- Biển số
- OF-384878
- Ngày cấp bằng
- 30/9/15
- Số km
- 1,789
- Động cơ
- 257,914 Mã lực
Bài này là phần 4 của loạt bài viết giải nghĩa một số câu chữ trong các bài nhạc vàng nổi tiếng. Đó là những câu, những chữ có thể gây khó hiểu hoặc thường bị ca sĩ hát sai nhất. Bài viết này nói đến hai bài hát “Vọng Gác Đêm Sương” và “Đà Lạt Hoàng Hôn”. Khi hiểu đúng ý nghĩa của từng chữ mà nhạc sĩ đã viết ra, chúng ta sẽ thấy bài hát hay hơn và thêm yêu những ca khúc bất tử đó.
Đọc lại 3 phần trước:
Phần 1: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-1/
Phần 2: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-2/
Phần 3: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-3/
1. Buông khói gây thơ, tôi kể người nghe một chuyện tâm tình…
Đó là câu mở đầu của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát – bài Vọng Gác Đêm Sương. Tuy nhiên, khi search phần lời “buông khói gây thơ” này trên google, sẽ không ra bất kỳ một kết quả nào, thay vào đó, 100% kết quả hiển thị là câu “buông khói NGÂY thơ”, một câu khá tối nghĩa.
Khi nghe lại hàng chục phiên bản bài Vọng Gác Đêm Sương từ trước đến nay, người viết nhận thấy thế hệ ca sĩ sau 1975 hầu hết là hát sai câu mở đầu bài hát, đó là Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh… Chỉ có Tâm Đoan và Như Quỳnh là hát đúng “buông khói gây thơ”. Ngoài ra thế hệ ca sĩ trước 1975 cũng có rất nhiều người hát bài hát này, và đều hát đúng lời là Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Giao Linh…
Từ đó cho thấy, mặc dù Vọng Gác Đêm Sương là một bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng hầu hết khán giả lại hiểu sai câu hát, ngay cả ca sĩ nổi tiếng cũng hát sai câu hát này.
Bài Vọng Gác Đêm Sương của Mạnh Phát kể về một người lính đang gác súng nơi biên thùy lúc nửa đêm giá lạnh. Mặc dù đang ở nơi đầu tuyến nguy hiểm, nhưng với anh lính, đó là một khung cảnh nên thơ, với sương rớt trên vai, gió về lạnh buốt, làm anh chạnh nhớ về thời thơ mộng của mình. Vì vậy mới có câu “buông khói gây thơ”.
Thoạt đầu, người nghe sẽ liên tưởng đến “khói” trong câu hát này là khói thuốc lá. Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên khi nghe các đoạn sau của bài hát, tác giả mô tả khung cảnh cô đơn và giá lạnh về đêm với hơi sương lan tỏa:
Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương…
và:
Đêm trắng hoen sương…
Vì vậy “buông khói” ở đây có thể không phải khói thuốc mà là khói sương tỏa ra khi người ta thở, điều thường thấy khi ở xứ lạnh.
2 …bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm…
Trong nhạc vàng, bài hát Đà Lạt Hoàng Hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng là 1 trong 4 bài hát nổi tiếng nhất viết về Đà Lạt (3 bài khác là Thương Về Miền Đất Lạnh (cũng của nhạc sĩ Minh Kỳ), Thành Phố Buồn – Lam Phương và Ai Lên Xứ Hoa Đào – Hoàng Nguyên).
Đà Lạt Hoàng Hôn được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1968 chung với nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng, trở thành bài hát quen thuộc của xứ sở ngàn hoa, là ca khúc góp phần đưa tên tuổi ca sĩ người Đà Lạt là Thanh Tuyền vụt sáng trở thành ngôi sao hạng A của làng nhạc miền Nam.
Trước năm 1975, Thanh Tuyền là người duy nhất hát bài Đà Lạt Hoàng Hôn. Cho đến nay, có thể nói cô cũng là người duy nhất hát đúng lời gốc của bài hát, đặc biệt là ở cụm từ “hoàng hôn thùa màn đêm”. Vậy THÙA trong câu hát nghĩa là gì?
Sau này các ca sĩ trẻ không hiểu chữ “thùa”, họ đã hát thành “hoàng hôn THUA màn đêm” hay “hoàng hôn KHUA màn đêm”, nghe rất vô nghĩa.
“Thùa” là một từ cũ, nay ít được dùng. Ngoài động từ nghĩa là “thêu thùa”, thì “thùa” còn có nghĩa là một màu vàng pha mà chúng ta hay thấy ở bầu trời lúc chạng vạng. Vậy, chữ “thùa” trong câu hát được tác giả sử dụng rất độc đáo, mô tả khoảng thời gian chạng vạng, khi trời đang chuyển từ chiều sang tối.
Có nhiều tranh cãi quanh từ ngữ này, tuy nhiên tra cứu lại lời gốc của bài hát được in trên tờ nhạc khi phát hành năm 1968, có thể thấy rõ ràng tác giả đã sử dụng chữ “THÙA”:
Ngoài ra, xem lại tờ nhạc phát hành trước năm 1975, có một đoạn được nhạc sĩ viết 2 lời khác nhau, thay đổi chỉ một chi tiết nhỏ như sau:
Lời 1:
…hàng cây thẫm màu, đèn lên phố PHƯỜNG
Giờ đây HƠI SƯƠNG giá buốt
Lời 2
hàng cây thẫm màu, đèn lên phố NHỎ
Giờ đây ĐI TRONG giá buốt
Ở bản thu âm trước 1975, Thanh Tuyền hát lời thứ 2, trong khi hầu hết các ca sĩ khác thì hát lời 1. Theo tờ nhạc gốc thì hát lời nào cũng đúng.
(Nguồn bài viết nhacxua.vn)
Trên đây là một trong nhiều giải thích về một số từ - ngữ gây khó hiểu, lầm lẫn trong nhạc vàng. Mời các cụ mợ, chúng ta cùng bàn luận và giải thích cho nhau nhiều từ - ngữ khác nữa. Ví dụ như: nguồn gốc của bài hát "Câu chuyện vườn thanh", bài hát "Mai Lệ Xuân".... hay ý nghĩa của những từ, cụm từ như: đăng trình, bông-xô, sơn khê...
Đọc lại 3 phần trước:
Phần 1: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-1/
Phần 2: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-2/
Phần 3: https://nhacxua.vn/giai-nghia-cau-chu-trong-cac-bai-nhac-vang-noi-tieng-phan-3/
1. Buông khói gây thơ, tôi kể người nghe một chuyện tâm tình…
Đó là câu mở đầu của bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Mạnh Phát – bài Vọng Gác Đêm Sương. Tuy nhiên, khi search phần lời “buông khói gây thơ” này trên google, sẽ không ra bất kỳ một kết quả nào, thay vào đó, 100% kết quả hiển thị là câu “buông khói NGÂY thơ”, một câu khá tối nghĩa.
Khi nghe lại hàng chục phiên bản bài Vọng Gác Đêm Sương từ trước đến nay, người viết nhận thấy thế hệ ca sĩ sau 1975 hầu hết là hát sai câu mở đầu bài hát, đó là Tuấn Vũ, Trường Vũ, Mạnh Quỳnh… Chỉ có Tâm Đoan và Như Quỳnh là hát đúng “buông khói gây thơ”. Ngoài ra thế hệ ca sĩ trước 1975 cũng có rất nhiều người hát bài hát này, và đều hát đúng lời là Chế Linh, Thanh Tuyền, Phương Dung, Giao Linh…
Từ đó cho thấy, mặc dù Vọng Gác Đêm Sương là một bài hát quen thuộc, được nhiều thế hệ yêu thích, nhưng hầu hết khán giả lại hiểu sai câu hát, ngay cả ca sĩ nổi tiếng cũng hát sai câu hát này.
Bài Vọng Gác Đêm Sương của Mạnh Phát kể về một người lính đang gác súng nơi biên thùy lúc nửa đêm giá lạnh. Mặc dù đang ở nơi đầu tuyến nguy hiểm, nhưng với anh lính, đó là một khung cảnh nên thơ, với sương rớt trên vai, gió về lạnh buốt, làm anh chạnh nhớ về thời thơ mộng của mình. Vì vậy mới có câu “buông khói gây thơ”.
