Nợ công thế này mà Bộ Giao lại đang định trình cái dự án đường sắt tốc độ cao 54 tỷ $ thì vỡ nợ à các cụ.
đúng trọng tâm.mẽo nợ công bằng đô mẽo và NN mẽo có thể in đôla
Giải pháp đơn giản mà. Ai mang nộp đủ vào kho bạc nhà nước phần của mình là 40tr thì được cấp giấy chứng nhận công dân ưu tú KHÔNG NỢ NẦN AI CẢ lịch sử tín dụng loại A+++ vay thoải mái.Cụ không phải dạy khôn nhé! Sắp tới sẽ thu phí công đoàn theo lương BHXH không phân biệt doanh nghiệp có tổ chức công đoàn hay không. Tăng phí đường bộ các dự án BOT....
Cụ nhầm nhé, NN mẽo nào in được đôla, FED in dola nhé, FED chẳng sợ Trump, chẳng sợ bố con thằng nào hết, đố ai bảo nó in được dola đấy, NN mẽo ư, xin nó giảm mấy điểm lãi suất nó còn nâng lên đặt xuống ấy chứ mà đòi đi in đôla trả nợ =]]]Lại "tự sướng" rồi
- 20% top mẽo đóng thuế 90% rồi thì dân "nghèo" mẽo coi như chả phải đóng thuế nhiều, nên có "trả nợ" thì cũng là do tụi dân giàu mẽo trả nợ
- mẽo nợ công bằng đô mẽo và NN mẽo có thể in đôla, khác hẳn với đa số các nước khác. Tín dụng mẽo lúc nào cũng đầu bảng triple A; cái quan trọng của vay nợ là cái điểm tín dụng này (khả năng trả nợ)
Nên câu bôi đậm trên của cu đúng là thẩm du; đếch có thằng mẽo nào muốn đổi "quốc tịch" với VN đâu; có chăng chỉ chiều ngược lại hehe
Ơ, không vay tiếp thì lấy đâu ra tiền mà trả nợ đến hạn?Nợ công thế này mà Bộ Giao lại đang định trình cái dự án đường sắt tốc độ cao 54 tỷ $ thì vỡ nợ à các cụ.
Cụ lại nhìn ngắn.Sao cái ông phó chủ nhiệm này hỏi câu ngu thế nhỉ. Ông lại cố tình đẩy cho là người dân hỏi, đất nước nào mà ko phải vay mượn để đầu tư phát triển.
Còn mình ko hiểu, sao năm nay cứ thúc các địa phương giải ngân, nếu ko đảm báo đúng quy trình mà gây thất thoát, lãng phí thì tội mới lớn. Còn chưa giải ngân đc, đem gửi ngân hàng để lấy lãi suất, hoặc trả nợ cũ, chứ cứ phát hành thêm trái phiếu làm gì.
Quản trị nợ quốc gia, cũng giống như gia đình vậy, phải tính toán kỹ, chứ ko phải cứ hô hào chi tiêu đi, thiếu đâu đi vay là chết.
Cháu thắc mắc là nợ nhiều thế thì do ai vay, và vay làm gì? Cháu không vay mà vẫn phải trả nợ là sao?Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng cho biết, với dự toán nợ công năm 2021 lên đến 4 triệu tỉ đồng, thì từ trẻ sơ sinh cho tới người già sẽ phải “gánh” hơn 40 triệu đồng nợ công.
“Đó là vấn đề nhức nhối”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng bình luận khi thảo luận tại tổ ngày 2.11 về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2020, kế hoạch năm 2021.
Thu ngân sách 2021 giảm 11%
Ông Dũng kể lại vào thời điểm đầu nhiệm kỳ, có cử tri chất vấn ông rằng, tại sao họ không làm gì mà con họ phải gánh 30 triệu đồng nợ công? “Tới cuối nhiệm kỳ thì từ 30 triệu mỗi người nay đã tăng lên 40 triệu đồng”, ông Dũng nói.
Liên quan tới nợ công, ông Dũng cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn, kỹ hơn về con số trả nợ trực tiếp. Theo ông Dũng, năm 2020, số trả nợ trực tiếp là hơn 318.000 tỉ đồng, chiếm hơn 27% thu ngân sách.
Theo dự toán, năm 2021, số dùng trả nợ trực tiếp là hơn 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách.
