- Biển số
- OF-13637
- Ngày cấp bằng
- 1/3/08
- Số km
- 161
- Động cơ
- 519,509 Mã lực
Sau thế chiến thứ hai, Nhật Bản bị hạn chế về quốc phòng, họ hầu như phải nhập khẩu vũ khí từ nước ngoài. Một vài năm gần đây, “đất nước mặt trời mọc” đang trỗi dậy như muốn lấy lại vị thế năm xưa bằng việc nghiên cứu chế tạo nhiều loại vũ khí cực kì hiện đại.
Đại chiến thế giới lần hai kết thúc năm 1945, lực lượng lục quân đế quốc Nhật Bản và hải quân đế quốc Nhật Bản bị giải thể hoàn toàn, thay vào đó người ta thành lập Cục phòng vệ Nhật Bản (Japan Self – Defense Forces).
Cục phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gồm ba thành phần hợp thành: Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF), Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) và Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Tính đến năm 2005, Nhật Bản duy trì khoảng 239.430 người trong các đơn vị của Cục phòng vệ. Ngân sách quốc phòng năm 2008 là hơn 48 tỉ USD.
Về trang bị vũ khí, Nhật Bản sau năm 1945 hầu hết sử dụng thiết bị quân sự được viện trợ hoặc nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, theo thời gian, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ cùng với sức mạnh khoa học – công nghệ đỉnh cao, họ bắt đầu tự sản xuất các loại vũ khí cho riêng mình dựa theo thiết kế nổi tiếng của nước ngoài hoặc chính người Nhật “tự chế”.
Điển hình trong kho vũ khí hiện tại của nước Nhật có:
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type -90
Type – 90 là xe tăng chiến đấu chủ lực được thiết kế chế tạo bởi “Mitsubishi Heavy Industries” (công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng).
Xe có kết cấu cổ điển với bộ phận động cơ - truyền động nằm ở phía sau, khoang lái nằm bên trái phía mặt trước thân xe, khoang chứa đạn nằm phía bên phải pháo chính, trưởng xe và pháo thủ ngồi trong tháp pháo quay.
Tổng trọng lượng xe nặng 50 tấn, toàn bộ thân xe và tháp pháo được bọc giáp bảo vệ. Giáp của Type – 90 hình thành từ nhiều lớp kết hợp loại giáp gốm. Giáp đằng trước thân xe có độ nghiêng lớn, điều nay gia tăng khả năng bảo vệ xe chống đạn xuyên. Toàn bộ các phần còn lại trên thân xe và tháp pháo đều dùng giáp đứng.
Vũ khí của Type – 90 gồm một pháo nòng trơn Rh – M – 120 120mm được Nhật Bản chế tạo theo giấy phép sản xuất của Đức, với loại pháo tương tự dùng trên xe tăng Leopard 2 - xe tăng duy nhất trên thế giới có khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hóa học. Xe cũng sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động do Misubishi phát triển.
Vũ khí phụ của Type - 90 gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo.
Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm laze đo xa, máy tính đường đạn, kết hợp kính ngắm ngày - đêm, kính tiềm vọng cho pháo thủ, thiết bị điều khiển cho trưởng xe kết hợp kính ngắm. Với trang bị này, Type - 90 được xếp vào một trong những xe tăng có hệ thống điều khiển hỏa lực tốt nhất thế giới.
Ngoài ra, xe còn bố trí hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa (NBC), hệ thống chữa cháy tự động, các ống phóng lựu đạn khói, hệ thống cảnh báo sớm laze…
Xe trang bị động cơ diesel Mitsubishi ZG 10 xi lanh giúp đạt tốc độ tối đa 70 km/h.
Không lạ gì khi Type - 90 được xưng tụng là “xe tăng đắt nhất thế giới”, bởi giá thành của nó khoảng 7,4 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với T-90 (Nga) hay M1 (Mỹ).
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga
Hyuga là chiến hạm mới nhất của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).
Đây là chiếc tàu đầu tiên và lớn nhất mà Nhật Bản chế tạo kể từ sau năm 1945. Tàu dài 197m, lượng choán nước tiêu chuẩn 13.950 tấn. Với kích thước như vậy, nó được so sánh với các tàu sân bay hạng nhẹ hiện đại Giuseppe Garibaldi (Italy), Principe de Asturia (Tây Ban Nha) và Invincible (Anh). Nhưng khác với các lớp tàu đó, Hyuga không thể mang các máy bay cánh cố định mà chỉ mang được trực thăng chiến đấu.
Hệ thống vũ khí trên Hyuga gồm: hệ thống ống phóng thẳng đứng mk41 (16 ống) trang bị tên lửa phòng không Rim - 162 đánh chặn các loại máy bay và tên lửa diệt hạm, hai tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần (Close - In Weapon System - CIWS) Phalanx 20mm, các ống phóng ngư lôi cỡ 324mm.
