Phần 3.2. 2004-2010: WE NEVER WALK ALONE
Trong khi Vincom của Vượng trở thành “hiện tượng” trong làng BĐS ở nhà, thì các bạn cùng lứa của anh không hề để phí thời gian.
Lại nói về Vỹ cùng Rollton lập tức triển khai bán hàng mỳ và thức ăn nhanh khác không chỉ ở Ukraina, mà còn lấn sân sang cả Rumania, Mondovia, 3 nước vùng Baltic...là những thị trường ngách của Nga và Ukraina. Tại Nga (và ở một số thị trường nói trên) Rollton vẫn cạnh tranh liên tục với KBG của người sáng lập cũ là Dũng cùng Hùng Anh...Nhưng Vỹ làm được một việc lớn trước Vượng mấy năm, là bán một phần doanh nghiệp cho đối tác là tập đoàn thức ăn nhanh lâu đời của Nhật Bản (không bán tất như Vượng và giá qiao dịch cũng không được công bố). Với lượng tài chính có được từ phi vụ đó, Vỹ củng cố vị trị cổ đông lớn nhất của mình tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) đến mức mà tuy chỉ là Thành viên HĐQT, nhưng người ta hay gọi VIB là “Vỹ Bank”!
Dũng “KBG” thì âm thầm mở cơ sở sản xuất mỳ ăn liền ở Ukraina (và sau này Vượng phải mua lại). Nhưng tâm trí của Dũng để ở mảng ngân hàng trong nước nhiều hơn...Mác cửa “Eurowindow” của Cảnh Sơn bắt đầu trở nên biểu tượng chất lượng của ngành vật liệu xây dựng...
Lại nói về Techcombank, một cái “ổ Đông Âu” của anh em làm tài chính nước ngoài. Ở đó ngoài Đăng Quang còn một loạt “anh hùng hào kiệt” như Cảng Sơn “Eurowindow”, Ngô Chí Dũng, Hồ Hùng Anh...nhưng từ những năm 2002 đã có chị Phó CT HĐQT- Nga “Đồng Mô”, một người đầy tham vọng và có tiềm năng kinh tế “khủng”! Chị Nga đã mua lại sân gôn Đồng Mô (King`s Island) từ rất sớm và còn nắm giữ hàng loạt BĐS loại lớn khắp cả nước, lúc đó lại đang “gả” con cho con một vị VIP nhất ...tóm lại cuộc chạy đua chức chủ tịch Techcombank những năm 2005-2006 là trường hợp “kinh điển” trong đấu tranh nội bộ ở giới ngân hàng nước ta. Cuối cùng Hồ Hùng Anh được sự “trợ giúp” của cánh Đông Âu, trở thành PCT HĐQT, còn chị Nga bán hết cổ phần Techcombank (hóa ra đợt đó lại được giá!) rồi từ 2007 dễ dàng trở thành Chủ tịch HĐQT của Seabank. Khỏi nói chị Nga “Seabank” (bây giờ ít gọi là “Đồng Mô” nữa vì chị có 4 sân golf) từ đó đến bây giờ vẫn muốn phát triển Seabank để tranh đua với Techcombank và các NHTM khác thế nào...
Không biết có phải vì “điềm” tốt với nước mắm Chin-su trên thị trường Nga không, mà sau khi Hồ Hùng Anh và Trịnh Quang Huy trở về, Masan như hổ thêm cánh, thay đổi sơ đồ tổ chức đến chóng mặt, đó là do “nghệ thuật sắp đặt” của Đăng Quang. Dưới con mắt của cánh trẻ, Quang “phơ” ăn nói rề rà, giáo điều lại hơi khụng khệnh, cái gì cũng phân tích kiểu “con tằm nhả ra tơ”, mà chán nhất là hay nói ...đúng! Rõ ràng Quang không thuộc tuýp người “giỏi quan hệ” theo khái niệm Việt Nam, nhưng ngược lại Quang đàm phán với đối tác nước ngoài rất thành công, và không phải vô cớ mà Masan trở thành một định chế thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài hàng tỷ USD. Huy “mì” nhanh chóng tách khỏi Masan để hoạt động theo sơ đồ riêng của mình, thành lập công ty Bình Thiên An (thực ra theo chữ viết tắt của Tập đoàn quốc tế BTA-với tài chính từ nguồn Kazakhstan) và lập tức gây sự chú ý rất lớn về mình trên thị trường BĐS với 2 dự án lớn và “không giống ai”: đảo Kim Cương và Metropolis Thảo Điền, đều ở HCM. Ngoài ra BTA còn lập tức bắt tay vào hàng loạt hoạt động M&A (thậm chí trước cả Masan) và sản xuất xi măng tại Quảng Bình...
