[TT Hữu ích] Những Nga kiều thầm lặng

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Đây là bài viết em thấy hay nên cóp về. Trong bài viết này có nói về những thời điểm bắt đầu của anh Vượng, anh Tuấn chợ, và một số anh hào khác đang ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta hiện nay. Nó có thể đúng hoặc có thể không đúng nhưng có nhiều cái để học hỏi trong cách kiếm tiền :D
Về tiêu đề "nga kiều" các cụ có thắc mắc ở dưới, xin thưa tác giả viết thế nào em đề lại nguyên như vậy. Có thể cách hiểu của người viết "Nga kiều" là Việt kiều từ Nga. Những lỗi ngữ pháp cơ bản các cụ đừng bắt bẻ em vì em là người coppy lại, và cũng đừng bắt bẻ người viết vì nội dung họ mang lại giá trị hơn nhiều.
-
Phần 1: (1984-1994) TUỔI TRẺ SAU CÁCH MẠNG
-
Thời trước đi "Tây"-tức là sang Đông Âu học-vừa để có kiến thức, vùa để thoát nghèo! Ai cũng biết người Việt ở Đông Âu, dù đi học hay đi lao động thì ngoài ra đều đặt cho mình một “mục tiêu xuyên suốt”-kiếm tiền! Thời bao cấp tại VN quá khổ, viễn cảnh sau khi phải quay về nước nếu không có tiền thì...chả cần phải nói! Bức tường Berlin sụp đổ 1989 báo trước sự cáo chung của hệ thống XHCN tại Đông Âu đang đến gần. Các du học sinh Việt Nam cũng như những đồng hương đang lao động tại đây tự nhiên rơi vào vòng xoáy sáp nhập Đông Đức vào Tây Đức, mà quan trọng nhất là việc đổi tiền sang DM. Rồi 03/10/1990 chính thức chỉ còn một nước Đức, không chỉ người Việt ở Đức mà từ các nước khác sang, đã rơi vào thế giới tư bản thực sự, choáng ngợp trước cuộc sống phồn vinh và xã hội văn minh kiểu Tây phương! ở các nước XHCN khác, cuộc sống cũng thêm phần tự do, dân chủ, và đến 1991 khi Liên Xô tan rã, thì người Việt ở Đông Âu đã rơi vào một môi trường hoàn toàn khác trước, tiêu biểu nhất là nước Đức.


Tuy sống ở thế giới “ngoại tệ mạnh” nhưng không còn bao cấp nữa, muốn kiếm được tiền để lo cho cuộc sống nơi xứ người và giúp đỡ thân nhân ở VN, họ phải bươn chải, bươn chải bằng mọi cách, thậm chí vất vả hơn cả so với mấy năm trước, nhiều người không hòa nhập được phải chọn con đường về nước để “bảo toàn lực lượng”. Đại đa số người Việt lao vào buôn bán (thậm chí xuất nhập khẩu, ví dụ quần áo, hàng khô...), mở nhà hàng (đa số lấy tên “Quán ăn Trung quốc”), bán hoa, bán quần áo, buôn thuốc lá lậu, dịch vụ chuyển tiền về nước, thậm chí lập bang hội cướp của, bảo kê... Hồi 90-91 triệu phú Việt ở Đức trong số từ Đông Đức sang ít lắm, nhớ nhất là tấm gương đàn chị P.N.Anh (chị bác Trí “béo”, xuất phát điểm từ Bạch Nga).

Tiệp Khắc cũng tách làm 2 nước, dân Tiệp chạy sang Tây Âu khá nhiều, một thời gian sau mới thấy là cứ ở lại đất nước yên bình này cũng có thể kiếm tiền tốt lắm! Chủ yếu các doanh nhân thành đạt xứ này làm tiền bởi việc “lập chợ”-tức là những khu tập trung nhiều quầy hàng, chủ yếu để người Việt bán hàng và một số dịch vụ phục vụ đời sống đi kèm. Cũng nhiều đồng hương thành công như anh Lợi, chị Lan, anh Bình...

Ba Lan đã từ lâu đã là “miền đất tự do” của người Việt. Rất “thoáng” về nhiều phương diện, tương đối an toàn cho dân mình, cuộc sống vui vẻ...nên đa số người đi học ở Ba Lan ít khi về, đi lại buôn bán dễ nên kiếm tiền thích lắm, từ thời 8X-9X đã có nhiều triệu phú $ như các bác Võ, Long, Thân...cùng lứa trẻ năng động như Vinh “giò”, Tuấn “Quế Anh”...Ba Lan như là cầu nối giữa “tư bản”-là Đức-với “nhà quê” là Liên Xô và các nước Đông Âu khác, hàng đi, tiền và vàng về nhộn nhịp, thẻ đỏ thẻ xanh của các VIP cũng được tận dụng tối đa...Lúc đầu là quần áo “tư bản”, sau là hàng hóa công nghệ thông tin, rồi quay về quần áo giày dép “chợ”...Ba Lan là nơi sinh ra biệt hiệu “soái”- và các “soái” Việt hồi đó ở Ba Lan đông hơn so với tất cả các nước XHCN cũ cộng lại! Tuy nhiên vì dễ làm ăn, dễ sống quá nên con người không còn áp lực quá lớn để làm giàu, và so với các đồng hương ở Nga thì tuổi trẻ Ba Lan theo tôi là thiếu mất ĐỘNG LỰC lớn nhất để thật giàu-đó là SỰ GANH ĐUA!

Từ khi Liên Xô tan rã có một tầng lớp người Nga mới xuất hiện, giàu lên cực nhanh và đáng ngạc nhiên. Họ có thể là những “bố già maphia” nay đã có điều kiện thò tay vào hệ thống chính quyền (Nga gọi là các “trộm trong luật pháp” («вор в законе»)-, có thể là những trí thức, viện sỹ đi lên bằng “tư nhân hóa” các tài sản khổng lồ còn lại thời xô viết (Berezovskiy, Khođorkovskiy...) hoặc đơn giản chỉ là những chàng trai Do thái “nhanh nhẹn” (Abramovich, Prokhorov...). Dân Nga tạo ra một hình tượng “người Nga mới”-những kẻ giàu xổi, tài sản tăng quá nhanh so với nền tảng văn hóa, hàng loạt chuyện tiếu lâm được kể xoay quanh hình tượng này, ví dụ: “một “người Nga mới” đi Mỹ về, khoe với bạn bè ở nhà- tao phát hiện ra, hoá ra dân Mỹ cũng dùng “tờ xanh” giống nước mình!” (hồi đó rúp mất giá liên tục và dân Nga dùng USD tiền mặt vô tội vạ-lượng tiền cash $ quay vòng ở Nga hơn Mỹ và các nước khác rất nhiều, đến nay cũng vậy!). Hình ảnh “người Nga mới” được tạo dựng qua media là “một thanh niên cổ to bự, khoác cái áo vét màu đỏ mận chín, cổ đeo dây chuyền vàng và thánh giá to bản như cái xích chó, tay chuối mắn vung vẩy xòe ra như cái quạt-gặp thằng bạn cũ tiến sỹ thất nghiệp đang quét rác thì dừng xe lại, chạy vào cửa hàng mua chai vang Grand Cru 4 nghìn $ mang ra, 2 thằng mở ra uống luôn trên mui xe...”. Vào thời Eltsin trị vì, nước Nga chìm trong hỗn loạn, bạo lực, nội chiến, kinh tế tan hoang...tuy vậy lại mở ra những cơ hội vàng cho một số người!

Có câu nói rất thấm thía, có ai nhớ xin nhắc lại hộ tôi, đại ý là “bất cứ triệu phú USD nào cũng có thể kể rành rẽ cho bạn họ kiếm từng $ như thế nào, kể từ triệu $ thứ hai, nhưng đừng hỏi họ về 1 triệu $ đầu tiên!”. Tôi muốn các bạn chú ý đến một “thế hệ vàng” của du học sinh Việt Nam tại Liên Xô, họ cùng một lứa, gần như cùng lứa tuổi 67-70 (thậm chí rất nhiều người cùng trường!), đa số biết nhau hết, họ chỉ có một nét chung là “trẻ, có học thức, rất sớm có 1 triệu USD đầu tiên”. Tôi gọi họ là “những NGA KIỀU MỚI”-vâng, chính là Đặng Khắc Vỹ (1968), Ngô Trí Dũng (1968), Trần Anh Tuấn (1969), (ba người này cùng học một trường Địa chất Moscow với Phạm Nhật Vượng (1968) , cùng với một số “tuổi trẻ tài cao” khác nữa như Thắng “ỏn” (1968)...), Nguyễn Đức Chi (1968), Nguyễn Cảnh Sơn (1967), vợ chồng Nguyễn Thị Phương Thảo (1970)-Nguyễn Thanh Hùng (1968), Hồ Hùng Anh (1970), Trịnh Thanh Huy (1970)...danh sách này còn có thể kéo dài thêm khá nhiều! Như các bạn thấy, Phạm Nhật Vượng cũng như Lê Viết Lam (1969) thậm chí bây giờ chưa ở trong dánh sách “thế hệ vàng này” và ngay cả ở thời điểm 1990-1995 họ chưa phải là những người Việt giàu nhất ở Nga, nhưng câu chuyện này sẽ kể về NGA KIỀU MỚI và CUỘC GANH ĐUA GIỮA HỌ VỚI NHAU!

Những “Nga kiều mới”-tôi gọi họ như vậy vì họ đã giàu có, biết hưởng thụ, biết tạo dựng uy tín của bản thân và hòa đồng với xã hội kinh doanh của Nga cũng đang thay đổi từng ngày-đã trải qua tuổi niên thiếu vào những năm khắc khổ, thiếu thốn nhất thời bao cấp, thời đó thì Hà Nội của Dũng, Tuấn, Thảo, cũng khổ lắm, chứ chưa nói đến những vùng quê Thanh-Nghệ- Tĩnh như của Huy, Vỹ, Sơn. Hùng Anh và Huy vào trường kỹ thuật quân sự theo gót cha anh, Sơn là anh cả của bốn anh em (Sơn-Hà-Hùng-Lĩnh)...họ đã học giỏi từ những năm tháng khốc liệt ấy thì tất nhiên ngoài trí tuệ khá sáng láng ra, họ còn có một lý chí tuyệt vời để vượt qua trở ngại!

Đại học mỏ-địa chất Moskva (MGRI) là nơi “xuất anh hùng” của rất nhiều người Việt lứa này! Khởi điểm họ bắt đầu cũng như tất cả các sinh viên VN khác, đó là buôn bán những thứ hàng chính họ mang sang từ quê nhà, có chút tiền họ đi “ôm” lại những mặt hàng như vậy do các đồng hương khác mang sang sau...Tận dụng việc trường này có khá nhiều sinh viên Ả Rập, Li Băng, châu Phi ...sang học (những sinh viên này được nhà nước họ trả học bổng bằng USD) họ gom tiền rúp ra mua lại và bán ra thì trường chợ đen với giá cao hơn-MGRI thành một “ổ buôn đô” từ trước 1990, mặc dù vậy hầu như không có sinh viên nào bỏ học hay bị đuổi, họ vẫn biết tri thức là cần thiết, mặc dù cũng bắt đầu hoài nghi, liệu ngành học mỏ-địa chất này sau đây có hữu dụng cho bản thân không.... Khi sắp ra trường, những sinh viên này có cảm nhận rất nhạy bén rằng 1990 và sau đấy thì việc “buôn xanh”, “buôn vàng” ... tuy vẫn có lãi nhưng sẽ còn những thay đổi lớn hơn trên chính trường Nga cũng như thương trường vậy! Vẫn rất nhớ 1990 Vỹ, Phúc dù đã nổi danh trong giới sinh viên vẫn nhờ các anh lớn dẫn sang “Đôm 5”hồi đó còn là lãnh địa của các nghiên cứu sinh, để xem mặt bác “Trí béo-người kiếm mỗi ngày cả trăm tờ!”Và từ khi đó, tôi đã cảm nhận được lớp trẻ này sẽ không đi theo gương của các đàn anh Trí “béo” (Phạm Thành Trí-1958), Long “le” (Nguyễn Tiến Long-1956)-2 “cây đa, cây đề” của Matxcơva thời đó hay Hồng “bọ” (lúc đó bác Vũ Văn Hồng- đã nổi danh buôn bán, nhưng chưa có “Bến Thành” hay “Xaliút”)-sự nghiệp kinh doanh của 3 bác này cũng rất hấp dẫn và là một đề tài khác! Khi “Đôm 5” sập, rất nhiều mất mát xảy ra đối với cộng đông Việt ở Nga, thậm chí châu Âu, thì họ càng thấy được con đường của các “đàn anh” không dành cho họ! Họ không có quan hệ rộng từ trong nước (như các anh NCS kia, đã có bạn bè khắp Đông Âu, rồi các VIP cầm thẻ “ngoại giao”, rồi hệ thống đệ tử chân rết trong giới lao động khắp liên bang...) nhưng ngược lại họ trẻ, ngoại ngữ giỏi hơn, hiểu đời sống Nga hơn (chứ không như các “đại ca” kia, chủ yếu sống giữa cộng đồng dân Việt ở Nga) và quan trọng nhất, họ có MÃNH LỰC KIẾM TIỀN hơn tất cả lứa trên!

