- Biển số
- OF-647348
- Ngày cấp bằng
- 6/5/19
- Số km
- 367
- Động cơ
- 113,260 Mã lực
- Tuổi
- 37
Tks cụ chủEm lên mạng dạo quanh facebook thấy bài của một cụ biên soạn khá đầy đủ và chi tiết về những Phố Cổ mang tên "Hàng" đã mất tại Hà Thành, nên em mạn phép được bốc lên đây cho các cụ tham khảo chút về lịch sử thay tên đổi họ của một số con phố cổ đất kinh kỳ ạ.
- Hàng Đẫy: nay là phố Nguyễn Thái Học, nổi tiếng với sân vận động Hàng Đẫy.
- Hàng Cơm: nay thuộc ngã ba từ phố Nguyễn Thái Học, phố Cao Bá Quát chạy dài đến ngã ba phố Văn Miếu, phố Quốc Tử Giám.
- Hàng Cỏ: nay là đoạn cạnh ga Hà Nội, đầu phố Trần Hưng Đạo. Chứ không chạy dài hết con phố Trần Hưng Đạo.
- Trại Hàng Hoa: nay là Dốc Ngọc Hà, Bách Thảo
- Hàng Sắt: nay là Phố Thuốc Bắc đoạn giao Hàng Mã
- Hàng Chè: đoạn Cầu Gỗ giao Đinh Liệt, chỗ Hàm Cá Mập
- Hàng Bừa và Hàng Cuốc: nay gộp lại là phố Lò Rèn
- Hàng Lọng: nay là đoạn đầu phố Lê Duẩn. Nơi đây vẫn còn lại ngõ Hàng Lọng.
- Hàng Bột: nay là phố Tôn Đức Thắng. Xưa kia Hàng Bột chia ra 2 địa phận, Hàng Bột đất gốc của nội thành chỉ được tính đến Nhà Thờ Hàng Bột, còn từ đó chạy đi đến Ô Chợ Dừa tính thuộc tỉnh Hà Đông. Bên trái Hàng Bột giáp làng Thông Phong, Văn Hương, Văn Chương, Huy Văn, bên phải giáp làng Thịnh Hào, làng Hào Nam. Nơi đây vẫn còn ngõ Hàng Bột (Đối chiếu sang vườn hoa Giám).
- Hàng Đàn: nay là phố Hàng Quạt
- Hàng Màn: nay là đoạn đầu phố Hàng Giày
- Hàng Lờ: nay cuối Hàng Bông
- Hàng Nâu: nay là Trần Nhật Duật
- Hàng Tiện: nay là đoạn đầu Hàng Gai
- Hàng Trứng: nay đoạn cuối phố Hàng Mắm
- Hàng Gạo: nay là phố Đồng Xuân
- Hàng Sắt: nay là đoạn đầu phố Thuốc Bắc
- Hàng Kèn: nay là đầu phố Quang Trung
- Hàng Đũa: nay là phố Ngô Sĩ Liên, cắt ngang phố Nguyễn Khuyến (Sinh Từ). Trước dân gian gọi là Ngõ Hàng Đũa.
- Hàng Hương: nay là phố Hàng Cháo (khác ngõ Hàng Hương ở phố Lý Nam Đế). Nơi đây trước vẫn còn Ngõ Hàng Cháo cắt ngang qua phố Nguyễn Thái Học (Hàng Đẫy). Giờ thay đổi ngõ Hàng Cháo đổi thành ngõ theo tên số nhà của phố Nguyễn Thái Học.
- Hàng Giò: nay là đầu phố Bà Triệu
- Hàng Thêu: nay là phố Hàng Trống
- Hàng Mụn: nay là phố Hàng Bún
- Hàng Bát: nay là phố Hàng Chiếu
- Ngõ Hàng Vải: nay là phố Cổng Đục
- Hàng Sơn: nay là phố Chả Cá
- Hàng Hài: nay là phố Hàng Bông (đoạn giò chả Quốc Hương)
Nguồn: Sưu tầm facebook.
Cho phép em thả haha nhé cụ chủ. Bạn cụ phán câu nào cũng chuẩnTớ có Còm trong thớt này ...
Nhân tiện đang uống bia đưa mấy ông bạn xem còm của bạn, mỗi ông 1 ý kiến ...
Thằng thì bảo: Trẻ trâu nó nói gì thì kệ mịa nó ...
Thằng thì phán: Chắc gì thằng này sinh ra ở đây đâu, nó nói thế cũng kệ mịa nó thôi, có khi nó ở nước lạ ...
Có thằng còn kẻ cả: Ông cho tôi xem làm gì, phí mất vài chục giây cuộc đời ...
Thằng cuối cùng thủng thẳng: Thằng lày ló lói cũng chả sai, đất Hà Lội tầm lày toàn Lờ thành Lờ, Hỏi thành Ngã, thì các ông hy vọng Nồn gì !!!
Chuẩn cmn luônHàng Lờ chuyển xuống Duy Hưng là hợp lý, đỡ tắc đường. Hàng Kèn thì chuyển Đồ Sơn, Quất lâm dưới đó mới là tổ nghề.
Có lẽ cụ suýt ngã sấp mặt khi nhảy ngược làm chột ko dám nhảy kiểu như thế nữa?Nói thẳng ra là cụ chưa nhảy tàu điện bao giờ. Bản thân em có lần nhảy ngược như cụ nói tí nữa ngã sấp mặt vì lúc chân tiếp đất không thuận với quán tính lao theo hướng tàu di chuyển.
Chuẩn bác ạ. Hộ sinh là ngõ trại khách nay là ngõ Thổ Quan cạnh rạp dân chủNhà hộ sinh Đống Đa bên ngõ Thổ Quan chứ cụ, còn nhà thương nơi cụ sinh ra có lẽ là Trạm Xá đối diện nhà thờ Hàng Bột, cô trạm trưởng ở đấy là bạn bà già em.
Khoe khéo tí hồi đó bà già E là CH phó hay trưởng gì đó CH gạo đầu ngõ Thịnh Hào 1, hồi bao cấp oách ra phết.
Hàng Tiện nay là Tô Tịch vẫn làm tiện- Hàng Sắt: nay là Phố Thuốc Bắc đoạn giao Hàng Mã
Phố Thuốc bắc vẫn bán đồ sắt
- Hàng Lờ: nay cuối Hàng Bông
Đoạn cuối vẫn gọi là Hàng bông lờ
- Hàng Thêu: nay là phố Hàng Trống
Nay vẫn làm thêu
36 phố chỉ là ước lượng tượng trưng thôi bác, thực tế số phố mang tên Hàng ohari gấp đôi thế bác ạ
Phố bán QuayHàng Tiện nay là Tô Tịch vẫn làm tiện
Em xác nhận kiểu nhẩy này, ngày bé bọn em cũng hay nhẩy tầu hoả,chỉ nhẩy được kiểu phổ thông. Nhìn mấy anh đầu máy ( lái tầu) nhẩy kiểu của cụ mà bắt chước có lần tí chết vì suýt lao cmn vào tauCó lẽ cụ suýt ngã sấp mặt khi nhảy ngược làm chột ko dám nhảy kiểu như thế nữa?
Nhảy tàu ngược ngày xưa vẫn thường có tên nhảy kiểu " lá vàng rơi". Đây là kiểu nhảy do hội cty 2 ngón trên tàu nghĩ ra. Nhảy tàu đối với 1ng bình thường thì toàn nhảy xuôi theo tàu chạy, khi tiếp đất thì chạy thêm vài bước giữ quán tính theo nguyên tắc chuyển động để giữ thăng bằng ổn định ko bị đột ngột . Kiểu nhảy phổ thông này quá bình thường.
Bọn lưu manh trộm cướp trên tàu nghĩ ra kiểu này vì khi móc túi bị phát hiện, chúng sẽ chạy nhanh ra cửa để thả mình xuống theo hướng ngược lại và kịp thời tẩu thoát trong khi người truy đuổi bị mất khá nhiều tg và khoảng cách với tên trộm.
Nhảy ngược phải tập nhiều mới thành thục. Trước khi nhảy,tay trái bám vào thanh vịn cửa, xoay 1/2 vòng nhanh để thả mình xuống, chân phải là chân chạm đất đầu tiên, chân trái sau và hơi miết vào mặt đất 1/4 vòng. Động tác phải nhanh,dứt khoát.
Trước nhà cháu đi học (PTTH) ở trường Việt Đức, do trước cửa nhà, tàu điện chạy tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ, nhà cháu thường đi học bằng tàu điện, nhảy xuống đoạn ngã tư Hàng Bài - Lý t Kiệt và thỉnh thoảng bổ tàu kiểu ngược này nếu gặp điều kiện tốc độ tàu hơi chậm. Còn lúc về cũng đi tàu về và qua đoạn nhà cháu, đg hơi vòng, tàu đi chậm là nhà cháu toàn nhảy kiểu lá vàng rơi này.
Cũng chỉ là fun, cụ hạ hỏa. Dù em cũng ko thích kiểu fun đó.Cụ quê đâu em chuyển hàng Lờ xuống cho hợp lý, nhà cụ có làm nghề ko? Đập con muỗi, thớt hay ma phải tay comment này thành thớt nát.
Bán thứ như tên đó bác!Hàng Đẫy vấy Hàng Mụn là bán rì hả các cụ?
Thế bác tầm u50.Đọc thớt này lại nhớ tiếng tầu điện leng keng mà Em hay đi chui vé quá.