- Biển số
- OF-87448
- Ngày cấp bằng
- 4/3/11
- Số km
- 1,388
- Động cơ
- 420,501 Mã lực
Bác đến Berlin mà chỉ uống cafe thì hơi phí. Đức nổi tiếng vì bia (thâm chí hơn Bỉ vì sức tiêu thụ và có lễ hội bia tháng 10 hàng năm), mà nhiều người Đức rất thích thưởng thức bia tươi, ngồi quán nhâm nhi chuyện trò hoặc ngắm phố, trầm lặng chứ không ồn ào. Em thì không thích nơi khép kín, bí bách nên cuối tuần thường xách đồ ăn do bà cả chuẩn bị đưa nhau ra bờ sông hóng mát là chính, thỉnh thoảng ti hí lén nhìn mấy em tóc vàng phơi nắng trong những bộ quần áo ngắn nhất có thể (chỉ dám lén nhìn thôi vì bà cả ngay cạnh phát hiện được là véo tai ngay). Có lần em ngủ quên (vì gió mát, không khí trong lành), giật mình tỉnh giấc nhìn đồng hồ đã 8 - 9h tối (vào mùa hè thì lúc đó trời vẫn sáng)Ngồi nhâm nhi li cafe trong nắng ấm Berlin, ngắm một xã hội đã đạt tới cái mốc mà cụ Mác , cụ Lê NIn phấn đấu cả đời
Tìm hiểu thì tôi thấy rằng công đồng người Việt ở Berlin là khá đông ( có đến cả trăm ngàn ngừoi). Trừ số mới sang hoặc ở khu vực Đồng Xuân thì còn khó khăn, còn hầu hết những người ở lại nước Đức từ thời Thống nhất thì đều có đời sống khá tốt. Nhiều người mua được cả khu nhà nghỉ ở ngoại thành hay có những cửa hàng cửa hiệu khá to. Họ cũng sinh hoạt trong những cộng đồng có tổ chức, có nhiều hoạt động. Và tất nhiên ai cũng rất quan tâm đến tình hình chính trị kinh tế trong nước.
Có một trò này, mà em nghĩ nhiều bác chắc phát ghen với em. Đó là đốt pháo. Từ những năm 90 ở nhà mình cấm pháo, đến khi sang đó, vào dịp Tết Dương lịch, được đi mua pháo và đốt, cảm giác thật khác lạ. Mùi thuốc pháo, quẹt bật lửa châm ngòi, tiếng nổ đì đùng... gợi cảm giác ấm áp của ngày Tết. Mà bên đó cho phép mua pháo trước Tết ít ngày, nhưng chỉ được phép đốt vào tối ngày 31/12, đến sáng ngày 1/1 mà ai còn đốt là bị phạt rất nặng. Thỉnh thoảng em lại ra quảng trường Brandenburg đốt, có lần mua được bánh pháo dài hơn chục mét, lúc đốt cả làng vỗ tay rầm rầm, thấy hãnh diện lắm
Đúng là người Việt ở Đức đông (trong toàn nước Đức thì hơn 100k), nhưng vì đa số sang lao động xuất khẩu, rồi ở lại, hoặc sang sau thời điểm nước Đức thống nhất nên cũng không hẳn là thành đạt theo quan niệm của người Đức nói chung. Rất ít người làm cho hãng, sở mà chủ yếu làm ăn nhỏ (mở quán ăn, bán hàng, bán hoa...), nhưng cũng kiếm ăn được (và quan trọng là thích cuộc sống hiện đại, thuận tiện ở Đức) nên ít người về. Nhưng cũng có một số điều buồn là nhiều quán ăn của người Việt ta, do người Việt ta làm, với thực đơn kiểu Việt nhưng lại mang tên Tung của, em cũng không tìm hiểu cụ thể tại sao nhưng đôi khi cũng chẳng vui
Chỉnh sửa cuối: