Vụ án H122 thể hiện đỉnh cao phá án của CA VN. Từ không có gì mà lôi ra được 1 đàn giám điệp xong lại tự thả rồi báo cáo thành tích khen điều tra giỏi không bắt oan người tốt. Tận cùng thô bỉ.
Sự việc tóm tắt như sau:
Một anh giám mã (coi giữ ngựa) cho một cơ quan đã bị nghi ngờ là H122. Lý do nghi ngờ rất đơn giản: Anh ta đã chạy ra sân lấy vào một chiếc khăn trắng trong lúc có tiếng máy bay của Pháp trên trời. Người ta nghi anh làm ám hiệu bằng chiếc khăn trắng cho máy bay Pháp đến. Thế là anh giám mã bị bắt, bị bức cung.
Anh ta đã nhận mình là H122, rồi khai ra những người khác. Cứ thế, người bị bắt mới lại khai tiếp. Con số bị bắt đã lên đến hàng trăm, kể cả cán bộ cao cấp, và cả một bà bán xôi.
Thật vậy, anh giám mã của cơ quan quân khu đã trở thành “gián điệp H122” vì khi thấy máy bay địch bay qua khu vực đóng quân của cơ quan, anh vội chạy ra cất chiếc khăn mặt trắng phơi ở dây ngoài sân và kêu lên “máy bay”. Bị bắt, bị tra tấn đau quá, theo lời mớm cung và truy ép, anh phải nhận làm nội gián cho Pháp, làm ám hiệu cho máy bay, rồi nhận là H122. Hỏi đến tổ chức, lại bị tra tấn, anh ta khai liều ra một số cán bộ, chiến sĩ đến công tác ở quân khu mà anh ta đã quen biết. Những người này bị bắt, bị truy ép và tra tấn lại khai ra những người mới.
Anh V., trưởng ban tình báo một trung đoàn cũng ở trong số những người bị bắt. Anh vốn là một thanh niên có tính ba hoa, thích ăn chơi. Bị tra khảo nhiều, anh dựa vào tổ chức của Đảng ta trong quân đội, khai ra hệ thống tổ chức Quốc dân Đảng từ đại đội đến trung đoàn cũng giống như của Đảng ta. Vốn là trưởng ban tình báo trung đoàn, bị tra tấn và ép cung, anh nhận mình là trưởng ban ám sát của Trung đoàn ủy Quốc dân Đảng, đang âm mưu ám sát “ông nhất”, “ông nhì” của quân khu. V. khai ra một số đông bạn bè bị bắt, qua đặc tính từng người, đặt cho họ một bí danh, ví dụ anh A hay uống rượu, cao 1,7m thì gọi là R170, anh B nghiện thuốc lào cao 1,65m, V. cho bí danh là TL165, rồi tìm cách thông tin cho người mình khai. V. thuộc lòng bí danh từng người để mỗi lần bị tra hỏi lại, đều khai đúng như trước, nên cán bộ điều tra tin là thật. V. khai ra nhiều bạn bè, kể cả cấp trên, hy vọng rằng những người này bị bắt sẽ được tha, thì mình cũng được tha...
Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng Trần Đăng Ninh đã vào cuộc. Ông Trần Đăng Ninh đã đến tận hiện trường và xem xét rất kỹ. Ông thấy rất nhiều điều vô lý. Pháp không thể gài người vào ta mà lại chọn một anh chăn ngựa không biết chữ.
Cái sân bé tí trước nhà anh chăn ngựa giữa rừng núi âm u thì không máy bay nào trên trời có thể nhìn thấy một cái khăn màu trắng. Cứ thế, cứ thế, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng xem xét, điều tra cụ thể, quyết liệt, và đã ra lệnh thả mấy trăm “phạm nhân” đang bị giam.
Người ta đã gọi ông Trần Đăng Ninh là “Bao Công Việt Nam” từ vụ án đó.
Sau hoà bình 1954, ông Trần Đăng Ninh đã đi máy bay và cố nhìn xuống dưới để xem có thể thấy một cái “khăn trắng” nào không, và sau đó ông đã “an tâm” là mình đã xử án đúng.