Nguyễn Đức Chi thì khác với những “Nga kiều” trên, không được may mắn với khoảng thời gian này. Hãy nhìn lại vụ việc này từ cái nhìn sau 10 năm, lúc này bạn sẽ dễ thấy hết cả bối cảnh sự việc của Chi đầu những năm 2000. Sau khi tận dụng được một phần “đòn bẩy tài chính” từ việc bán gạo của Cty Lương thực Trà Vinh (Mr Trí) để cho vào dự án Rusalka, cũng không hề đủ, mà lại bị Trí đòi nợ liên tục, bắt buộc Chi phải tìm đối tác đầu tư mới. Và thế là Chi được giới thiệu với Cty Lâm Viên (Học viện Lục quân-Bộ Quốc phòng!) với GĐ Trần Nam, cơ mưu như Chi cũng không lường được mấy “anh bộ đội” lại lão luyện hơn Chi rất nhiều, nhất là trong các vụ “góp vốn” kiểu này! Tháng 11/2003, Ban giám đốc Công ty Lâm viên cùng Nguyễn Văn Yên (thiếu tá, điều tra viên Cơ quan cảnh sát phía Nam-BCA!?) làm tờ trình Thường vụ **** uỷ và Ban giám đốc Học viện Lục quân, xin được đầu tư vào Rusalka. Xét thấy tính khả thi, Ban giám đốc Học viện đồng ý cho Lâm Viên được đầu tư 5,5 triệu USD vốn pháp định vào dự án. Theo thoả thuận hợp tác làm ăn, Lâm Viên chuyển 43,5 tỷ đồng sang Công ty Trà Vinh để trả nợ thay cho Nguyễn Đức Chi...và sau đó 2004 Cty Lâm Viên của Trần Nam tố cáo cả Chi, Trí và Yên (Chi lừa, Trí muốn đòi nợ còn Yên ăn hoa hồng giới thiệu...). 2005 lần lượt Chi rồi Trí bị bắt!
Thử tưởng tượng bạn là GĐ Cty thuộc Học viện Lục quân-BQP (!?), có cơ chế nào để bạn lấy tiền nhiều triệu $ của nhà nước đi đầu tư vào dự án du lịch (!?) của doanh nghiệp nước ngoài đang làm dở dang không? Chưa nói đến chuyện doanh nghiệp đó đang bị đòi nợ tối ngày của doanh nghiệp trong nước khác (Lâm Viên chắc chắn phải biết vì chuyển tiền thẳng cho LT Trà Vinh mà?!). Thế mà Trần Nam làm được, chứng tỏ anh phải có background “khác người”! Không những chỉ ở Rusalka, Lâm Viên còn mua cả Cosmos Bowling của Chi ở Hà Nội...
Chi bị bắt và lập tức cả hệ thống báo chí vào cuộc với việc bôi bác một “trùm lừa”, “siêu lừa”, “Rusalka được lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ưu ái”, “Rusalka tự ý lấn chiếm biển”...và ảnh Chi bị bắt, bị dẫn giải lên khắp các mặt báo. Sau đó đến lượt Tuổi Trẻ tung tin “Chi khai bôi trơn quan chức Khánh Hòa 700000 $”. Một vụ án với số tiền không phải lớn mà Thủ tướng cũng phải vào cuộc, Bộ trưởng KH-ĐT phải giải trình qua báo chí, “mất mát” khá lớn về cán bộ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và Cục Hợp tác đầu tư nước ngoài Bộ KH-ĐT...chứng tỏ sức “nóng” của nó, và thực chất Chi bị kết án vì tội làm giả giấy tờ (xin hiểu rõ là Chi ký thay cho các cổ đông của Cty nước ngoài, còn tiền bỏ vào dự án là của Chi-phần tiền Chi chiếm đoạt của LT Trà Vinh mấy năm sau mới làm rõ qua phiên tòa khác!). Nếu coi đây là “tội” thì ở bên Nga với công việc “làm hải quan” cho hàng vạn container hàng hóa, Chi và các đồng nghiệp đã “phạm tội” mỗi ngày vài trăm lần!