“Chúng ta hình dung thu 100 đồng mà phải trả nợ 27 đồng thì an ninh, an toàn tài chính quốc gia là rất khó khăn”, ông Dũng lo ngại.
Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng, chi thường xuyên năm 2020 vẫn còn cao, theo báo cáo lên tới 63,4%. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển là “một câu chuyện buồn của năm 2020”.
“Đành rằng nói do dịch Covid-19, rồi thận trọng, thiên tai bão lũ, nhưng 9 tháng, chúng ta mới chỉ giải ngân 57,2% so với dự toán. Đặc biệt, giải ngân ODA chỉ đạt 24,8%, trong đó có 14.000 tỉ đồng chưa phân bổ được. Quốc hội quyết rồi mà vẫn treo đấy”, ông Dũng nêu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho rằng còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực cần đánh giá kỹ lưỡng. Cụ thể như tốc độ tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây giảm xuống, trong đó có việc thoái vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, trong khi “thời gian gian 20 - 30 năm có thể một số nước đã “hoá rồng, hoá hổ”.
Đại biểu Quang cũng bày tỏ lo lắng về an toàn, an ninh tài chính khi tỷ lệ bội chi, nợ công đang ở mức cao và dự báo thời gian tới còn cao hơn nữa.
Ngoài ra, theo ông Quang, báo cáo cho biết năm 2021, dự kiến GDP tăng 6% nhưng dự toán thu ngân sách lại giảm 11%. “Chưa bao giờ có con số lập dự toán năm sau lại thấp hơn năm trước như hiện nay”, do đó Chính phủ cần làm rõ hơn.
Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn
Phát biểu thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, với sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ, chính quyền, đất nước ta vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong năm 2020 cũng như chặng đường 5 năm.
“4 năm tăng trưởng tốt, năm 2020 do Covid-19 mà giữ được thế này là mừng. Chính trị, xã hội tiếp tục giữ được ổn định. Kể cả trong đại dịch, bão lũ cũng thấy niềm tin, tương thân tương ái mà không phải đất nước nào cũng có được điều này”, ông Đào Ngọc Dung nói.
Tuy vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý, thời gian tới chúng ta phải đối diện những thách thức mới, trong đó trào lưu cạnh tranh của các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến Việt Nam. Đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn rất phức tạp trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên sẽ còn ảnh hưởng lâu dài.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng bày tỏ lo lắng về nợ công và bội chi ngân sách. Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn. “Đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu thời gian tới”, ông Dung nói.
'Từ trẻ sơ sinh tới người già sẽ gánh 40 triệu đồng nợ công'
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng cho biết, với dự toán nợ công năm 2021 lên đến 4 triệu tỉ đồng, thì từ trẻ sơ sinh cho tới người già sẽ phải “gánh” hơn 40 triệu đồng nợ công.thanhnien.vn
Tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, cầu cống, cảng biển,.....Cháu thắc mắc là nợ nhiều thế thì do ai vay, và vay làm gì? Cháu không vay mà vẫn phải trả nợ là sao?
Cháu học dốt nên không biết, con con đường đất cháu san đồi ra là phải trả tiền. Rồi cụ lại phán là mất thêm tiền làm đường,nhưng vậy là cháu phải trả 2 lần tiền à cụ? Hay cháu phải trả tiền cho thương lái làm đường đến nhà cháu mua nông sản? Nếu như vậy thì lờ đờ dốt quá, Tây Tàu sang mình mua đồ sao không bắt nó trả tiền đó nhỉ? Cụ đừng có làm lờ đờ nhéTiền xây dựng cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm, cầu cống, cảng biển,.....
Ví dụ như cái đường trước cửa nhà cụ lỡ có xây mới thì tiền cũng không phải từ trên cây rụng xuống á cụ.
Cụ nói cho em là con đường đó cụ có đi hay không thôi. Xây đường đến trước cửa nhà cụ thì trước nhất là mang lại lợi ích cho cụ trước khi bàn đến ai khác.Cháu học dốt nên không biết, con con đường đất cháu san đồi ra là phải trả tiền. Rồi cụ lại phán là mất thêm tiền làm đường,nhưng vậy là cháu phải trả 2 lần tiền à cụ? Hay cháu phải trả tiền cho thương lái làm đường đến nhà cháu mua nông sản? Nếu như vậy thì lờ đờ dốt quá, Tây Tàu sang mình mua đồ sao không bắt nó trả tiền đó nhỉ? Cụ đừng có làm lờ đờ nhé