Những vật khí phong thủy treo trên xe cầu bình an...

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,982 Mã lực
1) Dây đeo Lục tự đại minh thần chú



Lục tự đại minh thần chú
Sử dụng:
- Treo trên xe cầu bình an, an toàn cho lái xe, mọi chuyến đi đều thượng lộ - bình an

Nơi mua:
- Các cửa hàng bán vật khí phong thủy
=====================================
Sáu chữ nầy gọi là “Chú Lục Tự Đại Minh”, mỗi chữ đều có thể phóng ra một luồng ánh sáng.

Omani padme hum
Phật giáo phân thành năm tông phái là: Thiền tông, Giáo tông, Luật tông, Mật tông và Tịnh Độ tông:

  • Thiền tông chuyên về tham thiền tĩnh tọa;
  • Giáo tông chuyên về giảng kinh thuyết pháp;
  • Luật tông thì tu trì, nghiêm tịnh giới luật, làm mô phạm trong ba cõi.
  • Mật tông: “mật” là bí mật, là “không biết lẫn nhau” (hỗ bất tương tri). Mật tông chuyên nghiên cứu về lời và ý nghĩa của thần chú.
  • Tịnh Độ tông thì chuyên trì danh hiệu, niệm sáu chữ hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Trong năm tông phái nầy, có người cho rằng Thiền tông là hơn hết; có người lại cho Giáo tông hay nhất; lại có người cho Luật tông là đứng đầu; người tu theo Mật tông thì nói Mật tông của mình là cao siêu nhất; người tu theo pháp môn Tịnh Độ thì nói pháp môn Tịnh Độ là số một, không gì sánh bằng. Trên thực tế, các pháp đều bình đẳng, không có cao thấp—“thị pháp bình đẳng, vô hữu cao hạ”. Cho rằng một pháp nào đó tối thắng, chẳng qua chỉ là cái thấy của cá nhân, mình thích tông nào thì cho tông đó là nhất.
Bây giờ chúng ta đang nói về Mật tông. Theo cách hiểu thông thường của mọi người thì Mật tông là Lạt Ma giáo. Kỳ thực, Mật tông không phải là cái gì bí mật. Trong Hiển giáo thì Hiển-Mật viên thông—trong Hiển giáo cũng có Mật giáo; như Chú Đại Bi, Chú Lục Tự Đại Minh đều là “mật” cả. Chú Lăng Nghiêm lại càng “mật” hơn nữa. Nên nói “mật” chính là không biết lẫn nhau.
Người không hiểu thì cho rằng cái gì bí mật mới tốt nhất, vì nó không được truyền bá công khai. Có một số người không hiểu Phật Pháp, lại càng làm ra vẻ thần bí, bảo: “Cái nầy không thể giảng cho ông nghe được. Mật tông của tôi ấy à, không thể giảng cho ông nghe được đâu!” Quý vị không thể giảng cho người khác nghe, thì tại sao quý vị lại đề cập đến nó chứ? Tại sao quý vị lại nói: “Tôi không thể giảng cho ông nghe”? Nếu thật sự là Mật tông thì phải không nói gì cả mới đúng, tại sao quý vị còn nói: “Tôi không thể giảng cho ông nghe”? Quý vị nói rằng mình không thể giảng, song, như thế có phải là quý vị đã giảng rồi không? Đó chính là quý vị đã giảng rồi đấy! Thế tại sao còn nói là không thể giảng được? Là vì không hiểu rõ Phật Pháp, căn bản không hiểu được cái gì gọi là “Mật Tông”!
Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị nghe về Mật tông. Lời chú, thật ra không có gì bí mật cả. Sở dĩ được gọi là Mật tông, vì khi quý vị trì tụng lời chú, bản thân quý vị sẽ nhận được sự linh cảm mà tôi không thể biết được; khi tôi trì tụng lời chú, thì bản thân tôi sẽ có được sự linh cảm mà quý vị không thể biết được. Vì chúng ta không thể biết được công năng và sức mạnh của lời chú đối với mỗi người, cho nên gọi là Mật tông; chứ bản thân bài chú tuyệt đối không phải là Mật tông. Chính năng lực của chú mới là “mật”. Đó là ý nghĩa của Mật tông vậy.
Nếu lời chú là bí mật, thì quý vị không nên truyền cho người khác; một khi quý vị đem truyền cho người khác thì nó không còn là bí mật nữa. Cũng thế, Lục Tổ và Huệ Minh có một đoạn đối đáp như sau:
Huệ Minh hỏi: “Ngoài mật ngữ mật ý Ngài vừa giảng, còn mật ý nào nữa chăng?”
Lục Tổ đáp: “Ðiều tôi nói với ông đó chẳng phải là mật. Nếu ông phản chiếu, thì mật ấy ở ngay nơi ông.”
Quý vị thấy không, đoạn đối đáp trên đã nói rất rõ ràng: Điều mà quý vị có thể nói ra thì chẳng còn là bí mật nữa. Những gì có thể trao truyền cho quý vị cũng giống như thế. Nếu là bí mật thì không nên truyền. Sự bí mật vốn ở ngay nơi quý vị, sát bên cạnh quý vị. Đây mới chính là cái được gọi là bí mật.
