- Biển số
- OF-327829
- Ngày cấp bằng
- 20/7/14
- Số km
- 17,727
- Động cơ
- 434,776 Mã lực
Chắc ý cụ ấy nói là máu xương chói loà.3 triệu bộ hài cốt đấy...
Chắc ý cụ ấy nói là máu xương chói loà.3 triệu bộ hài cốt đấy...
Có cái lý của nó hết, một kẻ tung quân chết nhiều năm 68, đáng nhẽ ra tạo được tiếng vang, có ý nghĩa rồi thì thôi, vẫn cố xua quân và làm mất toàn bộ hệ thống mạng lưới biệt động mất bao nhiêu năm, bao nhiêu công sức bị lộ hết, bao nhiêu người ngã xuống vì sự ngu dốt và độc đoán. Hết chiến tranh thì ngăn sông cấm chợ, tiên sư! Nhà có con gái đẻ đem con gà với chục trứng chúng ra thăm chúng nó bảo là đi buôn. Tổ sư ! nhà có đứa con trai duy nhất bị tổng động viên mà đến lúc mẹ chết vẫn là mẹ liệt sĩ. Ôi cái ngữ ấy giờ đi bán giày với quân phục dởm cũng đáng, kẻ duy nhất gọi anh xưng tôi với BácChỉ tiếc lịch sử đã quá khắt khe với TBT Lê Duẩn- e nhớ đến câu của trung tướng Lê Kiên Trung phó TCT TC an ninh ( con trai cố TBT Lê Duẩn) hình như là lịch sử đã quá khắt khe với cha tôi.
haiza, 3triệu bộ, xót ghê. Goi la thang chu cu eo gie3 triệu bộ hài cốt đấy...
Quân Tống vào Đại Việt không thua một trận nào.Lậy bố. Cụ Lý Thường Kiệt mà bố còn bảo là ít thắng thì cũng chịu. Phá Tống bình Chiêm hiển hách như thế mà còn phán láo được. Cầm có chục vạn binh xộc thẳng vào Lưỡng Quảng, chém tướng hạ thành, phá tan cơ sở hậu cần quân Tống, cổ kim ít ai bì. Chiến dịch Ung Châu thiệt hại có 1,5 vạn quân, diệt mười mấy thành, chém bảy tám vạn đầu giặc, bắt sống mấy ngàn tù binh đem về tống vào xứ thanh nghệ bắt khai hoang. Nhà Tống nhục nhã quá còn vội cắt đất giảng hoà với Tây Hạ, Đại Kim để điều trọng binh đang trấn thủ phương Bắc về rửa hận. Mang sang hàng chục vạn quân tinh nhuệ, với hơn hai chục vạn dân phu thế mà lúc điểm binh ra về quân còn có hai vạn mấy, phu phen chết 3/4. Ngay cả người tham gia trực tiếp trận sông Như Nguyệt sau khi về Tống còn viết lại: nếu không có lời giặc nói nhũn để có cớ mà lui quân thì chả biết phải làm thế nào. Quân Tống đã bao giờ phá được phòng tuyến sông Cầu để xọc vào Thăng Long đâu mà bố dám chém ẩu.
Tướng Tấn là người lên kế hoạch Mậu Thân 1968. Kết quả ra sao thì rõ rồi đấy ạ. Em nhìn dưới góc độ lịch sử đơn thuần thôi nhé!Nếu em nhớ không nhầm là trận thành cổ Quảng Trị.Bị mất thành bởi tướng Trưởng của VNCH,nhưng sau đó thắng lại tại trận Huế-Đà Nẵng.Tướng Tấn giỏi tấn công hơn phòng thủ.
Không thua nhưng cũng chả gọi là thắng được.Quân Tống vào Đại Việt không thua một trận nào.
Trận Ung Châu là trận vô cùng khó khăn. Chỉ có 2800 quân Tống mà chống cự được 42 ngày quân Đại Việt.
Chiêm thành thì không kể, vì trừ Hồ Quí li ra, ai đánh Chiêm cũng thắng.
