cháu đọc tin này:
Chưa ghi nhận tác động của phóng xạ tới Việt Nam
* Dùng “siêu Mặt trăng” lý giải thảm họa là không có cơ sở
(ANTĐ) - Trận siêu động đất ở Nhật Bản đã gây ra các vụ nổ nhà máy hạt nhân không khỏi khiến dư luận lo ngại về ảnh hưởng của khói, bụi phóng xạ liệu có tác động đến môi trường Việt Nam. Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) cho biết, viện này vẫn đang theo dõi sát diễn biến của các nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản và sẽ có những cảnh báo sớm nhất nếu có tác động tới Việt Nam.
Ông Vương Hữu Tấn cho hay, Viện NLNTVN đã yêu cầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào thì phải thông báo ngay cho Viện NLNTVN. Đến nay, chưa ghi nhận có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ tại 2 trạm của Viện NLNTVN.
Ngoài ra, Viện NLNTVN đã nghiên cứu bản chất của sự cố để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Sơ bộ cho thấy, thiết kế toà nhà lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản là tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ richter và sóng thần. Song, những nhà máy này được xây dựng từ những năm 1970 và 1980 thuộc thế hệ thứ 2, nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng. Đối với Việt Nam đã nêu rõ, sử dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại, đảm bảo độ an toàn và kinh tế. Những lò phản ứng thế hệ thứ 3 mà Việt Nam lựa chọn có đặc tính an toàn thụ động nếu xảy ra sự cố tương tự, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tượng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung.
Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản có 8 nhà máy điện hạt nhân. Trong số đó, có 3 nhà máy không bị ảnh hưởng, các tổ máy vẫn vận hành bình thường; 5 nhà máy ở trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó, 2 nhà máy Fukushima Daiichi và Fukushima Daini bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ba lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi đã mất khả năng làm lạnh sau khi động đất gây sóng thần làm mất điện. Các máy phát điện dự phòng bị nhấn chìm bởi sóng thần khiến lò phản ứng không thể hạ nhiệt. Các kỹ sư và công nhân nhà máy phải bơm nước biển vào để hạ nhiệt.
Sau trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản, nhiều thông tin cho rằng, trận động đất gây sóng thần này có nguyên nhân từ hiện tượng, vào ngày 19-3 tới, Mặt trăng sẽ cách Trái đất khoảng 356.578km. Đây là khoảng cách rất gần làm cho Mặt trăng sáng và lớn hơn bình thường và được gọi là "siêu Mặt trăng". Trước thông tin này, ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trên cơ sở khoa học tôi khẳng định không có chuyện này, nhận định này là tầm phào, không có cơ sở khoa học. Thực tế Mặt trăng chỉ có khả năng gây nên hiện tượng thủy triều vì do lực hấp dẫn làm cho nước biển kéo về phía Mặt trăng. Tương tự, Mặt trời cũng có khả năng tạo ra thủy triều, tuy nhiên do nằm xa Trái đất nên sức hút thấp hơn so với Mặt trăng.
Ngân Tuyền
Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/www.anninhthudo.vn/Chua-ghi-nhan-tac-dong-cua-phong-xa-toi-Viet-Nam/5870842.epi
Từ sáng đến giờ bị spam nhiều quá, híc... chả biết bị phóng gì kông nhưng ảnh hưởng công việc
Chưa ghi nhận tác động của phóng xạ tới Việt Nam
* Dùng “siêu Mặt trăng” lý giải thảm họa là không có cơ sở
(ANTĐ) - Trận siêu động đất ở Nhật Bản đã gây ra các vụ nổ nhà máy hạt nhân không khỏi khiến dư luận lo ngại về ảnh hưởng của khói, bụi phóng xạ liệu có tác động đến môi trường Việt Nam. Ông Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (NLNTVN) cho biết, viện này vẫn đang theo dõi sát diễn biến của các nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản và sẽ có những cảnh báo sớm nhất nếu có tác động tới Việt Nam.
Ông Vương Hữu Tấn cho hay, Viện NLNTVN đã yêu cầu Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt và Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân Hà Nội tổ chức quan trắc phóng xạ môi trường tại 2 trạm quốc gia do 2 đơn vị này quản lý. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào thì phải thông báo ngay cho Viện NLNTVN. Đến nay, chưa ghi nhận có bất kỳ một sự bất thường nào về phóng xạ tại 2 trạm của Viện NLNTVN.
Ngoài ra, Viện NLNTVN đã nghiên cứu bản chất của sự cố để có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình trong chương trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam. Sơ bộ cho thấy, thiết kế toà nhà lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản là tương đối tốt, chịu được động đất lớn đến 9 độ richter và sóng thần. Song, những nhà máy này được xây dựng từ những năm 1970 và 1980 thuộc thế hệ thứ 2, nên nguyên lý an toàn thụ động chưa được áp dụng. Đối với Việt Nam đã nêu rõ, sử dụng thế hệ lò phản ứng hiện đại, đảm bảo độ an toàn và kinh tế. Những lò phản ứng thế hệ thứ 3 mà Việt Nam lựa chọn có đặc tính an toàn thụ động nếu xảy ra sự cố tương tự, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tượng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung.
Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản có 8 nhà máy điện hạt nhân. Trong số đó, có 3 nhà máy không bị ảnh hưởng, các tổ máy vẫn vận hành bình thường; 5 nhà máy ở trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đó, 2 nhà máy Fukushima Daiichi và Fukushima Daini bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ba lò phản ứng hạt nhân của nhà máy Fukushima Daiichi đã mất khả năng làm lạnh sau khi động đất gây sóng thần làm mất điện. Các máy phát điện dự phòng bị nhấn chìm bởi sóng thần khiến lò phản ứng không thể hạ nhiệt. Các kỹ sư và công nhân nhà máy phải bơm nước biển vào để hạ nhiệt.
Sau trận động đất kinh hoàng tại Nhật Bản, nhiều thông tin cho rằng, trận động đất gây sóng thần này có nguyên nhân từ hiện tượng, vào ngày 19-3 tới, Mặt trăng sẽ cách Trái đất khoảng 356.578km. Đây là khoảng cách rất gần làm cho Mặt trăng sáng và lớn hơn bình thường và được gọi là "siêu Mặt trăng". Trước thông tin này, ông Lê Huy Minh, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết, trên cơ sở khoa học tôi khẳng định không có chuyện này, nhận định này là tầm phào, không có cơ sở khoa học. Thực tế Mặt trăng chỉ có khả năng gây nên hiện tượng thủy triều vì do lực hấp dẫn làm cho nước biển kéo về phía Mặt trăng. Tương tự, Mặt trời cũng có khả năng tạo ra thủy triều, tuy nhiên do nằm xa Trái đất nên sức hút thấp hơn so với Mặt trăng.
Ngân Tuyền
Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/www.anninhthudo.vn/Chua-ghi-nhan-tac-dong-cua-phong-xa-toi-Viet-Nam/5870842.epi
Từ sáng đến giờ bị spam nhiều quá, híc... chả biết bị phóng gì kông nhưng ảnh hưởng công việc