- Biển số
- OF-207897
- Ngày cấp bằng
- 27/8/13
- Số km
- 3,432
- Động cơ
- 342,795 Mã lực
Em sử dung Vinaphone trả trước. Muốn nộp cái ảnh cho đúng quy định. Ko muốn đưa ảnh ra quầy giao dịch vì cách đó hơi buồn cười trong thời đại bây giờ.
Em đã thử My Vinaphone, đăng nhập vào portal đều ko thấy chỗ up ảnh như bài báo dưới đây nói. Em ko có facebook nên ko thử kiểu này.
Em phải làm sao?
http://m.vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/2458732/nhung-thue-bao-di-dong-nao-phai-nop-anh-chan-dung
Các nhà mạng đang nhắn tin cho thuê bao giục đi nộp ảnh chân dung hoàn tất thông tin đăng ký thuê bao, nhưng không phải mọi thuê bao đều nhận được tin nhắn, vậy các thuê bao không nhận được tin nhắn có phải đi bổ sung ảnh chụp không?
Tin nhắn kêu gọi khách hàng kiểm tra thông tin và đi bổ sung thông tin và ảnh chụp còn thiếu của nhà mạng VinaPhone gửi trong sáng 8-4. - Ảnh: ĐỨC THIỆN - Tuổi Trẻ
Cách đây gần 1 năm, Nghị định 49/2017/NĐ-CP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 24/4/2017, yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông phải cung cấp ảnh chụp chân dung bên cạnh các thông tin cá nhân khác. Yêu cầu này khi đó đã vấp phải sự phản đối của người dùng cho rằng không cần thiết khi mà trên CMND đã có ảnh chụp.
Sau đó, báo Hải quan ngày 20/6/2017 đăng bài viết khẳng định "Không phải tất cả thuê bao di động đều phải chụp ảnh chân dung", trong đó có nội dung trả lời của bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông: "Tôi khẳng định rằng việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đi đăng ký lại. Đối với các thuê bao mà doanh nghiệp có sở cứ là thông tin đã chính xác (ví dụ thuê bao trả sau, thuê bao chuyển từ trả sau sang trả trước, thuê bao mới đăng ký lại thông tin theo đúng quy định trong thời gian vừa qua) thì không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó".
Câu trả lời trên của bà Mơ có chi tiết không rõ ràng: "không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp". Tại sao đã "không cần chụp ảnh" mà doanh nghiệp lại "cần bổ sung ảnh chụp"? Vậy bổ sung ảnh chụp bằng cách nào nếu không chụp ảnh? Và nếu vẫn cần bổ sung ảnh chụp thì đương nhiên tất cả các thuê bao cũ (hoà mạng trước ngày 24/4/2017) đều phải bổ sung ảnh chụp, chứ không thể người có người không được! Vậy tại sao có nhiều thuê bao không nhận được tin nhắn?
Trên thực tế, lời của bà Mơ cần được hiểu là: những thuê bao mà các thông tin khác (họ tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp) đều đã chính xác, thì thuê bao chỉ cần bổ sung thêm ảnh chụp chân dung bằng các hình thức như online, qua email… cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin khách hàng gửi (doanh nghiệp phải đối chiếu so sánh với dữ liệu trên CMND hoặc cách nào đó để đảm bảo dữ liệu khách hàng gửi là chính xác).
Phóng viên VnReview đã đọc kỹ hướng dẫn chi tiết của Nghị định 49/2017/NĐ-CP được đăng tải tại đây, xin lọc ra một số thông tin mà bạn đọc cần biết:
- Tất cả các thuê bao di động dù thông tin đã đăng ký trên hệ thống chính xác hay chưa thì đều phải nộp ảnh chân dung. Hiện nay nhà mạng chỉ nhắn tin cho các thuê bao có thông tin cá nhân chưa chính xác, nhưng thực tế nếu bạn đang sử dụng dịch vụ di động dù trả trước hay trả sau thì đều sẽ phải cung cấp ảnh chụp chân dung. Ảnh chụp phải có thông tin về thời gian (ngày, giờ) chụp.