Họ thành công đầu đời khi còn quá trẻ, còn xa mới đến 30, nhưng họ đã thừa hiểu ở đất nước “sô vanh” như Nga, thì dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, họ cũng không thể nào là “doanh nhân hạng 1” cả! Và họ đã nghĩ về quê hương Việt Nam ...

Stt này lấy thời điểm 1994 là mốc thời gian vì liên quan đến việc Mỹ (Clinton) bỏ cấm vận hoàn toàn vào Việt Nam. Khi đó kinh tế VN bắt đầu khởi sắc, ngoại hối đổ về nhiều, các tập đoàn đa quốc gia nhất là từ Mỹ lục tục nhảy vào Hà Nội và HCM để mở VPĐD, Việt kiều tứ xứ bắt đầu về nhiều hơn hẳn trước! Theo đó các “Việt kiều Đông Âu” cũng bắt đầu dõi mắt về đất mẹ, tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngay tại quê hương. Trong số những người quyết định về nước làm ăn, có một tiến sỹ vật lý lớp đàn anh so với các “đàn em” kể trên, cũng “khiêm tốn” thôi tại thời điểm này, Nguyễn Đăng Quang-1963...

Quang “phơ” ở nhà học chuyên toán tổng hợp, nhưng sang Bạch Nga học và làm nghiên cứu sinh về lý. Cả chục năm ở thành phố Minsk yên bình cho Quang thấy tuy đây là địa bàn chung chuyển giữa Ba Lan và thủ đô Matxcơva (nhờ đó mà Quang cũng kiếm được thu nhập kha khá), nhưng muốn làm lớn chỉ có ở thủ đô! Chuyển về đó, phi vụ “đánh quả” khiến Quang "tự hào" nhất là kiếm tiền được từ MMM (sơ đồ lừa đảo đa cấp nổi tiếng nhất Nga thời bấy giờ, một dạng “nước hoa Thanh Hương” –Quang biết vậy nhưng vẫn dũng cảm “ném tiền” vào, làm một “mớ” rồi rút ra kịp thời!). Quang đã rất ấn tượng với các mô hình của Vinh “đen” và nhóm Cotec có mục tiêu cộng lực của người Việt trong và ngoài nước để kinh doanh quốc tế, bản thân trở thành thành viên Cotec và khi gặp hai ông em cùng chí hướng, đều từ nơi xa về thủ đô làm ăn (lại còn bỏ học cả trường quân đội để tập trung kinh doanh!) là Hùng Anh và Huy, 3 anh em đã lập nên nhóm Masan để “dùng Việt Nam đánh Nga”! Quang đã về nước để theo anh Vinh “đen” khởi nghiệp tại VN, và chuẩn bị “đánh Nga” theo sơ đồ của bản thân và anh em Masan định ra...
-
 
Chỉnh sửa cuối:

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
2. LẬP THÂN, TỀ GIA...(1994-2004)

2.1.-MÌ ĂN LIỀN CHO HÀNG TRĂM TRIỆU NGƯỜI

Sinh viên năm thứ ba trường Mỏ-địa chất Moscow Trần Anh Tuấn tỉnh dậy với đầu óc nặng trĩu, phải một lúc sau mới hiểu được mình đang ngồi trong một sân vận động hoang vắng, trời gần tối và trên người chỉ còn bộ quần áo đang mặc. Thế là bao nhiêu tiền để đổi “xanh” đã mất, hóa ra chúng nó chơi trò đánh thuốc mê, cũng may cậu là người nước ngoài nên bọn nó cũng “chùn tay” và không dám manh động hơn! (Tuy vậy, sau đó một năm thì có chú sinh viên Ả rập gần trường Tuấn là “trùm” buôn xanh bị maphia Nga giết, cắt cả đầu, đến nỗi cả thị trường ngoại tệ “đen” rúng động...). Mất hết tiền mà còn mang nợ anh em cùng hùn hạp đi buôn, Tuấn đã phải chấp nhận bán hết đồ đạc cá nhân để trả nợ dần...Lòng ham muốn kiếm tiền càng thôi thúc chàng sinh viên trẻ lao vào kinh doanh, khi xung quanh các bạn cùng trường ngày càng giàu lên, mà muốn đuổi kịp và vượt họ chỉ có cách tìm hướng đi khác, và chấp nhận “liều” hơn họ.

Và cơ hội cũng đến với người có công tìm: sau khi Liên Xô tan rã, Tuấn là một trong những người Việt đầu tiên làm “chợ”-khu kiôt buôn bán cho dân mình thuê, và tên Tuấn “chợ” gắn chặt với anh từ đó! Tuấn không quản ngại sớm hôm, thậm chí nhiều lúc một mình lận súng trong người, đi thu tiền thuê, chắc chỉ có tuổi trẻ mới hơn 20 mới có thể chấp nhận làm tất cả các việc đó vì tiền! Rồi đến lúc “chợ” sập, Tuấn về nước sớm so với chúng bạn, không rõ vì chuyện cá nhân hay có vấn đề với “Tây”...và ở nhà Tuấn “chợ” trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank) cũng như các đàn anh từ Nga về (Nam “hói”, Long “le”, Tiến “Kristal”, Nam “Ngân”...Thời đó chỉ có 2 ngân hàng thương mại cổ phần mới ra đời, là VP Bank và Techcombank, nơi Vinh “đen” là Chủ tịch và Quang “phơ” là phó giám đốc và một số cổ đông nữa ở Đông Âu về tham gia.
Phạm Nhật Vượng sau khi học xong và người em tên Vũ đã mấy năm làm trợ lý quản trị cho anh Ngọ “Đôm 5 mới”, có thêm rất nhiều kinh nghiệm bổ ích nhưng vị trí đó chưa thể thỏa mãn được con người nhiều tham vọng như Vượng. Vượng đi đến quyết định có khi là quan trọng nhất trong cuộc đời doanh nhân của mình: bỏ thủ đô hoa lệ Moscow, rủ mấy anh em thân thiết cùng chuyển xuống Kharkov (Ukraina-lúc này đã là quốc gia khác Nga!) để lập nghiệp! Trong số đó ngoài Vũ ra còn có Lam, sinh viên trường Đường sắt Moscow. Lý do đơn giản nhưng cho đến bay giờ nghe cũng chưa hẳn thuyết phục: Kharkov là trung tâm của vùng công nghiệp phía đông, không xa Nga lắm, có khá nhiều người Việt, và một số mô hình làm ăn ở Moscow có thể áp dụng tốt ở đó, chấm hết! Lam và vài người bạn khác còn ít nhiều có tiền chứ Vượng hầy như không có, Vượng vay được ít tiền, chủ yếu là “ông anh” Ngọ giúp, còn mượn được cả pháp nhân Cty Vinacom...-nghĩa cử này sau này anh em Vượng đền đáp hết sức xứng đáng! Trước khi đi Vượng tâm sự nhiều với ông bạn Vỹ cùng khóa ở Mỏ-địa chất, nay buôn “xanh, đỏ” đã giàu sụ, và chính Vượng chia sẻ với bạn ý tưởng phải sản xuất mỳ ăn liền tại chỗ!

Hãy nhớ lại sau 75 miền Bắc mới có mỳ ăn liền, mỳ “2 tôm” ăn ngon và lạ miệng đến mức nào! Ở Nga trước 1991 mỳ gói hầu như không mấy ai biết, dân Việt “sành điệu” nào biết và thèm lắm thì vào “Beriozka” mua bằng check, đắt lòi mắt (mà nhiều lúc chả dám vào, phải thuê “nhọ”-mấy chú châu Phi được quyền tiêu-vào mua). Dân Nga thì khỏi nói, tuyệt nhiên không có khái niệm, và vì không biết thì chả có nhu cầu...Khi đi lại dễ dàng hơn, anh em ỏ Nga thấy bên “tư bản” mỳ ăn liền bán nhiều nơi, nhất là các cửa hàng Á châu! Bây giờ thì khó xác định ai là người “đánh” những container mỳ ăn liền đâu tiên sang Liên xô, còn đội Masan thì khẳng định họ là những người tạo ra nhu cầu, tức là “dạy” dân Nga ăn mỳ gói, tương ớt! Chắc là Masan là đội hình sản xuất mỳ đầu tiên tại Nga, ở ngoại ô thành phố Ryazan của Trịnh Thanh Huy mọc lên một xưởng sản xuất mỳ ăn liền quy mô khiêm tốn, với hai dây chuyền và hơn trăm nữ công nhân Nga, xưởng này còn hoạt động nhịp nhàng thêm mười mấy năm nữa (Huy lấy vợ Nga, mọi thủ tục để đăng ký hoạt động ở đây tương đối đơn giản hơn so với các trung tâm lớn khác)! Ngay lập tức, nhiều cặp mắt của các “anh tài” dõi theo việc sản xuất mỳ ăn liền này!
Tại sao không sản xuất gì khác mà lại mỳ ăn liền, cái phát minh của người Nhật này có gì mà nhiều “đại gia” Việt theo đuổi đến thế? Tôi chỉ hiểu ra được khi tham vấn với vài “chính chủ” và câu trả lời ngắn gọn dễ hiểu nhất tôi nhận được là: “bọn Tây gọi việc sản xuất mỳ gói là gê-mor-rôi, tức là “lòi dom” (từ lóng của Nga chỉ việc phọt phẹt, khổ sở!). Đúng như vậy đấy, anh em Việt muốn tìm một cái gì để sản xuất hợp pháp ở đất Liên Xô cũ, thì đó phải là ngành nghề bọn “Tây” không thèm làm! Vào những năm 90 đó, chuyện Tây cướp business của nhau quá thường xảy ra, hoặc là bạo lực trấn lột, đòi bảo kê...Đơn cử như văn phòng Moscow của “đại ca khét tiếng” là bác Dũng “tăm” (còn được gọi là Nguyễn Chí Dũng “VIT”-1955), nhà buôn khí tài, vũ khí đời đầu và có thể là người Việt giàu nhất vào thời điểm 94-95 đó, một ngày đẹp trời có mấy chú “đầu đen” đến, rút tiểu liên lia nát bét trần nhà, rồi mới bắt đầu “đàm phán...”Cũng vì lý do công việc tiến triển tốt quá, bắt đầu có “bạn” “quan tâm sâu sắc” mà anh em phân phối chè Dilma phải rút về nước, và từ 1996 ta mới được uống Dilma! Vậy đấy, chính vì cái sự “phọt phẹt” mà mỳ ăn liền được lựa chọn! Cũng nên hiểu thêm tâm lý làm ăn của người Nga thời “mất lòng tin sâu sắc vào ngày mai” đó, nếu có rủ làm ăn gì mà không hòa vốn sau 1-2 năm rồi bắt đầu có lãi thì chả ai thèm làm đâu, Nga chỉ thích kiếm tiền “nhanh và nhiều luôn” thôi! Rất nhiều năm ở Liên Xô cũ mỳ ăn liền là sản phẩm độc tôn của dân Việt (Tây không thèm làm, Trung Quốc có thừa điều kiện làm nhưng tiếng tăm lỗ mỗ, giấy tờ không đủ, các nước Nhật, Hàn còn chưa quan tâm...). Ngoài mỳ ra dần dần người Việt ở Liên Xô cũ cũng nghĩ ra thêm một số mặt hàng để sản xuất, phần sau sẽ kể...

