Việt Nam không thiếu người , nhưng để nổi bật tầm quốc tế là chưa có . Doanh nghiệp tài trợ cũng vì mục đích quảng cáo .
Đúng cụ ạ.Việt Nam không thiếu người , nhưng để nổi bật tầm quốc tế là chưa có . Doanh nghiệp tài trợ cũng vì mục đích quảng cáo .
Cụ hơi quá nhời, dạy đĩ vén váy thôiDạy người giàu tiêu tiền chả khác gì dạy đĩ tụt quần.
em thấy việc này chả dc cái gì cả. *** nó chứ, đã là c ứt thì có bọc sô cô la nó vẫn thối!Đúng cụ ạ.
Chỉ có điều này em thắc mắc là không biết các doanh nhân 2 đầu nam bắc thì nghe cậu này nói về cái gì? Em nghĩ chủ yếu là những đối tượng thanh thiếu niên, trẻ em khuyết tật, có thể là sv các trường thôi chứ.
Em cứ thấy nó hài hài như kiểu các doanh nghiệp cũng đang què quặt hết rồi, đang mất hiết niềm tin, nghị lực vào môi trường kinh doanh rồi nên nghe cậu này để sốc lại tinh thần? .
Em thấy cái dở của người Việt mình là không biết nói tiếng AnhViệt Nam không thiếu người , nhưng để nổi bật tầm quốc tế là chưa có . Doanh nghiệp tài trợ cũng vì mục đích quảng cáo .
Người viết bài này não trạng hơi thiển cận. Nếu lập luận thế này thì mời David Beckcam sang Việt nam làm gì. Mời Công Vinh với Văn Quyến cho nó dẻCác cụ, mợ đọc cái này:
http://ngoisao.net/tin-tuc/choi-blog/2013/05/but-chua-nha-khong-thieng-240562/
Bụt chùa nhà không thiêng
Tại sao là Nick mà không là một gương mặt Việt Nam? Cát-xê của Nick không nhỏ. Anh yêu cầu chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng hơn chục người.
Phan Anh
Cho đến thời điểm tôi viết những dòng này, nghĩa là đã 2h sáng thì trên Facebook của tôi vẫn tràn ngập những lời cảm xúc về Nick Vujicic của bạn bè. Thật dễ hiểu, với những gì mà chàng trai không tay, không chân đã làm được, anh xứng đáng được ngưỡng mộ và tôn vinh. Ấy thế mà, tôi vẫn không thể nào ngăn được tiếng thở dài...
Thở dài là bởi, với những trường hợp tương tự như Nick Vujicic tại Việt Nam, trong vòng 1 phút tôi có thể kể tên ra 5 gương mặt tiêu biểu. Những người như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, vận động viên khuyết tật Phạm Thị Thu... đã làm được những điều mà ngay cả người thường cũng khó có thể làm được.
Hoàn cảnh của họ, tài năng và nghị lực của họ có lẽ không thua Nick là bao, ấy thế mà họ vẫn đang miệt mài đâu đó để tìm mọi cách sống qua ngày, nỗ lực để cống hiến cho xã hội nhưng không được mấy ai quan tâm. Trong khi đó, những doanh nhân người Việt giàu có đã phải bỏ một số tiền khổng lồ lên tới 32 tỷ đồng để mời Nick đến Việt Nam, nói chuyện về nghị lực sống, về đam mê vượt qua khó khăn (những điều mà người Việt Nam nói chung và những người khuyết tật nói riêng đã có thừa).
32 tỷ đồng, một con số khổng lồ trong thời điểm hiện tại, khi mà các doanh nghiệp đang lao đao vì khủng hoảng kinh tế và người dân cũng đang ngập chìm trong khó khăn. Có thể nói với một chiến dịch được cho là thành công về mặt truyền thông như một công ty đang làm với Nick Vujicic, đó không hẳn là một sự lãng phí. Tuy nhiên, tôi cứ nghĩ nếu công ty này chịu bỏ ra phân nửa số tiền đó thôi, để giúp đỡ những gương mặt khuyết tật tài năng vươn lên... thì họ vẫn có thể tạo được một chiến dịch PR vừa thành công cả về mặt truyền thông lẫn ý nghĩa xã hội. Bởi những người khuyết tật Việt Nam cần những sự giúp đỡ thiết thực hơn là những "cú hích" về tinh thần mà Nick đã mang tới.
