- Biển số
- OF-563556
- Ngày cấp bằng
- 10/4/18
- Số km
- 15
- Động cơ
- 148,850 Mã lực
Nếu xét về mức độ quan trọng khi lựa chọn phụ kiện khi đạp xe, đèn xe đạp chỉ đứng sau nón bảo hiểm. Đây là sản phẩm không chỉ đơn thuần để chiếu sáng, trang trí mà đây là sản phẩm ảnh hưởng quyết định đến độ an toàn khi di chuyển trên đường. Nhưng trên thị trường với rất nhiều chủng loại đèn xe đạp khác nhau như hiện nay thì đâu mới là sản phẩm phù hợp nhất cho bạn, cùng tìm hiểu nhé:
Đèn xe ngày càng nhỏ hơn, nhẹ hơn trong khi lại cung cấp khả năng chiếu sáng tốt hơn so với các thế hệ trước.
Khi lựa chọn đèn xe, bạn cần đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: Bạn muốn chiếu sáng đường đi hay bạn chỉ muốn được các phương tiện khác nhìn thấy ? Hay cả hai? Khi đã hiểu nhu cầu của mình thì những thông tin bên dưới đây sẽ giúp bạn dễ quyết định nên chọn sản phẩm nào hơn.
PHÂN LOẠI CÁC KIỂU ĐÈN
Một chiếc xe đạp đạt chuẩn an toàn là một chiếc xe được trang bị đèn trước, sau và cả hai bên. Đảm bảo nó được nhìn thấy bởi xe hơi, xe máy hay cả người đi bộ.
Khi di chuyển vào lúc trời tối – đặc biệt là trong những chuyến đi vào rừng hoặc vùng hẻo lánh không có ánh sáng phản xạ từ môi trường xung quanh ( ambient light ) – bạn nên chuẩn bị cho mình một đèn trước với cường độ chiếu sáng mạnh để đảm bảo bạn nhìn rõ được mặt đường phía trước.
Hệ thống đèn công suất cao: Thường những dòng sản phẩm này là những dòng sản phẩm có khả năng sạc lại được, với công suất chiếu sáng lớn. Giá của những dòng sản phẩm này thường cao hơn mặt bằng chung nhưng những gì chúng mang lại hoàn toàn tương xứng. Sáng rõ hơn. An toàn hơn và bền bỉ hơn trong hầu như tất cả các điều kiện sử dụng ( vì chúng thường được cung cấp với cấu trúc vỏ kim loại bền bỉ, gioăn cao su chống nước & cùng hệ thống nút bấm chắc chắn hơn nhiều ).
Công suất bao nhiêu thì có thể được coi là cao ở đèn xe đạp? Theo ý kiến thu thập từ nhiều nhóm khách hàng, các nhà bán lẻ và các đại lý, loại đèn có công suất từ 400 lumens trở lên có thể được coi là cao nếu nhu cầu sử dụng của bạn là di chuyển trong thành phố. Nếu thường di chuyển ở khu vực xa xôi hẻo lánh hơn, bạn nên chọn loại từ 700 lumens trở lên.
Hệ thống đèn báo hiệu trước, sau & hai bên: Đây là những dòng sản phẩm giúp cho các phương tiện khác nhìn thấy bạn đang cùng di chuyển trên đường. Những dòng cao cấp còn có thể tạo ra hiệu suất chiếu sáng hiệu cả ngay cả vào ban ngày ( tương tự như các dòng đèn xe hơi có chức năng sáng ban ngày để gây chú ý đối với các phương tiện khác ). Tuy nhiên, những dòng sản phẩm này thường không đủ mạnh để chiếu sáng đường đi cho bạn nếu bạn di chuyển vào những vùng hẻo lánh xa xôi. Điểm khác biệt chính giữa các dòng đèn báo hiệu thường là ở cấu trúc ngàm gắn ( gắn lên xe, lên tay lái, lên nón bảo hiểm hoặc lên balo,… ), số lượng bóng LED được tích hợp bên trong sản phẩm và tính năng cho phép sạc lại qua USB hay là dùng pin rời.
Đảm bảo bạn được nhìn thấy từ mọi hướng khi đạp xe trong đêm
SO SÁNH HIỆU SUẤT CHIẾU SÁNG
Những yếu tố cần chú ý đến ở đây là gì:
LEDs: Bóng LED, nhờ đặc điểm hiệu suất sử dụng năng lượng tốt, cấu tạo bền bỉ giờ đây gần như đã được coi là tiêu chuẩn trong ngành sản xuất đèn xe đạp. Có nhiều loại bóng LED với cường độ chiếu sáng khác nhau.