Công thành là việc vô cùng khó, nhất là dạng thành chủ chốt, vững chắc như thành Ung. Thế mà cụ Lý Thường Kiệt cũng chỉ mất có 40 ngày là chém tướng đồ thành. Có biết quân Mông Cổ hùng mạnh như thế mà mấy chục vạn quân ròng rã mấy chục năm mới hạ được cái thành Điếu Ngư nhỏ như cái đấu không? Còn về đánh Chiêm thì từ thời nhà Lý giết vua Chiêm, chém tướng Chiêm mấy lần, lấn đất vào tận Quảng Trị thì từ đó về sau Chiêm mới yếu dần nhé. Thời gian trước đó Chiêm nó không coi Đại Việt vào đâu, phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh còn cầu viện binh Chiêm ra chiến Lê Hoàn, may mà gần đến nơi thì bão tố đắm thuyền chứ không cụ Lê Hoàn còn mệt với Chiêm chứ chả đùa.Quân Tống vào Đại Việt không thua một trận nào.
Trận Ung Châu là trận vô cùng khó khăn. Chỉ có 2800 quân Tống mà chống cự được 42 ngày quân Đại Việt.
Chiêm thành thì không kể, vì trừ Hồ Quí li ra, ai đánh Chiêm cũng thắng.
Cụ Li Quí là ví dụ sinh động về làm chính trị thì rất giỏi, nhiều thủ đoạn, nhưng đánh trận thì quá lởm. Nỗi nhục quốc gia. Đúng là Đại Ngu.Không thua nhưng cũng chả gọi là thắng được.
Đánh Chiêm thua là Trần Duệ tông thân chinh, cụ Ly chỉ ở hậu quân vỗ tay, bản thân cụ này có biết oánh nhau đâu, chống Minh cũng phải dựa vào con.
Làm vua thì chỉ cần thế thôi, cụ ấy đen là khôgn có tướng trong tay khi cần, chứ như cụ Lợi lúc đầu cũng chạy như Lưu Bang, sau có mấy cụ Chích, cụ Hãn, cụ Trãi mãi mới nên người, mà nên rồi lại thịt đúng lúc, thế mới bền.Cụ Li Quí là ví dụ sinh động về làm chính trị thì rất giỏi, nhiều thủ đoạn, nhưng đánh trận thì quá lởm. Nỗi nhục quốc gia. Đúng là Đại Ngu.
Quân Tống vào Đại Việt chỉ thắng được mấy đầu lĩnh địa phương thôi nhé, dạng Vi Thủ An, Thân Thiệu Thái ... Chứ trọng binh nhà Lý dồn 7 phần ở bờ sông Như Nguyệt, 2 phần trấn thủ biên giới Chiêm Thành, 1 phần bảo vệ Thăng Long. Thuỷ quân nhà Tống bị Lý Kế Nguyên oánh cho mất xác ở sông Mang, Quảng Ninh còn dăm chiếc thuyền chạy về Quảng Châu nên bộ binh của Quách Quỳ mới không có phương tiện mà vượt sông Cầu. Dền dứ được vài bữa thì bị quân chính quy nhà Lý tập kích cho 1 trận chết già nửa sau đấy hễ ai bàn đánh tiếp thì đều bị Quách Quỳ chém đầu. Có được trận đại thắng phía Tây này thì nhà Lý cũng mất đi 2 hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn hy sinh khi tập kích phía Lục Đầu Giang làm kế giương Đông. Phải nói cụ Lý Thường Kiệt giương đông kích tây cực giỏi, lần oánh sang lưỡng Quảng cũng dùng kế này, trận chống Tống ở Như Nguyệt cũng kế này mà thắng lợi.Quân Tống vào Đại Việt không thua một trận nào.
Trận Ung Châu là trận vô cùng khó khăn. Chỉ có 2800 quân Tống mà chống cự được 42 ngày quân Đại Việt.
Chiêm thành thì không kể, vì trừ Hồ Quí li ra, ai đánh Chiêm cũng thắng.
Cu thống em nhớ là nó cầu Thanh bị Vua Quang Trung đập cho chạy sang bển và làm ma tung của rồi, còn thằng hệ em chưa nghe bao giờ.Lúc nói về thắng thì cụ gọi mỗi một tên, lúc khó khăn lúng túng lại gọi...hệ thống.