Hè năm 1996 Hà Nội đón nhận một đợt “đổ bộ” của các doanh nhân “thế hệ vàng” bên Nga và Đông Âu về. Nhóm người trẻ tuổi này tuy đã từ lâu có nhà đẹp ở Hà Nội, Sài Gòn nhưng vẫn hay ở khách sạn 5 sao (thời đó mới có Metropole và Daewoo) và đi lại bằng xe Nissan VIP đen trũi, thuê của Liên doanh do Tuấn “chợ” điều hành. Đó là việc chuẩn bị thành lập Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Cái tên được chọn lựa rất khéo, nói lên mục tiêu thành lập ngân hàng là huy động sức anh em thành đạt ở nước ngoài, hồi đó muốn lập ngân hàng không khó chuẩn bị số vốn điều lệ 50 tỷ, mà phải có “mục đích, tiêu chí” rõ ràng và có tí chính trị (hãy xem Techcombank và VPBank, tên cũng “xúc động” lắm đấy chứ!). Mà hình như cơ chế ”xin-cho” này đến nay vẫn còn nguyên, cụ thể là 2 “ông lớn” dầu khí và FPT rập rình mãi có xin tham gia được ngân hàng nào đâu?! Họp hành đấu trí cực kỳ căng thẳng để bỏ bớt những người mong muốn thành cổ đông ra, cuối cùng đội Ba Lan bay mất bác Thân “lùn”, Tuấn “Thái Bình”, Vinh “giò” chỉ còn Tuấn “Quế Anh”, còn lại toàn Nga như Vỹ, Dũng, đội hình Sovico (vợ chồng Hùng-Thảo và Sơn). VIB nhận giấy phép hoạt động, cuộc đua mới chỉ bắt đầu...
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Phần 2.2: MUÔN NẺO KIẾM TIỀN

Thảo “Sovico” đã nổi tiếng từ bên Nga, nhưng ít ai gặp và cũng không xuất hiện nhiều tại các cuộc hội thảo, đưa đón đoàn, các cuộc gặp gỡ của chính khác Nga-Việt Nam như chồng là Hùng “Sovico”. Một cô gái giọng nói rất nhẹ nhàng, tóc dài và cũng hay mặc áo dài ở Việt Nam mặc dù có thể chỉ là ngày thường chứ không “lễ hội” gì-một nét rất lạ-thế nhưng theo lời đồn thì chính Thảo mới là “tổng đạo diễn” của các hoạt động của Sovico. Sovico khởi điểm khá sớm, có 3 thành viên gồm thêm cả Nguyễn Cảnh Sơn (1972-em Thảo)-hướng chính là thương mại, xuất nhập khẩu, sau này chủ yếu chỉ có vợ chồng Hùng-Thảo điều hành. Sovico bắt đầu hiện diện ở Việt Nam một cách rất ấn tượng so với thời 9X đó: thuê cả biệt thự rất hoành tráng của bác sỹ thời Pháp Phùng Ngọc Tuệ ở phố Phan Bội Châu, nay đã thuộc quyền quản lý của Ngoại giao đoàn với thời hạn 9 năm làm trụ sở (và cho đến ngày nay, không rõ đã mua lại hẳn chưa...). Thời cuối những năm 90 giới kinh doanh “cơ chế” ở nhà cứ sôi sục lên về vấn đề “mua nợ” của Việt Nam với CCCP, đâu hơn 100 triệu $, để giải quyết bài toán “ngon ăn” này không cần gì nhiều ngoài quan hệ cực tốt với Bộ Tài chính của cả 2 nước, các bạn hãy đoán thử xem cuối cùng ai giành được “cục nợ” này nhé! Từ thời đó đã có không ít con em các sếp công an, bộ đội...sang học ở Moscow dưới sự dìu dắt, thậm chí được cấp học bổng của Sovico!

Sơn "cá rán" (Nguyễn Cảnh Sơn-1967) lại có con đường đi khác, để hiểu về Sơn phải hiểu từ “làm hải quan” ở Nga! Phải hiểu rằng ở nền kinh tế khập khiễng như Liên Xô sau khi tan rã, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng hầu hết đình trệ hoặc phá sản vì không chịu nổi sức ép cạnh tranh, thì để đáp ứng nhu cầu của dân, chủ yếu tầng lớp lao động và trung lưu, phải có các “chợ” hay các “ốp”, ở các chỗ tập trung này người ta buôn bán sỉ và lẻ mọi mặt hàng tiêu dùng, hợp với túi tiền của dân lao động...Chợ Cherkizov (“chợ Vòm”) khởi điểm chỉ là mấy container được dùng làm kiôt bán hàng từ thời 91, sau vài năm được mấy tay chủ Cty ATC người Do thái miền núi (горские евреи) biến thành tụ điểm buôn bán có lẽ lớn nhất thế giới! Anh Lê Ngọc Hường (1960, Thanh Hóa) từ một lái xe, do “nhanh nhẹn, được việc” đã được mấy chú đầu đen trẻ tuổi tài cao này thuê để kéo bà con Việt vào chợ bán hàng, rồi sau này thành quản lý “chợ” luôn, và dần dần trở thành một trong những doanh nhân “đông tiền”, nhất là tiền mặt, nổi tiếng nhất ở Nga! Và việc đưa hàng hóa từ bất kỳ điểm nào, dù là Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Trung Quốc, Việt Nam đến được chợ Vòm, vượt qua hàng nghìn km với đủ các loại hải quan, công an, maphia...được gọi là “làm hải quan”! Tôi đã gặp vài người, khoe mình là người “sáng tạo” ra nghề “hải quan” ở Nga, thật khó xác định patent thuộc về ai, nhưng nêu ra những người có tên tuổi ở “ngành” này tại Nga thì rất dễ! Nghề này có mấy tiêu chí: nhanh (thời gian quyết định rất nhiều, hàng đến chậm, mẫu mã lạc hậu có khi chỉ một buổi thôi là “thua”), an toàn (tất nhiên, hàng mất, bị tịch thu, hỏng hóc...thì phải “đền”!) và giá cả (giá lên xuống rất mạnh, phụ thuộc thời điểm-tức là Nga có nới lỏng hay siết chặt-cũng phụ thuộc cả vào giá vận tải và sự cạnh tranh của các “đồng nghiệp”). Và địa chỉ duy nhất của nghề “hải quan” đó là mang hàng về chợ Vòm, bất kể đi bằng gì, đường nào, có giấy tờ gì hay không! (rồi hàng hóa sẽ tỏa đi khắp nơi, khắp các tỉnh, các vùng!).

Đầu tiên phải nói đến Nguyễn Đức Chi (Nghệ An-1968). Chi giỏi văn nhưng thi vào an ninh, to cao và nói năng rất có tính thuyết phục. Chi cùng với mấy người bạn cùng lứa (Liêu, Hòa, Minh...) quyết tâm là “hải quan”, lấy tên Cty là “DHL” để Tây, ta gì đều hiểu về việc “nhanh và uy tín”. Từ đó Chi có biệt danh Chi “Liêu” hoặc Chi “hải quan”! Chi là người rất quyết đoán, thậm chí liều, quá liều, nhưng lại rất sáng tạo trong cái nghề cần sáng tạo này. Một loạt ý tưởng đi đầu của Chi chắc nhiều đồng nghiệp thậm chí chẳng bao giờ tin là có thể: thuê máy bay quân sự bay qua Tàu chở hàng về, hạ cánh cũng ở sân bay quân sự để tránh làm thủ tục, thuê cả đoàn tàu hỏa để chở hàng, đưa cả đoàn cả trăm xe TIR vào rừng để tránh công an khi có “động”...danh tiếng Chi và DHL lên như diều,có những ngày Chi và cộng sự kiếm được hàng trăm ngàn USD (bà con Việt chỉ cần đếm đầu xe về chợ Vòm là nhẩm được ra thu nhập của công ty “hải quan”). Chi cũng đi đầu trong việc khai thác khách Trung Quốc, và sau này khách TQ có nhiều hơn cả bà con Việt! Nhưng Chi sống và làm việc kiểu “anh em” quá, nên dù ông bạn Liêu có giúp đỡ rất nhiều trong việc tổ chức công việc, thì làm ăn vẫn rất cảm tính, khác hẳn với Sơn “cá rán”!

Sơn nổi trước cả Chi nhưng làm "hải quan" sau, ngay từ đầu đã xác định xây dựng mô hình tổ chức công việc rất bài bản, nhịp nhàng, chú trọng đến xây dựng đội ngũ, Cty T&M Trans ra đời khá sớm và có chi nhánh ở Hà Nội, HCM, nhiều thành phố lớn bên Trung Quốc và các cảng đầu mối của Nga.Thường đi sau Chi là người ít hơn mình 1 tuổi trong các “chiêu trò” làm “hải quan”, Sơn lại có khả năng hơn Chi ở việc duy trì quan hệ với đối tác “Tây” và khai thác tối đa các cơ hội có thể. Về độ “liều” thì Chi và Sơn tương đương, tức là liều lắm, sẵn sàng nhận của khách hàng vài trăm “công” hàng khi “hải quan” đang tắc, cứ nhận đã rồi tìm cách gửi sau! Khách hàng đã chấp nhận gửi hàng qua các công ty “hải quan” thì thường không phải là dân nghèo rồi, không có tiền triệu $ thì chí ít cũng vài trăm ngàn $, tuy vậy đã “chọn mặt gửi vàng” qua Cty “hải quan” nào để gửi rồi thì chỉ biết cầu trời cho hàng về kịp, an toàn mà thôi! Thế nên nhiều lúc T&M bị dân kiện nhiều lắm, không đòi được đền bù vì mất hàng bên Nga thì nhiều khách hàng về Việt Nam làm đơn kiện đích danh Sơn lên BCA, lôi cả báo chí vào cuộc, thế mà Sơn “dập” được hết, chứng tỏ quan hệ của mấy anh em Sơn ở nhà từ những năm 90 đã rất vững (hay là quan hệ đã nảy sinh qua việc xử lý chính những vụ kiện tụng này?). Về lâu về dài T&M vẫn tồn tại vượt thời gian...

Về “hải quan” cũng nên nhớ tới Nam “Ngân”-một cổ đông của VPBank đời đầu. Sau khi về nước, Tuấn “chợ” ngoài việc tham gia VPBank còn tham gia liên doanh taxi VIP và tự đầu tư một nhà máy giày dép khá lớn so với thời điểm đó, nằm ngay trong khuôn viên Giày Thượng đình, có lúc số công nhân lên đến 7 ngàn. Tuấn cũng định tận dụng “đòn bẩy tài chính” qua VPBank, nhưng đấu đá nội bộ ngân hàng quá dữ, sau khi một số “ông anh” TGĐ và cổ đông bị bắt tạm giam, Tuấn cũng ngấp nghé chân ở cửa ngục, suốt ngày bị “cơ quan” gọi lên thẩm tra. Nhưng thực ra tiền của Tuấn “chợ” trong ngân hàng này thuộc loại “tươi” nhất, nên thoát, tuy vậy các dự án nói trên coi như thất bại, lại bắt đầu thời gian rất khó khăn đối với Tuấn! Cũng lúc đó thì 2 cổ đông VPBank đành “bật bãi” quay lại chiến trường Nga, là Tiến “Kristal” quay sang lập “ốp Tôgi” ở Moscow khá thành công, còn Nam “Ngân” sang cùng mấy người bạn mở công ty hải quan NTK. Tuy NTK ra đời sau nhưng Nam cũng là người rất sáng tạo, và một thời gần như độc chiếm đường đưa hàng Trung Quốc về Nga qua Urumqi, kiếm lại tiền cực nhanh! Sau này NTK còn tiếp tục làm “hải quan” lâu, và khác các công ty khác ở chỗ đầu tư mua lại của quân đội Nga mấy chục toa “chở tên lửa” (ракетовоз)-rất tiện cho việc chở hàng nhẹ nhưng cồng kềnh, và cho Đường sắt Nga thuê lại để chở hàng!

Chuyện về “chợ Vòm” và việc liên quan đến bà con ta, Tây, TQ buôn bán xoay quanh nó có thể kể rất nhiều, cũng như “hải quan”-quá thấm thía đối với những người từng trải. Chỉ nói lại ngắn gọn cho ACE chưa biết Nga và “chợ Vòm”: trên đường đến chợ Vòm dù bạn đi đường nào, bằng gì, ô tô riêng, xe khách liên tỉnh hay đi metro bạn đều có thể bị công an “tóm”, dù có giấy tờ đầy đủ hay không, lục soát và lấy tất cả tiền nong bạn có! Nếu bạn chở hàng đến hoặc đi khỏi chợ Vòm, hàng hóa của bạn có thể bị cướp bởi công an hay maphia chẳng thiếu gì lý do. Mỗi container ở chợ Vòm có giá vài chục hay hàng trăm ngàn USD, chưa kể tiền thuê hàng tháng vài ngàn phải trả chủ chợ, đến mức dân ta nói “hãy cho tôi biết bạn có “công” dãy nào, số mấy, tôi sẽ biết ngay bạn giàu hay nghèo!”. Thậm chí nhiều lúc bạn không thể mang được tiền từ chợ về nhà, phải dùng tới dịch vụ chuyển tiền chả khác nào gứi sang nước ngoài. Trong cái chợ vĩ đại ấy bạn có thể sống luôn tại đó, có đầy đủ các dịch vụ, có thể kiếm tiền rất tốt và cũng có thể chết ngay tại đây! Xin để những người từng trải kể thêm, riêng tôi trước đây hay đến chợ Vòm để ăn, có rất nhiều món hơi khó tìm trong thành phố, ví dụ mỳ lạnh kiểu Hàn Quốc hay tiết canh lợn!