LUMENS: Lumen = Light Output ( lượng ánh sáng đầu ra ). Lumen tiếng việt gọi là Quang thông, là đại lượng đo công suất phát sáng của một nguồn sáng. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.
Kiểu chiếu sáng: Nếu bạn thường di chuyển ở khu vực có đèn đường chiếu sáng, bạn có thể chọn loại đèn trước với kiểu choá đèn tập trung ánh sáng thành một dải hẹp. Ở các khu vực tối hơn hoặc trong các hành trình vào rừng, đường mòn hay vùng ngoại ô, bạn nên chọn loại có choá đèn toả rộng để thấy được không gian địa hình xung quanh ( với điều kiện công suất đèn phải lớn ). Kiểu choá đèn là một yếu tố khó định hình & hơi khó hiểu đối với người mua hàng. Nếu bạn cảm thấy không chắc về loại đèn mình muốn mua sẽ cho ra vùng ánh sáng như thế nào, bạn nên hỏi chuyên viên tư vấn bán hàng, nhờ họ chiếu thử trong khu vực tối hoặc tham khảo kỹ ở website của nhà sản xuất.
Đèn với light beam rộng & công suất lớn, phù hợp khi đi trail vào ban đêm
Nguyên tắc thường thấy khi lựa chọn đèn là “ Tiền nào của nấy “. Giá càng cao thì cường độ chiếu sáng càng mạnh, nhưng như đã nói trên tiêu đề, hãy chọn loại phù hợp với bạn.
HỆ THỐNG ĐÈN SẠC LẠI ĐƯỢC ( RECHARGEABLE )
Đèn sạc lại được thường sử dụng pin Lithium-ion. Với đặc tính cho phép sạc lại hàng trăm lần ( circle ), đây là dòng sản phẩm thực sự tiết kiệm chi phí cho bạn và cũng thân thiện với môi trường hơn là loại thay pin rời.
Giá của những sản phẩm sạc lại được thường ban đầu nghe có vẻ khá cao, nhưng khi tính trong một vòng đời sản phẩm, bạn sẽ không phải chi thêm bất cứ chi phí nào cho pin cả, và đồng thời việc sạc lại cũng giúp bạn chủ động hơn thay vì cứ vài ngày lại phải đi ra tạp hoá để tìm mua pin.
Không giống như loại pin Alkaline ( AA – AAA ), pin sạc Lithium Ion không khiến cho hiệu suất chiếu sáng của đèn giảm dần khi pin yếu. Thêm nữa, loại đèn sạc thường luôn đi kèm chức năng báo hiệu mức năng lượng còn lại, giúp bạn chủ động kiểm tra & sạc đầy trước khi đạp xe.
Đèn Bontrager iON 450R
Pin Lithium Ion có ưu điểm là cho ra mức năng lượng rất cao so với trọng lượng của khối pin, đồng thời chúng cũng giữ nguyên tính chất sau một thời gian dài sử dụng. Không giống như pin Cadmidium, pin Lithium ion không bị “nhớ” sau mỗi lần sạc, nên bạn có thể yên tâm sạc bao nhiêu cũng được, không lo mình đang sạc nhồi hay pin sẽ bị chai.
Hầu hết các dòng sản phẩm đèn xe đạp rechargeable ( sạc lại được ) đều có tuổi thọ pin vào khoảng 500 circles ( 500 lần sạc / xả ). Chuẩn sạc thường thấy nhất hiện tại là USB.
Nếu bạn dự tính cất đèn một thời gian không sử dụng thì nên sạc đầy hoặc hơn 50% trước khi cất. Các dòng đèn hiện tại thường có tính năng Smart Charge để tự động ngắt nguồn khi pin đầy nên bạn có thể yên tâm khi để đèn sạc qua đêm.
THỜI GIAN CHIẾU SÁNG & TUỔI THỌ PIN
Tuổi thọ pin phụ thuộc vào loại pin, cường độ chiếu sáng và loại bóng LED bạn sử dụng.
Đèn với chế độ chớp/tắt giúp các phương tiện dễ nhận ra bạn hơn đồng thời cũng dùng ít năng lượng hơn chế độ sáng giữ nguyên. Hầu hết các loại đèn xe đạp đều hỗ trợ cả hai chế độ chiếu sáng này. Trong điều kiện ánh sáng yếu, nếu bạn để đèn trước với chế độ chớp tắt đôi khi sẽ lại làm hạn chế tầm nhìn, vậy nên bạn có thể dùng chớp/tắt cho ban ngày, còn ban đêm, khi quá tối và không rõ đường đi, hãy chắc chắn bạn sử dụng chế độ sáng mạnh nhất.
