Đây là bài viết em thấy hay nên cóp về. Trong bài viết này có nói về những thời điểm bắt đầu của anh Vượng, anh Tuấn chợ, và một số anh hào khác đang ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta hiện nay. Nó có thể đúng hoặc có thể không đúng nhưng có nhiều cái để học hỏi trong cách kiếm tiền
Về tiêu đề "nga kiều" các cụ có thắc mắc ở dưới, xin thưa tác giả viết thế nào em đề lại nguyên như vậy. Có thể cách hiểu của người viết "Nga kiều" là Việt kiều từ Nga. Những lỗi ngữ pháp cơ bản các cụ đừng bắt bẻ em vì em là người coppy lại, và cũng đừng bắt bẻ người viết vì nội dung họ mang lại giá trị hơn nhiều.
-
Phần 1: (1984-1994) TUỔI TRẺ SAU CÁCH MẠNG
-
Thời trước đi "Tây"-tức là sang Đông Âu học-vừa để có kiến thức, vùa để thoát nghèo! Ai cũng biết người Việt ở Đông Âu, dù đi học hay đi lao động thì ngoài ra đều đặt cho mình một “mục tiêu xuyên suốt”-kiếm tiền! Thời bao cấp tại VN quá khổ, viễn cảnh sau khi phải quay về nước nếu không có tiền thì...chả cần phải nói! Bức tường Berlin sụp đổ 1989 báo trước sự cáo chung của hệ thống XHCN tại Đông Âu đang đến gần. Các du học sinh Việt Nam cũng như những đồng hương đang lao động tại đây tự nhiên rơi vào vòng xoáy sáp nhập Đông Đức vào Tây Đức, mà quan trọng nhất là việc đổi tiền sang DM. Rồi 03/10/1990 chính thức chỉ còn một nước Đức, không chỉ người Việt ở Đức mà từ các nước khác sang, đã rơi vào thế giới tư bản thực sự, choáng ngợp trước cuộc sống phồn vinh và xã hội văn minh kiểu Tây phương! ở các nước XHCN khác, cuộc sống cũng thêm phần tự do, dân chủ, và đến 1991 khi Liên Xô tan rã, thì người Việt ở Đông Âu đã rơi vào một môi trường hoàn toàn khác trước, tiêu biểu nhất là nước Đức.
Tuy sống ở thế giới “ngoại tệ mạnh” nhưng không còn bao cấp nữa, muốn kiếm được tiền để lo cho cuộc sống nơi xứ người và giúp đỡ thân nhân ở VN, họ phải bươn chải, bươn chải bằng mọi cách, thậm chí vất vả hơn cả so với mấy năm trước, nhiều người không hòa nhập được phải chọn con đường về nước để “bảo toàn lực lượng”. Đại đa số người Việt lao vào buôn bán (thậm chí xuất nhập khẩu, ví dụ quần áo, hàng khô...), mở nhà hàng (đa số lấy tên “Quán ăn Trung quốc”), bán hoa, bán quần áo, buôn thuốc lá lậu, dịch vụ chuyển tiền về nước, thậm chí lập bang hội cướp của, bảo kê... Hồi 90-91 triệu phú Việt ở Đức trong số từ Đông Đức sang ít lắm, nhớ nhất là tấm gương đàn chị P.N.Anh (chị bác Trí “béo”, xuất phát điểm từ Bạch Nga).
Tiệp Khắc cũng tách làm 2 nước, dân Tiệp chạy sang Tây Âu khá nhiều, một thời gian sau mới thấy là cứ ở lại đất nước yên bình này cũng có thể kiếm tiền tốt lắm! Chủ yếu các doanh nhân thành đạt xứ này làm tiền bởi việc “lập chợ”-tức là những khu tập trung nhiều quầy hàng, chủ yếu để người Việt bán hàng và một số dịch vụ phục vụ đời sống đi kèm. Cũng nhiều đồng hương thành công như anh Lợi, chị Lan, anh Bình...
Ba Lan đã từ lâu đã là “miền đất tự do” của người Việt. Rất “thoáng” về nhiều phương diện, tương đối an toàn cho dân mình, cuộc sống vui vẻ...nên đa số người đi học ở Ba Lan ít khi về, đi lại buôn bán dễ nên kiếm tiền thích lắm, từ thời 8X-9X đã có nhiều triệu phú $ như các bác Võ, Long, Thân...cùng lứa trẻ năng động như Vinh “giò”, Tuấn “Quế Anh”...Ba Lan như là cầu nối giữa “tư bản”-là Đức-với “nhà quê” là Liên Xô và các nước Đông Âu khác, hàng đi, tiền và vàng về nhộn nhịp, thẻ đỏ thẻ xanh của các VIP cũng được tận dụng tối đa...Lúc đầu là quần áo “tư bản”, sau là hàng hóa công nghệ thông tin, rồi quay về quần áo giày dép “chợ”...Ba Lan là nơi sinh ra biệt hiệu “soái”- và các “soái” Việt hồi đó ở Ba Lan đông hơn so với tất cả các nước XHCN cũ cộng lại! Tuy nhiên vì dễ làm ăn, dễ sống quá nên con người không còn áp lực quá lớn để làm giàu, và so với các đồng hương ở Nga thì tuổi trẻ Ba Lan theo tôi là thiếu mất ĐỘNG LỰC lớn nhất để thật giàu-đó là SỰ GANH ĐUA!
