Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng cho biết, với dự toán nợ công năm 2021 lên đến 4 triệu tỉ đồng, thì từ trẻ sơ sinh cho tới người già sẽ phải “gánh” hơn 40 triệu đồng nợ công.
“Đó là vấn đề nhức nhối”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng bình luận khi thảo luận tại tổ ngày 2.11 về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2020, kế hoạch năm 2021.
Thu ngân sách 2021 giảm 11%
Ông Dũng kể lại vào thời điểm đầu nhiệm kỳ, có cử tri chất vấn ông rằng, tại sao họ không làm gì mà con họ phải gánh 30 triệu đồng nợ công? “Tới cuối nhiệm kỳ thì từ 30 triệu mỗi người nay đã tăng lên 40 triệu đồng”, ông Dũng nói.
Liên quan tới nợ công, ông Dũng cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn, kỹ hơn về con số trả nợ trực tiếp. Theo ông Dũng, năm 2020, số trả nợ trực tiếp là hơn 318.000 tỉ đồng, chiếm hơn 27% thu ngân sách.
Theo dự toán, năm 2021, số dùng trả nợ trực tiếp là hơn 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách.
“Chúng ta hình dung thu 100 đồng mà phải trả nợ 27 đồng thì an ninh, an toàn tài chính quốc gia là rất khó khăn”, ông Dũng lo ngại.
Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng, chi thường xuyên năm 2020 vẫn còn cao, theo báo cáo lên tới 63,4%. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển là “một câu chuyện buồn của năm 2020”.
“Đành rằng nói do dịch Covid-19, rồi thận trọng, thiên tai bão lũ, nhưng 9 tháng, chúng ta mới chỉ giải ngân 57,2% so với dự toán. Đặc biệt, giải ngân ODA chỉ đạt 24,8%, trong đó có 14.000 tỉ đồng chưa phân bổ được. Quốc hội quyết rồi mà vẫn treo đấy”, ông Dũng nêu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho rằng còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực cần đánh giá kỹ lưỡng. Cụ thể như tốc độ tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây giảm xuống, trong đó có việc thoái vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, trong khi “thời gian gian 20 - 30 năm có thể một số nước đã “hoá rồng, hoá hổ”.
Đại biểu Quang cũng bày tỏ lo lắng về an toàn, an ninh tài chính khi tỷ lệ bội chi, nợ công đang ở mức cao và dự báo thời gian tới còn cao hơn nữa.
Ngoài ra, theo ông Quang, báo cáo cho biết năm 2021, dự kiến GDP tăng 6% nhưng dự toán thu ngân sách lại giảm 11%. “Chưa bao giờ có con số lập dự toán năm sau lại thấp hơn năm trước như hiện nay”, do đó Chính phủ cần làm rõ hơn.
Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn
Phát biểu thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, với sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ, chính quyền, đất nước ta vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong năm 2020 cũng như chặng đường 5 năm.
“4 năm tăng trưởng tốt, năm 2020 do Covid-19 mà giữ được thế này là mừng. Chính trị, xã hội tiếp tục giữ được ổn định. Kể cả trong đại dịch, bão lũ cũng thấy niềm tin, tương thân tương ái mà không phải đất nước nào cũng có được điều này”, ông Đào Ngọc Dung nói.
Tuy vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý, thời gian tới chúng ta phải đối diện những thách thức mới, trong đó trào lưu cạnh tranh của các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến Việt Nam. Đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn rất phức tạp trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên sẽ còn ảnh hưởng lâu dài.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng bày tỏ lo lắng về nợ công và bội chi ngân sách. Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn. “Đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu thời gian tới”, ông Dung nói.
“Đó là vấn đề nhức nhối”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Bùi Đặng Dũng bình luận khi thảo luận tại tổ ngày 2.11 về kinh tế - xã hội, ngân sách năm 2020, kế hoạch năm 2021.