Ảnh: Facebook Phan Anh. Một anh bạn người nước ngoài của tôi tự hỏi, không biết tại sao truyền thông Việt Nam lại "điên cuồng" với Nick Vujicic như vậy. Điều này thật ra không quá khó hiểu khi mà hệ thống các kênh trên truyền hình liên tục phát TVC về Nick gần như 30 phút một lần. Là một người làm báo, tôi chưa bao giờ tôi thấy giới truyền thông Việt Nam lại "nhẹ dạ" đến như vậy. Họ biết đằng sau một "Nick khuyết tật nghị lực" chính là một bệ đỡ truyền thông khủng khiếp đến từ các công ty phát hành sách của Mỹ. Nói đơn giản hơn, Nick cũng chỉ là một sản phẩm truyền thông để người ta bán được sách mà thôi. "Anh ấy là một người phi thường, nhưng anh ấy cũng là một nghệ sĩ biểu diễn", bạn tôi nói. Quả thật, với những gì đã thấy chiều nay tại sân bay, tôi nghĩ anh cũng có phần đúng.
Ít người biết được rằng Nick đến Việt Nam không phải do công ty truyền thông mời, cũng không hẳn do một nhà xuất bản nọ "cầu khẩn" mà đơn giản đó chỉ là một trong các điều khoản hợp đồng đã ký với Nick. Theo đó, để có thể phát hành sách của Nick tại Việt Nam, nhà xuất bản nọ buộc phải đáp ứng một yêu cầu là tổ chức một buổi diễn thuyết cho anh tại nước sở tại. Ngoài những điều khoản trong hợp đồng xuất bản, hợp đồng mang Nick đến Việt Nam cũng bao gồm nhiều yêu cầu rất khắt khe, thậm chí những yêu cầu đó chỉ đến từ các ngôi sao... Hollywood.
Một trong những yêu cầu của Nick là: "Không có bất kỳ một cuộc gặp gỡ riêng nào với báo giới", những gì anh làm chỉ là diễn thuyết trước đám đông. Giới thạo tin còn kể rằng một đơn vị tổ chức đã xin tài trợ vé máy bay cho Nick từ một hãng hàng không giá rẻ của Việt Nam nhưng anh không chịu, yêu cầu của Nick là phải một hãng có uy tín ở Việt Nam. Anh cũng yêu cầu các chế độ VIP cho đoàn tuỳ tùng lên tới hơn chục người của mình. Anh cần có người nếm trước đồ ăn (có lẽ vì thể trạng của anh không được tốt). Ngoài ra, số tiền cát-xê của Nick cũng không hề nhỏ (có người nói 22.000 USD, có người nói 200.000, con số chưa thể kiểm chứng nhưng kể cả 'chỉ' 22.000 USD thì đó vẫn là một con số quá lớn).
Tại sân bay chiều nay, khi Nick vừa hạ cánh, an ninh được thắt chặt thậm chí còn hơn cả khi cặp vợ chồng nổi tiếng của Hollywood là Angelia Jolie và Brad Pitt tới Việt Nam. Tới mức, một cuộc cãi vã lớn đã xảy ra giữa giám đốc nhà xuất bản và tổ An ninh tại cửa VIP sân bay nội địa (Nick được sắp xếp ra cửa nội địa dù bay quốc tế) vì tổ an ninh đã không cho vị giám đốc này vào trong dù ông này lớn tiếng tuyên bố: "Tôi là trưởng ban tổ chức đây". Cánh báo chí bị buộc phải đứng ngoài xa cách cửa gần 150m và không thể tác nghiệp vì xe đón Nick đã đậu sát cửa, kính đen ngòm và dĩ nhiên Nick không có lấy một lời chào dành cho người hâm một thông qua báo giới.
Tối nay, những gì Nick chia sẻ thật ra không có gì mới, đó là điều mà bất kỳ một người khuyết tật nào (thậm chí cả người thường) cũng sẽ từng mắc phải. Còn nghị lực sống ư, hãy hỏi những Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Công Hùng, Nguyễn Bích Lan (người dịch sách của Nick), "Cô bé xương thuỷ tinh" Phương Anh... xem họ có nghị lực sống và vươn lên trong cuộc sống không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được tôn vinh không? Hỏi họ xem họ có xứng đáng được quan tâm nhiều hơn không? Khi mà số tiền 32 tỷ đồng đó, biết đâu lại chẳng gần bằng ngân sách của "Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020" đã được phê duyệt ấy chứ.
Trước khi buổi nói chuyện "Chào Việt Nam" của Nick diễn ra, giá vé chợ đen được đẩy lên con số 1,5 - 2 triệu đồng. Một con số không hề nhỏ đối với đa số người Việt trẻ. Nhưng nhiều bạn trẻ sẵn sàng bỏ 2 triệu để nghe Nick nói chuyện về nỗi khổ, về nghị lực sống... trong khi họ sẵn sàng bĩu môi và không thèm bố thí một đồng cho người ăn xin tàn tật. Vì đâu có sự khác biệt đó?
