Ngày 29-8-1949, Liên Xô thử quả bom nguyên tử đầu tiên của mình mang tên “Tia chờp đầu tiên”
Tin tức này chấn động Hoa Kỳ và thế giới
Người Mỹ khá bất ngờ, họ không nghĩ rằng Liên Xô có thể chế tạo được bom nguyên tử nhanh đến như vậy, mà theo họ tính toán “nếu nhanh cũng phải sau năm 1955”
Trich ngang
Một số nguồn tin nói
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Forrestal nhảy lầu tự tử vì thành công chế tạo bom nguyên tử của Liên Xô?
là không đúng sự thật
Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Forrestal nhảy lầu tự tử vì bệnh trầm cảm hôm 22-5-1949, ba tháng trước khi Liên Xô thử bom nguyên tử thành công
Người Mỹ bất ngờ cũng có lý do
Từ 1938, Mỹ, Canada và Anh có chương trình hợp tác nghiên cứu vật chất năng lượng cao. Việc nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả khiến người Mỹ nghĩ tới có thể chế tạo được một loại bom “cực mạnh”. Thế là từ 8-1942, Mỹ bí mật cho tiến hành làm bom nguyên tử dưới mật danh Manhattan như nói trên
Nói cho đúng, Đức mới là nước nghĩ tới bom này trước người Mỹ. Đức có một lực lượng hùng hậu những nhà khoa học giỏi và có nhiều phát kién cho nhân loại về vật lý và hoá học. Từ 1938, Hitler đã tiến hành nghiên cứu làm bom nguyên tử trước cả trước Mỹ.
Do nhiều nguyến nhân, trong đó nguyên nhân chính bị Mỹ, Anh không kích những cơ sở hạ tầng, và nhiều nhà khoa học Đức cũng không ưa gì Hitler, nhất là những nhà khoa học gốc Do Thái, nên Đức chưa đạt được kết quả.
Thời đó, nền khoa học Xô viết chưa tiến bộ, cơ sở vật chất nghèo nèn, trình độ sản xuất cũng kém, đến ô tô cũng phải mua bản quyền của Ý và Ford để chế tạo. Thêm nữa, chiến tranh nổ ra, Liên Xô phải dành “tất cả cho chiến tranh” nên càng thêm thiếu thốn.
6-1941, khi Đức tấn công Liên Xô, nhiều khoa học Liên Xô phải ra trận. Một số người trong số đó từng là những nhà vật lý lý thuyết về năng lượng cao. Qua đồng nghiệp và sách báo hé lộ, họ lờ mờ cảm thấy Đức và phương Tây đang làm một “cái gì đó khủng khiếp”.
Flerov và Kurchatov viết thư cho chính phủ Liên Xô nói về suy nghĩ của họ.
Stalin lập tức đưa hai người này từ mặt trận trở về Moscow, cho phép họ chọn lựa những người cần thiết hình thành nhóm nghiên cứu. Trong điều kiện thiếu thốn họ cũng không đạt được mấy kết quả.
Sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Stalin thấy lo ngại. Ông thúc ép đẩy tiến độ công việc và giao cho một Beria, nhân vật quyền thế sau ông phụ trách.
Công việc đòi hỏi nguồn vật lực, điện, nhân lực và nhiều thứ liên quan, phải Beria cầm đầu mới lo được. Kurchatov (vai trò giống Oppenheimer) là người đứng đầu nhóm chế tạo bom.
Vấn đề làm giàu Uranium để làm nguyên liệu đặt ra trước hết. Tình cảnh Liên Xô lúc đó thiếu đủ mọi thứ: năng lượng, nhà xưởng…. và nhất là những chuyên gia về lĩnh vực này gần như là không có.
Khi chiến một phần nước Đức, Beria đã cho người tìm kiếm những nhà khoa học Đức và nước ngoài từng làm việc trong lĩnh vực “năng lượng cao” đưa về Liên Xô.
Bàn đến việc làm giàu Uranium, những nhà khoa học người Đức này chưa thống nhất. Có hai hướng tách và làm giàu khác nhau, công nghệ khác nhau. Biết là tốn kém, Beria chấp nhận cả hai. Một bộ phận đưa về Trung Á (xưởng chính ở Tbilisi, thủ đô Gruzia). Bộ phận còn lấy Chelyabinsky làm đại bản doanh, một bộ phận “tinh hoa” người Đức sống ở thị trấn nhỏ Zeleznogorod cách trung tâm Moscow chừng 80 km, ở đó họ được bảo vệ cẩn thận và được cung cấp những ngôi nhà nhỏ kiểu Phần Lan, và có điều kiện sinh hoạt khá tốt.
Rất may là tất cả những nhà khoa học và chuyên gia người Đức, rất tận tâm với việc làm bom.
Sau này, chính phủ Liên Xô đã tặng thưởng huân chương và những danh hiệu cao quý cho những nhà khoa học Đức, dĩ nhiên, trong văn bản họ được mang những họ và tên như người Nga.
Cũng dễ hiểu, quả bom nguyên tử đầu tiên của người Nga nặng dấu vết Đức và cha đẻ của nó là Beria. Nhưng Beria chẳng màng tới vì ông quá to và ông bị “chết” 4 năm sau đó với nhiều điều tiếng không hay, có lẽ vì thế người ta ít nhắc đến tên ông