- Người trực tiếp đến giao kết hợp đồng với nhà mạng là người phải cung cấp ảnh chụp để lưu trong hồ sơ về thuê bao. Do đó, nếu số thuê bao của bạn do một người khác đứng tên, hoặc do một người đại diện của công ty đứng ra đăng ký, thì người đứng ra đăng ký phải cung cấp ảnh chụp, không phải bạn. Trường hợp bạn tự đứng tên đăng ký số thuê bao của mình thì dĩ nhiên bạn phải cung cấp ảnh chụp chân dung của bạn.
- Khi ký hợp đồng, người ký giao kết hợp đồng sẽ ghi rõ số thuê bao đó là dùng cho bản thân hay cho người thân (cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ) hay cho thiết bị. Nếu đăng ký cho tổ chức thì ghi rõ thuê bao được đăng ký cho các cá nhân thuộc tổ chức hay cho thiết bị của tổ chức.
Như vậy, nếu bạn đã từng đăng ký số thuê bao di động cho người thân mà sử dụng thông tin cá nhân của bạn, thì bạn chỉ cần cung cấp ảnh chụp của bạn là đủ, không cần phải chụp ảnh người thân. Nếu bạn từng là người đi đăng ký thuê bao di động cho tổ chức, thì bạn phải bổ sung ảnh chụp của bạn nếu bạn là người đứng tên hợp đồng.
Cách thức nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng
Theo quy định, tất cả các thuê bao của các nhà mạng đều có thể sử dụng chung một cú pháp nhắn tin để kiểm tra thông tin thuê bao của mình: TTTB gửi 1414. Thông tin trả về sẽ là: họ tên; ngày sinh; số CMND (hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước), nơi cấp giấy tờ tùy thân; danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với thuê bao là cá nhân); tên tổ chức, số giấy chứng nhận pháp nhân (đối với thuê bao là tổ chức).
Nếu sau khi nhắn tin mà bạn thấy thông tin chưa chính xác, thì bắt buộc bạn phải đến một trong các điểm giao dịch của nhà mạng để khai báo lại thông tin và nộp ảnh chân dung luôn. Trường hợp thông tin đã chính xác, bạn chỉ cần nộp ảnh chân dung. Tất cả các điểm giao dịch của các nhà mạng sẽ nhận cập nhật thông tin cho bạn.
- Với thuê bao VinaPhone, bạn có thể chụp ảnh chân dung, chứng minh nhân dân và các thông tin thuê bao khác như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ… và gửi qua địa chỉ email: cskh@vnpt.vn, hoặc qua fanpage Facebook: VNPT VinaPhone, hoặc qua ứng dụng di động My VinaPhone, hoặc qua các điểm giao dịch bưu điện của VNPost.
- Với thuê bao Viettel, bạn có thể bổ sung ảnh chân dung qua ứng dụng di động My Viettel. Nhà mạng sau đó sẽ đối chiếu xác minh thông tin và cập nhật hệ thống.
- Với thuê bao MobiFone, bạn buộc phải đến các điểm giao dịch MobiFone. Ngoài các cửa hàng chính thức của MobiFone, khách hàng có thể đến các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do MobiFone ủy quyền (khoảng 14.500 điểm) để thực hiện cập nhật thông tin. Khách hàng MobiFone có thể đăng ký bổ sung, thay đổi các thông tin cần thiết (thuê bao chuyển trả sau sang trả trước, thuê bao chuyển trả sau sang trả trước, thay đổi chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, thay đổi chủ quyền…) trên website của MobiFone, sau đó qua cửa hàng MobiFone để xác thực lại thông tin theo yêu cầu của Nghị định 49.
Với những đối tượng đặc biệt như người già, người khuyết tật, người ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, nếu người đăng ký đứng tên thuê bao là người thân thì người thân sẽ phải bổ sung thông tin theo quy định, còn khi chính các đối tượng đặc biệt đứng tên thuê bao thì nếu có yêu cầu sẽ được các nhà mạng hỗ trợ cập nhật tại địa chỉ của khách hàng.