Thu ngân sách 2021 giảm 11%
Ông Dũng kể lại vào thời điểm đầu nhiệm kỳ, có cử tri chất vấn ông rằng, tại sao họ không làm gì mà con họ phải gánh 30 triệu đồng nợ công? “Tới cuối nhiệm kỳ thì từ 30 triệu mỗi người nay đã tăng lên 40 triệu đồng”, ông Dũng nói.
Liên quan tới nợ công, ông Dũng cũng đề nghị Chính phủ báo cáo rõ hơn, kỹ hơn về con số trả nợ trực tiếp. Theo ông Dũng, năm 2020, số trả nợ trực tiếp là hơn 318.000 tỉ đồng, chiếm hơn 27% thu ngân sách.
Theo dự toán, năm 2021, số dùng trả nợ trực tiếp là hơn 368.000 tỉ đồng, chiếm 27,4% thu ngân sách.
“Chúng ta hình dung thu 100 đồng mà phải trả nợ 27 đồng thì an ninh, an toàn tài chính quốc gia là rất khó khăn”, ông Dũng lo ngại.
Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng, chi thường xuyên năm 2020 vẫn còn cao, theo báo cáo lên tới 63,4%. Trong khi đó, chi đầu tư phát triển là “một câu chuyện buồn của năm 2020”.
“Đành rằng nói do dịch Covid-19, rồi thận trọng, thiên tai bão lũ, nhưng 9 tháng, chúng ta mới chỉ giải ngân 57,2% so với dự toán. Đặc biệt, giải ngân ODA chỉ đạt 24,8%, trong đó có 14.000 tỉ đồng chưa phân bổ được. Quốc hội quyết rồi mà vẫn treo đấy”, ông Dũng nêu.
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cho rằng còn nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực cần đánh giá kỹ lưỡng. Cụ thể như tốc độ tái cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây giảm xuống, trong đó có việc thoái vốn chưa đạt hiệu quả như mong muốn, trong khi “thời gian gian 20 - 30 năm có thể một số nước đã “hoá rồng, hoá hổ”.
Đại biểu Quang cũng bày tỏ lo lắng về an toàn, an ninh tài chính khi tỷ lệ bội chi, nợ công đang ở mức cao và dự báo thời gian tới còn cao hơn nữa.
Ngoài ra, theo ông Quang, báo cáo cho biết năm 2021, dự kiến GDP tăng 6% nhưng dự toán thu ngân sách lại giảm 11%. “Chưa bao giờ có con số lập dự toán năm sau lại thấp hơn năm trước như hiện nay”, do đó Chính phủ cần làm rõ hơn.
Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn
Phát biểu thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho rằng, với sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, có hiệu quả của Đảng, Nhà nước và các cấp uỷ, chính quyền, đất nước ta vẫn đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong năm 2020 cũng như chặng đường 5 năm.
“4 năm tăng trưởng tốt, năm 2020 do Covid-19 mà giữ được thế này là mừng. Chính trị, xã hội tiếp tục giữ được ổn định. Kể cả trong đại dịch, bão lũ cũng thấy niềm tin, tương thân tương ái mà không phải đất nước nào cũng có được điều này”, ông Đào Ngọc Dung nói.
Tuy vậy, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng lưu ý, thời gian tới chúng ta phải đối diện những thách thức mới, trong đó trào lưu cạnh tranh của các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp và toàn diện đến Việt Nam. Đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn rất phức tạp trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn nên sẽ còn ảnh hưởng lâu dài.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH cũng bày tỏ lo lắng về nợ công và bội chi ngân sách. Nếu tính tăng trưởng trên 4%, bội chi trên 6% thì nợ công sẽ rất cao và chắc chắn không an toàn. “Đây là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu thời gian tới”, ông Dung nói.
'Từ trẻ sơ sinh tới người già sẽ gánh 40 triệu đồng nợ công'
Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng cho biết, với dự toán nợ công năm 2021 lên đến 4 triệu tỉ đồng, thì từ trẻ sơ sinh cho tới người già sẽ phải “gánh” hơn 40 triệu đồng nợ công.
thanhnien.vn