Thống ơi, Hệ ơi, ra có người gặp kìa
Hoàng tử Hoằng Chân với Chiêu Văn vì đâu mà mất mạng thế?Quân Tống vào Đại Việt chỉ thắng được mấy đầu lĩnh địa phương thôi nhé, dạng Vi Thủ An, Thân Thiệu Thái ... Chứ trọng binh nhà Lý dồn 7 phần ở bờ sông Như Nguyệt, 2 phần trấn thủ biên giới Chiêm Thành, 1 phần bảo vệ Thăng Long. Thuỷ quân nhà Tống bị Lý Kế Nguyên oánh cho mất xác ở sông Mang, Quảng Ninh còn dăm chiếc thuyền chạy về Quảng Châu nên bộ binh của Quách Quỳ mới không có phương tiện mà vượt sông Cầu. Dền dứ được vài bữa thì bị quân chính quy nhà Lý tập kích cho 1 trận chết già nửa sau đấy hễ ai bàn đánh tiếp thì đều bị Quách Quỳ chém đầu. Có được trận đại thắng phía Tây này thì nhà Lý cũng mất đi 2 hoàng tử Hoằng Chân và Chiêu Văn hy sinh khi tập kích phía Lục Đầu Giang làm kế giương Đông. Phải nói cụ Lý Thường Kiệt giương đông kích tây cực giỏi, lần oánh sang lưỡng Quảng cũng dùng kế này, trận chống Tống ở Như Nguyệt cũng kế này mà thắng lợi.
Bàn thêm về cái chiến công cầm 10 vạn quân tung hoành lưỡng Quảng gần nửa năm giời mà nhà Tống không làm gì nổi, phái viện binh đi toàn bị chặn đầu giết sạch, cuối cùng đành trơ mắt quân nhà Lý hạ thành Ung rồi đàng hoàng kéo về. Đây thực sự là chiến công hiển hách, hầu như không có triều đại nào làm được, trừ Hai Bà Trưng. Thời Lê Hoàn hay thời Trần cũng có mấy lần quân ta kéo qua biên ải Trung Hoa nhưng đều là ở thế phục kích, đánh nhanh, rút nhanh, chưa ai dám tung tăng bên ấy 4-5 tháng chém giết khắp nơi như quân nhà Lý. Nên hậu sinh nghiên cứu lịch sử là điều tốt nhưng đừng vì dốt nát mà chém láo chém ẩu xúc phạm tiền nhân.
He he, em chẳng rõ cụ hỏi thật hay đùa. Nhưng em hậu thế ko dám trả lời, chỉ mượn lời cụ Giáp, như sau:Thế bình bầu sao cụ?
Em vẫn bầu tướng PQThanh tài nhất
Nói rồi. Tập kích giương Đông để cánh quân phía tây (đoạn Yên Phong bây giờ) tràn sang oánh vỗ mặt. Hai hoàng tử hy sinh cùng vài ngàn lính nhà Lý ở phía Đông Bộ Đầu. Trung tâm hậu cần của nó đặt ở Lưỡng Quảng, không chiến ở cái khoảng ấy thì bắt nhau tiến công vào Khai Phong chắc? Lần sau chém gì thì phải có tí kiến thức, nói cho sướng mồm thì không bị người này chửi cũng sẽ có người khác bỉ cho thôi!Hoàng tử Hoằng Chân với Chiêu Văn vì đâu mà mất mạng thế?
"Bên ấy" của nhà Tống chắc bằng nửa cái đồng bằng Bắc Bộ.
Lắm mồm. Nhiều lời.
