[Funland] Nó chụp hình đăng facebook, chặn nó lại....

anycole

Xe tải
Biển số
OF-360359
Ngày cấp bằng
27/3/15
Số km
431
Động cơ
263,050 Mã lực
năm 2009 vc em tuần trăng mật ĐL, tự vào thuê KS Vy Vy, ở tầng 5 đúng phòng HH Mai P Th ở, vc em tự thuê xe khám phá ĐL, yên bình, nhưng dính quả lừa khi mua củ giống về trồng, con bé bán Hoa nó bảo đây là củ sen cạn, anh về trồng mấy tháng sau là đã có khóm sen cạn dđẹp chơi rồi, em mua 4 củ, về trồng, lòi mắt nó lên mầm, thướng quá, đến khi ra lá thì cccm biết sao không, tiên sự cụ nó, thành ra cây hoa zơn, nó lừa em, ba năm sau em đi vào Đà lạt cùng cơ quan, cũng lại đến chỗ đó, lại hỏi đúng như ba năm trước, nó vẫn nói như ba năm trước, em điên em bảo, sen cạn cái thèng c mày, lừa hả, bala, bala, nó ko ngại nó bảo: em thề anh nhầm vs ai, anh ko tin về trồng đi,....em có số đt đây.đồ mặt dày, em đíu nc nữa ko nó uýnh bỏ mịa, em té, rút kinh nguyệt là du lịch cứ thụ hưởng tươi nóng, đặc sản địa phương các loại, kể cả cua ghẹ núi rừng, còn mua làm kỉ niệm thì dẹp, về toàn vứt, toàn đồ lởm, về nhẹ cho lành. ĐL bj chắc ji bằng ở quê, chỉ hơn là ko khí mát thôi. còn thì ....nản
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Tính ra đến nay là 12 năm rồi cũng chưa đặt chân trở lại Đà Lạt, Vũng Tàu cũng thế, Nguyên nhân thì các cụ trên đã nói hết rồi. Nha Trang 1-2 năm trước cũng có xảy ra tình trạng này, tuy nhiên chính quyền lấy dân làm gốc, không đánh đổi số ít nhỏ lẻ với số đông nên làm triệt để, Giờ chỉ còn Nha Trang và Phan Thiết...
Nha Trang thì cấm hàng rong nên ít phức tạp tí thôi Cụ.
Còn vấn đề trật tự trị an giờ cũng gớm lắm ạ.
Dân tứ xứ đổ về nên hình thành các khu nhà trọ cho thuê, tập trung đủ thành phần.
Giờ NT cũng giật đồ, cướp giật đâm chém tá lả.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Em dự là giọng bắc, mặc dù là người bắc nhưng vào Đà lạt nghe giọng bắc mở quán ăn là ăn xong đứng lên cứ im thin thít vì nghẹn, 200k/suất cơm bụi đấy ;))
giờ đâu làm xấu chả người bắc phải ko cụ . mà cụ có biết chủ quán người phương nào chăng . hay cụ lại auto
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
giờ đâu làm xấu chả người bắc phải ko cụ . mà cụ có biết chủ quán người phương nào chăng . hay cụ lại auto
Đã bảo là dự thôi, nhưng chắc ko xa sự thật, qua những người đã gặp.
 

hung303

Xe điện
Biển số
OF-2170
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
4,305
Động cơ
492,738 Mã lực
E đi 20 niên rồi. Hồi đó Đà Lạt là những con đường vắng bóng người. Cây cối toả hai bên đường, thấp thoáng những ngôi biệt thự nhỏ. Chợ đêm thì lèo tèo vắng người bán. Nói chung là buồn nhưng rất nên thơ.
Giờ em không dám quay trở lại đó.
Em cũng như cụ. Đi từ năm 1998 đến nay chưa đi lại
 

Trai Ngố

Xe tải
Biển số
OF-456203
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
496
Động cơ
208,680 Mã lực
Tuổi
58
Em đồ rằng chị kia ăn tiêu chuẩn Mỹ, thái độ phục vụ kiểu Mỹ quen rồi nên cứ tưởng mình là thượng đế. Chị ở đây chị chỉ làm hạ đế thôi nhé ;))
Nó cho trả tiền nhanh để đi, còn định chụp dìm hàng nó chẳng tẩn cho, dại thật.
Làm Thượng đế ở VN thật đáng tự hào!
 