Câu hỏi là: Tại sao lại là Nick mà không phải là một gương mặt cụ thể nào đó của Việt Nam, như hiệp sĩ công nghệ Nguyễn Công Hùng chẳng hạn? Với những gì mà Công Hùng làm được, nếu anh được truyền thông Mỹ "o bế" như Nick, hẳn anh cũng nổi tiếng không kém và biết đâu một đơn vị nào đó lại chẳng bỏ cả trăm nghìn USD để mời anh tới nói chuyện?
Sự khác biệt lớn nhất giữa Nick và Nguyễn Công Hùng không phải là tài năng hay nghị lực, mà đơn giản chỉ là ở sức hút truyền thông. Chẳng ai ngu để tin rằng một công ty bỏ một đống tiền ra mời Nick về Việt Nam chỉ với mục đích từ thiện, xã hội. Sức hút của Nick là quá lớn, đặc biệt là với sự tiếp tay của truyền thông, với những TVC được phát liên tục trên truyền hình (và nhờ đó người ta bán được báo, thu được tiền quảng cáo, lại được tiếng là "hướng tới cộng đồng khuyết tật" dù sự thật mục tiêu cao cả này chỉ là một phần rất nhỏ mà thôi).
Tại sao lại là Nick, tại vì anh ấy là... người nước ngoài. Thật vậy, người Việt chúng ta vốn sính ngoại. Không ít lần các ngôi sao hạng B, C của nước ngoài tới Việt Nam phải ngỡ ngàng vì mình được... hâm mộ quá xá. Các cụ ta nói cấm có sai: "Bụt chùa nhà không thiêng" là vậy...
Việt Nam thiếu gì người như Nick mà ko đưa lên, các cụ có nhớ anh Ký ko, hay là người hùng công nghệ thông tin mà báo đài hay đưa tin đó.
Mấu chốt là căn bệnh sính ngoại thôi, đem tiền đó làm từ thiện ở Vn, ví dụ như mua bò cho ctr Tấm lòng vàng thì đc bao nhiêu con.
Em cũng định nói giống hai cụ. Thực chất món này ở mấy thằng giãy chết nó phóng lên thông tin tại chúng cũng đúng. Do bên nó giàu có, xiền nhiều, dân cơ cực ít. Đâm ra mấy món giống cụ Nick thì như đốt đuốc giữa ban ngày cũng chẳng tìm ra cái thứ hai vậy. Do đó nó làm um tỏi lên cũng vì kích dân chúng nó bùi ngùi và là một cách để động viên dân nó ủng hộ người khuyết tật. Cái đấy rất hay. Cũng là bài học cho con trẻ. Nhưng có vẻ nó hợp hơn khi ở giãy chết. Còn ở mềnh, chết đói đầy, nghèo khổ thì cũng chả thiết, khuyết tật nhiều nhưng sự quan tâm của nhà nước thì chả có bao nhiêu. Nên cụ nick này sang cũng chả giải quyết được vấn đề gì. Thông thường nếu là từ thiện thì không mất tiền mời, mà họ sẽ chủ động sang các nước để ủng hộ, quyên góp. Nhưng vậy, mơí là đi đúng cái ý tứ của người Á Đông. Chứ để mất xiền đến 1,5 triệu OBM mà chỉ mời một ông khuyết tật sang nói chuyện về việc mình vượt khó khăn cũng là một hình thức PR cho cái ông Hoa Sen thôi. Họ bỏ tiền không phải không có mục đích. Nếu số tiền đấy ủng hộ thiết thực cho người nghèo, khuyết tật VN cũng xây dựng được một cái trung tâm kha khá phục vụ người nghèo thì sẽ ý nghĩa hơn rất nhiều món quảng cáo này. Nhưng cái ông Hoa Sen thì đánh tâm lý vào người dân mềnh là tò mò. Nên đến nghe xem như thế nào. Nói thực gần nhà em có ông vừa đi xem về nói lại: So với VN mềnh thì chỉ là móng tay. Hãy vào cá trung tâm nhân đạo về chất độc da cam ở Mai Dịch mà xem. Nói chung em công nhận giãy chết nó làm thông tin giỏi và PR tốt. Đấy cũng là một cách kiếm xiền. Chứ không như bên mình, khuyết tật chỉ để làm vì khi mấy lờ đờ muốn chạy điểm trước mặt người dânHôm qua em có xem 1 tý, và nói thực là thấy rằng chú này may mắn vì sống 1 ở nước có truyền thông quá giỏi, đơn giản chỉ thế thôi.
Ở Việt Nam cũng có nhiều người khuyết tật nghi lực như vậy nhưng chẳng có ai làm mạnh thường quân, chẳng có e kíp đạo diễn giỏi để làm bệ phóng cho họ nổi tiếng, một phần vì các đơn vị đó ở Việt Nam chưa nhìn thấy mối lợi từ những việc như vậy trong khi bọn tư bản nó giỏi hơn, nhìn ra được lợi nhuận.