Em đã thử My Vinaphone, đăng nhập vào portal đều ko thấy chỗ up ảnh như bài báo dưới đây nói. Em ko có facebook nên ko thử kiểu này.
Em phải làm sao?
http://m.vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/2458732/nhung-thue-bao-di-dong-nao-phai-nop-anh-chan-dung
Các nhà mạng đang nhắn tin cho thuê bao giục đi nộp ảnh chân dung hoàn tất thông tin đăng ký thuê bao, nhưng không phải mọi thuê bao đều nhận được tin nhắn, vậy các thuê bao không nhận được tin nhắn có phải đi bổ sung ảnh chụp không?
Tin nhắn kêu gọi khách hàng kiểm tra thông tin và đi bổ sung thông tin và ảnh chụp còn thiếu của nhà mạng VinaPhone gửi trong sáng 8-4. - Ảnh: ĐỨC THIỆN - Tuổi Trẻ
Cách đây gần 1 năm, Nghị định 49/2017/NĐ-CP được ban hành và chính thức có hiệu lực từ ngày 24/4/2017, yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông phải cung cấp ảnh chụp chân dung bên cạnh các thông tin cá nhân khác. Yêu cầu này khi đó đã vấp phải sự phản đối của người dùng cho rằng không cần thiết khi mà trên CMND đã có ảnh chụp.
Sau đó, báo Hải quan ngày 20/6/2017 đăng bài viết khẳng định "Không phải tất cả thuê bao di động đều phải chụp ảnh chân dung", trong đó có nội dung trả lời của bà Lê Thị Ngọc Mơ, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông: "Tôi khẳng định rằng việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đi đăng ký lại. Đối với các thuê bao mà doanh nghiệp có sở cứ là thông tin đã chính xác (ví dụ thuê bao trả sau, thuê bao chuyển từ trả sau sang trả trước, thuê bao mới đăng ký lại thông tin theo đúng quy định trong thời gian vừa qua) thì không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó".
Câu trả lời trên của bà Mơ có chi tiết không rõ ràng: "không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp". Tại sao đã "không cần chụp ảnh" mà doanh nghiệp lại "cần bổ sung ảnh chụp"? Vậy bổ sung ảnh chụp bằng cách nào nếu không chụp ảnh? Và nếu vẫn cần bổ sung ảnh chụp thì đương nhiên tất cả các thuê bao cũ (hoà mạng trước ngày 24/4/2017) đều phải bổ sung ảnh chụp, chứ không thể người có người không được! Vậy tại sao có nhiều thuê bao không nhận được tin nhắn?
Trên thực tế, lời của bà Mơ cần được hiểu là: những thuê bao mà các thông tin khác (họ tên, ngày sinh, số CMND, ngày cấp, nơi cấp) đều đã chính xác, thì thuê bao chỉ cần bổ sung thêm ảnh chụp chân dung bằng các hình thức như online, qua email… cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về thông tin khách hàng gửi (doanh nghiệp phải đối chiếu so sánh với dữ liệu trên CMND hoặc cách nào đó để đảm bảo dữ liệu khách hàng gửi là chính xác).
Phóng viên VnReview đã đọc kỹ hướng dẫn chi tiết của Nghị định 49/2017/NĐ-CP được đăng tải tại đây, xin lọc ra một số thông tin mà bạn đọc cần biết:
- Tất cả các thuê bao di động dù thông tin đã đăng ký trên hệ thống chính xác hay chưa thì đều phải nộp ảnh chân dung. Hiện nay nhà mạng chỉ nhắn tin cho các thuê bao có thông tin cá nhân chưa chính xác, nhưng thực tế nếu bạn đang sử dụng dịch vụ di động dù trả trước hay trả sau thì đều sẽ phải cung cấp ảnh chụp chân dung. Ảnh chụp phải có thông tin về thời gian (ngày, giờ) chụp.