Những năm 96-97 “hải quan” có vẻ tắc, tiền mất giá...mà đang sẵn tiền, Chi “Liêu” được mấy ông bạn rủ về Việt Nam đầu tư. Khoản đầu tư nhỏ nhất và có vẻ thành công nhất là cùng mấy người góp vốn đầu tư cho nhạc sỹ Phú Quang dựng quán cafe ca nhạc-tạp kỹ “Catina” nằm trên đường Đồng Khởi, q.1 HCM, thuộc loại quán “xịn” thời đó, được mấy năm. Phi vụ thứ hai là xây tòa nhà tại phố Ngọc Khánh-Hà Nội, có Cosmos Bowling ở tầng trên cùng (hồi đó bowling đang mốt, mới có Super Bow ở HCM của liên doanh quân đội với Kiên ACB)-thất bại não nề chắc vì quản lý kém hơn vì ý tưởng kinh doanh. Đến vụ đầu tư thứ ba thì ý tưởng khá đi trước thời đại, Chi triển khai dự án khu du lịch “Rusalka” ở vị trí đẹp nhất trên bãi biển Nha Trang với sự ủng hộ của tỉnh Khánh Hòa và Bộ KH-ĐT...con đường đau khổ của Chi bắt đầu từ đó!
Sơn “cá rán” đi con đường khác hẳn. Ngoài việc đầu tư vào ngân hàng, Sơn bắt tay vào xây dựng Me Linh Plaza-một trung tâm buôn bán đồ nội thất và vật liệu xây dựng, tọa lạc trên trục đường Thăng Long-Nội Bài, quy mô rất đồ sộ so với thời điểm đó! Thực ra mô hình này ở các nước đã tồn tại từ bao đời rồi, nhưng ở nước ta thì quá mới, thói quen mua sắm các mặt hàng ấy là đi gần, ra Cát Linh hay Hàm Long...chưa kể trên mặt đường đó có mấy nhà xưởng của đại gia Dũng “VIT”, rất quy mô bài bản nhưng xem chừng hoạt động èo uột, nên nhiều người ban đầu rất nghi ngờ vào thành công của Mê Linh Plaza, mà đúng là mấy năm đầu thì nó vắng khách, thậm chí không lấp đầy hết diện tích bán hàng thật! Nhưng “thức lâu mới biết đêm dài”-anh em Sơn vẫn liên tục quảng cáo cho Mê Linh Plaza, cũng như đưa vào đời sống xây dựng khái niệm mới: cửa sổ nhựa Eurowindow-cũng là thứ nước khác đã biết đến từ lâu. Và 2 thương hiệu mạnh này cho đến bây giờ đã có chỗ đứng như thế nào trong đời sống và có biết bao nhiêu người bắt chước thì ai cũng đã thấy!

Tuy vậy thời sau 2000 thì tin tức “chấn động” trong giới làm ăn bên Nga mà ít người ở nhà để ý lại là việc Sovico của Hùng-Thảo đàm phán, và sau mấy năm mới mua lại thành công Furama từ đối tác nước ngoài, phải nhớ rằng Furama là resort xứng tầm 5 sao duy nhất của Việt Nam vào thời điểm đó, nằm trên “bãi biển đẹp nhất hành tinh” Đà Nẵng-Hội An! Việc này khác hẳn việc trước kia Sovico đã làm ở Việt Nam, kiểu như nhập U-oát về bán cho công an, bộ đội...Đó không chỉ là vấn đề có tiền để đầu tư, mà đó chính là TẦM NHÌN...!
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Phần 2.3- CƠM ÁO GẠO MỲ

Như đã viết ở phần 2.1. mấy “tài năng trẻ” bắt đầu triển khai sản xuất mỳ ăn liền nội địa chứ không chỉ nhập khẩu, thế là mấy chú Việt Nam nhỏ thó, đi xe Mercedes 600 hoặc Gelandewagen có lái xe riêng (cũng như mấy bạn làm “hải quan”, image quan trọng lắm!) tìm địa điểm sản xuất.

Vượng về Kharcov làm ngay 2 việc quan trọng một lúc: lập tập đoàn Technocom và sản xuất mỳ ăn liền Mivina. Có đội ngũ thành thạo tiếng Nga, có kinh nghiệm tổ chức thời “Đôm 5 mới” của bác Ngọ và quyết tâm rất cao, Vượng cùng các đồng sự trở thành nhân tố lãnh đạo cho cộng đồng chưa đến 10000 người Việt ở đây, mau chóng mở được ốp (ký túc xá cho người Việt-sau này thành làng người Việt) , trung tâm thương mại Barabashova...nôm na là một “chợ Vòm” thu nhỏ, với giá thuê “công” nhiều khi còn cao hơn tại chợ Vòm Moscow. Về phong cách quản lý “hội đồng hương” của Vượng, Lam có rất nhiều điều tiếng, ACE có thể tự tìm hiểu, stt này viết về khía cạnh khác, chỉ biết Vượng, Lam giàu lên cực nhanh qua việc dịch vụ toàn tập cho cả cộng đồng người Việt ở Kharcov, đến mức cực đoan, nhiều người ví cộng đồng người Việt ở đây đang sống trong “trại tập trung”-tuy nhiên bài viết bày không đi sâu vào đời sống “bà con đi chợ”-đó là chủ đề khác! Còn Mivina-mác mỳ ăn liền của Technocom tung ra được thị trường Ukraina-dù sao mức sống cũng thấp hơn Nga-đón nhận rất khả quan, đến mức vài năm sau đã thành thói quen, khi nói chuyện về mỳ ăn liền, dân U thường dùng luôn từ Mivina (chẳng khác gì dân miề Nam ta gọi đi xe máy là “chạy Hông-đa”!). Đến những năm cuối 99-2000 thì Vượng và đội ngũ đã giàu lắm rồi! Có chuyện nhỏ nói lên mức độ “chịu chơi” của các anh “nhà giàu mới nổi”: hồi đó các dịp 30/4 và 2/9 bên Nga thường mời đoàn “ca múa nhạc kịch” sang Moscow biểu diễn phục vụ bà con, rồi thường cũng đi sang Kharkov biểu diễn một thể, để đỡ mất công từ nhà xa xôi sang tân trời Tây (chi phí sang U và biểu diễn Kharcov tất nhiên do Technocom tài trợ). Có một em MC xinh đẹp lọt vào mắt một anh trong ban lãnh đạo Technocom, thế là anh cử trợ lý dẫn người đẹp và các bạn gái trong đoàn đi shopping. Thấy cửa hàng quần áo, giày dép đẹp nhưng đắt quá, mấy em Việt Nam sang rón rén mỗi người nhặt một thứ rẻ nhất thôi. Đến khi ra quầy thanh toán, anh trợ lý dành quyền trả hết cho mấy chị em, nào ngờ về vẫn bị sếp” mắng là mua bán gì mà ít thế?! Thế là ngày hôm sau anh trợ lý lại phải dẫn các người đẹp, có thêm mấy anh nghệ sỹ tò mò đi theo, tới một cửa hàng “xịn” hơn. Đã được cảnh báo rồi, nhưng anh chị em vẫn hồi hộp, chỉ dám mua một, hai món đồ, còn em MC kia đã mạnh dạn hơn hẳn rồi, vơ một mớ. Đến khi anh trợ lý dành thanh toán tất, rồi nhìn tổng số tiền của cả đoàn trên hóa đơn mới thở phào, lần này về chắc đỡ bị mắng oan...

Bên Nga Masan bán hàng thông qua 2 mác mỳ, đó là “Alexanđr & Sophia” (tên 2 đứa con của Trịnh Thanh Huy) và “Mivimex” (của Hồ Hùng Anh). Hàng sản xuất từ cái xưởng ban đầu như đã viết ở phần trên tất nhiên không đủ cho cả 2 Cty bán, nên phải nhập rất nhiều hàng gia công tại Việt Nam, và đồng thời Masan kiếm thêm được đất, cũng tại Ryazan, để xây nhà máy mỳ ăn liền. Thấy Masan làm thế và Vỹ, Dũng đã bỏ nghề “đánh quả” hàng điện tử, tuy rất trúng nhưng dù sao cũng là buôn lậu, lại theo lời bàn của ông bạn Vượng, Vỹ và Dũng rủ thêm Hùng (cùng học một trường), Hoàng lập nên công ty “Rollton” với logo là con sư tử và chữ cái đầu của mấy sáng lập viên. Cái tên này được chọn bởi lẽ nó nghe “kêu kêu” trong nhiều ngôn ngữ, và có vẻ “sang” hơn 3 cái tên mỳ kể trên, và nó dính luôn vào tên của cả mấy sáng lập viên này! Đông hơn, tiềm lực kinh tế mạnh hơn, lại đi sau nên rút được nhiều kinh nghiệm, Rollton quyết tâm “lấn sân” của 2 mác mỳ của Masan kia! Rollton cũng kiếm đất tại một thành phố cách Moscow hơn trăm km, mở một nhà máy công suất lớn, hiện đại hơn của Masan. “Thấy người ta mót khoai cũng vác mai đi đào”...K.”răng đen” rủ bằng được Th.”ỏn” lắm tiền (cũng cựu sinh viên Mỏ-địa chất Moscow) lập mác hàng “King Lion” và tiến tới làm nhà máy tại Tula, cũng quanh Moscow thôi. Và thế là 4 công ty tranh nhau thị trường mỳ ăn liền tưởng rất lớn hóa ra cũng rất hạn hẹp với 140 triệu dân...

Mấy trăn ngàn người Việt ở Nga cũng như bao nhiêu doanh nghiệp ở nhà luôn đau đầu để nghĩ xem “đánh gì sang Nga, đánh gì về VN”. Đã qua lâu rồi thời đồng hồ, áo gió sang Nga hay đóng thùng hàng, mang sắt thép, sắt vụn về ...làm nho nhỏ mà hiệu quả thì có thể “đánh” đồ ăn cho người Việt sang Nga, “đánh” rượu, kẹo...mỗi dịp Tết, nhưng làm ăn lớn thì khó thật! (Vâng, ACE nào chỉ cần nghĩ ra một ngành hàng mới, và “đánh” thành công thì chắc chắn trở thành triệu phú trong năm đầu tiên, từ những năm sau thì sẽ bị cạnh tranh chí mạng của vài trăm nghìn “Nga kiều” còn lại!). Thế nên hàng sang Nga thời trước sau năm 2000 chỉ có: mỳ, gạo (nhiều), dưa chuột bao tử, dứa hộp, cà chua hộp, xì dầu, tương ớt, đậu phộng, hạt điều...thỉnh thoảng cao su, còn mang về còn ít hơn, chủ yếu asbet và sắt thép không nhiều, phụ tùng Kamaz...

Cách làm ăn của Masan rất hay, nhiều cái được Quang “phơ” vẽ ra sơ đồ rất đáng học tập! Quang muốn tham gia vào cả chuỗi cung ứng nên ngoài việc sản xuất mỳ bên Nga, Masan ở nhà cũng tham gia vào sản xuất cả mỳ, cả các mặt hàng nói trên (lúc đầu nhắm thị trường Nga, sau mới quyết định “cạnh tranh” trên sân nhà!). Ngoài việc 2 thành viên Masan bên Nga vẫn vô tư cạnh tranh bán hàng lẫn nhau, họ cũng thoải mái mua hàng của các nhà sản xuất khác, tất nhiên nếu điều kiện tương đương thì phải kết hợp ủng hộ các doanh nghiệp sản xuất có vốn Masan. Masan hoạt động như một xã hội thu nhỏ, có rất nhiều công ty con, có văn phòng đại diện riêng ở Nga, thậm chí có “ngân hàng Masan”, “tiền Masan”...và cách xử lý thanh toán chỉ người trong Masan mới nắm rõ. Ở nhà Quang tận dụng được đội ngũ anh chị em học Liên Xô về, khá đông người làm tại Masan và phát huy hiệu quả kiến thức học được, ví dụ trong các sản phẩm xì dầu, nước tương, nước mắm của Masan có dấu ấn khá rõ của chị L.T.Nga- tốt nghiệp Hóa thực phẩm Matxcơva! Sau này sản phẩm Chin-su được thiết kế mẫu mã khác lạ hẳn, chất lượng nhiều cải tiến, thành công lớn ngay tại Nga, và cho Masan cú hích để phát triển thị trường nội! Bước đi nữa rất mạnh dạn là Masan thuê (và mua một phần) cảng riêng ở Viễn Đông, mở chi nhánh ở đó và ở Sant-Peterburg, và thuê tàu chạy định kỳ chở container giữa cảng Sài Gòn-Hải Phòng (hoặc Cái Lân sau này)-Vlađivostok và Hải Phòng-HCM-Sant Peterburg để chở không những hàng của Masan, mà còn chở thuê (và làm thủ tục hải quan+chuyên chở nội địa đến tận nơi) cho rất nhiều khách hàng Nga và Việt Nam, cho cả các đối thủ trong kinh doanh của mình nữa! Vị thế này của Masan (thông qua Mivimex của Hồ Hùng Anh) trước và sau này không Cty nào có được! Tuy vậy thì trường trong nước vẫn là ẩn số với Quang, cố gắng lập chuỗi cửa hàng tiện ích “Masan Mart” thất bại!