Chuẩn rồi. Theo e 10 tướng tài thế giới phải cỡ Napoleon, Thành Cát Tư Hãn, ... hoặc các tướng Tàu Bạch Khởi, Hàn Tín...Các cụ đọc bài này nhé:
Từ giữa thập kỷ 80 (XX), rộ lên "Câu chuyện về mười vị tướng. Người đầu tiên đưa thông tin này có lẽ là Trần Quốc Vượng: "Năm 1985, tôi đọc tin này trong Express ở thư viện thành phố Hồ Chí Minh"... Nghe thông tin này, Nông Quốc Chấn làm thơ đầy tự hào "những người bỏ phiếu đã dành cho Việt Nam hai danh tướng quân". Từ đó rất nhiều bài báo, tạp chí đăng tin và bình luận về sự kiện này. Có đến vài chục bài. Đầu năm 1994 Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội phát hành quyển sách "Mười danh tướng thế giới". Cuốn sách chất lượng chưa cao nhưng cũng cung cấp được tiểu sử vắn tắt của mười danh tướng thế giới. Phần mở đầu tác giả Trần Thị Vinh - Viện sử học Việt Nam - giới thiệu khá chi tiết quá trình người ta tổ chức giới thiệu, bầu chọn và tôn vinh các danh tướng kể kẻ việc đúc tượng vàng đặt ở bảo tàng quân sự Luân Đôn. Người ta không quên đưa cụ thể thời gian tuyển chọn (tháng 2/1984) số lượng các nhà Khoa học quốc tế dự bầu và tỷ lệ số phiếu giành cho mỗi danh tướng. Các số liệu này làm cho thông tin càng trở nên hấp dẫn.
Suốt mấy năm, câu chuyện Mười vị tướng lan rộng. Đông đảo người mình nhắc lại thông tin này một cách chân thành với niềm tự hào chính đáng. Bởi người ta nghĩ rằng cả thế giới chỉ chọn được mười người mà Việt Nam chiếm tới hai vị là Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp, là những danh tướng Việt Nam có tính huyền thoại.
Nhưng cũng có người phân vân nên đặt câu hỏi cho chương trình KCT của Vô tuyến truyền hình và Nguyễn Lân Dũng đã trả lời thận trọng. "Đây chỉ mới là tin đồn". Người ta thắc mắc, phân vân cũng phải, bởi vì tất cả các tin bài trên các báo, kể cả tập sách của Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin Hà Nội nói trên đều không ghi một xuất xứ nào cụ thể. Ngay tạp chí lịch sử quân sự (số 2/1993) cũng chỉ ghi theo Bách khoa thư của Anh (1985). Các báo khác lại ghi "Theo tài liệu của PTS Trần Thị Vinh - Viện sử học". Bản thân tác giả này cũng chỉ ghi "theo Bách khoa thư Anh 1985". Không một ai đưa được một xuất xứ cụ thể như báo nào ở nước Anh ngày nào tường thuật việc bình chọn dnh tướng này...
Năm tháng đi qua, câu chuyện về Mười vị tướng tưởng như dừng lại và trở thành một huyền thoại. Không ngờ Hội nghị Trung ương ba khoá VIII, mùa hè 1998 nêu lại vấn đề và đưa ra một kết luận (cùng với kết luận về hai vấn đề khác) khẳng định về câu chuyện Mười vị tướng rằng: "đây là tin hoàn toàn không đúng sự thật. Việc không có mà bịa đặt ra như vậy là xúc phạm danh dự của dân tộc, và đến cả những cá nhân có liên quan".
Kết luận này được phổ biến rộng rãi - nhiều người có hiểu biết rất phân vân về kết luận này của Hội nghị Trung ương vì ba lẽ:
Một là mấy chục năm qua có biết bao vấn đề lịch sử lớn liên quan đến vai trò của Đảng và rất bức xúc như vụ "Nhóm chống Đảng", các vụ xử lý oan sai... Nhân dân rất mong có kết luận. Trong khi đó câu chuyện "Mười vị tướng" liên quan đến giới sử học trong và ngoài nước, sao không để giới sử học tìm tòi xác định mà Trung ương lại tự mình đưa ra kết luận? Hai là câu chuyện này đang có tính chất truyền miệng gần như huyền thoại trong dân gian, dù có, dù không, dù xuất xứ chưa rõ, cứ để vậy nếu không có lợi thì cũng không có hại gì. Có gì cấp thiết, nguy hại đâu mà Trung ương phải ra tay ngăn chặn. Ba là, kết luận của Trung ương cho rằng "việc này xúc phạm danh dự của dân tộc..." e rằng không thể thoả đáng. Người ta tôn vinh các danh tướng thế giới trong đó có danh tướng Việt Nam. Tuy chưa hẳn là sự thật nhưng việc tôn vinh đó cũng hợp đạo lý, hợp lòng người nên không thể coi là một sự xúc phạm!