Hầu hết tất cả các loại đèn sạc hiện tại đều có nhiều chế độ để bạn lựa chọn, tuỳ theo điều kiện & tình hình giao thông, hãy chọn kiểu chiếu sáng phù hợp & an toàn nhất cho bạn.
KIỂU NGÀM GẮN
Gắn trước: Gắn đèn trên tay lái hoặc trên nón bảo hiểm của bạn. Khi đạp xe trong đêm, đặc biệt là trong rừng, bạn nên sử dụng cả hai loại, một gắn trên tay lái và một gắn trên nón bảo hiểm. Hoặc nếu bạn chỉ có một đèn, thì nên lựa chọn gắn trên nón bảo hiểm vì chúng sẽ thay đổi khu vực chiếu sáng tuỳ theo hướng nhìn của bạn. Giúp bạn linh hoạt hơn trong phán đoán địa hình & xử lý tình huống.
Đèn Bontrager iON 100R
Đèn sau: Bạn có thể gắn vào cốt yên, balo, hoặc cả phía sau nón bảo hiểm. Một số dòng xe có baga sau tích hợp sẵn ngàm để gắn đèn đuôi.
Đèn hai bên: Loại đèn này bạn có thể gắn vào hai bên khung xe hoặc gắn vào căm. Đèn gắn căm thực sự rất hữu dụng vì nó tạo ra vệt sáng chuyển động, rất hữu hiệu để gây chú ý.
Bộ pin: Nhiều sản phẩm đèn xe đạp trên thị trường có bộ pin rời, đặc biệt là những dòng đèn có công suất cao. Nhưng những loại tích hợp sẵn pin bên trong lại có ưu điểm tiện lợi hơn cho bạn khi tháo lắp, tránh mất cắp và đôi khi còn hữu dụng khi dùng làm đèn pin khi đi cắm trại chẳng hạn.
BONTRAGER – Thương hiệu đèn, phụ tùng, phụ kiện xe đạp hàng đầu tại Mỹ.
Nếu bạn đã biết rõ nhu cầu của mình là gì thì đừng quên xem qua những sản phẩm đèn xe đạp cao cấp từ Bontrager mà Trek VN phân phối tại đây nhé.
Nguồn: www.trekvietnam.vn
Đèn xe ngày càng nhỏ hơn, nhẹ hơn trong khi lại cung cấp khả năng chiếu sáng tốt hơn so với các thế hệ trước.
Khi lựa chọn đèn xe, bạn cần đặt ra cho mình câu hỏi đầu tiên: Bạn muốn chiếu sáng đường đi hay bạn chỉ muốn được các phương tiện khác nhìn thấy ? Hay cả hai? Khi đã hiểu nhu cầu của mình thì những thông tin bên dưới đây sẽ giúp bạn dễ quyết định nên chọn sản phẩm nào hơn.
PHÂN LOẠI CÁC KIỂU ĐÈN
Một chiếc xe đạp đạt chuẩn an toàn là một chiếc xe được trang bị đèn trước, sau và cả hai bên. Đảm bảo nó được nhìn thấy bởi xe hơi, xe máy hay cả người đi bộ.
Khi di chuyển vào lúc trời tối – đặc biệt là trong những chuyến đi vào rừng hoặc vùng hẻo lánh không có ánh sáng phản xạ từ môi trường xung quanh ( ambient light ) – bạn nên chuẩn bị cho mình một đèn trước với cường độ chiếu sáng mạnh để đảm bảo bạn nhìn rõ được mặt đường phía trước.
Hệ thống đèn công suất cao: Thường những dòng sản phẩm này là những dòng sản phẩm có khả năng sạc lại được, với công suất chiếu sáng lớn. Giá của những dòng sản phẩm này thường cao hơn mặt bằng chung nhưng những gì chúng mang lại hoàn toàn tương xứng. Sáng rõ hơn. An toàn hơn và bền bỉ hơn trong hầu như tất cả các điều kiện sử dụng ( vì chúng thường được cung cấp với cấu trúc vỏ kim loại bền bỉ, gioăn cao su chống nước & cùng hệ thống nút bấm chắc chắn hơn nhiều ).