Rollton được thành lập theo lời khuyên của ông “bạn nghèo” Vượng, và hai bên có thỏa thuận rất rõ ràng “nước sông không phạm nước giếng”, là Dũng-Vỹ chỉ bán mỳ bên Nga, Vượng chỉ bán mỳ bên Ukraina! Tất cả các Cty “mỳ” kể trên đều bán những mặt hàng từ Việt Nam sang, thường được đặt hàng theo mẫu mã mình chọn, công ty được lập nên theo mô hình công ty chuẩn của Nga, có cả luật sư, bộ phận an ninh, bộ phận nghiên cứu nhu cầu khách hàng, hệ thống IT riêng...Rollton và King Lion cũng mở văn phòng tại cảng Vlađivostok để quản lý dòng hàng hóa sang Nga, bởi nước Nga quá rộng nên mình Moscow sẽ không kịp xử lý (riêng việc giờ giấc chênh lệch 7 tiếng đã là một trở ngại lớn rồi). Trong các công ty này, người Việt chỉ được giao công việc đòi hỏi độ tin cậy cao (quản lý dòng tiền, đặt hàng với Việt Nam...) còn đa phần nhân viên Nga là lựa chọn được ưu tiên! Trong các công ty trên thì Rollton lớn nhất và có định hướng phát triển “làm trắng” tối đa, tức là mọi chuyện thật công khai, hợp pháp...định hướng rất nhìn xa của Vỹ-hay được gọi là Mr “Viko”. Vì có tiềm lực kinh tế mạnh nhất nên Rollton khai thác thêm sản phẩm dầu cọ từ Malaysia rất có lãi! Huy “A&S” lại thiên về đánh cao su sang Nga, tuy lãi nhiều nhưng các nhà máy lốp trả tiền chậm lắm. Hùng Anh thì khai thác tối đa mảng dịch vụ vận tải và hải quan “trắng” cho khách. Cái giỏi của “lớp trẻ” này ở chỗ họ đều hiểu giá trị của công ty nằm ở giá trị của thương hiệu riêng, chứ không hẳn ở giá trị nhà máy hay thậm chí bán được bao nhiêu thùng mỳ-cái này nghe thì đơn giản, sinh viên năm thứ nhất nào về quản trị kinh doanh cũng có thể nói vanh vách được- nhưng áp dụng trên thực tế thì ở Nga cũng rất ít người Việt hiểu và làm được! Cộng đồng ta cũng cảm thấy tự hào khi vào giờ “vàng” của truyền hình Nga vốn đắt đỏ vô cùng lại xuất hiện quảng cáo Rollton!

Bây giờ Putin cấm lâu rồi, nhưng thời casino tràn lan ở Nga thì cứ các buổi chiều cuối tuần, những casino nổi tiếng của phố “Arbat mới” lại ngóng xem các “người Việt Nam mới” hôm nay vào phòng VIP của casino nào! Thương thường tụ tập chỉ có mấy ông trẻ “vua mỳ”, thỉnh thoảng có thêm vài đại gia “hải quan” hay ông “chủ ốp” và các đàn em. Bỏ lại sau cánh cửa mọi lo toan, cạnh tranh đấu đá trên thương trường, bỏ qua kèn cựa vì vị trí tại ngân hàng ở Việt Nam, họ thi đấu với nhà cái để xả stress và thỏa trí đam mê. Họ chơi rất “phũ”, thua thắng một vài trăm nghìn/người một tối với họ vẫn “trong tầm kiểm soát” và họ tính toán cũng nhanh lắm, nhất là về tiền và các con số, với trò chơi yêu thích là roulette mà dân chơi Việt hay gọi là “chiếc nón kỳ diệu”, casino thắng họ cũng còn vất vả! Ở Moscow cũng không nhiều người Việt biết, họ đã không chỉ một lần thắng Jackpot của casino ở đây, lần đáng nhớ nhất là thắng một chiếc trực thăng!

Nhờ có cạnh tranh giữa các đối thủ biết nhau khá rõ nên tuy giá mỳ không cao, nhưng mẫu mã của mỳ, xì dầu, tương ớt, dưa chuột ...thay đổi đến chóng mặt. Có sẵn đội ngũ bán hàng và lượng khách đầu mối, họ quay sang bán gạo Việt Nam. Phải hiểu gạo ta là gạo hạt dài, giống Thái, Nhật, Ấn Độ chứ không là gạo hạt tròn như Nga, Trung Quốc...nhưng vẫn có cạnh tranh không nhỏ giữa 2 loại (sau này Nga cấm gạo Trung Quốc mà gạo hạt tròn vẫn mang lậu được vào Nga khá nhiều!). Vì không có lợi thế vận tải nên nhanh chóng Rollton và King Lion từ bỏ mặt hàng gạo, chỉ còn Mivimex và Vinafood2 bán qua 1 công ty-đại diện tại Nga. Tưởng chừng có thể bắt tay thống lĩnh thị trường thì một “đối thủ” cạnh tranh xuất hiện...

Chi “Liêu” đang triển khai dự án “Rusalka”-“nàng tiên cá” này ngốn tiền dữ quá! Vẫn qua lại bên Nga, vốn tính liều, lại ngẫu nhiên quen Trí-GĐ công ty con của Vinafood2 tại Trà Vinh (đúng hơn Trí chủ động làm quen “soái” Chi trong lần đi công tác Nga với các lãnh đạo Vinafood2, cố tình bỏ qua đại diện của TCTy ở Moscow), lại có kinh nhgiệm “hải quan” nên Chi khoe có nhiều khách hàng “khủng”, bán gạo tốt lắm, kể cả các mối trong quân đội Nga...và thế là Trí nhanh chóng về nước “đánh” gạo sang cho Chi bán, tất nhiên là trả chậm! Thế là cuộc chiến gạo khốc liệt nổ ra, gạo Việt Nam cùng loại, đi sang Nga cùng tàu do Masan thuê, nhưng Chi bao giờ cũng bán giá thấp hơn cả vài chục $/tấn! Tất nhiên Chi muốn bán thật nhanh, lấy tiền ấy quay vòng, về đắp vào “Nàng tiên cá”, nhưng Vinafood2 và Mivimex làm sao ngồi yên được, một mặt họ bắt buộc hạ giá bán, mặt khác họ “chiến đấu” với từng khách hàng lớn, giải thích rõ là “không có bữa trưa miễn phí đâu”! Tuy vậy vì Chi bán rẻ quá, nên cũng có những khách hàng tham, chấp nhận đặt cọc tiền cho Chi mua gạo sang bán, có những lúc Chi bán CIF ở Viễn Đông bằng giá mua FOB tại cảng Việt Nam, có những lúc không có tiền nộp thuế hải quan, gạo của Chi vứt chỏng trơ ngoài trời tuyết, mốc xanh mốc đỏ...Cuối cùng Chi cũng “hết lực”, không còn mua được gạo nữa vì nợ tại Việt Nam, sau này Chi bị kiện bởi khách hàng Nga và chính Cty của Trí, nhưng lại vào tù vì nguyên nhân khác hẳn...tuy vậy Chi cũng làm cho Vinafood2 và Mivimex vài năm buôn gạo không có lãi!

Mỳ cũng không đơn giản hơn. Dũng-Vỹ “Rollton” cũng có những mâu thuẫn nội bộ, 2 con cọp khó ở cùng một rừng, huống chi ngoài “mỳ” ra 2 chàng còn cùng quan tâm mảng ngân hàng ở VN nữa, nên cuối cùng Dũng ra đi, xây nhà máy chế biến hạt nhựa khá to, tên Dũng “Bee” ra đời từ đấy. Sau 2003 TTCK ở nhà đã hoạt động nhịp nhàng rồi, các “đàn em” bên Nga thấy giật mình khi các “lão tướng” như bác Trương Gia Bình chỉ một sớm một chiều có cả ngàn tỷ! Từ thời đó và sau này rất nhiều bà con Việt ở Nga hay Nga về chơi “trứng” rất hăng, bởi họ rất thích kiểu buôn bán tự mình quyết đoán và “sáng gieo chiều gặt” như TTCK, tuy vậy họ cuối cùng thường là thua (cái này có dịp phải viết, phân tích kỹ về TTCK nhà ta...). Các “vua mỳ” nhảy vào chơi thử ngay, với bản tính thích phiêu lưu đỏ đen và đầu óc phân tích của “con buôn thứ thiệt” họ thường có lãi, tuy vậy sau thời gian rất ngắn họ nhận thấy chơi theo điều kiện của người khác, nhất là phụ thuộc vào người khác không phải là hay, chính họ phải đặt ra cuộc chơi cho người khác chơi theo! Và thế là một kế hoạch “thay đổi chiến trường” âm thầm được thực hiện, tất nhiên là ai làm theo kiểu người nấy! Việt Nam sắp sửa đón chờ sự trở về của “những người Việt Nam mới” từ Nga...

Vậy là Dũng bán nhà máy hạt nhựa, cùng Hùng Anh gộp “Mivimex” vào, và mấy đối tác nữa lập Cty “Bếp không biên giới”-KBG-cũng kinh doanh mỳ và các thực phẩm y như Rollton, cạnh tranh trực tiếp với Rollton và tạo điều kiện cho Hùng Anh thảnh thơi hơn để về nước. Ngay lập tức công ty bé King Lion (còn K, chứ Th “ỏn” đã thôi làm mỳ, bỏ ra làm dược phẩm) nhảy vào cuộc chiến bản quyền nhãn mác với KBG khắp toàn quốc, tình hình căng thẳng đến mức toàn anh em quen một thời bây giờ đi đâu cũng vệ sỹ Nga kè kè, mãi sau mới hòa giải được! Huy “Alexanđr Sophia” bán công ty, chia tay cô vợ Nga, trước khi về nước lập ra mô hình Viet Cafe ở một địa điểm tại Moscow. Tại vùng phía Nam của Nga, giáp Ukraina tự nhiên xuất hiện nhiều mỳ ăn liền Mivina của Technocom-Vỹ đổ cho Vượng đã phá thỏa thuận phân chia thị trường thời trước, nên sẽ triển khai “mỳ” ở hàng loạt nước Đông Âu còn Dũng “KBG” và đội hình mới âm thầm sang Kiev, Ukraina mở nhà máy mỳ! Lúc này anh em Vượng bắt đầu chuyển hướng về Việt Nam, tuy chưa về hẳn mà vẫn đi đi lại lại...Lúc này Vỹ đã rất chắc chân ở VIB, Dũng và Sơn “cá rán” đã là cổ đông lớn tại Techcombank, và bây giờ Hồ Hùng Anh với sự trợ giúp của Quang “phơ” và anh em sẽ tiến vào Techcombank, bằng cửa chính hay phụ thì đều phải “qua” được chị Nga “Đồng Mô”!
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Phần 3. 2004-2014: CHÍ LỚN ẮT THÀNH CÔNG
Phần 3.1. TRIỆU PHÚ KHỞI NGHIỆP THÀNH TỶ PHÚ hay TỨ THẬP NHI BẤT HOẶC


Nhiều bạn đọc hỏi tôi sao ít viết về Phạm Nhật Vượng thế? Tôi không viết ít về Vượng, mà dành hẳn một mục này để viết về Vượng, thông qua những dự án của anh ở Việt Nam, bởi vì ai đã ở Liên Xô cũng đều biết câu bà con ta hay nói “tiền làm được bên Liên Xô thì vẫn là tiền của Liên Xô, tiền đã mang được về nhà thì mới coi là tiền của mình”-bởi vì có quá nhiều rủi ro có thể đến với đồng tiền ở nước ngoài, nhất là Liên Xô cũ. Và trong các “Nga kiều mới” thì Vượng trở về ít thầm lặng nhất và quyết liệt nhất, thành công nhất!
Cách đây trên 10 năm hầu như Việt Nam không hề biết đến Phạm Nhật Vượng, và phải nói công tâm rằng anh em Vương-Vũ cũng không hiểu Việt Nam lắm đâu, chí ít là không hiểu môi trường kinh doanh ở nhà bằng các người bạn “Việt Nam mới” của mình đã có nhiều va chạm trong nhiều năm qua. Và Vượng-Vũ đã đi đến một quyết định có thể nói là “thiên tài”- áp dụng cách làm việc tại Liên Xô cũ vào Việt Nam!


Ảnh: logo của tập đoàn Technocom bên Ucraina, đã bán
Lúc đầu Vũ về hẳn, Vượng đi qua đi lại Việt Nam-Ukraina. Thực sự thời đó cũng như bây giờ, thật khó phân định ai có tài sản bao nhiêu trong gia đình Vượng, Vũ, cô em ở giữa, rồi vợ con...và cái đó chắc cũng không có nhiều ý nghĩa đối với kiểu kinh doanh “gia đình trị” châu Á. Họ hoạt động có vẻ độc lập, nhưng thực ra rất phối hợp, phân vai rất tốt! Vũ lo cho phần “quan hệ” và áp dụng đúng kiểu “Liên Xô” tức là “không có quan hệ nào thừa cả!”, “thích thì chiều!”. Và với một tài sản đáng kể, thì Vũ từ một doanh nhân trẻ vô danh đã dần dần biến thành một “người đáng kính” trong mắt của rất nhiều VIP, đối với họ tất nhiên Vượng là lá cờ đầu trong gia tộc họ Phạm, nhưng có bất cứ vấn đề gì họ sẽ trao đổi với Vũ. Và rất lạ rằng media hầu như chỉ chú tâm vào Vượng, còn bỏ qua Vũ một cách có hệ thống, không “khai thác” kể cả cái chi tiết mà ai cũng biết, như phật tử này có mấy vợ hay việc Vũ mua lại nhà của cụ Tố Hữu để xây tòa nhà vừa ở, vừa làm cơ quan tại Hồ Xuân Hương cho An Viên!