Ai làm dự án ở Việt Nam chả biết, nếu không “bôi trơn” có làm được không? Chắc không qua được cửa bảo vệ! Tuy vậy Chi là người rất bản lĩnh, trước tòa không hề khai đã “bôi trơn” tỉnh và bộ như thế nào, và đề nghị tuyên án vô tội! Bộ máy đã vận hành, Chi bị 4 năm tù ( đến phiên tòa sau, vì tội không trả tiền gạo, Chi nhận thêm 18 tháng mặc dù đã khắc phục hậu quả-án này có thể đánh giá là nặng hoặc nhẹ thì tùy, theo tôi là một vụ án kinh tế bị hình sự hóa!). Đầu 2010 Chi ra tù trước thời hạn, câu chuyện trở nên thú vị hơn, xin xem tiếp phần sau...
Năm 2007, 2008 hàng hóa về Nga khó khăn, “hải quan” rất phập phù, chợ Vòm có tin đồn sắp đóng cửa làm bà con buôn bán người Việt rất hoang mang. Và 2009 có 2 cú “sốc” làm số lượng người Việt về nước tăng hẳn (thêm nữa lúc đó kinh tế VN đi sau thế giới, chưa “khủng hoảng” lắm, vẫn còn “chứng khoán” và “nhà đất” làm sức hút “Nga kiều”). 27/3/2009 “soái” chợ Vòm, ông Lê Ngọc Hường (Thanh Hóa, 1960) mất đột ngột, lúc ông đương là Chủ tịch Hội người Việt tại Nga, tin này lan nhanh chẳng khác sau đó mấy tháng đến tin chợ Vòm đóng cửa vĩnh viễn, gây ra khá nhiều tổn thất cho cộng đồng! (hãy nhớ hàng trăm ngàn người Việt ở rất nhiều vùng miền của Nga và SNG buôn bán chịu sự ảnh hưởng của “sức khỏe” chợ Vòm!). Về cái chết của ông Hường với tang lễ đượm màu bí ẩn, nhiều đồn đoán...có 3 giải thích, tôi không đủ cơ sở để kết luận nên xin nêu cả 3. Gia đình và Đại sứ quán thông báo ông mất vì bạo bệnh. Thứ 2 là version bà con Việt hay bàn tán-đó là ông bị Nga ám sát-liên quan đến sức ép lên các ông chủ Nga thực sự của chợ Vòm (sau này họ khá “mất điểm” với chính Putin!). Thứ 3- version ít người bàn tán nhất, tôi nghe được từ các “chủ Tàu” (người TQ buôn bán ở chợ Vòm cũng đến nhiều nghìn, và hàng hóa đa số từ TQ sang, số ít mới từ Thổ...): bắt đầu có mô hình “xưởng may” sản xuất quần áo tại chỗ, cạnh tranh trực tiếp với hàng Tàu phải đi nhiều nghìn km mới sang đến chợ, và ông Hường là một trong những người sớm nhất triển khai mô hình đó, nếu ông làm như thế thì lợi thế cạnh tranh trong tay ông quá nhiều so với “chủ hàng” Tàu...Anh Hường cũng đã là một nhà đầu tư về nước rất mạnh tay, anh mất đi thì nhiều dự án đang dang dở, có nhiều cái vẫn được vợ con, họ hàng anh tiếp tục (anh có công đưa sang Nga rất nhiều con cháu, đồng hương và cả chục người trong số họ đã trở thành triệu phú...),