Trang thiết bị điện tử trên tàu lắp đặt hệ thống chỉ huy ATECS, rađa tìm kiếm trên không và điều khiển hỏa lực FCS - 3, rađa tìm kiếm trên biển OPS - 20, hệ thống định vị siêu âm OQS - XX và nhiều thiết bị khác.
Tàu chở trực thăng Hyuga thiết kế với hai thang máy nâng máy bay từ khoang chứa dưới boong tàu lên trên boong tàu. Theo tuyên bố của Nhật Bản, trong vai trò chống ngầm, nó mang ba trực thăng SH – 60K và một trực thăng quét mìn MCH – 101. Hoặc mang 11 chiếc trực thăng vận tải CH – 47 Chinooks và nhiều trực thăng cỡ nhỏ hơn.
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga trang bị bốn động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Máy bay chiến đấu đa năng Mitsubishi F - 2
Mitsubishi F - 2 là mẫu thiết kế máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Nhật Bản và Mỹ cùng thực hiện chương trình phát triển. Misubishi F – 2 hiện được xem là một trong những chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Hình dáng của F-2 khá giống với thiết kế F-16 của quân đội Mỹ. Toàn bộ cấu trúc thân được phân chia cho các công ty Kawasaki, Mitsubish và tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chịu trách nhiệm chế tạo.
Các hệ thống điện tử hàng không trên máy bay hầu hết do Nhật Bản tự sản xuất. F-2 sử dụng rađa mạng ăngten quét chủ động (AESA) J/APG - 1.
Là một loại máy bay đa nhiệm, F-2 trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không, tấn công mặt đất, tiêu diệt tàu chiến. Nó có 13 giá treo vũ khí nằm trên thân và cánh máy bay mang:
Vũ khí đối không của F-2: gồm tên lửa không đối không tầm trung AIM -7F/M “chim sẻ”, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 “rắn đuôi chuông” và tên lửa đối không tầm ngắn Mitsubishi AAM- 3.
Vũ khí đối đất: Gồm bom không điều khiển 227kg, bom bầy CBU-87 và ống phóng rocket.
Vũ khí chống hạm: gồm tên lử diệt hạm Mitsubishi ASM-1 (tầm bắn 50km) và ASM-2 (tầm bắn 80km).
Ngoài ra, người ta còn thiết kế một pháo “hỏa thần” M61A1 20mm nhiều nòng dùng để không chiến tầm gần.
Mitsubishi F-2 sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110 - GE - 129, F - 2 đạt tốc độ Mach 2, trần bay 18.000m.
N.Hoàng (Tổng hợp)
Đại chiến thế giới lần hai kết thúc năm 1945, lực lượng lục quân đế quốc Nhật Bản và hải quân đế quốc Nhật Bản bị giải thể hoàn toàn, thay vào đó người ta thành lập Cục phòng vệ Nhật Bản (Japan Self – Defense Forces).
Cục phòng vệ Nhật Bản (JSDF) gồm ba thành phần hợp thành: Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF), Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF) và Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Tính đến năm 2005, Nhật Bản duy trì khoảng 239.430 người trong các đơn vị của Cục phòng vệ. Ngân sách quốc phòng năm 2008 là hơn 48 tỉ USD.
Về trang bị vũ khí, Nhật Bản sau năm 1945 hầu hết sử dụng thiết bị quân sự được viện trợ hoặc nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, theo thời gian, nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ cùng với sức mạnh khoa học – công nghệ đỉnh cao, họ bắt đầu tự sản xuất các loại vũ khí cho riêng mình dựa theo thiết kế nổi tiếng của nước ngoài hoặc chính người Nhật “tự chế”.
Điển hình trong kho vũ khí hiện tại của nước Nhật có:
Xe tăng chiến đấu chủ lực Type -90
Type – 90 là xe tăng chiến đấu chủ lực được thiết kế chế tạo bởi “Mitsubishi Heavy Industries” (công ty chuyên sản xuất thiết bị công nghiệp nặng).
Xe có kết cấu cổ điển với bộ phận động cơ - truyền động nằm ở phía sau, khoang lái nằm bên trái phía mặt trước thân xe, khoang chứa đạn nằm phía bên phải pháo chính, trưởng xe và pháo thủ ngồi trong tháp pháo quay.
Tổng trọng lượng xe nặng 50 tấn, toàn bộ thân xe và tháp pháo được bọc giáp bảo vệ. Giáp của Type – 90 hình thành từ nhiều lớp kết hợp loại giáp gốm. Giáp đằng trước thân xe có độ nghiêng lớn, điều nay gia tăng khả năng bảo vệ xe chống đạn xuyên. Toàn bộ các phần còn lại trên thân xe và tháp pháo đều dùng giáp đứng.
Vũ khí của Type – 90 gồm một pháo nòng trơn Rh – M – 120 120mm được Nhật Bản chế tạo theo giấy phép sản xuất của Đức, với loại pháo tương tự dùng trên xe tăng Leopard 2 - xe tăng duy nhất trên thế giới có khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hóa học. Xe cũng sử dụng cơ cấu nạp đạn tự động do Misubishi phát triển.
Vũ khí phụ của Type - 90 gồm một súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm đặt trên nóc tháp pháo.
Hệ thống điều khiển hỏa lực gồm laze đo xa, máy tính đường đạn, kết hợp kính ngắm ngày - đêm, kính tiềm vọng cho pháo thủ, thiết bị điều khiển cho trưởng xe kết hợp kính ngắm. Với trang bị này, Type - 90 được xếp vào một trong những xe tăng có hệ thống điều khiển hỏa lực tốt nhất thế giới.
Ngoài ra, xe còn bố trí hệ thống bảo vệ chống xạ - sinh - hóa (NBC), hệ thống chữa cháy tự động, các ống phóng lựu đạn khói, hệ thống cảnh báo sớm laze…
Xe trang bị động cơ diesel Mitsubishi ZG 10 xi lanh giúp đạt tốc độ tối đa 70 km/h.
Không lạ gì khi Type - 90 được xưng tụng là “xe tăng đắt nhất thế giới”, bởi giá thành của nó khoảng 7,4 triệu USD, đắt gấp nhiều lần so với T-90 (Nga) hay M1 (Mỹ).
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga
Hyuga là chiến hạm mới nhất của lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản (JMSDF).
Đây là chiếc tàu đầu tiên và lớn nhất mà Nhật Bản chế tạo kể từ sau năm 1945. Tàu dài 197m, lượng choán nước tiêu chuẩn 13.950 tấn. Với kích thước như vậy, nó được so sánh với các tàu sân bay hạng nhẹ hiện đại Giuseppe Garibaldi (Italy), Principe de Asturia (Tây Ban Nha) và Invincible (Anh). Nhưng khác với các lớp tàu đó, Hyuga không thể mang các máy bay cánh cố định mà chỉ mang được trực thăng chiến đấu.
Hệ thống vũ khí trên Hyuga gồm: hệ thống ống phóng thẳng đứng mk41 (16 ống) trang bị tên lửa phòng không Rim - 162 đánh chặn các loại máy bay và tên lửa diệt hạm, hai tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần (Close - In Weapon System - CIWS) Phalanx 20mm, các ống phóng ngư lôi cỡ 324mm.
Trang thiết bị điện tử trên tàu lắp đặt hệ thống chỉ huy ATECS, rađa tìm kiếm trên không và điều khiển hỏa lực FCS - 3, rađa tìm kiếm trên biển OPS - 20, hệ thống định vị siêu âm OQS - XX và nhiều thiết bị khác.
Tàu chở trực thăng Hyuga thiết kế với hai thang máy nâng máy bay từ khoang chứa dưới boong tàu lên trên boong tàu. Theo tuyên bố của Nhật Bản, trong vai trò chống ngầm, nó mang ba trực thăng SH – 60K và một trực thăng quét mìn MCH – 101. Hoặc mang 11 chiếc trực thăng vận tải CH – 47 Chinooks và nhiều trực thăng cỡ nhỏ hơn.
Tàu chở trực thăng lớp Hyuga trang bị bốn động cơ tuốc bin khí General Electric LM2500, cho phép nó đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ.
Máy bay chiến đấu đa năng Mitsubishi F - 2
Mitsubishi F - 2 là mẫu thiết kế máy bay chiến đấu đa năng một động cơ do Nhật Bản và Mỹ cùng thực hiện chương trình phát triển. Misubishi F – 2 hiện được xem là một trong những chiến đấu cơ chủ lực của lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF).
Hình dáng của F-2 khá giống với thiết kế F-16 của quân đội Mỹ. Toàn bộ cấu trúc thân được phân chia cho các công ty Kawasaki, Mitsubish và tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) chịu trách nhiệm chế tạo.
Các hệ thống điện tử hàng không trên máy bay hầu hết do Nhật Bản tự sản xuất. F-2 sử dụng rađa mạng ăngten quét chủ động (AESA) J/APG - 1.
Là một loại máy bay đa nhiệm, F-2 trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trên không, tấn công mặt đất, tiêu diệt tàu chiến. Nó có 13 giá treo vũ khí nằm trên thân và cánh máy bay mang:
Vũ khí đối không của F-2: gồm tên lửa không đối không tầm trung AIM -7F/M “chim sẻ”, tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9 “rắn đuôi chuông” và tên lửa đối không tầm ngắn Mitsubishi AAM- 3.
Vũ khí đối đất: Gồm bom không điều khiển 227kg, bom bầy CBU-87 và ống phóng rocket.
Vũ khí chống hạm: gồm tên lử diệt hạm Mitsubishi ASM-1 (tầm bắn 50km) và ASM-2 (tầm bắn 80km).
Ngoài ra, người ta còn thiết kế một pháo “hỏa thần” M61A1 20mm nhiều nòng dùng để không chiến tầm gần.
Mitsubishi F-2 sử dụng động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy General Electric F110 - GE - 129, F - 2 đạt tốc độ Mach 2, trần bay 18.000m.
N.Hoàng (Tổng hợp)