Công suất bao nhiêu thì có thể được coi là cao ở đèn xe đạp? Theo ý kiến thu thập từ nhiều nhóm khách hàng, các nhà bán lẻ và các đại lý, loại đèn có công suất từ 400 lumens trở lên có thể được coi là cao nếu nhu cầu sử dụng của bạn là di chuyển trong thành phố. Nếu thường di chuyển ở khu vực xa xôi hẻo lánh hơn, bạn nên chọn loại từ 700 lumens trở lên.
Hệ thống đèn báo hiệu trước, sau & hai bên: Đây là những dòng sản phẩm giúp cho các phương tiện khác nhìn thấy bạn đang cùng di chuyển trên đường. Những dòng cao cấp còn có thể tạo ra hiệu suất chiếu sáng hiệu cả ngay cả vào ban ngày ( tương tự như các dòng đèn xe hơi có chức năng sáng ban ngày để gây chú ý đối với các phương tiện khác ). Tuy nhiên, những dòng sản phẩm này thường không đủ mạnh để chiếu sáng đường đi cho bạn nếu bạn di chuyển vào những vùng hẻo lánh xa xôi. Điểm khác biệt chính giữa các dòng đèn báo hiệu thường là ở cấu trúc ngàm gắn ( gắn lên xe, lên tay lái, lên nón bảo hiểm hoặc lên balo,… ), số lượng bóng LED được tích hợp bên trong sản phẩm và tính năng cho phép sạc lại qua USB hay là dùng pin rời.
Đảm bảo bạn được nhìn thấy từ mọi hướng khi đạp xe trong đêm
SO SÁNH HIỆU SUẤT CHIẾU SÁNG
Những yếu tố cần chú ý đến ở đây là gì:
LEDs: Bóng LED, nhờ đặc điểm hiệu suất sử dụng năng lượng tốt, cấu tạo bền bỉ giờ đây gần như đã được coi là tiêu chuẩn trong ngành sản xuất đèn xe đạp. Có nhiều loại bóng LED với cường độ chiếu sáng khác nhau.
LUMENS: Lumen = Light Output ( lượng ánh sáng đầu ra ). Lumen tiếng việt gọi là Quang thông, là đại lượng đo công suất phát sáng của một nguồn sáng. Số lumen càng cao thì đèn càng sáng.
Kiểu chiếu sáng: Nếu bạn thường di chuyển ở khu vực có đèn đường chiếu sáng, bạn có thể chọn loại đèn trước với kiểu choá đèn tập trung ánh sáng thành một dải hẹp. Ở các khu vực tối hơn hoặc trong các hành trình vào rừng, đường mòn hay vùng ngoại ô, bạn nên chọn loại có choá đèn toả rộng để thấy được không gian địa hình xung quanh ( với điều kiện công suất đèn phải lớn ). Kiểu choá đèn là một yếu tố khó định hình & hơi khó hiểu đối với người mua hàng. Nếu bạn cảm thấy không chắc về loại đèn mình muốn mua sẽ cho ra vùng ánh sáng như thế nào, bạn nên hỏi chuyên viên tư vấn bán hàng, nhờ họ chiếu thử trong khu vực tối hoặc tham khảo kỹ ở website của nhà sản xuất.
Đèn với light beam rộng & công suất lớn, phù hợp khi đi trail vào ban đêm
Nguyên tắc thường thấy khi lựa chọn đèn là “ Tiền nào của nấy “. Giá càng cao thì cường độ chiếu sáng càng mạnh, nhưng như đã nói trên tiêu đề, hãy chọn loại phù hợp với bạn.
HỆ THỐNG ĐÈN SẠC LẠI ĐƯỢC ( RECHARGEABLE )
Đèn sạc lại được thường sử dụng pin Lithium-ion. Với đặc tính cho phép sạc lại hàng trăm lần ( circle ), đây là dòng sản phẩm thực sự tiết kiệm chi phí cho bạn và cũng thân thiện với môi trường hơn là loại thay pin rời.
Giá của những sản phẩm sạc lại được thường ban đầu nghe có vẻ khá cao, nhưng khi tính trong một vòng đời sản phẩm, bạn sẽ không phải chi thêm bất cứ chi phí nào cho pin cả, và đồng thời việc sạc lại cũng giúp bạn chủ động hơn thay vì cứ vài ngày lại phải đi ra tạp hoá để tìm mua pin.