Tôi tin rằng ngay cả các Pháp sư của Mật tông cũng không biết cách giải thích về “mật tông” như thế nào; họ chỉ cho rằng bài chú là bí mật. Nhưng bài chú nào cũng đều có thể trao truyền cho mọi người, lời chú nào cũng đều có thể nói ra; không có bài chú nào là không thể nói ra cả! Nếu không được nói ra thì họ sẽ không có cách nào để truyền cho quý vị, có đúng vậy không nào? Chúng ta giảng chân lý nầy là vì nó có thể được truyền đạt cho quý vị, không phải là bí mật—đây không phải là Mật tông!
“Mật,” thì không có cách gì để truyền đạt. Điều bí mật chính là năng lực của bài chú. Không ai có thể nói cho quý vị biết chú nầy có năng lực gì, hoặc quý vị trì tụng thì sẽ như thế nào, như thế nào; mà “như người uống nước, nóng lạnh tự biết”—chỉ có quý vị tự mình biết mình mà thôi, người khác không thể nào biết được, do đó gọi là “mật”. Năng lực là bí mật, sự cảm ứng là bí mật, diệu dụng là bí mật, chứ không phải bài chú là bí mật! Bây giờ quý vị đều hiểu rõ rồi chứ?
Những người không hiểu rõ Phật Pháp ắt hẳn cho rằng tôi giảng không đúng. Cho dù là không đúng, tôi cũng vẫn muốn nói như vậy. Quý vị cho là tôi đúng ư? Quý vị không thể nào nói như vậy được! Bởi vì quý vị vốn hoàn toàn không hiểu gì cả, thì làm thế nào quý vị biết được là tôi hiểu!!! Tôi thì càng không hiểu gì cả; tôi còn hồ đồ hơn nữa! Có điều, trước kia sư phụ tôi đã chỉ dạy cho tôi rất rõ ràng, cho nên mới biến đổi kẻ hồ đồ này thành một người biết giảng Chú Lục Tự Đại Minh của Mật tông!
Mật tông được chia thành năm bộ—Đông, Tây , Nam , Bắc, và Trung ương. Phương Đông là bộ Kim Cang, chuyên hộ trì chánh pháp; bộ Bảo Sanh ở phương Nam; bộ Liên Hoa ở phương Tây; bộ Yết Ma ở phương Bắc và bộ Phật ở chính giữa. Nếu có thời gian quý vị hãy nghiên cứu Chú Lăng Nghiêm, trong đó có giảng về năm bộ này một cách tường tận.
Trên thế gian, nếu có một người trì niệm Chú Lăng Nghiêm thì ma vương không dám xuất hiện; nếu không có người biết trì niệm Chú Lăng Nghiêm thì ma vương trong ba ngàn đại thiên thế giới sẽ lũ lượt kéo đến thế gian. Tại sao ư? Vì không có người quản thúc chúng, năm bộ đều không hoạt động, cho nên ma vương mới dám xâm nhập thế gian. Bởi nếu có một người biết tụng Chú Lăng Nghiêm thì ma vương sẽ không dám xuất hiện, cho nên chúng tôi mong muốn có thêm nhiều người trì tụng Chú Lăng Nghiêm. Trong khoá tu học hè đầu tiên của chúng ta, trước hết, tôi đã khảo hạch xem ai có khả năng học thuộc Chú Lăng Nghiêm. Kết quả là có hai người đạt tiêu chuẩn, sau đó lại có thêm rất nhiều người có thể tụng chú được. Bây giờ tôi sẽ giảng về Chú Lục Tự Đại Minh.
Đầu tiên là chữ “Án”. Khi quý vị tụng chữ “Án” nầy, tất cả quỷ thần đều phải chắp tay lại. Vì sao phải chắp tay lại? Đó là giữ gìn pháp tắc, tuân theo khuôn phép. Quý vị tụng một chữ nầy, thì tất cả quỷ thần đều không dám gây rối, không dám không tuân theo mệnh lệnh. Chữ nầy có nghĩa là “tiếng dẫn” (dẫn thanh), là tiếng mở đầu dẫn tới những lời chú tiếp theo, cho nên khi đọc chú, đầu tiên đều đọc chữ nầy.
“Ma Ni” chính là “mâu ni”. “Mâu ni” là tiếng Phạn, dịch là “trí tịch,” tức là dùng trí huệ để làm sáng tỏ tất cả các đạo lý, và do đó đạt đến trạng thái tịch diệt vô sanh. Lại có thể dịch là “ly cấu,” nghĩa là rời xa tất cả bụi bặm dơ bẩn, ví như viên ngọc “như ý,” rất toàn hảo, không có chút tỳ vết. Viên bảo châu “như ý” nầy có công năng sanh trưởng tất cả công đức, có thể đáp ứng mọi sở nguyện của con người.
“Bát Di” vốn nên đọc là “Bát Đặc Di,” dịch là “quang minh viên giác”; cũng dịch là “liên hoa khai,” tức là diệu tâm của Bồ tát Quán Thế Âm, diệu tâm ấy viên mãn đầy đủ, vô ngại. Đó là chữ “bát di.”
Chữ “Hồng” có nghĩa là “xuất sanh” —tất cả mọi thứ đều có thể được sanh ra từ chữ “Hồng” nầy. Lại có nghĩa là “ủng hộ” —niệm chữ nầy thì liền cảm ứng chư hộ pháp thiện thần đến trợ giúp, che chở cho quý vị. Lại còn có nghĩa là “tiêu tai” —quý vị có tai nạn gì, tụng chữ nầy liền được tai qua nạn khỏi. Lại cũng có nghĩa là “thành tựu” —bất luận quý vị cầu nguyện điều gì, đều có thể được thành tựu như ý.

Lục tự đại minh chân ngôn
Một khi quý vị niệm Chú Lục Tự Đại Minh, thì sẽ có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ tát và vô số hộ pháp Kim Cang thường xuyên đến ủng hộ quý vị. Cho nên, Bồ tát Quán Thế Âm sau khi nói xong Chú Lục Tự Đại Minh nầy, liền có bảy ức đức Phật đến vây quanh, ủng hộ. Năng lực và diệu dụng của Chú Lục Tự Đại Minh không thể nghĩ bàn, sự cảm ứng đạo giao cũng không thể nghĩ bàn. Do vậy nên gọi là Mật tông. Nếu giảng chi tiết hơn thì ý nghĩa nhiều đến vô lượng vô biên, không thể nào nói cho hết được; thế nên tối nay tôi chỉ giảng sơ lược cho đại chúng nghe mà thôi.
Tôi có thể cho quý vị biết một chút về thứ thần lực bí mật không thể nói ra được. Tại sao tôi bảo là “thần lực bí mật không thể nói ra được”? Bởi vì những điều tôi nói thì chưa được một phần vạn của sự việc. Thế là thế nào? Nếu quý vị có thể thường xuyên trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh thì sẽ chiêu cảm được sáu đạo ánh sáng có công năng biến đổi sự tối tăm u ám của sáu nẻo luân hồi trở nên sáng rạng. Điều cần thiết là quý vị phải chuyên tâm trì tụng mới có thể đạt được thứ Tam-muội này. Bấy giờ, ánh sáng không chỉ chiếu khắp trong sáu nẻo luân hồi, mà cả mười Pháp giới cũng biến thành “quang minh tạng”. Tôi hy vọng mọi người dù bận rộn đến đâu cũng nên nhín chút thì giờ để trì tụng Chú Lục Tự Đại Minh nầy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,982 Mã lực
2) Diệu Dụng Khai Quang Ngũ Đế Tiền


Ngũ Đế gồm “Thuận Trị, Khang Hy, Ung Chính, Càn Long, Gia Khánh”. Thời kỳ này thường gọi là Khang Càn Thịnh Thế, có thể nói là thời kỳ rực rỡ cuối cùng của phong kiến Trung Hoa. Do cấu tạo thành phần của các đồng tiền thời kỳ này đều khá chuẩn về tỷ lệ các hỗn hợp kim loại, nên nó có thể hấp thu nhiều nhất Tài Khí do con người khi dùng mua bán trao đổi, thêm trải mấy trăm năm nên hấp thu được Vận Khí biến thiên đồng hóa tốt xấu. Về ý nghĩa thì các Tên Hiệu các đời vua đều mang ý nghĩa Cát Tường Tốt Đẹp, đầy đủ Ân Uy Trí Dũng nên trong Phong Thủy học được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên ngày nay tiền thật càng ngày càng ít và bị làm giả nhiều. Có thể dùng các tiền phục chế cũng có được hiệu quả tuy không thể bằng tiền thật (Đương nhiên…) . Sau đây là một số vấn đề khi sử dụng và khai quang Ngũ Đế Tiền:

1.Tiền này là do 5 triều đạị chế tạo, mỗi đồng một kiểu, cần chuẩn xác, lớn nhỏ đồng đều.
2.Trước tiên dùng giấm ngâm một ngày, tẩy hết bụi bẩn.
3.Dùng nước muối lau sạch và để 1 giờ, tẩy hết ô xi hóa.
4.Dùng nước sạch tẩy lần cuối, dùng chỉ ngũ sắc theo thứ tự xâu các đồng với nhau (Nếu không dùng chỉ màu trắng cũng được)
5.Trước ban thờ dùng Chu Sa Khai Quang, miệng niệm Khẩu Quyết.
6.Treo trên thân của Kim Thiềm Thừ để thôi tài, ngày ngày thắp hương, niệm chú, làm năng lực hỗ trợ. (Tốt nhất là nên niệm đủ 49 ngày, như thế Ngũ Đế Tiền sẽ có đầy đủ năng lượng, sử dụng rất tốt.)

Phương Pháp Dùng: Đem Ngũ Đế Tiền bỏ vào ví tiền hoặc treo trên xe, cùng chung với tiền dùng hàng ngày, có thể làm cho Tài vận tăng tiến. Trừ khi vận hạn quá xấu, vận khí có vấn đề, còn thì mọi người dùng đều linh ứng.

Nơi mua: các cửa hàng vật khí phong thủy, lưu ý hầu hết là tiền mới đúc, không có tiền cổ thực sự
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,982 Mã lực
3) Dây đeo hồ lô - vật khí không thể thiếu để hoá giải hung khí và tăng cường sức khoẻ.
Hồ lô là vật dụng chuyên dùng để đựng rượu, đựng nước, thường có hình trái bầu.Chúng ta thường thấy ông Thọ luôn đeo hồ lô trên người. Vì vậy hồ lô là biểu tượng của sự an lành và sức khoẻ.

Hồ lô được làm bằng thuỷ tinh trong vận 8 là cát khí mang lại sức khoẻ may mắn. Hồ lô treo có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ sức khoẻ chống lại bệnh tật. Tốt nhất là treo ở phương vị Thiên Y.
Dùng hồ lô treo bên cạnh giường ngủ hoặc trong phòng ngủ, treo trên xe ô tô sẽ mang lại bình yên và sức khoẻ cho gia chủ, tránh được rất nhiều bệnh tật. Nếu trong nhà có người mắc bệnh lâu ngày, ngoài thuốc thang chăm sóc, các nhà phong thuỷ khuyên nên treo 3 hồ lô ở đầu giường người bệnh để chóng khoẻ mạnh.
Hồ lô đặc biệt thích hợp dùng cho nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, hãy treo hồ lô bên cạnh chiếc nôi của trẻ, sẽ tránh được bệnh tật và khóc dạ đề cho trẻ. Hồ lô cũng là quà tặng đầy ý nghĩa cho những gia đình có người ốm đau hoặc có người già với hy vọng mang lại sức khoẻ và trường thọ.
Ngũ hành: Thổ


Cách dùng: treo trong xe hơi, cầu bình an, hóa giải mọi họa xấu trên đường đi
Nơi mua: Các cửa hàng vật khí phong thủy
 

aijin

Xe tăng
Biển số
OF-36380
Ngày cấp bằng
29/5/09
Số km
1,037
Động cơ
479,753 Mã lực
Bài có vẻ hay nhưng dài quá chưa đọc được :))Đánh dấu phát đọc sau vậy :D
 

Mr.Funny

Xe tải
Biển số
OF-74388
Ngày cấp bằng
1/10/10
Số km
413
Động cơ
427,282 Mã lực
Dài quá bác ợ, hoa cả mắt. Để dành ngẫm dần vậy. Vote!!!
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,377
Động cơ
572,092 Mã lực
E thì luôn mang theo CỤ và đồng XANH để phòng thân :D
 

Godfather77

Xe điện
Biển số
OF-13383
Ngày cấp bằng
22/2/08
Số km
3,029
Động cơ
548,035 Mã lực
Nơi ở
Hạ Long city
Em thì không cầu kỳ như các bác, trên xe em chỉ có duy nhất 2 vật, đó là 01 sợi dây và 01 chiếc khăn chúc phúc do đích thân Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII tặng. Em cảm thấy yên tâm tuyệt đối. Đât là trang wed nói về Ngài http://www.drukpavietnam.org/
 

tuyenvpt

Xe tăng
Biển số
OF-261
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
1,265
Động cơ
593,254 Mã lực
Tuổi
52
Theo em chạy trên đường của VN nhà mình thì nên treo chữ Nhẫn là đủ.
 

xe365vn

Xe container
Biển số
OF-23687
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
9,407
Động cơ
583,977 Mã lực
Nơi ở
xe365vn
theo e nên mang theo khoảng 5 củ :D
 

moonlight

Xe tăng
Biển số
OF-1837
Ngày cấp bằng
7/10/06
Số km
1,325
Động cơ
569,825 Mã lực
Ngày xưa em mới chuyển nhà mới, 1, 2 đêm đầu F1 cứ dậy khóc ré lên như bị ai đánh, nằng nặc đòi về nhà cũ, dỗ kiểu gì cũng ko xong, sau em phải vừa bế nó vừa làu bàu (tại buồn ngủ) "Omani padme Hum" chỉ khoảng 15 phút thì nó im re luôn, về sau ko khóc lại nữa. E cũng chạ bít thế lào!
 

greenroad

Đi bộ
Biển số
OF-59836
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
9
Động cơ
442,690 Mã lực
mua ở đâu các cụ? ý em hỏi ở hà nội ý !
 

Cuabien

Xe điện
Biển số
OF-659
Ngày cấp bằng
7/7/06
Số km
3,738
Động cơ
615,355 Mã lực
Nơi ở
Lang thang cửa ga
Gác 1 cây AK47 trên táp lô là an toàn nhất ! Giống mấy bác tài già chạy xe tải quá cảnh ngày trước ấy ạ. :-|
 

ADN123

Xe máy
Biển số
OF-71791
Ngày cấp bằng
29/8/10
Số km
64
Động cơ
427,189 Mã lực
Website
www.facebook.com
cần 1 trái tim sắt & 1 cái đầu lạnh ... để làm j` thì em chịu :))
 

kimcuongtu1978

Xe hơi
Biển số
OF-37923
Ngày cấp bằng
11/6/09
Số km
101
Động cơ
472,200 Mã lực
Vote tiếp .



xe365vn viết
theo e nên mang theo khoảng 5 củ :D



vốt cụ luôn​
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
881
Động cơ
476,982 Mã lực
Om Mani Padme Hum (blog 5xu)


Posted on Tháng Mười Một 6, 2007 by Blog của 5xu| 6 phản hồi
1. Om Mani Padme Hum
Đây là câu thần chú phổ biến nhất trong phật giáo. Nhưng để hiểu nó không phải đơn giản. Vì nó quá đơn giản đi, nên khó có thể hiểu nó bằng một trí óc thông thường. Thay vào đó nên hiểu bằng một trực giác không cần phiên dịch.
Câu thần chú này thường được gọi là câu thần chú sáu vần. Sáu vần ứng với mong muốn và phương tiện chấm dứt sự luân hồi của sáu cõi. Toàn bộ câu thần chú là ước muốn và phương tiện để vượt hẳn qua kiếp luân hồi để đạt đến sự hư vô của vũ trụ.
Về bản chất ngữ nghĩa, Om và Hum là hai âm mở đầu và kết thúc của câu thần chú này. Nó chỉ có phần âm mà không có phần nghĩa. Om được phát âm trong tiếng Phạn (Sankrit) với nguyên âm A, bán nguyên âm U và phụ âm M. Nó thể hiện cho sự mở đầu của thân-khẩu-ý (body, speech, mind). Còn Hum thì là sự kết hợp tất cả làm một. Thành kim cương tỏa sáng trong im lặng.
Giữa Um và Hum là Mani và Padme. Mani có nghĩa là châu báu. Padme có nghĩa là hoa sen. Mani Padme có nghĩa là “Châu báu trong Hoa sen”. Châu báu tượng trưng cho tâm. Tâm là năng lượng tự nhiên trong mỗi con người, cần phải được chuyển hóa. Hoa Sen tượng trưng cho siêu trí tuệ. Là trí tuệ kim cương, trong vắt, rực sáng, đa màu, vượt lên trên vô thường vô ngã. Hay còn gọi là trí tuệ Tính không.
Mani và Padme là con đường hoàn chỉnh dẫn đến Niết Bàn. Là con đường giải thoát khỏi đau khổ tội lỗi. Là con đường phá hủy nguyên nhân của khổ đau và tội lỗi. Là con đường dẫn tới trí tuệ tịnh quang (clear light) hợp nhất với thân thể hư không (illusory body). Mani là biểu hiện của con đường đến thân thể hư không, Padme là biểu hiện của con đường dẫn đến trí tuệ tịnh quang.
Đạt đến cõi Niết Bàn là thoát hẳn khỏi kiếp luân hồi, đưa câu hỏi sinh-tử (samasic) ra khỏi tâm thức. Ra khỏi cõi luân hồi, tức là đi vào cõi hư vô, con người hoàn toàn đạt đến sự giải thoát tối thượng, đạt đến sự tĩnh lặng tối cao của minh triết.
“Châu báu trong hoa sen” còn là sự chuyển động của năng lượng. Về bản chất nguyên thủy (khi tôn giáo và triết học còn sơ khai) nó là hình ảnh cách điệu linga trong yoni. Nó là sự chuyển động của năng lượng tình cảm và thể xác của âm dương để đạt đến sự hòa nhập và thỏa mãn cao nhất của tinh thần.
Trong Mật Giáo, nhất là mật giáo tả phái thờ các nữ thần tính dục, Mani còn là nguyên lý dương (chủ động), Padme là nguyên lý âm (thụ động). Chủ động là phương tiện. Thụ động là trí tuệ. Chỉ có kết hợp âm dương mới đi đến Tuyệt Đối (Cực Lạc Tối Thượng). Người Tây Tạng có các hình ảnh Bồ Tát đang giao hợp (Yab-Yum=Cha-Mẹ) để thể hiện triết lý: thỏa mãn đam mê là con đường đến Niết Bàn. Đam mê là Niết Bàn. Các ham muốn (luyến ái, dục lạc) là khởi đầu của một tình yêu vô biên. Các câu thần chú (mantra) có ý nghĩa sơ khai là dùng để quyến rũ các thần. Các câu thần chú kết bằng Hum và Phat là để tán tỉnh nam thần, cụ thể trong Om Mani Padme Hum là để ‘tán tỉnh” đức Quán Thế Âm Bồ Tát (nam).
Mật giáo coi trọng chuyển hóa năng lượng, đặc biệt là năng lượng tình cảm và tâm linh, lên một bậc cao hơn. Mật giáo tìm mọi cách huy động năng lượng tự nhiên trong vũ trụ hòa hợp với năng lượng con người để đưa Châu Báu trong con người nhảy vọt một bước lên Hoa sen. Mật giáo không kiếm tỏa hay phá bỏ năng lượng, thay vào đó Mật Giáo tìm cách biến các động lực tự nhiên của con người, kể cả lòng tham và dục vọng, thành phương tiện giải thoát, để nhảy tới trí tuệ kim cương sáng trói. Trí tuệ kim cương có công năng đập tan mọi chướng ngại, giải thoát con người khỏi mọi đau khổ. Giống như con người muốn ra khỏi hố thẳm của sự tự vấn trí tuệ thì phải dùng trực giác của mình nhảy băng qua hố thẳm để đến được với sự im lặng vĩnh cửu của vũ trụ minh triết. Ở sau bước nhảy phi thường (Hum) đó sẽ là nơi năng lượng và trí tuệ hòa nhập vào một trạng thái bất khả phân chia. Một trạng thái vĩnh cửu của Tính Không. Một sự giải thoát tuyệt đối. Tự do tuyệt đối. Tịnh hóa tuyệt đối khỏi mọi ô nhiễm.