--Lamborghini--

Xe cút kít
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
17,828
Động cơ
563,388 Mã lực

nghienruou

Xe điện
Biển số
OF-54372
Ngày cấp bằng
6/1/10
Số km
4,992
Động cơ
712,775 Mã lực
Thôi e đi ra, chửi nhiều phí nhời
 

2 tai 8 banh

Xe container
Biển số
OF-152521
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
7,779
Động cơ
191,639 Mã lực
Đà Lạt, Sapa, Phú Quốc,... nát lắm rồi. :(
vậy chỗ nào chửa nát hử lão ??

hơn chục năm trc, em chơi ở Đl thì con người ở đó lành ko, buôn bán nhẹ nhàng, ko lừa đảo chụp giật, nói thách vvv, đồ mứt quả ăn thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ nhẹ nhàng, chậm chạp đến mức .... buồn ngủ.
vậy mà mất dạy nhanh quá
kin tế hị trườn theo địn hướn ... ló thía mà cụ
 

myob

Xe điện
Biển số
OF-5146
Ngày cấp bằng
5/6/07
Số km
2,022
Động cơ
575,887 Mã lực
Em đọc qua còm men các cụ thì đa phần toàn kể chê bai này nọ, trong đó có cụ đã từng đi Đà Lạt nhưng cách đây khá lâu, và có cả cụ chưa chắc đã đi Đà Lạt lần nào.Vì công việc nên em thường xuyên phải đi Đà Lạt, nhanh thì ở vài ngày, lâu thì ở một hai tuần....đủ để hiểu môi trường và con người Đà Lạt như thế nào. Nếu cho em lựa chọn thì Đà Lạt đáng sống nhất khi so sánh với tất cả các vùng miền em đã từng đi qua, cả ở Việt Nam và nước ngoài...Chắc ở Việt Nam mình sẽ còn vài nơi đẹp nữa mà em chưa đến. Nói thẳng với các cụ trên này là, người dân Đà Lạt cũng chẳng mừng vui khi có nhiều khách du lịch đến đâu, nên cụ nào nghĩ ở đây cần khách du lịch để chiều chuộng như thượng đế thì nên nghĩ lại....có chăng cũng chỉ là thiểu số. Người nơi khác vài năm trở lại đây đến Đà Lạt gây ra không ít phiền toái....giao thông đông đúc, toàn xe biển HCM, Nha Trang, kinh tế phát triển nhưng văn hóa chợ búa cũng đi theo, rác thải, ý thức khách du lịch thì quá kém...ăn đâu là xả rác chỗ đó. Thấy hoa đẹp nơi công cộng thì hái mang về, ngồi trong công viên thì xả rác ở công viên, vào rừng thì xả rác ở trong rừng.....mấy dân phượt thì phóng xe bạt mạng.....mua mấy đồng hoa quả thì mặc cả lên xuống và ngay cả khi 1 nghìn 5 củ xả thì họ vẫn cố mặc cả để rẻ hơn ( mắt em chứng kiến). Còn về khu chợ Đà Lạt, tất nhiên dân Đà Lạt chẳng mấy khi đến đây, chỉ toàn khách du lịch vì vừa đắt mà chẳng ngon. Và để phục vụ khách du lịch, hàng quán ở đây cũng thích nghi với đủ loại khách với đủ loại văn hóa khác nhau....
Mọi vấn đề bất cứ nơi nào cũng đều từ 2 phía, cách giải quyết và cách nghĩ của các vùng miền đều khác nhau nên đôi khi nó bùng phát thành những hiện tượng như trên, so với nơi khác, việc Đà Lạt lên mặt báo còn ít hơn nhiều. Có lần em đi Taxi, chú lái xe kể về sự khó chịu khi chở khách Trung Quốc, họ mặc cả kinh người, đến giá xe taxi họ còn muốn mặc cả thì không biết phải nói gì hơn,,,đó là điều tại sao một số quán ăn rất không thích khách Trung Quốc, và chú ấy kể, nếu bán 1 tô bún bò Huế 30k, thì chủ quán chỉ bán 25k, vì kiểu gì khách cũng xin thêm ít nước, ít thịt...vậy cộng lại vừa đủ 30K:).
Còn về việc du khách mua hoa Đà Lạt về trồng, em nghĩ kiến thức nông nghiệm của họ có vấn đề....Rất khó để trồng những bông hồng đẹp như hồng ở Đà Lạt....vì cây đó được trồng ở độ cao 1500m so với mực nước biển, khí hậu lạnh, mát quanh năm, tưới đủ các loại phân bón, tăng trưởng thì mới ra được bông hoa như vậy....lẽ nào về cái vùng nắng khô cằn như ở miền Bắc mà trồng được thì cũng rất tài....vậy đừng có mua cây cối gì ở Đà Lạt....
Em là người Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nói gì thì nói, bún mắng, cháo chửi, thách giá...chuyện hàng ngày như các cụ đã biết. Hễ sáng ra mà mặc cả lúc mở hàng thì y như rằng kiểu gì cũng nghe một chàng câu nói ngang tai của người bán....nhưng kệ, Hà Nội là vậy vì nơi đó là nơi mình sống, nên những vấn đề của nơi khác em cũng chẳng mấy quan tâm vì nơi mình sống có gì để mà hơn họ....Vậy nên nếu các cụ cứ AUTO chửi, tẩy chay.....có lẽ nên xem lại chính cái nơi mình đang sống....và sẽ chẳng có nơi nào ở Việt Nam hay trên thế giới có thể hoàn mỹ để các cụ đến du lịch....thậm chí có nơi họ cũng chẳng thiết tha gì khi các cụ đến để yêu cầu phục vụ như mình là thượng đế vậy.....còn bản thân em, nơi nào em cũng yêu và nơi nào em cũng mến...nếu có chuyện gì thì hãy nhẹ nhàng, lịch sự nói chuyện trong không khí vui vẻ...vì mỗi vùng đều có lối sống và nét văn hóa riêng chứ họ đâu buộc phải theo văn hóa Bác Kì hay Nam Kì.... Mà thực ra văn hóa Bác kì hay Nam kì chắc gì đã hơn được văn hóa người ta mà cứ đòi tự hào :)
 

