Đây là hậu quả của việc cháy, chứ không phải nguyên nhân xảy ra cháy và công tác chữa (ngăn chặn) cháy. Câu hỏi của em ở giai đoạn thẩm duyệt, kiểm tra là giai đoạn ngăn ngừa khả năng phát sinh cháy, ngăn chặn khả năng cháy, giảm thiểu cháy loang. Cụ lái vấn đề sang cứu hộ, cứu nạn (ngăn ngừa hậu quả của cháy).
Cụ dạy chí phải.
sẽ có một hoặc một vài con tốt bị thí, một vài con dê mang ra tế thần.
PCCC tính từ khâu thiết kế, thẩm định/thẩm duyệt, thiết bị, lắp đặt, kiểm tra...rất nhiều khâu và qua nhiều lần kiểm tra, như vậy là có rất nhiều người tham gia vào cái chu trình này, tất nhiên kèm theo đó là các chi phí. Theo thông tin, cơ sở này có phương án PCCC đã được thẩm duyệt, và đã "được" kiểm tra 2 lần vào năm 2021, và năm 2022 (mới tháng 9) đã kiểm tra 1 lần, họ vẫn đang hoạt động có nghĩa là họ đã đảm bảo các yêu cầu về PCCC. Nếu xử lý công bằng, thì chủ cơ sở và tất cả các ông thẩm duyệt và kiểm tra phải chịu trách nhiệm như nhau, nếu không muốn nói là các ông kiểm tra, thẩm duyệt phải có trách nhiệm lớn hơn, bởi vì chủ cơ sở chỉ là người sử dụng, không đủ trình độ, phương tiện để biết hệ thống đó có đảm bảo hay không (thế nên mới có các ông thẩm định, thẩm tra).
Nhân thể lại nói, anh phó thủ phụ trách VHGD đến hiện trường, vụ việc này là tai nạn, có thể nói là thảm họa của một kết cấu xây dựng, thì đúng ra anh phụ trách XD, cứu hộ cứu nạn phải xuất hiện?