Sự hư vô của vũ trụ (không có gì thực sự hiện hữu) và sự giải thoát tối cao cá nhân mỗi con người khỏi cuộc sống khổ đau (càng trí tuệ cao càng khổ đau) trong câu thần chú Om Mani Padme Hum lại rất gần gũi với hai triết gia lớn nhất và có ảnh hưởng đến thế giới hiện đại nhất đó là Nietzsche và Heidegger.
2. Đến Việt Nam
Phật Giáo, cụ thể là Mật Giáo, đã đến nước ta từ rất lâu, nhưng là đến với cách của một tôn giáo, không phải của một triết thuyết.Triết học, ở Việt Nam, nói chung không được thanh niên yêu thích mấy. Vả lại có quá nhiều việc đáng để quan tâm hơn là triết.Nhưng không có triết học và sự đa dạng của các triết thuyết, về lâu về dài, đã làm cho đời sống văn học nghệ thuật ngày một cằn cỗi đi. Ở ta rất hiếm một tác phẩm, dù là nhỏ, mà chứa đựng đằng sau một triết lý đơn giản nhưng có chiều sâu. Nếu kể tên một ai đó có triết một tý trong các tác phẩm của mình thì có lẽ may ra chỉ có Trịnh Công Sơn (vô thường nhẹ nhàng), Nguyễn Huy Thiệp (triết tiểu nông vụn vặt). Nhưng các tác phẩm của những vị này không có giá trị nhân văn hay tư tưởng gì lớn lao.
Việc đưa triết vào đời sống và thu hút được thanh niên không phải là việc dễ. Đầu tiên là việc chuyển ngữ đã là một thứ rất khó khăn. Ngay cả ở châu âu văn minh, nếu Nietzsche và Heidegger không được dịch ra tiếng Anh và tiếng Pháp một cách kịp thời thì chưa chắc hai ông này đã thống trị tư tưởng Châu Âu trong cả thế kỷ 20 và tới tận bây giờ.
Ở Miền Bắc nước ta, cho đến nay ngoài Marx-Engel được dịch nhiều thì chưa có tác phẩm nào được dịch đầy đủ và cặn kẽ ngoài bản dịch gần đây tác phẩm của Kant (Bùi Văn Nam Sơn). Nhưng có vẻ như dịch Kant (vai trò trong triết giống Bach trong âm nhạc) là không cần thiết lắm. Lẽ ra cần phải dịch cái gì đó gần gũi hơn hiện đại hơn và quyến rũ thanh niên hơn.
Trước năm 75, ở SG đã may mắn có một số trí thức trẻ say mê triết, giỏi ngoại ngữ và có máu văn nghệ ngất trời. Những người này đã hăng say dịch, giới thiệu ra tiếng Việt khá nhiều tác phẩm triết học đang được thế giới quan tâm đúng thời điểm bấy giờ. Bên cạnh các tác phẩm triết học, họ còn dịch các tác phẩm văn học và cận văn học đang ăn khách theo trào lưu triết học phương tây lúc đó. Và thế là ở SG cũ người ta có Schopenhauer, Nietzsche, Heidegger, Henry Miller, Andre Gide, Albert Camus, Jean Paul Sartre… để đọc.
Một điểm may mắn nữa là đa phần các trí thức trẻ đó đều quan tâm và nghiên cứu sâu về Phật Học. Và Phật học, như nói ở trên, có nhiều quan điểm gần gũi với Nietzsche (thuyết hư vô, chủ nghĩa siêu nhân) và Heidegger (sự tồn tại của con người, phá hủy các khung tư duy giáo điều, …)
Việc các trí thức này có kiến thức sâu sắc về triết lý phật giáo, giỏi chữ Sankrit và chữ Hán cũng như giỏi cả tiếng Đức, tiếng Anh, tiếng Pháp, biết một chút tiếng Tây Tạng, đã giúp họ, mặc dù chỉ ở độ tuổi 25-26, đã dịch và giới thiệu vô số các tên tuổi lớn lúc bấy giờ sang tiếng Việt.
3. Một vài dịch giả
Trường hợp dị thường nhất là Bùi Giáng, ông này đã dịch Being trong “Being and Time” của Heidegger thành Tồn Lưu. Tôi thì mỗi lần đọc cái từ Tồn Lưu lên toàn nghĩ bậy. Nhưng thực chất cái lý của Bùi Giáng rất rõ trong cả Tồn (Be) và Lưu (ing). Tuy nhiên, tôi thấy cái này cứ kỳ cục làm sao, nhất là nếu áp dụng nó vào ontology (Tồn Lưu Học, hihihi). Vả lại văn phong của Bùi Giáng cực rắm rối, không hiểu sao thiên hạ đọc được, tôi chưa bao giờ đọc nổi một cái gì đó mà Bùi Giáng dịch cả.Công phu nhất và trí tuệ nhất là Phạm Công Thiện và Nguyễn Hữu Hiệu. Phạm Công Thiện rất chịu khó nghiên cứu chữ Phạn và chữ Hán trong phật giáo để chuyển các khái niệm triết học cơ bản nhất của Heiddeger và Nietzche qua tiếng Việt.”Hố thẳm của tư tưởng” của Phạm Công Thiện có lẽ là cuốn sách nhập môn triết được viết bằng tiếng Việt quyến rũ nhất (và tất nhiên là ít nhàm chán nhất). Các bài giới thịêu của Phạm Công Thiện và Nguyễn Hữu Hiệu về Schopenhauer, Henry Miller, Faulkner, Heidegger và Nieztche là cái bài văn hay nhất về triết học hiện đại được viết bằng Tiếng Việt.