atcamerica

Xe hơi
Biển số
OF-320970
Ngày cấp bằng
25/5/14
Số km
132
Động cơ
291,450 Mã lực
Em chỉ đi chơi chợ đêm để trải nghiệm không khí thôi còn ăn toàn ăn ở những quán gần trường Đại học hoặc ăn ở những quán bình dân nhưng có tiếng của Đà Lạt, toàn nằm trong hẻm ngõ, ngon bổ rẻ đậm chất Đà Lạt luôn chả dại gì mà ăn ở những chỗ du lịch
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,334
Động cơ
459,199 Mã lực
hơn chục năm trc, em chơi ở Đl thì con người ở đó lành ko, buôn bán nhẹ nhàng, ko lừa đảo chụp giật, nói thách vvv, đồ mứt quả ăn thử thoải mái, ko mua thì thôi, họ nhẹ nhàng, chậm chạp đến mức .... buồn ngủ.
vậy mà mất dạy nhanh quá
Em nói mong các cụ bỏ quá...ở đâu bắt đầu nhiều người Bắc vô thì ở đó bắt đầu...bớt "lành ko, buôn bán nhẹ nhàng"...
(chú thích: em cũng là người Bắc ạ - tuy nhiên cái này không phải là phê và tự phê)
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,334
Động cơ
459,199 Mã lực
Từ 2015 Đặng Hoàng Giang đã viết "Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn"...

Đây là chuyện Sa Pa mà hai năm nay diễn ra đúng như vậy. Và Đà Lạt, e rằng cũng đang trên đường trở thành Sa Pa...