Có thể nói không có Vinpearl và Vincom (Hà Nội) thì không có Phạm Nhật Vượng ngày hôm nay, hãy xem xét cách khác về 2 dự án đầu đời của Vincom này (cũng xin nói là Vincom được lấy tên dựa theo công ty Vinacom của bác Ngọ “Đôm 5 mới” cho anh em Vượng mượn để khởi nghiệp kinh doanh, sau vài năm rực rỡ bác được đền ơn bằng một xe Mercedes 500 mới cứng! anh em bên Liên Xô cũ hay đùa là Cty nào cứ có tên bắt đầu bằng Vina...thì sẽ sập, nên Vượng lấy tên công ty mình khác đi chút chăng?).







Vinpearl là mô hình rất mới tại Việt Nam nhưng hoàn toàn phổ thông tại rất nhiều nước. Tại khu nghỉ này, khách có thể ở hàng tuần mà không cần ra ngoài, có đủ đồ ăn 3 bữa, các dịch vụ nghỉ ngơi vui chơi đi kèm cho cả người lớn và trẻ con, chắc Vượng-Vũ lấy ý tưởng từ những khách sạn khổng lồ như vậy ở Thổ hay Hy Lạp, nơi ngập ứ khách Nga? Ý tưởng chọn đảo Hòn Tre (Khánh Hòa) làm nơi nghỉ dưỡng là rất liều lĩnh và không hợp lý: đó là một đảo do quân đội quản lý, trên đảo không có nước ngọt, cách xa bờ tương đối làm đội chi phí xây dựng sẽ đắt lên nhiều! Nhưng khi bên đối tác tư vấn nói với Vượng-Vũ là đất quân đội vẫn có thể trả về cho Khánh Hòa, rồi tỉnh sẽ làm được giấy tờ cho dự án, thì anh em họ Phạm vẫn QUYẾT TÂM làm! Họ làm dần thủ tục cho từng phần của đảo (đến nay vẫn còn đơn vị pháo đóng trên đảo và còn khá nhiều đất), thậm chí còn làm thủ tục xin khai thác cả một diện tích mặt biển khá lớn quanh đảo! (chả biết có đè vào “đường lưỡi bò” không?”, nhưng tài nguyên mặt biển theo tôi là một cái nhìn rất tiên tiến!). Phương án cáp treo (một trong những cáp treo trên biển dài nhất thế giới-chứ không phải dài nhất như hay bị cố tình quảng bá sai!) tuy tốn kém nhiều nhưng lại thành điểm nhấn cho Vinpearl. Thiết kế resort này nói thật là không có gì đẹp, nhất là khu vực hotel (phần Vinpearl Luxury đỡ hơn, tất nhiên vì làm sau và đắt hơn nhiều), rồi bể bơi chiều dài nhất Đông Nam Á cũng mang tính quảng bá nhiều hơn. Lúc bắt đầu xây, nhiều công ty xây dựng nội địa ái ngại không muốn làm nhà thầu, vì không biết Vincom là ai, có tiền thanh toán không nữa...Nước ngọt không có, phải tổ chức chở bằng phà từ đất liền ra. Phải nhớ rằng theo Vượng về làm dự án là một loạt anh em tin cẩn, đã làm việc với nhau nhiều năm, lăn xả với công việc mới mà họ chưa có mấy kinh nghiệm, họ xây khá nhanh, ví dụ xong hệ thống cáp treo Vinpearl chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm! Hoặc Vinpearl “gặp may”, hoặc Nha Trang may mắn nhờ có Vinpearl mà lượng khách quốc tế đến Nha Trang đông lên hẳn, nhất là khách Liên Xô cũ, chủ yếu là Nga! Khi đó Vinpearl là “vô đối” ở Việt Nam, và cho đến nay Vinpearl vẫn là “con gà đẻ trứng vàng” của Vượng! (còn Vũ cũng theo đó xây một khu biệt thự trên bờ với tên An Viên-hình như là dự án bất động sản đầu tiên của Vincom tại Việt Nam!)







Nhưng để “vua biết mặt, chúa biết tên” tại nước nhà thì Vượng-Vũ cần một điểm nhấn ngay tại thủ đô! Vincom Tower lúc được xây nên cũng rất mới ít ra là ở Hà Nội, nhưng cũng là mô hình quen thuộc ở Nga. Họ là những doanh nhân rất thành công, nhưng tôi rất chú ý đến khía cạnh “tâm linh” của anh em Vượng-Vũ trong kinh doanh. Họ xây chùa Việt Nam bên Ukraina, xây chùa ở Hưng Yên, ủng hộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam hết mình, lập kênh truyền hình An Viên cũng để quảng bá đạo Phật, Vượng thường hay nói về chữ “Nhân” trong kinh doanh (qua lời media) còn Vũ thì muốn được gọi là cư sĩ Từ Vân! Tôi tin họ hết lòng theo Phật, và không hề vụ lợi trong chuyện đó, không hề lợi dụng tín ngưỡng trong kinh doanh, nhưng tôi cũng được nghe nhiều câu chuyện về cách “tu tập” –tức là cách ứng xử của họ -chưa thật chuẩn, dưới khía cạnh nhìn họ như những Phật tử giữa đời thường! Xin nêu câu chuyện đáng tiếc là ít người để ý, nhưng tôi thấy thật sự tiêu biểu. Năm 2006 Vincom đạt được sự đồng thuận của lãnh đạo Thành phố Hà Nội về việc được xây dựng chung cư cao tầng và TTTM ở khu đất cũ của Nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (đã di dời một nửa ra khỏi thành phố). Chỉ “vướng” có một điều mà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ và Thành phố đều biết: nơi đó khi xưa chính là Đàn tế Nam Giao (đàn tế Trời), cùng với Đàn Xã tắc ở Xã Đàn mới (đàn tế Thần Đất và Mùa màng)-2 đàn tế bắt buộc của mỗi kinh đô phong kiến! Nó đã tồn tại suốt qua các thời Lý-Trần-Lê! Mà theo Luật Di sản văn hóa thì không được tiến hành xây dựng nếu chưa làm công tác khảo cổ kỹ lưỡng (cứ so với việc xây cầu vượt qua Đàn Xã tắc ngày nay thì thấy rõ thủ tục cần tiến hành phức tạp thế nào!).



Sử sách ghi chép rất nhiều về Đàn tế Nam Giao, chỉ xin dẫn 1 bài báo ví dụ:http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/dan-nam-giao-noi-hoi-tu-khi-thieng-cua-troi-dat.html



Vincom tìm cách thuyết phục thành phố và giới khảo cổ, là họ sẽ xin xây 4 tháp, ở trên có nối với nhau và đặt Đàn tế Trời trên đấy, càng cao càng linh thiêng! Nhưng thấy khó thuyết phục được cánh chuyên môn, họ tìm “cách khác”, và sau khi khai quật, kết luận của bên khảo cổ là: Trung tâm của Đàn tế lệch về phía phố Bùi Thị Xuân (?!) và Vincom tiếp tục được xây! Cũng là Phật tử, tôi hy vọng là nếu đấy là thời điểm 2014 Vincom sẽ chọn vị trí khác để xây tòa tháp...!



Sau khi có Vincom Bà Triệu (Hà Nội) và Vinpearl thì tên tuổi Vượng nổi như cồn, và sau đó không lâu Vượng đưa ra quyết định theo tôi là cũng “siêu quan trọng” cho công việc của tương lai: về hẳn Việt Nam! Để làm điều đó (với lý do hay nói cho báo giới là “ngại bay đi bay về nguy hiểm?!”) Vượng và các đồng sự đã bán Technocom và nhãn hàng Mivina cho Nestle (thương vụ rất nổi tiếng nhưng giá cả là bí mật), rồi sau đó chuyển nhượng lại mọi cổ phần của mình ở Ukraina cho Lê Viết Lam và các bạn khác! Quyết tâm được khẳng định! Bất động sản Việt Nam, tôi đã về đây...!

Theo dõi các hoạt động của Vũ “An Viên” cũng rất thú vị (mà sao không thấy báo chí đả động gì cả?!). Vũ đã xin được giấy phép khai thác hoặc thăm dò hàng chục mỏ khoáng sản, đa số nằm ở phía bắc (Cao Bằng, Hà Giang...)-Vũ làm rất bài bản, thuê rất nhiều chuyên gia địa chất, nhiều người là cán bộ đầu ngành đã về hưu, làm rất đúng luật, không hề có ý định “khai thác trộm” hay lôi Trung Quốc vào. Thế rồi một ngày đẹp trời Vũ đàm phán và bán hầu hết các mỏ của mình cho Tuấn “chợ”-một người học địa chất �� Nga về và chưa kịp làm mỏ... An Viên còn 2 mỏ đều ở Bình Phước, đang trong giai đoạn thăm dò để báo cáo xin giấy phép, với trữ lượng bôxít khổng lồ! Theo tôi đây là bài toán rất lớn và khá “đau đầu” của anh em họ Phạm: họ đã bỏ khá nhiều chi phí vào đây, nhưng như thực tế cho thấy thì TKV đã làm nhà máy, và càng làm càng lỗ, mà mỏ của TKV diện tích nhỏ hơn, tuy nằm ở Đắc Nông và Đắc Lắc! Tức là với Luật Khoáng sản mới, thì để lấy giấy phép mỏ bôxít này An Viên sẽ phải đóng khoản tiền thuế tài nguyên khổng lồ! Nghe đồn trước kia An Viên đã cùng Rusal (tập đoàn nhôm lớn nhất Nga của tỷ phú Đêripaska, mà trước kia đã từng nắm 50/50 cùng với Abramovich rồi mua lại hết cổ phần...) xem xét rất kỹ dự án này, cuối cùng phía Nga bỏ cuộc...Vũ bán danh mục đầu tư khoáng sản để làm dự án truyền hình số An Viên-dự án này rất to và công nghệ khá tiên tiến! Tuy vậy khi có các đối thủ cạnh tranh xuất hiện mà nhất là khi Viettel cũng tham gia thị trường này, thì An Viên có biểu hiện “đuối sức”...Việc bản quyền truyền hình Vũ ký 50 năm với Liên đoàn bóng đá mà về sau bị “tước” mất tuy không phải là việc lớn, nhưng cũng nói lên tầm nhìn xa của doanh nhân-phật tử Vũ!







Ảnh: chùa Trúc Lâm-Ucraina



Vượng-Vũ đổi tên tập đoàn thành Vingroup gồm rất nhiều mảng kinh doanh, đứng đầu tất nhiên vẫn BĐS, còn nhiều ngành nghề lắm, từ báo chí đến thương mại điện tử, nhưng lại KHÔNG có chứng khoán (đã bán rồi) và ngân hàng...!!!
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Phần 3.2. 2004-2010: WE NEVER WALK ALONE


Trong khi Vincom của Vượng trở thành “hiện tượng” trong làng BĐS ở nhà, thì các bạn cùng lứa của anh không hề để phí thời gian.



Lại nói về Vỹ cùng Rollton lập tức triển khai bán hàng mỳ và thức ăn nhanh khác không chỉ ở Ukraina, mà còn lấn sân sang cả Rumania, Mondovia, 3 nước vùng Baltic...là những thị trường ngách của Nga và Ukraina. Tại Nga (và ở một số thị trường nói trên) Rollton vẫn cạnh tranh liên tục với KBG của người sáng lập cũ là Dũng cùng Hùng Anh...Nhưng Vỹ làm được một việc lớn trước Vượng mấy năm, là bán một phần doanh nghiệp cho đối tác là tập đoàn thức ăn nhanh lâu đời của Nhật Bản (không bán tất như Vượng và giá qiao dịch cũng không được công bố). Với lượng tài chính có được từ phi vụ đó, Vỹ củng cố vị trị cổ đông lớn nhất của mình tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) đến mức mà tuy chỉ là Thành viên HĐQT, nhưng người ta hay gọi VIB là “Vỹ Bank”!



Dũng “KBG” thì âm thầm mở cơ sở sản xuất mỳ ăn liền ở Ukraina (và sau này Vượng phải mua lại). Nhưng tâm trí của Dũng để ở mảng ngân hàng trong nước nhiều hơn...Mác cửa “Eurowindow” của Cảnh Sơn bắt đầu trở nên biểu tượng chất lượng của ngành vật liệu xây dựng...



Lại nói về Techcombank, một cái “ổ Đông Âu” của anh em làm tài chính nước ngoài. Ở đó ngoài Đăng Quang còn một loạt “anh hùng hào kiệt” như Cảng Sơn “Eurowindow”, Ngô Chí Dũng, Hồ Hùng Anh...nhưng từ những năm 2002 đã có chị Phó CT HĐQT- Nga “Đồng Mô”, một người đầy tham vọng và có tiềm năng kinh tế “khủng”! Chị Nga đã mua lại sân gôn Đồng Mô (King`s Island) từ rất sớm và còn nắm giữ hàng loạt BĐS loại lớn khắp cả nước, lúc đó lại đang “gả” con cho con một vị VIP nhất ...tóm lại cuộc chạy đua chức chủ tịch Techcombank những năm 2005-2006 là trường hợp “kinh điển” trong đấu tranh nội bộ ở giới ngân hàng nước ta. Cuối cùng Hồ Hùng Anh được sự “trợ giúp” của cánh Đông Âu, trở thành PCT HĐQT, còn chị Nga bán hết cổ phần Techcombank (hóa ra đợt đó lại được giá!) rồi từ 2007 dễ dàng trở thành Chủ tịch HĐQT của Seabank. Khỏi nói chị Nga “Seabank” (bây giờ ít gọi là “Đồng Mô” nữa vì chị có 4 sân golf) từ đó đến bây giờ vẫn muốn phát triển Seabank để tranh đua với Techcombank và các NHTM khác thế nào...