Tôi vẫn tin rằng Phạm Công Thiện đã đọc và hiểu Wittgenstein (Philosophy of Language) trước khi Thiện bắt tay vào viết “Hố thẳm của tư tưởng” (khi mới 26 tuổi?). Bởi cách trình bày quan điểm, dẫn dắt và lập luận của Thiện sử dụng ngôn ngữ rất trực giác, không bắt người đọc phải vật lộn với các danh từ mù mờ. Thiện cũng rất cầu kỳ và chịu khó đi đến tận cùng của các danh từ cơ bản (cũng là gốc của triết học) trong nguyên bản tiếng Đức để đối chiếu với các từ đồng nghĩa (triết) trong Sankrit và Hán (phật) để tìm ra từ mà Thiện cho là sát nghĩa nhất. Thiện cũng chịu khó đối chiếu các bản dịch của mình với các bản dịch trong tiếng Anh hoặc Pháp để tìm ra … chỗ sai hoặc thiếu sót của các bản dịch kia. Qua đó hoàn thiện thêm bản dịch của mình.
Trong các công trình dịch thuật của Thiện, tôi cho rằng Thiện đã có những thành tựu đáng ghi nhớ khi đã cố gắng định nghĩa và tái sáng chế (lật đổ) các danh từ triết cũ mà Thiện cho rằng đã dịch quá thô. Một ví dụ điển hình là Thiện không đồng ý với cách dịch metaphysics thành Siêu hình học. Thiện cũng đã dịch Being của Heidegger thành Tính Thể. Thiện cũng rất cầu kỳ khi mò mẫm để nối từng sợi chỉ nhỏ giữa Heidegger và Kim Cang Thừa. “Im lặng” và “Hố thẳm” cũng không phải là hình ảnh do Thiện sáng tạo ra mà là lấy ra từ Heidegger và Phật Giáo. Thiện phân chia dịch giả rất nhắng: dịch nô lệ và dịch sáng tạo. Dịch sáng tạo là nắm lấy thần của tác phẩm rồi nhảy vọt qua tiếng Việt. Giống như hình ảnh nhảy qua hố thẳm của tâm thức mà Thiện rất khoái (không biết Thiện có học vật lý không nữa). Có lẽ đến một lúc nào đấy chúng ta cũng phải nhìn nhận đúng đắn công lao của Thiện trong việc đưa Heidegger vào Việt Nam.
Bên cạnh dịch các tác phẩm triết và văn học cận triết, Thiện cũng dịch và diễn giải rất nhiều kinh Phật, đặc biệt là các kinh sách liên quan đến Kim Cang Thừa.
Xuất phát là một thanh niên công giáo, được thi sỹ Quách Tấn dắt vào chùa, Thiện đã miệt mài học tập và trở thành một thiền giả uyên bác, am hiểu cả triết học hiện đại Phương Tây, triết học Phật Giáo và văn học hiện đại Âu Mỹ. Thiện là bộ óc chính của Đại Học Vạn Hạnh thời kỳ đỉnh cao của ngôi trường danh tiếng này. Việc nghiên cứu triết một cách nghiêm túc và say mê cũng biến Thiện thành một nhà thơ dị thường nhất. Tôi cho rằng “Ngày Sinh Của Rắn” do Thiện sáng tác khi còn rất trẻ là một sản phẩm xuất thần của một nhà thơ mẫn cảm và minh triết. Đây là bài thơ tiếng Việt hiếm hoi, nếu như không nói là duy nhất, mà người đọc cảm thấy cái đẹp của câu hỏi về sự tồn tại của chính mình, của con đường đi kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc và sự giải thoát cho tâm hồn. (sự đau khổ về thể xác và trí tuệ cũng có trong bài này, nhưng cái này thì thơ Hàn Mặc Tử cũng có).
Ngược lại với Phạm Công Thiện là Nguyễn Hữu Hiệu. Hiệu không nổi bật và hoành tráng như Thiện. Giọng văn của Hiệu cũng ngắn gọn mạch lạc ngược lại với giọng văn bay bướm, giàu hình ảnh, mạnh mẽ, câu rất dài của Phạm Công Thiện. Nguyễn Hữu Hiệu tuy cũng là người Vạn Hạnh nhưng có vẻ như rất ít sử dụng các triết lý sâu của Phật học trong ngôn ngữ dịch của mình. Tác phẩm dịch công phu và có ý nghĩa nhất của Hiệu (chỉ tính Triết, không tính các tác phẩm văn học) là bản dịch tác phẩm Buổi Hoàng Hôn Của Các Thần Tượng (Hay là triết lý với cây búa) của Nietzche. Ngay trong bản dịch này, lời giới thiệu về Niezsche của Hiệu cũng thuộc lọai xuất sắc, đọc dễ hiểu dễ ngấm, rất ấn tượng. Đặc biệt là đọan Hiệu nhắc đến 10 năm im lặng cuối đời của Nietzsche. Trong lời giới thiệu, Nguyễn Hữu Hiệu cũng nói qua cách Hiệu chuyển thể các danh từ (khái niệm) triết học của Nietzsche qua tiếng Việt. Khác với Thiện, Hiệu dịch Being là Hữu Thể để tách biệt với Phi Thể và Vô Thể. (Cuốn này đã được NXB Văn Học tái bản)
Về dịch văn học của Nguyễn Hữu Hiệu thì thì bản dịch tác phẩm khảo cứu của Henry Miller về Rimbaud (Thời của các kẻ sát nhân) cũng là một bản dịch quá công phu, lời giới thiệu về Miller cũng đặc biệt xuất sắc. Trong khi Thiện có vẻ làm việc dựa nhiều vào cảm hứng và sự mẫn cảm thì có vẻ như Hiệu làm việc giống một chuyên gia nhiều hơn, tuy rằng mẫn cảm của Hiệu về văn chương cũng thuộc lọai trác tuyệt. Bản dịch Phương Pháp Thực Hành Thiền Quán Âm của Đại sư Khenchen Konchog Gyaltshen tuy ngắn nhưng thể hiện cực rõ chất chuyên nghiệp của Hiệu trong công việc dịch thuật. Hiệu cũng khác với Thiện khi Hiệu luôn tìm tòi, dịch, giới thiệu các tác phẩm có tính kích thích sáng tạo. Đỉnh cao là Nietzsche khi hô hào rũ bỏ mọi giá trị cũ kỹ, giải phóng cá nhân, sáng tạo hơn cả chính mình (cận hố thẳm). Còn Thiện thích dịch các tác giả tác phẩm hướng người đọc đến sự giải thoát, tự do, vượt qua bên kia biên giới của vũ trụ vật chất lẫn tinh thần (nhảy qua hố thẳm tư tưởng).