Rồi mai này, người ta sẽ giật mình nhận ra "thành phố của tình yêu" sẽ không còn như câu hát nữa..."Lắng nghe chiều xuống thành phố mộng mơ màu lam tím Đà Lạt sương phủ mờ, từng đôi đi trên phố vắng, bước chân em giữa không gian, hoàng hôn thua màn đêm"

---
"Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn"
"Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi.

Buổi tối, ở quảng trường nhà thờ, nhạc disco được mở to hết cỡ, tiếng bass làm vạt áo rung bần bật. Các buổi sáng, du khách chen lấn nhau để xuống thung lũng "thăm quan" các bản, lượng iPad nhiều hơn số lợn con nằm vầy đất ven đường.

Không còn nhìn thấy núi non gì nữa vì hai bên đường đã kín hàng quán bán đồ lưu niệm. Trẻ con Hmong xếp hàng đợi được phát bánh kẹo như là khỉ trong sở thú.

Những đứa bạo dạn hơn thì đi giật lùi trước mặt khách, chúng từ chối kẹo, chỉ nhận tiền, và đồng thanh kêu như những cái máy vô hồn, tiếng Kinh không sõi "cô cho hai nghìn, cô cho hai nghìn". Một cộng đồng và một vùng thiên nhiên đã đánh mất nhân phẩm của mình vì du lịch.

Đi du lịch là một sở thích khá mới của người Việt. Tới tận giữa những năm 1990, Sapa vẫn còn là một thị trấn xanh, yên tĩnh và thanh bình, du khách chủ yếu là người nước ngoài. Hồi đó, không có một người Kinh nào quan niệm leo lên đỉnh Phan Si Pang là một việc đáng làm, đấy là việc chỉ người Hmong “phải” làm để mưu sinh.

Cũng giống như ở phương Tây sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào đi du lịch của người Việt dần dần lớn mạnh khi có đủ ba yếu tố hội tụ.

Thứ nhất, thu nhập đã vượt qua những nhu cầu tối thiểu. Thứ hai, quỹ thời gian rộng rãi hơn, người ta không phải đầu tắt mặt tối lo cho cuộc sống nữa. Thứ ba, cơ sở hạ tầng, nghĩa là phương tiện đi lại, dịch vụ khách sạn và ăn uống, đã tốt lên, để cho việc xê dịch không còn vất vả nữa.

Những yếu tố đó làm thay đổi thái độ của người ta với việc di chuyển, chuyển từ quan điểm “xểnh nhà ra thất nghiệp” tới chỗ coi việc ra khỏi nhà như một thú vui, một sự hưởng thụ.

Thậm chí, để thoát khỏi cái buồn chán của cuộc sống công sở hàng ngày ở một thành phố lớn, người ta còn tìm tới cái vất vả như một cuộc chạy trốn ngắn ngủi, tất nhiên bởi người ta biết là cái vất vả này là hữu hạn về mặt thời gian, và các rủi ro nằm trong vùng được kiểm soát. Các phong trào phượt, phong trào đạp xe, phong trào “leo Phan” ra đời.

Lũ lượt đi chơi
Cái đang xảy ra ở Sapa là sự hoành hành phá phách của hiện tượng du lịch đại trà (mass tourism) và chính sách phát triển phục vụ nó.

Giờ đây, tình hình đã khác hẳn. Năm ngoái có gần 4 triệu lượt người Việt đi du lịch nước ngoài, cộng với 40 triệu lượt khách nội địa, tổng lại là bằng một nửa dân số quốc gia. Nhìn xung quanh, ta thấy mỗi gia đình đều lên kế hoạch cho một vài chuyến đi trong năm. Với người Việt trung lưu, du lịch đã trở thành một sinh hoạt cơ bản, như mua sắm hay đi nhà hàng.

Khoảng khắc cho đồ đạc lên ô tô để lên đường bao giờ cũng là một trong những khoảnh khắc phấn khởi nhất của cả gia đình trong năm, và hình ảnh người bố trẻ lái xe trên xa lộ, người mẹ trẻ gọt hoa quả ở ghế bên cạnh, ở đằng sau là hai đứa con chụm đầu chơi iPad, truyền tải một trong những cảm giác sống viên mãn nhất của Việt Nam đầu thế kỷ 21.