Thoạt đầu, người nghe sẽ liên tưởng đến “khói” trong câu hát này là khói thuốc lá. Điều đó cũng có thể đúng. Tuy nhiên khi nghe các đoạn sau của bài hát, tác giả mô tả khung cảnh cô đơn và giá lạnh về đêm với hơi sương lan tỏa:
Phút vấn vương bàng hoàng hơi sương…
và:
Đêm trắng hoen sương…
Vì vậy “buông khói” ở đây có thể không phải khói thuốc mà là khói sương tỏa ra khi người ta thở, điều thường thấy khi ở xứ lạnh.
2 …bước chân êm giữa không gian, hoàng hôn thùa màn đêm…
Trong nhạc vàng, bài hát Đà Lạt Hoàng Hôn của nhạc sĩ Minh Kỳ và Anh Bằng là 1 trong 4 bài hát nổi tiếng nhất viết về Đà Lạt (3 bài khác là Thương Về Miền Đất Lạnh (cũng của nhạc sĩ Minh Kỳ), Thành Phố Buồn – Lam Phương và Ai Lên Xứ Hoa Đào – Hoàng Nguyên).
Đà Lạt Hoàng Hôn được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1968 chung với nhạc sĩ Anh Bằng trong nhóm Lê Minh Bằng, trở thành bài hát quen thuộc của xứ sở ngàn hoa, là ca khúc góp phần đưa tên tuổi ca sĩ người Đà Lạt là Thanh Tuyền vụt sáng trở thành ngôi sao hạng A của làng nhạc miền Nam.
Trước năm 1975, Thanh Tuyền là người duy nhất hát bài Đà Lạt Hoàng Hôn. Cho đến nay, có thể nói cô cũng là người duy nhất hát đúng lời gốc của bài hát, đặc biệt là ở cụm từ “hoàng hôn thùa màn đêm”. Vậy THÙA trong câu hát nghĩa là gì?
Sau này các ca sĩ trẻ không hiểu chữ “thùa”, họ đã hát thành “hoàng hôn THUA màn đêm” hay “hoàng hôn KHUA màn đêm”, nghe rất vô nghĩa.
“Thùa” là một từ cũ, nay ít được dùng. Ngoài động từ nghĩa là “thêu thùa”, thì “thùa” còn có nghĩa là một màu vàng pha mà chúng ta hay thấy ở bầu trời lúc chạng vạng. Vậy, chữ “thùa” trong câu hát được tác giả sử dụng rất độc đáo, mô tả khoảng thời gian chạng vạng, khi trời đang chuyển từ chiều sang tối.
Có nhiều tranh cãi quanh từ ngữ này, tuy nhiên tra cứu lại lời gốc của bài hát được in trên tờ nhạc khi phát hành năm 1968, có thể thấy rõ ràng tác giả đã sử dụng chữ “THÙA”:
Ngoài ra, xem lại tờ nhạc phát hành trước năm 1975, có một đoạn được nhạc sĩ viết 2 lời khác nhau, thay đổi chỉ một chi tiết nhỏ như sau:
Lời 1:
…hàng cây thẫm màu, đèn lên phố PHƯỜNG
Giờ đây HƠI SƯƠNG giá buốt
Lời 2
hàng cây thẫm màu, đèn lên phố NHỎ
Giờ đây ĐI TRONG giá buốt
Ở bản thu âm trước 1975, Thanh Tuyền hát lời thứ 2, trong khi hầu hết các ca sĩ khác thì hát lời 1. Theo tờ nhạc gốc thì hát lời nào cũng đúng.
(Nguồn bài viết nhacxua.vn)
Trên đây là một trong nhiều giải thích về một số từ - ngữ gây khó hiểu, lầm lẫn trong nhạc vàng. Mời các cụ mợ, chúng ta cùng bàn luận và giải thích cho nhau nhiều từ - ngữ khác nữa. Ví dụ như: nguồn gốc của bài hát "Câu chuyện vườn thanh", bài hát "Mai Lệ Xuân".... hay ý nghĩa của những từ, cụm từ như: đăng trình, bông-xô, sơn khê...