Cuối cùng là Lê Mạnh Thát. Tôi cho rằng Thát mới thực sự là trí thức dấn thân nhất trong giới tri thức phật giáo. Xuất thân là thượng tọa Thích Trí Siêu, sau này có một số vấn đề, rồi được chủ tịch nước Trần Đức Lương ân xá, Thát quay lại đời thường và chú tâm làm nghiên cứu. Có thể trong tương lai không xa, các công trình nghiên cứu của Thát sẽ đưa Thát vào vị thế sử gia hoành tráng nhất của VN cũng như trở thành thiền sư có uy tín hàng đầu khu vực. Trước đây Thát cùng với Tuệ Sỹ là những bộ óc uyên bác của đại học Vạn Hạnh nhưng trái với Tuệ Sỹ (nay vẫn cực đoan quay lưng lại với cả đạo lẫn đời) thì Thát ngày càng chứng tỏ cả tài lẫn đức của mình. Tâm như của Thát mới là Tâm phật. Trí của Thát mới là Trí Kim Cương. Thát là một thiền sư hiếm hoi ở Việt Nam mà uyên bác từ Phật Pháp đến hiện tượng luận của Husserl, chủ nghĩa Marx, và thấu hiểu Wittgenstein (ảnh hưởng rất nhiều trong cách dịch và hành văn).
Cả ba con người này, đều tỏa sáng khi ở độ tuổi 24-27. Rất ngắn nhưng mà rất sáng.
4. Trích đoạn Ngày Sinh Của Rắn
tôi đi đông chìm
trời âm u thung lũng khô
nhiều mây chim bay không nổi
tôi đi
dưới kia sụp đổ
núi Cấm nổ tôi ra
Cửu Long ca từ Tây Tạngmười năm qua gió thổi đồi tây
tôi long đong theo bóng chim gầy
một sớm em về ru giấc ngu?
bông trời bay trắng cả rừng cây
gió thổi đồi tây hay đồi đông
hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
trong mơ em vẫn còn bên cửa
tôi đứng trên đồi mây trổ bông
gió thổi đồi thu qua đồi thông
mưa hạ ly hương nước ngược dòng
tôi đau trong tiếng gà xơ xác
một sớm bông hồng nở cửa đông
5. Trích đoạn vài chú thích trong Suối Nguồn Của Vạn Pháp (Lục-Ngọc-Quang Quan-Âm) của Đại sư Khenchen Konchog Gyaltshen biên soạn, Nguyễn Hữu Hiệu dịch qua tiếng Việt.
[1] Avalokiteshvara (Sanskrit) hay Chenrezig (Tạng-ngữ) chính là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ-tát, hay Quán Tự Tại Bồ-tát, hay Quan Âm Đại Sĩ, thông thường được mô tả hoặc thị hiện dưới dạng ‘nam’ như trong chú Đại Bi hay trong Bát Nhã Tâm Kinh, v.v…
[2] Tara (Sanskrit) hay Dokma (Tạng-ngữ) hường được mô tả hoặc thị hiện dưới dạng ‘nữ’’, chính là Mẹ hiền Quan Âm, hay Nam Hải Quan Âm, hay Quan Âm Thị Kính. Người Việt xưa nay khi nghĩ tưởng đến Quan Âm thường hình dung ra một vị Bồ-tát hay vị Phật trong dạng ‘nữ’’, mặc y trắng, một tay cầm nhánh liễu, một tay cầm bình nước am lồ. Đôi khi, đối với người Việt còn có sự lẫn lộn giữa Quan Thế Âm (dạng ‘nam’) với Quan Âm (dạng ‘nữ’) nhưng tựu chung, cả hai đều là hiện thân của lòng từ bi của đức Phật A-Di Đà và xuất phát từ tên gốc tiếng Phạn Avalokiteshvara.
[3] Theo kinh điển, đức Quan-Âm (Tara) đã nhập thể hoá hiện dưới 21 hình dạng khác nhau, tượng trưng cho 21 đức tính khác nhau, cốt để độ cho tất cả chúng sinh tùy vào căn cơ của họ. Theo Mật-tông, co’ ba pháp môn thiền quán chính yếu liên hệ tới đức Quan Âm là Lục-Ngọc-Quang Quan Âm (Green Tara), Bạch-Ngọc-Quang Quan Âm (White Tara) vá Hồng-Ngọc-Quang Âm (Red Tara): màu sắc này chính là ánh sáng hào quang tỏa ra từ báo thân của đức Quan Âm, tượng trưng cho những đức tính khác nhau. [4] Tám hiểm nguy, sợ hãi đó là: sư tử (kiêu mạn), voi dại (ảo tưởng), lửa cháy (sân hận), rắn rít (ganh tị), kẻ trộm (tà kiến), cùm sắt (tham lam), lụt lội (tham đắm), quỷ sứ (hoài nghi). Hiểm nguy ở đây không chỉ là sự nguy hiểm tầm thuờng như khi ta gặp rắn độc thì sợ rắn độc cắn chết, nhưng còn mang ý nghĩa hiểm nguy vì đây là gốc rễ của phiền não, trói buộc ta vào vòng luân hồi vô tận.
 

quangtayho

Xe container
Biển số
OF-21672
Ngày cấp bằng
26/9/08
Số km
5,717
Động cơ
552,382 Mã lực
Em cứ đánh dấu đẻ đọc và nghiên cứu dần. Thank cụ chủ thớt
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top