Du lịch là con ngỗng đẻ trứng vàng với nhiều địa phương, họ giàu có lên trông thấy nhờ vào nguồn thu từ du khách, nếu “giàu có" được đo bằng số lượng nhà cao tầng mới xây và số ô tô chạy trên đường. Cái mất mát thì không ai lượng hoá được. Thờ ơ hoặc không ý thức được mặt trái xấu xí của du lịch, phần lớn các chính quyền địa phương tiếp tục cổ suý vô điều kiện cho “ngành công nghiệp không khói” này như một hướng phát triển văn minh và tiến bộ.

Cái đang xảy ra ở Sapa là sự hoành hành phá phách của hiện tượng du lịch đại trà (mass tourism) và chính sách phát triển phục vụ nó. Chính sách này có thể được gói gọn trong một mục tiêu: càng nhiều khách càng tốt. Để tiếp tục với ví dụ Sapa: số lượng khách tới đây vào năm 1991 là 2 000.

Năm 2002, con số này là 60 000 người. Nhưng riêng trong đợt nghỉ Tết Nguyên đán 2015 vừa rồi số du khách đã là 50.000 người.



Trong cuốn “Quá tải: kinh doanh du lịch bùng nổ”, tác giả Elizabeth Becker gọi du lịch là
một ngành công nghiệp toàn cầu tàn bạo, một con dao hai lưỡi, hứa hẹn thu nhập và việc làm cho bên chủ nhà, và các trải nghiệm để đời cho bên khách, nhưng cùng lúc cũng có sức tàn phá khủng khiếp với môi trường, văn hoá và cộng đồng.

Số phận của các địa điểm du lịch tầm cỡ khác của Việt Nam cũng tương tự như Sapa. Ở vịnh Hạ Long, mỗi ngày 20.000 du khách được đưa đến và chuyển đi như gà con trên băng chuyền, sau khi trực tiếp xả thẳng phế thải của mình xuống dưới biển.

Ở Phú Quốc, mùi nắng gió, mùi nước mắm, các đồn điền tiêu, những làng chài, tâm hồn và cá tính của hòn đảo, đang biến mất dần. Thay vào đó là chi chít hàng quán, biển hiệu rối rắm, như một thị trấn vô hồn bất kỳ nào khác.

Người ta xẻ rừng quốc gia để đặt vào đó các lâu đài nhái kiểu cổ tích châu Âu chóp nhọn loè loẹt xanh đỏ, những cây thông và bãi cỏ ôn đới lạ lẫm với khí hậu địa phương, biến một thiên đường nhiệt đới tự nhiên thành một “thiên đường" bê tông nhân tạo.

Du lịch đại trà là một hiện tượng toàn cầu, nhưng nó gây ra tác hại nhiều nhất ở các nước đang phát triển, vì sức chống cự của những nước này, cả từ nguồn lực tài chính lẫn trình độ quản lý yếu kém hơn. Ở Angkor Wat, gần đây các ngôi đền bắt đầu bị lún vì mực nước ngầm hạ thấp do mức tiêu thụ nước của các khách sạn liên tục tăng lên.

Ám ảnh nhất với tôi là Vang Viêng ở Bắc Lào. Nằm bên bờ sông Nam Song, được vây xung quanh bởi các dãy núi đá vôi trùng điệp, cái làng nhỏ duyên dáng và xinh xắn này bỗng nhiên trở thành nơi các thanh niên phương Tây tập kết để ăn chơi như không có ngày mai. Họ tụ tập ở các bar trải dài 4 km dọc bờ sông, ăn pizza trộn với cần sa, nốc whisky đựng trong các bát ô tô nhựa, nhảy nhót trong tiếng nhạc rầm rầm, rồi nằm trong xăm ô tô lao mình xuống nước xoáy để tiêu khiển. Sau mấy chục ca tử vong chỉ trong vòng một năm, chính phủ Lào phải ra tay dừng cuộc vui lại.

Mức sống chung cao lên, các đường bay giá rẻ ra đời, càng tạo điều kiện cho du lịch đại trà phát triển. Thậm chí, người ta bắt đầu dùng tới thuật ngữ “du lịch siêu đại trà" (mega-mass tourism) để mô tả hiện tượng này.

Đầu thế kỷ 21, Giáo hoàng John Paul II phê phán du lịch đại trà là một hình thức bóc lột mới, nó “biến văn hoá, các nghi lễ tôn giáo, và các lễ hội dân tộc thành những sản phẩm tiêu dùng” khi khách du lịch tìm tới những cái mới lạ một cách hời hợt và không muốn tiếp xúc thực sự với văn hoá bản địa.

Bản quyền hình ảnhGETTY
Thật vậy, trong trường hợp Sapa, điều quan trọng nhất với các du khách là câu hỏi ăn lẩu cá hồi ở đâu và mua rượu táo mèo chỗ nào. Không ít người lên đây vì bạn rủ đi để “có người uống cùng cho khỏi buồn.” Văn hoá, thể hiện qua đám người dân tộc ăn mặc sặc sỡ và những cái ruộng bậc thang, sẽ chỉ là cái phông cho các bức selfie.

Chả ai bỏ công ra tìm hiểu về lịch sử, tín ngưỡng, xung đột xã hội, hoàn cảnh kinh tế của người dân ở đây. Có lẽ yếu tố “văn hoá" duy nhất mà khách quan tâm là cái chợ tình như là cái gì man di đáng yêu của “bọn nó”, nhưng đằng nào nó cũng biến mất từ nhiều năm nay rồi - cũng vì du lịch.

Đấy là chưa nói tới chuyện sắp tới sẽ có nhiều hội thảo, tập huấn, tổng kết, liên hoan v.v… được tổ chức ở Sapa, ngạch này gọi là du lịch - công việc (business tourism). Loại du khách này thường không đi cùng gia đình, nên chắc lúc đó sẽ mọc lên nhiều tiệm massage và karaoke thư giãn với các cô gái miền Tây Nam Bộ đổ về cạnh tranh với con gái địa phương.b-)

Chầu rìa trên quê hương?
Nhìn những gì người ta đang tiếp tục làm với Sapa mà thấy đau lòng. Các khách sạn khổng lồ tám, chín tầng vẫn đang xẻ núi mọc lên, nhiều khi chỉ cách cái bên cạnh một con phố nhỏ, xe không quay được đầu.

Đảo qua một vòng trên báo chí, cũng thấy nhắc tới các “thách thức" du lịch ở Sapa, nhưng hoá ra đó chỉ là các vấn đề “cháy” phòng và khan hiếm chỗ đỗ xe. Chính quyền địa phương cam kết sẽ ưu tiên giải quyết để “Sapa ngày một vui hơn.”

Cáp treo lên đỉnh Phan Si Pan cũng đang được thi công. Ở độ cao 3000 m, người ta đang phá đá để tạo ra một khu vực rộng gần 8 ha, một diện tích rất lớn ở độ cao chênh vênh đó. Quần thể ga đến sẽ có “khu dịch vụ du lịch, khu tham quan, công viên văn hoá tâm linh và một tượng Phật khổng lồ”.

Cáp treo có công suất 2000 người một giờ, nghĩa là khi đi vào hoạt động sẽ cho phép mười mấy nghìn người lên đỉnh núi mỗi ngày, quanh năm, ngày nào cũng như ngày nào, thay vì con số hiện nay chỉ là mấy chục người một ngày leo đường bộ, và chỉ trong 6 tháng mùa khô.

Còn những người dân tộc, những người thực ra là chủ từ bao đời của vùng núi này, họ được gì từ tất cả những cái này? Hiện nay, mỗi du khách tới Sapa sau khi bỏ ra 1 triệu đồng cho việc đi lại, khách sạn, ăn uống - tất cả chảy vào túi người Kinh, kể cả tiền cho một chai nước trắng - thì mới bỏ ra 10 nghìn mua mấy cái đồ thổ cẩm của người dân tộc. Thậm chí nhiều hướng dẫn viên du lịch còn dẫn khách tới các cửa hàng bán thổ cẩm nhập từ Trung Quốc vì họ được hoa hồng từ đây.