Không biết có phải vì “điềm” tốt với nước mắm Chin-su trên thị trường Nga không, mà sau khi Hồ Hùng Anh và Trịnh Quang Huy trở về, Masan như hổ thêm cánh, thay đổi sơ đồ tổ chức đến chóng mặt, đó là do “nghệ thuật sắp đặt” của Đăng Quang. Dưới con mắt của cánh trẻ, Quang “phơ” ăn nói rề rà, giáo điều lại hơi khụng khệnh, cái gì cũng phân tích kiểu “con tằm nhả ra tơ”, mà chán nhất là hay nói ...đúng! Rõ ràng Quang không thuộc tuýp người “giỏi quan hệ” theo khái niệm Việt Nam, nhưng ngược lại Quang đàm phán với đối tác nước ngoài rất thành công, và không phải vô cớ mà Masan trở thành một định chế thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài hàng tỷ USD. Huy “mì” nhanh chóng tách khỏi Masan để hoạt động theo sơ đồ riêng của mình, thành lập công ty Bình Thiên An (thực ra theo chữ viết tắt của Tập đoàn quốc tế BTA-với tài chính từ nguồn Kazakhstan) và lập tức gây sự chú ý rất lớn về mình trên thị trường BĐS với 2 dự án lớn và “không giống ai”: đảo Kim Cương và Metropolis Thảo Điền, đều ở HCM. Ngoài ra BTA còn lập tức bắt tay vào hàng loạt hoạt động M&A (thậm chí trước cả Masan) và sản xuất xi măng tại Quảng Bình...



Nguyễn Đức Chi thì khác với những “Nga kiều” trên, không được may mắn với khoảng thời gian này. Hãy nhìn lại vụ việc này từ cái nhìn sau 10 năm, lúc này bạn sẽ dễ thấy hết cả bối cảnh sự việc của Chi đầu những năm 2000. Sau khi tận dụng được một phần “đòn bẩy tài chính” từ việc bán gạo của Cty Lương thực Trà Vinh (Mr Trí) để cho vào dự án Rusalka, cũng không hề đủ, mà lại bị Trí đòi nợ liên tục, bắt buộc Chi phải tìm đối tác đầu tư mới. Và thế là Chi được giới thiệu với Cty Lâm Viên (Học viện Lục quân-Bộ Quốc phòng!) với GĐ Trần Nam, cơ mưu như Chi cũng không lường được mấy “anh bộ đội” lại lão luyện hơn Chi rất nhiều, nhất là trong các vụ “góp vốn” kiểu này! Tháng 11/2003, Ban giám đốc Công ty Lâm viên cùng Nguyễn Văn Yên (thiếu tá, điều tra viên Cơ quan cảnh sát phía Nam-BCA!?) làm tờ trình Thường vụ Đảng uỷ và Ban giám đốc Học viện Lục quân, xin được đầu tư vào Rusalka. Xét thấy tính khả thi, Ban giám đốc Học viện đồng ý cho Lâm Viên được đầu tư 5,5 triệu USD vốn pháp định vào dự án. Theo thoả thuận hợp tác làm ăn, Lâm Viên chuyển 43,5 tỷ đồng sang Công ty Trà Vinh để trả nợ thay cho Nguyễn Đức Chi...và sau đó 2004 Cty Lâm Viên của Trần Nam tố cáo cả Chi, Trí và Yên (Chi lừa, Trí muốn đòi nợ còn Yên ăn hoa hồng giới thiệu...). 2005 lần lượt Chi rồi Trí bị bắt!



Thử tưởng tượng bạn là GĐ Cty thuộc Học viện Lục quân-BQP (!?), có cơ chế nào để bạn lấy tiền nhiều triệu $ của nhà nước đi đầu tư vào dự án du lịch (!?) của doanh nghiệp nước ngoài đang làm dở dang không? Chưa nói đến chuyện doanh nghiệp đó đang bị đòi nợ tối ngày của doanh nghiệp trong nước khác (Lâm Viên chắc chắn phải biết vì chuyển tiền thẳng cho LT Trà Vinh mà?!). Thế mà Trần Nam làm được, chứng tỏ anh phải có background “khác người”! Không những chỉ ở Rusalka, Lâm Viên còn mua cả Cosmos Bowling của Chi ở Hà Nội...



Chi bị bắt và lập tức cả hệ thống báo chí vào cuộc với việc bôi bác một “trùm lừa”, “siêu lừa”, “Rusalka được lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ưu ái”, “Rusalka tự ý lấn chiếm biển”...và ảnh Chi bị bắt, bị dẫn giải lên khắp các mặt báo. Sau đó đến lượt Tuổi Trẻ tung tin “Chi khai bôi trơn quan chức Khánh Hòa 700000 $”. Một vụ án với số tiền không phải lớn mà Thủ tướng cũng phải vào cuộc, Bộ trưởng KH-ĐT phải giải trình qua báo chí, “mất mát” khá lớn về cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Cục Hợp tác đầu tư nước ngoài Bộ KH-ĐT...chứng tỏ sức “nóng” của nó, và thực chất Chi bị kết án vì tội làm giả giấy tờ (xin hiểu rõ là Chi ký thay cho các cổ đông của Cty nước ngoài, còn tiền bỏ vào dự án là của Chi-phần tiền Chi chiếm đoạt của LT Trà Vinh mấy năm sau mới làm rõ qua phiên tòa khác!). Nếu coi đây là “tội” thì ở bên Nga với công việc “làm hải quan” cho hàng vạn container hàng hóa, Chi và các đồng nghiệp đã “phạm tội” mỗi ngày vài trăm lần!

Ai làm dự án ở Việt Nam chả biết, nếu không “bôi trơn” có làm được không? Chắc không qua được cửa bảo vệ! Tuy vậy Chi là người rất bản lĩnh, trước tòa không hề khai đã “bôi trơn” tỉnh và bộ như thế nào, và đề nghị tuyên án vô tội! Bộ máy đã vận hành, Chi bị 4 năm tù ( đến phiên tòa sau, vì tội không trả tiền gạo, Chi nhận thêm 18 tháng mặc dù đã khắc phục hậu quả-án này có thể đánh giá là nặng hoặc nhẹ thì tùy, theo tôi là một vụ án kinh tế bị hình sự hóa!). Đầu 2010 Chi ra tù trước thời hạn, câu chuyện trở nên thú vị hơn, xin xem tiếp phần sau...

Năm 2007, 2008 hàng hóa về Nga khó khăn, “hải quan” rất phập phù, chợ Vòm có tin đồn sắp đóng cửa làm bà con buôn bán người Việt rất hoang mang. Và 2009 có 2 cú “sốc” làm số lượng người Việt về nước tăng hẳn (thêm nữa lúc đó kinh tế VN đi sau thế giới, chưa “khủng hoảng” lắm, vẫn còn “chứng khoán” và “nhà đất” làm sức hút “Nga kiều”). 27/3/2009 “soái” chợ Vòm, ông Lê Ngọc Hường (Thanh Hóa, 1960) mất đột ngột, lúc ông đương là Chủ tịch Hội người Việt tại Nga, tin này lan nhanh chẳng khác sau đó mấy tháng đến tin chợ Vòm đóng cửa vĩnh viễn, gây ra khá nhiều tổn thất cho cộng đồng! (hãy nhớ hàng trăm ngàn người Việt ở rất nhiều vùng miền của Nga và SNG buôn bán chịu sự ảnh hưởng của “sức khỏe” chợ Vòm!). Về cái chết của ông Hường với tang lễ đượm màu bí ẩn, nhiều đồn đoán...có 3 giải thích, tôi không đủ cơ sở để kết luận nên xin nêu cả 3. Gia đình và Đại sứ quán thông báo ông mất vì bạo bệnh. Thứ 2 là version bà con Việt hay bàn tán-đó là ông bị Nga ám sát-liên quan đến sức ép lên các ông chủ Nga thực sự của chợ Vòm (sau này họ khá “mất điểm” với chính Putin!). Thứ 3- version ít người bàn tán nhất, tôi nghe được từ các “chủ Tàu” (người TQ buôn bán ở chợ Vòm cũng đến nhiều nghìn, và hàng hóa đa số từ TQ sang, số ít mới từ Thổ...): bắt đầu có mô hình “xưởng may” sản xuất quần áo tại chỗ, cạnh tranh trực tiếp với hàng Tàu phải đi nhiều nghìn km mới sang đến chợ, và ông Hường là một trong những người sớm nhất triển khai mô hình đó, nếu ông làm như thế thì lợi thế cạnh tranh trong tay ông quá nhiều so với “chủ hàng” Tàu...Anh Hường cũng đã là một nhà đầu tư về nước rất mạnh tay, anh mất đi thì nhiều dự án đang dang dở, có nhiều cái vẫn được vợ con, họ hàng anh tiếp tục (anh có công đưa sang Nga rất nhiều con cháu, đồng hương và cả chục người trong số họ đã trở thành triệu phú...),



Trần Anh Tuấn-Tuấn “chợ” sau những ngày tháng khó khăn với VP Bank thời đầu và Cty giày Nam Thắng, rồi đến việc cải tạo lại chợ Đồng Xuân (theo tôi là một thành công sớm của Tuấn “chợ”-lạ cái là anh và báo chí không bao giờ nhắc lại chuyện đó?!) đã tìm được một business bất ngờ. Nguyệt Hường-vợ Tuấn (tốt nghiệp trường Ngôn ngữ Moscow)-từ chỗ chỉ phụ trách kế toán cho chồng và tham gia Hội đồng nhân dân Hà Nội-tỏ ra rất có duyên với khu công nghiệp và các dịch vụ liên quan. Bắt đầu từ KCN Đài Từ lần lượt các KCN ra đời, đến 2006 chúng được tập trung vào Tập đoàn Phát triển Việt Nam (VID Group)-một trong những tập đoàn phát triển hạ tầng sản xuất lớn nhất VN! Hường còn tham gia cả vào hoạt động ngân hàng (Ocean bank và VPBank), nhưng phi vụ may mắn nhất đến với Tuấn lại ở Ngân hàng Hàng hải (MSB)! Vào thời điểm 2006-2007 Hàng hải là ngân hàng rất yếu kém và nhiều vấn đề bị cơ quan chức năng sờ gáy, nguy cơ tiềm ẩn rất cao (nhưng nhà mình có thấy ngân hàng nào phá sản đâu)-lúc đó Tuấn tham gia vào MSB Hà Nội chỉ với 10 tỷ VNĐ, nhưng như thế là đủ để Tuấn với kinh nghiệm “chiến trường” từ VP Bank cả chục năm trước, với VID hùng hậu đứng đằng sau nhanh chóng thâu tóm quyền lực, trở thánh PCT HĐQT kiêm TGĐ từ 2008, thực tế đã là “ông chủ” MSB từ đó!



Những năm 2004-2010 có 2 dự án “dài hơi”, toàn mức đầu tư vài trăm triệu đến vài tỷ USD, được mấy “Nga kiều thầm lặng” triển khai. Đầu tiên là Sovico của Hùng-Thảo sau khi “tiến vào” HD Bank (phải đến 2010 họ mới hoàn toàn kiểm soát Bank này), họ mua lại hết cổ phần của T&C (doanh nhân Nguyễn Thành Công-1962-cũng đã từng kinh doanh tại Nga) và nắm 100% Vietjet Air. Không “nản” bởi tấm gương những hãng tư nhân Indochina Air và Mekong Air đều đã nhanh chóng ngừng bay vì lỗ nặng, Vietjet chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện “giấc mơ bay”, lùi thời gian bắt đầu cất cánh từ cuối 2008 đếntận cuối 2011. Từ đầu cả việc ngân hàng và hàng không Sovico đều không thạo, họ đã nhờ cậy đến các chuyên gia rất có uy tín: chị Băng Tâm-thứ trưởng Bộ Tài chính và chị Nguyễn Thanh Hà-Cục Hàng không VN...