Có chăng, qua kết luận này, người ta có thể hiểu được "ý tứ" của người chuẩn bị dự thảo và người đưa ra Trung ương bản kết luận này. Oái oăm là giữa tháng 9/1998, một tháng sau khi có "kết luận" trên, báo Pháp luật vẫn tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng và bị Ban Văn hoá tư tưởng phê phán. Và tạp chí Thông tin công tác tư tưởng tháng 10/1998 lại có bài mạnh mẽ "đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng". Trong đó có đoạn phê phán việc các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục đưa tin về Mười vị tướng. Bài báo này lại gây ra một đợt tranh luận mới, tuy không thêm được thông tin gì mới và cũng không đi tới đâu nhưng hậu quả đi ngược lại với mong muốn của cơ quan văn hoá tư tưởng.
Sự kiện "Mười vị tướng thế giới" liên quan đến "Việt Nam và thế giới trong thế kỷ 20" cho nên người viết tập này cố gắng góp phần tiếp cận lịch sử. Theo yêu càu trên tình bạn, Vương Thừa Phong, Đại sứ nước ta ở Anh (từ 2001) có gửi cho người viết những hàng này một tập tư liệu gồm các thư của một số cơ quan hữu quan Anh trả lời nhà sưu tập Nguyễn Ngọc Trí hồi 1993 - 1994. Xin được trích vài đoạn:
1. Hội đồng Hoàng Gia Anh
"Rất tiếc là chúng tôi không có thông tin gì về chuyện Hội đồng khoa học Hoàng Gia Anh năm 1984, kể cả việc tuyển chọn mười danh tướng lịch sử". Đây không phải là lĩnh vực mà tổ chức này quan tâm.
Có thể có một nguồn thông tin mà chúng tôi có thể gợi ý nếu các bạn chưa tìm đến. Đó là Bảo tàng chiến tranh Hoàng Gia (có thể coi như là Bảo tàng quân đội)".
Alan J. Clark 29-11-1993
2. Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia
"Rất cảm ơn các bạn về bức thư ngày 18/11. Tôi e rằng chúng tôi không biết gì về nội dung bức thư đề cập đến và chuyện ấy cũng không được triển lãm ở đây".
Alan Borg 23 - 11 - 1993
3. Bảo tàng Anh (The Brilish Museum)
“Chúng tôi tiến hành tìm hiểu các nơi nhưng không thể tìm được nguồn gốc câu chuyện về Mười vị tướng vĩ đại. Chắc chắn rằng Bảo tàng Anh chưa bao giờ có một triển lãnh như vậy. Một khả năng khác có thể có là một cuốn sách, một bài báo, một chuyện kể nào đó trên tivi. Tôi có thể nhớ lại đôi điều trong đó có nói về tướng Giáp nhưng số lượng đề cập đến là 100 hoặc 50”...
Ml.Caygill 2-12-1993
4. Thư viện Anh
“Chúng tôi đã đọc tất cả các số báo “Ngôi sao buỏi sáng” (The Morning Star) tháng 2/1984, không có bài nào nói về chuyện liên quan đến các danh tướng trong đó có tướng Giáp và Hưng Đạo Vương. Tôi cũng đã soát lại mục lục báo thời đại (The time) cả năm 1984 và cũng không thấy nói đến vấn đề này, kể cả Hội đồng Khoa học Hoàng Gia, chắc chắn không có những sự kiện đã diễn ra trùng với thời gian bạn đề cập; không thể tìm thấy bất cứ điều gì qua lưu trữ báo của thư viện”
***** 26-4-1994
Các thông tin trên từ các cơ quan có liên quan và có thẩm quyền từ nước Anh có thể góp phần giải đáp khá rõ ràng có hay không có việc tuyển chọn và trưng bày tượng Mười danh tướng thế giới.