Và như vậy, những người Hmong, người Dao, người Tày, người Giáy, sẽ chủ yếu là đứng chầu rìa ở ngay trên quê hương họ. Sắp tới, cáp treo sẽ làm hàng trăm người đang khuân vác phục vụ khách leo núi mất việc. Họ sẽ ra nhập đám vợ con họ đang lang thang hàng ngày ở thị trấn.

Họ sẽ không để cho du khách yên, sẽ táo tợn, sẽ đeo bám quấy rầy cho tới khi khách mua hàng mới thôi, sẽ hét “no money, no photo.”

Buổi trưa, khi các đoàn khách bận rộn với món lợn mán nướng bên trong các quán ăn, họ sẽ ngồi trên bậc thềm bên ngoài, ngước nhìn lên để thấy ngọn “Hủa Xi Pan" của mình, một biểu tượng của thiên nhiên hùng vĩ, nóc nhà chung của họ từ hàng trăm năm nay, bỗng nhiên trở thành một điểm hành hương Phật giáo mới để cho những người ở đâu tới khấn lậy và nhét tiền vào tay tượng, xa lạ và thô bạo với không gian văn hoá của họ.

Có thể dừng lại cỗ máy khổng lồ mang tên “phát triển" này được không? Tôi không chắc. Bởi nó đang được đốt bởi lòng tham. Các doanh nghiệp thì say lợi nhuận. Chính quyền thì say tăng trưởng GDP.

Các du khách thì tham các trải nghiệm mì ăn liền, được tưởng thưởng mà không phải lao động. Họ muốn “chỉ cần 15 phút để lên nóc nhà Đông Dương”, chụp selfie giữa rừng già mà vẫn đi guốc cao gót được, nhẹ nhàng như vào Paris Deli.

Nhưng cũng như với mọi thứ khác trên đời, sự tham lam sẽ phá huỷ hết. Lòng tham sẽ biến con ngỗng vàng mang tên du lịch thành một con quái vật. Các nhà chuyên môn đã nói nhiều về cú nổ bong bóng của các điểm đến sau thời kỳ tăng trưởng nóng vô độ.

Với cách làm du lịch hiện nay, sẽ tới lúc Sapa giống muôn vàn những chỗ khác: vô bản sắc, ô hợp, nhân tạo và rẻ tiền. Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn, một sự thảm hại cho cả người ở đó lẫn người tới thăm."
 
Chỉnh sửa cuối:

atvthanh

Xe tải
Biển số
OF-118788
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
272
Động cơ
386,240 Mã lực
Nếu đúng như bài viết đã dẫn thì chủ quán (nhà hàng) sai. Nhưng cần phải nghe hai tai. Giờ nhiều khách cũng không cư xử đẹp đâu.
 

lenprincess

Xe tải
Biển số
OF-205382
Ngày cấp bằng
8/8/13
Số km
419
Động cơ
322,120 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
thật buồn, nhưng về cơ bản trong ngắn hạn các nhà hàng, ks kiểu chột giật này vẫn sống được, ngành văn hóa-du lịch phải sát sao hơn nữa mới trả lại VN vẻ đẹp bất tận được :v
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Em dự là giọng bắc, mặc dù là người bắc nhưng vào Đà lạt nghe giọng bắc mở quán ăn là ăn xong đứng lên cứ im thin thít vì nghẹn, 200k/suất cơm bụi đấy ;))
Sao bác không hỏi trước?
Phải iem ấy à, iem chém 350K/suất cơm bụi đấy ;)).
Đằng nào cũng bị chụp hình lên ô phân.
 

trangcucai

Xe buýt
Biển số
OF-366200
Ngày cấp bằng
10/5/15
Số km
925
Động cơ
264,335 Mã lực
Nơi ở
https://trahoasen.vn/
Website
traminhcuong.com
vân có những nơi nhẹ nhàng, dịu dàng ở Đà Lạt, tại các cụ mợ quên đi đó thôi. Cứ chen nhau vào chô đông đúc, bảo sao k thở được là phải he he. Làm gì cung phải khéo, chụp hình cung vậy, :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top