Dự án thứ 2 về công nghệ cao của một doanh nhân từ Nga về rất nổi tiếng, anh Võ Văn Hồng hay Hồng “Bến Thành” mặc dù đây cũng không phải là “sở trường” của bác này. Từ việc anh Hồng làm “Bến Thành, Xaliut”-ký túc xá và chợ cho bà con Việt bên Moscow, đến việc vì sao anh và vợ con phải quay về Việt Nam sống...đã được quá nhiều đài báo nói đến. Nhưng đây là việc anh Hồng “tư vấn” cho tập đoàn viễn thông VimpelCom (Nga-chủ thương hiệu Beeline) vào làm liên doanh viễn thông di động và cố định với Gtel-doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, hãy xem với tổng mức đầu tư 500 triệu $ họ có làm ăn được gì tại VN không nhé! Tất nhiên bác Hồng chỉ góp sức bằng “quan hệ”...
 

tuan_ga

Xe tải
Biển số
OF-14311
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
214
Động cơ
517,170 Mã lực
Dài quá chưa đọc kịp :) e note.
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Phần 3.3. 2010-2014: LẤY THÁCH THỨC LÀM CƠ HỘI hay HỌ ĐANG THAY ĐỔI CHÚNG TA


Việt Nam rơi vào khủng hoảng kinh tế, tuy muộn màng hơn các nước tiên tiến, nhưng chưa thấy có tín hiệu bao giờ sẽ thoát khỏi. Đập vào mắt người quan sát nhất là TTCK với VN-Index có lúc xuống tới 400, và BĐS “đóng băng” toàn tập, mặc dù chủ dự án đã giảm giá thê thảm và báo giới liên tục kêu “chạm đáy rồi”. Người bình thường cũng có thể thấy ngay khi các TTTM vắng hoe, những tụ điểm “bia ôm” sang trọng đổi chủ liên tục vì sập tiệm, thậm chí các nhà hàng “đẳng cấp”, các spa làm đẹp cho các “quý bà” cũng hẩm hiu không kém...Chỉ bùng nổ những loại hình bình dân rẻ tiền kiểu lẩu vỉa hè, trà chanh “chém gió”, và bia hơi thì vẫn chứng tỏ được là nhu cầu bất biến của xã hội! Những năm này các “Nga kiều thầm lặng” nói trên không thể không rơi vào khó khăn, thậm chí ta khó hình dung được, “thuyền to thì sóng cả”, tuy vậy hình như họ vẫn vượt qua theo cách riêng của mình...



Cổ phiếu ngân hàng rớt giá thê thảm, và nhu cầu cấp thiết của ngành tài chính ngân hàng là “tăng vốn”, “tái cơ cấu”, lại là cơ hội cho những ai sẵn tiền và không có nhu cầu bán ra. Từ 5/2008 Hồ Hùng Anh đã trở thành Chủ tịch HĐQT Techcombank, lúc mới 38 tuổi, cũng dễ hiểu vì bây giờ Masan trở thành cổ đông lớn nhất của nhà băng này rồi. Ngô Chí Dũng đã nhiều năm ở vị trí PCT HĐQT của Techcombamk, cũng là cổ đông sáng lập VIB quá lâu rồi, và cuối cùng thì anh cũng chờ đến thời điểm có được “bank của mình”: 2012 Dũng với sự hỗ trợ của 2 PCT HĐQT VP Bank đều là “kiều Kiev” và trợ giúp của người bạn cùng trường Tuấn “chợ” đã “lên ngôi” ngoạn mục ở VPBank. Và ở “thời đại” của Dũng, VPBank chuyển mình nhanh chóng, bắt đầu từ việc đổi tên (“Việt Nam thịnh vượng”), đổi logo đến những việc khó hơn như tăng vốn, thay đổi hình ảnh ngân hàng, và đó như một “cuộc cách mạng” ở VPBank. Trong bối cảnh khó khăn của toàn ngành tài chính, 4/2014 Dũng đã tuyên bố rất tự tin: “VPBank chưa tính chuyện sáp nhập với ngân hàng khác” và kêu gọi cổ đông “giữ lợi nhuận lại để tăng vốn” để đạt tổng tài sản ngân hàng 155 nghìn tỷ đồng. Giới tài chính cũng rất chú ý đến chuyển đổi sau: anh Nguyễn Đức Vinh-CEO của Techcombank chuyển sang làm CEO của VPBank. Vỹ của VIB càng ngày càng nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình và nhóm gia đình lên, tới ức thậm chí có thể coi là vượt quá giới hạn cho phép...Như vậy với việc Hùng-Thảo “Sovico” đã bình định xong HD Bank (và sáp nhập xong với Đại Á), MSB của Tuấn chuẩn bị “nuốt” Mekong Bank, Techcombank đã định vị từ lâu, giờ thêm VPBank của nhóm Dũng, và cả ngân hàng Việt Á về tay “Liên Xô cũ” Phương Hữu Việt (1964-Odessa) và Tuấn “Quế Anh” (Ba Lan) trở thành Chủ tịch của Ngân hàng Phương Đông (OCB)...có thể thấy một loạt ngân hàng thương mại cổ phần thuộc quyền quản lý của “giới Đông Âu”! Tuy không thấy liên hệ mật thiết lắm giữa họ và Bình “thống đốc”(1963-học Nga) và họ chưa thể làm lu mờ những “cây đại thụ” như Bắc Hà (1957, BIDV) hay Kiên “ACB” nhưng họ cũng tỏ ra thực sự tự tin trong ngành kinh doanh này,. Nhớ lại định nghĩa về ngân hàng mà anh em Liên Xô hay nói với nhau:” ngân hàng như cái tủ lạnh, tiền như cục bơ-cho bơ vào tủ lạnh rồi lấy ra, cục bơ thì vẫn thế nhưng tay cũng dính được một ít bơ...”.



Khỏi phải nói, vụ án Rusalka là bài học cho giới đầu tư trông vào, nhất là người Việt ở nước ngoài về, và kịch bản của vụ án cũng “hay” như mong đợi. Đầu tiên Trí-cựu GĐ Lương thực Trà Vinh ra tù rất nhanh, lại quay về cơ quan cũ. Đầu 2009 “Tuổi trẻ” phải thu thẻ 2 nhà báo của mình, đuổi việc trưởng văn phòng KH và đăng tin xin lỗi vì đã “viết vô chứng cứ về việc Chi khai dùng 700000$ bôi trơn cho lãnh đạo tỉnh KH”-có thể hiểu là Chi trước và tại tòa đã KHÔNG KHAI ...! Trí còn thăng tiến vù vù, 2008 đã thành Phó GĐ Vinafood2 và Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, người phát ngôn của tổ chức này, mặc dù bị khá nhiều người phản đối! Điều tra viên Yên (bị tố cáo môi giới ăn hoa hồng) vẫn công tác, nay phụ trách mảng chống tham nhũng...



Đầu năm 2010 Chi ra tù sớm và tỉnh KH buộc phải xem xét lại dự án Rusalka (giấy phép thì thu lại lâu rồi)-hóa ra Chi có thể phạm tội, nhưng Rusalka được cấp giấy phép vẫn đúng quy trình. Do thực sự khó xử lý, tỉnh đành cấp giấy phép lại chính dự án tại khu đất ấy cho Focus Travel-Cty du lịch của Tấn, em trai Chi-một trong những công ty mang nhiều du khách Nga nhất đến cho tỉnh. Còn nay Chi đang tập trung xây dựng một resort cao cấp khác, quy mô tương tự, cũng trên bãi biển Khánh Hòa! Thực đáng học tập nếu Chi lại đứnglên được ở nơi đã vấp ngã!



Beeline không thành công ở Việt Nam, sau khởi đầu đình đám thì VimpelCom (Nga) phải bán lại cổ phần 500 triệu $ cho đối tác Việt là Gtel với giá bằng 1/10-một hành động rất “Nga”. Tuy vây khó có thể coi đây là món mua hời, vì sau khi mua lại hết cổ phần thì Gmobile cũng đang hoạt động rất chật vật...

Thành công của “thế hệ vàng” này thì chắc các bạn đều biết, báo chí cũng viết quá đầy đủ. Vietjet đã bay, và bay nhiều! Thương vụ cực đình đám thì ai cũng biết, khi Vietjet Air đặt bút ký mua 100 máy bay Airbus với tổng giá 9,1 tỷ $! Sovico cũng chuẩn bị lấn sân sang các ngành khác, ví dụ khai khoáng...Cổ phiếu Masan trở thành blue chip được săn tìm mua nhiều nhất ở TTCK, mà một trong các “cú hích” ngoạn mục nhất là thương vụ Núi Pháo “kinh điển”-có thể nói Masan còn chưa kịp đào m3 đất nào thì giá cổ phiếu tăng lên đã đủ vượt giá mua lại dự án này! Eurowindow Holding thì có hàng loạt dự án BĐS nổi bật ở VN và Nga (TTTM Moscow-Hanoi) bất chấp thị trường BĐS èo uột. Và tất nhiên nổi bật nhất vẫn là Phạm Nhật Vượng-tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Trong khi Lê Viết Lam say sưa với các dự án cáp treo (Bà Nà, Phanxipăng...) thì Vượng góp phần thay đổi bộ mặt đô thị HN, HCM với những đại dự án thực sự tân tiến, Vingroup vẫn vững chãi là lá cờ đầu trên thị trường BĐS...
Tại thời điểm này, sau vụ Crimea và xung đột căng thẳng tại Ukraina và Nga thì chắc chắn business ở nước ngoài của những “Nga kiều thầm lặng” này có bị ảnh hưởng, và họ sẽ càng tập trung hơn vào công việc tại quê hương. Nhìn lại gần 30 năm sự nghiệp thương trường của các đại diện cho thế hệ giao thời-“thế hệ vàng” ở Liên Xô cũ này, phải khâm phục ý chí vươn lên không ngừng nghỉ của các lưu học sinh một thời, họ để lại dấu ấn không chỉ ở cộng đồng người Việt bên Liê Xô cũ, mà chính họ cũng góp phần thay đổi cách nghĩ, cách kinh doanh của chúng ta ngay tại Việt Nam! Có thể họ hiện nay chưa phải là những doanh nhân giàu có nhất trong người Việt, nhưng tôi có cảm nhận rằng với độ tuổi 45-50 như họ bây giờ, với lối làm việc không ngừng nghỉ và những “bài toán lớn” họ đặt ra, những “ước mơ lớn” rồi họ sẽ thực hiện bằng được, trong tương lai gần chính họ sẽ là những đầu tàu cho nền kinh tế nước nhà, họ chính là người ảnh hưởng lớn đến những thay đổi trong cuộc sống của chúng ta!
Nhiều người trong số họ không muốn như vậy, nhưng riêng Vượng đã trở thành thần tượng của không ít giới trẻ VN. Tôi vẫn rất hy vọng anh em họ Phạm-những Phật tử toàn tâm hướng về tâm linh Phật pháp-càng ngày sẽ càng giúp chấn hưng đạo Phật một cách tích cực nhất, đó sẽ là đóng góp rất lớn, thậm chí ý nghĩa hơn tất cả BĐS các anh đã và sẽ xây nên! Còn nếu những người bạn của các anh cũng sẽ như vậy, thì còn gì bằng cho tương lai của đất nước ta...
 

Leo.Yamaha

Xe tăng
Biển số
OF-154047
Ngày cấp bằng
25/8/12
Số km
1,648
Động cơ
366,806 Mã lực
oánh dấu phát đã
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Không biết bao giờ các anh í rót tiền vào công nghệ ;))
Hay lại vẫn mắm muối tương cà kiểu Masan là kịch đường tàu.
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Cứ đặt gạch đã
 

huyleck

Xe điện
Biển số
OF-138128
Ngày cấp bằng
11/4/12
Số km
2,604
Động cơ
399,266 Mã lực
Thật sự kính nể những người xa xứ bản lĩnh, thành công và yêu tổ quốc
 

PCI for car

Xe điện
Biển số
OF-80119
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,112
Động cơ
465,564 Mã lực
em đặt viên gạch, lúc nào rảnh thì đọc ạ, hy vọng sẽ không bị bay mất thớt ạ, cảm ơn cụ chủ.
 

mcuongico

Xe tăng
Biển số
OF-129945
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
1,304
Động cơ
383,434 Mã lực
Sao lại là Nga kiều nhỉ? Nga kiều thì phải là công dân Nga sinh sống và làm việc ko ở trong lãnh thổ LB Nga chứ cụ thớt?
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Em cũng chứng kiến ít người thành công, nhiều người khó khăn phải về đây sống 1 cuộc sống bươn chải.
 

Lambatda

Xe container
Biển số
OF-136583
Ngày cấp bằng
30/3/12
Số km
5,494
Động cơ
413,681 Mã lực
Thế ếu nào Nga kiều mà lại toàn da vàng, mũi tẹt, tên thì Tuấn "chợ"... =))=))
 

HaiBlue

Xe buýt
Biển số
OF-105861
Ngày cấp bằng
15/7/11
Số km
641
Động cơ
399,350 Mã lực
Nơi ở
Cầu Tó
Sao lại là Nga kiều nhỉ? Nga kiều thì phải là công dân Nga sinh sống và làm việc ko ở trong lãnh thổ LB Nga chứ cụ thớt?
Sao lại Nga Kiều????
Em bê nguyên nội dung của người viết. Có thể cách hiểu của họ "Nga kiều" là Việt kiều từ Nga. Tuy nhiên cái em chú trọng là nội dung mang lại chứ không quá tập trung về ngữ pháp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top