Tuy nhiên các sách báo Việt Nam về việc này đều có nhắc đến từ điển bách khoa Anh (Encyclopedia Britannica) 1985 (EB). Chúng ta hãy đến với bộ sách này: ở đây dựa vào sự tra cứu khá công phu của Minh Hiền. Minh Hiền tham gia soạn thảo từ điển Bách khoa Việt Nam, có điều xuất bản lần thứ 14 năm 1973 rất đồ sộ, gồm tới 30 volumes, nhưng đến năm 1983, hội đồng biên soạn EB điều chỉnh bổ sung để tái bản lần thứ 15 và lấy tên là The New Encyclopedia Britanica (TNEB). TNEB ra đời năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới mà các lần xuất bản trước chưa có, trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Mục từ Trần Hưng Đạo có 38 giòng, 270 từ, đánh giá: “Hưng Đạo Vương một gương mặt hình như huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay...”. Mục tư Võ Nguyên Giáp có 70 giòng, 490 từ, đánh giá: “Tướng Giáp nhà lãnh đạo chính trị, quân sự đã hoàn thiện chiến lược, chiến thuật của chiến tranh du kích và chiến tranh quy ước, lãnh đạo Việt Minh đánh thắng Pháp, chấm dứt nền thống trị thực dân ở Đông Nam á, và sau đó đã đưa đến thắng lợi của Bắc Việt Nam đánh thắng Mỹ”... Phải chăng việc Hội đồng biên soạn EB thẩm định lại bổ sung các từ mục về các danh tướng (Inilita** generals) trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp để xuất bản thành TNEB năm 1983 có ít nhiều liên quan đến “tin đồn” về”Mười danh tướng thế giới” và huyền thoại về hai danh tướng Việt Nam được thế giới tôn vinh. Người ta chú ý mấy chỗ trùng hợp: Tin nào cũng nêu Bách Khoa từ điển Anh, thời gian xuất hiện 1983 - 1984, tên tuổi hai danh nhân Việt Nam và sự nhìn nhận của thế giới.
Trong lịch sử thế giới và Việt Nam có những anh hùng kiệt xuất được người kính trọng, tôn thờ và trở thành những nhân vật huyền thoại, được truyền tụng muôn thuở. Dân gian có muôn ngàn cách để huyền thoại hoá thần lượng của mình. Phải chăng”câu chuyện Mười vị tướng” được xây dựng, lưu truyền rộng rãi. lưu truyền với lòng tự hào và thành kính, là một trong muôn ngàn huyền thoại ấy. Phải chăng đấy là ý nghĩa triết học sâu sắc nhất của câu chuyện “Mười vị danh tướng thế giới”
Tiền đạo là Lê Huỳnh Đức cụ nháE xin phép xếp theo dòng lịch sử, chứ ko dám xếp ai hơn ai (vì đọc rồi chắc các cụ tự có ranking trong lòng mình), cũng ko xếp theo "chính/nguỵ" mà chỉ nêu những vị có tài cầm quân vượt trội (phải cầm quân ra trận, nên ko tính các quân sư kiêm chính trị viên kiểu Nguyễn Trãi):
Cao Lỗ (thời An Dương Vương)
Hai Bà Trưng (thuộc Hán)
Bà Triệu (thuộc Ngô)
Lý Bí /Lý Nam Đế (thuộc Lương)
Triệu Quang Phục/Triệu Việt Vương (thuộc Tùy)
Mai Thúc Loan/ Mai Hắc Đế (thuộc Đường)
Ngô Quyền (chấm dứt Bắc Thuộc, chống Nam Hán)
Đinh Bộ Lĩnh /Đinh Tiên Hoàng (dứt 12 sứ quân). Bắt đầu từ thời này, nước ta đã có lực lượng rõ rệt hơn nên tạm phân ra Chủ tướng (thay cho từ "Soái" có cụ lại ko phục) và các chiến tướng. Ví dụ, tướng của Đinh Bộ Lĩnh có:
- Nguyễn Bặc
- Đinh Điền
- Phạm Cự Lượng
Lê Hoàn/Lê Đại Hành (chống Tống) lập nhà Tiền Lê
- Tướng giỏi của nhà Tiền Lê này chính là ...Lý Công Uẩn, người trở thành Lý Thái Tổ sau này.