Trần Anh Tuấn-Tuấn “chợ” sau những ngày tháng khó khăn với VP Bank thời đầu và Cty giày Nam Thắng, rồi đến việc cải tạo lại chợ Đồng Xuân (theo tôi là một thành công sớm của Tuấn “chợ”-lạ cái là anh và báo chí không bao giờ nhắc lại chuyện đó?!) đã tìm được một business bất ngờ. Nguyệt Hường-vợ Tuấn (tốt nghiệp trường Ngôn ngữ Moscow)-từ chỗ chỉ phụ trách kế toán cho chồng và tham gia Hội đồng nhân dân Hà Nội-tỏ ra rất có duyên với khu công nghiệp và các dịch vụ liên quan. Bắt đầu từ KCN Đài Từ lần lượt các KCN ra đời, đến 2006 chúng được tập trung vào Tập đoàn Phát triển Việt Nam (VID Group)-một trong những tập đoàn phát triển hạ tầng sản xuất lớn nhất VN! Hường còn tham gia cả vào hoạt động ngân hàng (Ocean bank và VPBank), nhưng phi vụ may mắn nhất đến với Tuấn lại ở Ngân hàng Hàng hải (MSB)! Vào thời điểm 2006-2007 Hàng hải là ngân hàng rất yếu kém và nhiều vấn đề bị cơ quan chức năng sờ gáy, nguy cơ tiềm ẩn rất cao (nhưng nhà mình có thấy ngân hàng nào phá sản đâu)-lúc đó Tuấn tham gia vào MSB Hà Nội chỉ với 10 tỷ VNĐ, nhưng như thế là đủ để Tuấn với kinh nghiệm “chiến trường” từ VP Bank cả chục năm trước, với VID hùng hậu đứng đằng sau nhanh chóng thâu tóm quyền lực, trở thánh PCT HĐQT kiêm TGĐ từ 2008, thực tế đã là “ông chủ” MSB từ đó!
Những năm 2004-2010 có 2 dự án “dài hơi”, toàn mức đầu tư vài trăm triệu đến vài tỷ USD, được mấy “Nga kiều thầm lặng” triển khai. Đầu tiên là Sovico của Hùng-Thảo sau khi “tiến vào” HD Bank (phải đến 2010 họ mới hoàn toàn kiểm soát Bank này), họ mua lại hết cổ phần của T&C (doanh nhân Nguyễn Thành Công-1962-cũng đã từng kinh doanh tại Nga) và nắm 100% Vietjet Air. Không “nản” bởi tấm gương những hãng tư nhân Indochina Air và Mekong Air đều đã nhanh chóng ngừng bay vì lỗ nặng, Vietjet chuẩn bị kỹ lưỡng để thực hiện “giấc mơ bay”, lùi thời gian bắt đầu cất cánh từ cuối 2008 đếntận cuối 2011. Từ đầu cả việc ngân hàng và hàng không Sovico đều không thạo, họ đã nhờ cậy đến các chuyên gia rất có uy tín: chị Băng Tâm-thứ trưởng Bộ Tài chính và chị Nguyễn Thanh Hà-Cục Hàng không VN...
Dự án thứ 2 về công nghệ cao của một doanh nhân từ Nga về rất nổi tiếng, anh Võ Văn Hồng hay Hồng “Bến Thành” mặc dù đây cũng không phải là “sở trường” của bác này. Từ việc anh Hồng làm “Bến Thành, Xaliut”-ký túc xá và chợ cho bà con Việt bên Moscow, đến việc vì sao anh và vợ con phải quay về Việt Nam sống...đã được quá nhiều đài báo nói đến. Nhưng đây là việc anh Hồng “tư vấn” cho tập đoàn viễn thông VimpelCom (Nga-chủ thương hiệu Beeline) vào làm liên doanh viễn thông di động và cố định với Gtel-doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, hãy xem với tổng mức đầu tư 500 triệu $ họ có làm ăn được gì tại VN không nhé! Tất nhiên bác Hồng chỉ góp sức bằng “quan hệ”...