- Người trực tiếp đến giao kết hợp đồng với nhà mạng là người phải cung cấp ảnh chụp để lưu trong hồ sơ về thuê bao. Do đó, nếu số thuê bao của bạn do một người khác đứng tên, hoặc do một người đại diện của công ty đứng ra đăng ký, thì người đứng ra đăng ký phải cung cấp ảnh chụp, không phải bạn. Trường hợp bạn tự đứng tên đăng ký số thuê bao của mình thì dĩ nhiên bạn phải cung cấp ảnh chụp chân dung của bạn.
- Khi ký hợp đồng, người ký giao kết hợp đồng sẽ ghi rõ số thuê bao đó là dùng cho bản thân hay cho người thân (cho con đẻ, con nuôi dưới 14 tuổi; cho người được giám hộ) hay cho thiết bị. Nếu đăng ký cho tổ chức thì ghi rõ thuê bao được đăng ký cho các cá nhân thuộc tổ chức hay cho thiết bị của tổ chức.
Như vậy, nếu bạn đã từng đăng ký số thuê bao di động cho người thân mà sử dụng thông tin cá nhân của bạn, thì bạn chỉ cần cung cấp ảnh chụp của bạn là đủ, không cần phải chụp ảnh người thân. Nếu bạn từng là người đi đăng ký thuê bao di động cho tổ chức, thì bạn phải bổ sung ảnh chụp của bạn nếu bạn là người đứng tên hợp đồng.
Cách thức nộp ảnh chân dung cho các nhà mạng
Theo quy định, tất cả các thuê bao của các nhà mạng đều có thể sử dụng chung một cú pháp nhắn tin để kiểm tra thông tin thuê bao của mình: TTTB gửi 1414. Thông tin trả về sẽ là: họ tên; ngày sinh; số CMND (hoặc hộ chiếu, thẻ căn cước), nơi cấp giấy tờ tùy thân; danh sách các số thuê bao mà cá nhân đang sử dụng (đối với thuê bao là cá nhân); tên tổ chức, số giấy chứng nhận pháp nhân (đối với thuê bao là tổ chức).
Nếu sau khi nhắn tin mà bạn thấy thông tin chưa chính xác, thì bắt buộc bạn phải đến một trong các điểm giao dịch của nhà mạng để khai báo lại thông tin và nộp ảnh chân dung luôn. Trường hợp thông tin đã chính xác, bạn chỉ cần nộp ảnh chân dung. Tất cả các điểm giao dịch của các nhà mạng sẽ nhận cập nhật thông tin cho bạn.
- Với thuê bao VinaPhone, bạn có thể chụp ảnh chân dung, chứng minh nhân dân và các thông tin thuê bao khác như họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ… và gửi qua địa chỉ email: cskh@vnpt.vn, hoặc qua fanpage Facebook: VNPT VinaPhone, hoặc qua ứng dụng di động My VinaPhone, hoặc qua các điểm giao dịch bưu điện của VNPost.
- Với thuê bao Viettel, bạn có thể bổ sung ảnh chân dung qua ứng dụng di động My Viettel. Nhà mạng sau đó sẽ đối chiếu xác minh thông tin và cập nhật hệ thống.
- Với thuê bao MobiFone, bạn buộc phải đến các điểm giao dịch MobiFone. Ngoài các cửa hàng chính thức của MobiFone, khách hàng có thể đến các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông do MobiFone ủy quyền (khoảng 14.500 điểm) để thực hiện cập nhật thông tin. Khách hàng MobiFone có thể đăng ký bổ sung, thay đổi các thông tin cần thiết (thuê bao chuyển trả sau sang trả trước, thuê bao chuyển trả sau sang trả trước, thay đổi chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, thay đổi chủ quyền…) trên website của MobiFone, sau đó qua cửa hàng MobiFone để xác thực lại thông tin theo yêu cầu của Nghị định 49.
Với những đối tượng đặc biệt như người già, người khuyết tật, người ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, nếu người đăng ký đứng tên thuê bao là người thân thì người thân sẽ phải bổ sung thông tin theo quy định, còn khi chính các đối tượng đặc biệt đứng tên thuê bao thì nếu có yêu cầu sẽ được các nhà mạng hỗ trợ cập nhật tại địa chỉ của khách hàng.