NHÀ LÝ:
Lý Thường Kiệt (cự Tống, bình Chiêm). Tướng giỏi thời Lý có:
- Lê Phụng Hiểu (hàng tiền bối của Lý Thường Kiệt)
- Nùng Tông Đán (hay Tông Đản?) thực tế hình như là 1 cánh quân riêng của dân tộc Choang, chứ ko phải là 1 phần quân đội Đại Việt.
NHÀ TRẦN:
Trần Quốc Tuấn/ Trần Hưng Đạo (chống Nguyên Mông). Tướng giỏi thời Trần có:
- Trần Bình Trọng
- Trần Khánh Dư (người bắt sống Ô Mã Nhi)
- Trần Nhật Duật (thắng trận Hàm Tử)
- Trần Quang Khải
- Trần Quốc Toản (xếp vào vì thiếu niên anh hùng, chứ chưa hẳn là tướng giỏi, hình như nhân vật này tử trận)
NHÀ LÊ (hơi đông, kể khó mà hết được)
- Phạm Văn Xảo
- Lê Vấn
- Lê Sát (cùng với Vấn, hay bị sử đánh giá ko thiện cảm lắm, nhất là vụ dính đến Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, nhưng đây chính là những người đầu tiên gây dựng cơ đồ cùng Lê Lợi trong Hội thề Lũng Nhai)
- Trịnh Khả
- Đinh Lễ
- Đinh Liệt
- Trần Nguyên Hãn
- Nguyễn Xí
NỘI CHIẾN LÊ-MẠC
- Nguyễn Kim
- Trịnh Kiểm
- Mạc Kính Điển
TRỊNH-NGUYỄN PHÂN TRANH
- Trịnh Tùng (Đàng Ngoài)
- Trịnh Căn (Đàng Ngoài) - người chặn đứng chúa Nguyễn bắc tiến
- Hoàng Ngũ Phúc (Đàng Ngoài)
- Đào Duy Từ (Đàng Trong)
- Nguyễn Hữu Tiến (Đàng Trong)
TÂY SƠN
- Nguyễn Huệ
- Nguyễn Hữu Chỉnh (phản Tây Sơn)
- Trần Quang Diệu
- Vũ Văn Dũng
- Ngô Văn Sở
NGUYỄN ÁNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
- Nguyễn Ánh (với độ tuổi 17 mà tập hợp lực lượng gây dựng cơ nghiệp lại từ đầu thì Nguyễn Ánh xứng đáng sánh ngang tầm "soái")
- Võ Tánh
- Lê Văn Duyệt
- Nguyễn Văn Thành
- Nguyễn Huỳnh Đức (đừng nhầm với tiền đạo NHĐ sau này)
- Nguyễn Văn Trương
CẦN VƯƠNG CHỐNG PHÁP
- Phan Đình Phùng
- Hoàng Hoa Thám
- Trương Định
Các vị như Hoàng Diệu và Nguyễn Tri Phương tuy là chức vụ cỡ tư lệnh quân khu nhưng được người sau nhớ đến vì tử tiết hơn là tài cầm quân thắng địch.
Thời hiện đại sau 1945 em không đưa ra ở đây, vì nếu đã nêu thì phải tính cả 2 miền Nam-Bắc và có những vị tướng rất khó đánh giá. Ví dụ, miền Nam từ 1954 tới 1960, nếu không có tướng giỏi thì cũng khó bình định được các thế lực như Bình Xuyên, Hòa Hảo.v.v.
Biết Ung Châu là đâu không: Nam Ninh ngày nay cách 500km từ biên giới, 600km từ biển đấy.Hoàng tử Hoằng Chân với Chiêu Văn vì đâu mà mất mạng thế?
"Bên ấy" của nhà Tống chắc bằng nửa cái đồng bằng Bắc Bộ.
Lắm mồm. Nhiều lời.
em đố các cụ hai hoàng tử hoằng chân và chiêu văn ấy con ông vua nào?Hoàng tử Hoằng Chân với Chiêu Văn vì đâu mà mất mạng thế?
"Bên ấy" của nhà Tống chắc bằng nửa cái đồng bằng Bắc Bộ.
Lắm mồm. Nhiều lời.