Không giống như loại pin Alkaline ( AA – AAA ), pin sạc Lithium Ion không khiến cho hiệu suất chiếu sáng của đèn giảm dần khi pin yếu. Thêm nữa, loại đèn sạc thường luôn đi kèm chức năng báo hiệu mức năng lượng còn lại, giúp bạn chủ động kiểm tra & sạc đầy trước khi đạp xe.
Đèn Bontrager iON 450R
Pin Lithium Ion có ưu điểm là cho ra mức năng lượng rất cao so với trọng lượng của khối pin, đồng thời chúng cũng giữ nguyên tính chất sau một thời gian dài sử dụng. Không giống như pin Cadmidium, pin Lithium ion không bị “nhớ” sau mỗi lần sạc, nên bạn có thể yên tâm sạc bao nhiêu cũng được, không lo mình đang sạc nhồi hay pin sẽ bị chai.
Hầu hết các dòng sản phẩm đèn xe đạp rechargeable ( sạc lại được ) đều có tuổi thọ pin vào khoảng 500 circles ( 500 lần sạc / xả ). Chuẩn sạc thường thấy nhất hiện tại là USB.
Nếu bạn dự tính cất đèn một thời gian không sử dụng thì nên sạc đầy hoặc hơn 50% trước khi cất. Các dòng đèn hiện tại thường có tính năng Smart Charge để tự động ngắt nguồn khi pin đầy nên bạn có thể yên tâm khi để đèn sạc qua đêm.
THỜI GIAN CHIẾU SÁNG & TUỔI THỌ PIN
Tuổi thọ pin phụ thuộc vào loại pin, cường độ chiếu sáng và loại bóng LED bạn sử dụng.
Đèn với chế độ chớp/tắt giúp các phương tiện dễ nhận ra bạn hơn đồng thời cũng dùng ít năng lượng hơn chế độ sáng giữ nguyên. Hầu hết các loại đèn xe đạp đều hỗ trợ cả hai chế độ chiếu sáng này. Trong điều kiện ánh sáng yếu, nếu bạn để đèn trước với chế độ chớp tắt đôi khi sẽ lại làm hạn chế tầm nhìn, vậy nên bạn có thể dùng chớp/tắt cho ban ngày, còn ban đêm, khi quá tối và không rõ đường đi, hãy chắc chắn bạn sử dụng chế độ sáng mạnh nhất.
Hầu hết tất cả các loại đèn sạc hiện tại đều có nhiều chế độ để bạn lựa chọn, tuỳ theo điều kiện & tình hình giao thông, hãy chọn kiểu chiếu sáng phù hợp & an toàn nhất cho bạn.
KIỂU NGÀM GẮN
Gắn trước: Gắn đèn trên tay lái hoặc trên nón bảo hiểm của bạn. Khi đạp xe trong đêm, đặc biệt là trong rừng, bạn nên sử dụng cả hai loại, một gắn trên tay lái và một gắn trên nón bảo hiểm. Hoặc nếu bạn chỉ có một đèn, thì nên lựa chọn gắn trên nón bảo hiểm vì chúng sẽ thay đổi khu vực chiếu sáng tuỳ theo hướng nhìn của bạn. Giúp bạn linh hoạt hơn trong phán đoán địa hình & xử lý tình huống.
Đèn Bontrager iON 100R
Đèn sau: Bạn có thể gắn vào cốt yên, balo, hoặc cả phía sau nón bảo hiểm. Một số dòng xe có baga sau tích hợp sẵn ngàm để gắn đèn đuôi.
Đèn hai bên: Loại đèn này bạn có thể gắn vào hai bên khung xe hoặc gắn vào căm. Đèn gắn căm thực sự rất hữu dụng vì nó tạo ra vệt sáng chuyển động, rất hữu hiệu để gây chú ý.
Bộ pin: Nhiều sản phẩm đèn xe đạp trên thị trường có bộ pin rời, đặc biệt là những dòng đèn có công suất cao. Nhưng những loại tích hợp sẵn pin bên trong lại có ưu điểm tiện lợi hơn cho bạn khi tháo lắp, tránh mất cắp và đôi khi còn hữu dụng khi dùng làm đèn pin khi đi cắm trại chẳng hạn.
BONTRAGER – Thương hiệu đèn, phụ tùng, phụ kiện xe đạp hàng đầu tại Mỹ.
Nếu bạn đã biết rõ nhu cầu của mình là gì thì đừng quên xem qua những sản phẩm đèn xe đạp cao cấp từ Bontrager mà Trek VN phân phối tại đây nhé.
Nguồn: www.trekvietnam.vn
Chỉnh sửa cuối: