- Biển số
- OF-3680
- Ngày cấp bằng
- 7/3/07
- Số km
- 10,881
- Động cơ
- 663,247 Mã lực
- Tuổi
- 50
Số phận hẩm hiu của MiG-35 (Vũ khí) - Sau khi Ấn Độ ruồng bỏ, số phận MiG-35 vẫn hẩm hiu khi việc đàm phán giữa Ai Cập và Nga về thương vụ MiG-35 có nguy cơ đổ vỡ do Mỹ.
Vận đen của MiG-35
Theo Lenta dẫn nguồn tin quân sự Israel tiết lộ, kế hoạch đàm phán trong tháng 10/2014 giữa nhà sản xuất Mikoyan (Nga) với đại diện Quân đội Ai Cập về khả năng cung cấp máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ MiG-35 nhiều khả năng sẽ không thực hiện được do sự can thiệp từ Mỹ.
Theo ông Yiftah Shapir - chuyên viên nghiên cứu cao cấp và cũng là người đứng đầu Dự án nghiên cứu cân bằng quân sự Trung Đông thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc gia có trụ sở tại Tel Aviv cho rằng: "Rất khó để Ai Cập có thể quay lưng lại với các lực lượng không quân chủ yếu sử dụng các tiêm kích do Mỹ chế tạo. Ít nhất 200 chiếc F-16 đang hoạt động trong không quân hai nước nói trên. Một khó khăn khác là Ai Cập đang nhận được khoảng 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ".
Do đó, thật khó để Ai Cập có thể mua một loại tiêm kích từ Nga trong khi họ đang nhận tài trợ từ Mỹ và các quốc gia thân Mỹ. Số phận hẩm hiu có thể tiếp tục đeo bám MiG-35 đứa con tinh thần của công ty chế tạo máy bay huyền thoại Mikoyan.
Tiêm kích MiG-35 Trước khi xuất hiện thông tin Ai Cập có kế hoạch đàm phán với Nga để mua MiG-35, một số chuyên gia quân sự Ai Cập đã đến tham quan dây chuyền sản xuất MiG-35, Ai Cập đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua khoảng 24 chiếc MiG-35 cho không quân của họ. Nga đang hy vọng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến một thỏa thuận.
Tiêm kích MiG-35 là sản phẩm của Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu tiêm kích MiG-29. Nó được kì vọng là sẽ tiếp tục đem lại thành công cho hãng MiG như những gì đã đến với các thế hệ tiêm kích MiG-21, MiG-23, MiG-29.
Tiêm kích MiG-35 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực RD-33MK có tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy cho tính cơ động cao, vận tốc bay tối đa 2.750km/h, bán kính chiến đấu 1.000km, trần bay gần 19.000m.
MiG-35 được trang bị hỏa lực khá mạnh với pháo GSh-301 30mm (150 viên đạn) và 9 giá treo mang tổng cộng 6,5 tấn tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải; bom; rocket.
Tuy được đánh giá là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nhưng MiG-35 cũng có khả năng tác chiến đa năng hàng đầu nhưng MiG-35 đã thất bại trong gói thầu mua sắm 126 máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ.
Báo Kommersant dẫn nguồn từ cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga -Rosoboronexport, cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ có gửi thư cho cơ quan này nêu ra 14 điểm hạn chế của Mig-35.
Một trong số đó là MiG-35 lắp loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972. Ngoài ra, chương trình thiết kế MiG-35 vẫn chưa hoàn tất. Việc sản xuất hàng loạt chỉ được bắt đầu từ năm 2013 - 2014.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã quyết định tạm dừng kế hoạch mua 37 chiếc máy bay chiến đấu MiG-35 đến năm 2016.
Kẻ chung số phận
Vận đen của MiG-35 trên thương trường làm người ta nhớ đến tổ hợp phòng không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Theo đó, hồi cuối tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bất ngờ không chỉ với Mỹ, NATO mà với cả thế giới khi quyết định mua hệ thống phòng không HQ-9. Quyết định này này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ và NATO.
Ngay sau khi Ankara đưa ra tuyên bố trên, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc. Thông tin trên được báo Business Recorder ngày 15/12/2013 đưa tin.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tiền của Mỹ để mua hệ thống tên lửa trị giá 4 tỉ USD từ một công ty Trung Quốc bị Washington liệt vào danh sách đen.
Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí năm 2014 để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.
Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.
Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9. “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.
Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm 2013 đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).
Trước sức ép từ nhiều phía, thì việc Ankara quyết định từ bỏ thương vụ HQ-9 với Trung Quốc để đàm phán mua hệ thống phòng không Aster-30 không phải vấn đề gây bất ngờ.
Vận đen của MiG-35
Theo Lenta dẫn nguồn tin quân sự Israel tiết lộ, kế hoạch đàm phán trong tháng 10/2014 giữa nhà sản xuất Mikoyan (Nga) với đại diện Quân đội Ai Cập về khả năng cung cấp máy bay tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ MiG-35 nhiều khả năng sẽ không thực hiện được do sự can thiệp từ Mỹ.
Theo ông Yiftah Shapir - chuyên viên nghiên cứu cao cấp và cũng là người đứng đầu Dự án nghiên cứu cân bằng quân sự Trung Đông thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc gia có trụ sở tại Tel Aviv cho rằng: "Rất khó để Ai Cập có thể quay lưng lại với các lực lượng không quân chủ yếu sử dụng các tiêm kích do Mỹ chế tạo. Ít nhất 200 chiếc F-16 đang hoạt động trong không quân hai nước nói trên. Một khó khăn khác là Ai Cập đang nhận được khoảng 1,3 tỷ USD viện trợ quân sự từ Mỹ".
Do đó, thật khó để Ai Cập có thể mua một loại tiêm kích từ Nga trong khi họ đang nhận tài trợ từ Mỹ và các quốc gia thân Mỹ. Số phận hẩm hiu có thể tiếp tục đeo bám MiG-35 đứa con tinh thần của công ty chế tạo máy bay huyền thoại Mikoyan.
Tiêm kích MiG-35 Trước khi xuất hiện thông tin Ai Cập có kế hoạch đàm phán với Nga để mua MiG-35, một số chuyên gia quân sự Ai Cập đã đến tham quan dây chuyền sản xuất MiG-35, Ai Cập đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua khoảng 24 chiếc MiG-35 cho không quân của họ. Nga đang hy vọng các cuộc đàm phán sẽ dẫn đến một thỏa thuận.
Tiêm kích MiG-35 là sản phẩm của Cục thiết kế Mikoyan nghiên cứu phát triển dựa trên mẫu tiêm kích MiG-29. Nó được kì vọng là sẽ tiếp tục đem lại thành công cho hãng MiG như những gì đã đến với các thế hệ tiêm kích MiG-21, MiG-23, MiG-29.
Tiêm kích MiG-35 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực RD-33MK có tích hợp kiểm soát véc tơ lực đẩy cho tính cơ động cao, vận tốc bay tối đa 2.750km/h, bán kính chiến đấu 1.000km, trần bay gần 19.000m.
MiG-35 được trang bị hỏa lực khá mạnh với pháo GSh-301 30mm (150 viên đạn) và 9 giá treo mang tổng cộng 6,5 tấn tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải; bom; rocket.
Tuy được đánh giá là loại máy bay tiêm kích đánh chặn nhưng MiG-35 cũng có khả năng tác chiến đa năng hàng đầu nhưng MiG-35 đã thất bại trong gói thầu mua sắm 126 máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ.
Báo Kommersant dẫn nguồn từ cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga -Rosoboronexport, cho hay Bộ Quốc phòng Ấn Độ có gửi thư cho cơ quan này nêu ra 14 điểm hạn chế của Mig-35.
Một trong số đó là MiG-35 lắp loại động cơ RD-33MK, cải tiến từ loại RD-33, sản xuất năm 1972. Ngoài ra, chương trình thiết kế MiG-35 vẫn chưa hoàn tất. Việc sản xuất hàng loạt chỉ được bắt đầu từ năm 2013 - 2014.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã quyết định tạm dừng kế hoạch mua 37 chiếc máy bay chiến đấu MiG-35 đến năm 2016.
Kẻ chung số phận
Vận đen của MiG-35 trên thương trường làm người ta nhớ đến tổ hợp phòng không HQ-9 do Trung Quốc sản xuất. Theo đó, hồi cuối tháng 9/2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã gây bất ngờ không chỉ với Mỹ, NATO mà với cả thế giới khi quyết định mua hệ thống phòng không HQ-9. Quyết định này này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Mỹ và NATO.
Ngay sau khi Ankara đưa ra tuyên bố trên, Quốc hội Mỹ đã tuyên bố thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ dùng tiền Mỹ mua tên lửa Trung Quốc. Thông tin trên được báo Business Recorder ngày 15/12/2013 đưa tin.
Theo đó, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật cấm Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tiền của Mỹ để mua hệ thống tên lửa trị giá 4 tỉ USD từ một công ty Trung Quốc bị Washington liệt vào danh sách đen.
Dự luật cấp phép quốc phòng thường niên của Mỹ, được Hạ viện thông qua, bao gồm một điều khoản cấm sử dụng “kinh phí năm 2014 để tích hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Trung Quốc vào các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ”.
Không chỉ được Mỹ cấp kinh phí trong việc mua sắm quốc phòng, hiện nay khoảng 40% số tiền Thổ Nhĩ Kỳ dùng để xây dựng hệ thống phòng không là kinh phí do NATO cấp.
Ngoài những sức ép về kinh phí, NATO còn có thừa khả năng cô lập hệ thống phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này mua hệ thống HQ-9. “NATO có đủ khả năng kỹ thuật để cô lập kiến trúc hệ thống phòng không/phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, tước quyền hội nhập những thông tin có liên quan của Ankara”, một quan chức NATO nói.
Để chống lại các mối đe dọa bằng tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần những thông tin từ các hệ thống vệ tinh và trên mặt đất để phát hiện tên lửa đạn đạo, bao gồm cả radar của NATO, mà năm 2013 đã được bố trí ở Kuresike (đông nam đất nước này).
Trước sức ép từ nhiều phía, thì việc Ankara quyết định từ bỏ thương vụ HQ-9 với Trung Quốc để đàm phán mua hệ thống phòng không Aster-30 không phải vấn đề gây bất ngờ.