Từ khi Liên Xô tan rã có một tầng lớp người Nga mới xuất hiện, giàu lên cực nhanh và đáng ngạc nhiên. Họ có thể là những “bố già maphia” nay đã có điều kiện thò tay vào hệ thống chính quyền (Nga gọi là các “trộm trong luật pháp” («вор в законе»)-, có thể là những trí thức, viện sỹ đi lên bằng “tư nhân hóa” các tài sản khổng lồ còn lại thời xô viết (Berezovskiy, Khođorkovskiy...) hoặc đơn giản chỉ là những chàng trai Do thái “nhanh nhẹn” (Abramovich, Prokhorov...). Dân Nga tạo ra một hình tượng “người Nga mới”-những kẻ giàu xổi, tài sản tăng quá nhanh so với nền tảng văn hóa, hàng loạt chuyện tiếu lâm được kể xoay quanh hình tượng này, ví dụ: “một “người Nga mới” đi Mỹ về, khoe với bạn bè ở nhà- tao phát hiện ra, hoá ra dân Mỹ cũng dùng “tờ xanh” giống nước mình!” (hồi đó rúp mất giá liên tục và dân Nga dùng USD tiền mặt vô tội vạ-lượng tiền cash $ quay vòng ở Nga hơn Mỹ và các nước khác rất nhiều, đến nay cũng vậy!). Hình ảnh “người Nga mới” được tạo dựng qua media là “một thanh niên cổ to bự, khoác cái áo vét màu đỏ mận chín, cổ đeo dây chuyền vàng và thánh giá to bản như cái xích chó, tay chuối mắn vung vẩy xòe ra như cái quạt-gặp thằng bạn cũ tiến sỹ thất nghiệp đang quét rác thì dừng xe lại, chạy vào cửa hàng mua chai vang Grand Cru 4 nghìn $ mang ra, 2 thằng mở ra uống luôn trên mui xe...”. Vào thời Eltsin trị vì, nước Nga chìm trong hỗn loạn, bạo lực, nội chiến, kinh tế tan hoang...tuy vậy lại mở ra những cơ hội vàng cho một số người!
Có câu nói rất thấm thía, có ai nhớ xin nhắc lại hộ tôi, đại ý là “bất cứ triệu phú USD nào cũng có thể kể rành rẽ cho bạn họ kiếm từng $ như thế nào, kể từ triệu $ thứ hai, nhưng đừng hỏi họ về 1 triệu $ đầu tiên!”. Tôi muốn các bạn chú ý đến một “thế hệ vàng” của du học sinh Việt Nam tại Liên Xô, họ cùng một lứa, gần như cùng lứa tuổi 67-70 (thậm chí rất nhiều người cùng trường!), đa số biết nhau hết, họ chỉ có một nét chung là “trẻ, có học thức, rất sớm có 1 triệu USD đầu tiên”. Tôi gọi họ là “những NGA KIỀU MỚI”-vâng, chính là Đặng Khắc Vỹ (1968), Ngô Trí Dũng (1968), Trần Anh Tuấn (1969), (ba người này cùng học một trường Địa chất Moscow với Phạm Nhật Vượng (1968) , cùng với một số “tuổi trẻ tài cao” khác nữa như Thắng “ỏn” (1968)...), Nguyễn Đức Chi (1968), Nguyễn Cảnh Sơn (1967), vợ chồng Nguyễn Thị Phương Thảo (1970)-Nguyễn Thanh Hùng (1968), Hồ Hùng Anh (1970), Trịnh Thanh Huy (1970)...danh sách này còn có thể kéo dài thêm khá nhiều! Như các bạn thấy, Phạm Nhật Vượng cũng như Lê Viết Lam (1969) thậm chí bây giờ chưa ở trong dánh sách “thế hệ vàng này” và ngay cả ở thời điểm 1990-1995 họ chưa phải là những người Việt giàu nhất ở Nga, nhưng câu chuyện này sẽ kể về NGA KIỀU MỚI và CUỘC GANH ĐUA GIỮA HỌ VỚI NHAU!
Những “Nga kiều mới”-tôi gọi họ như vậy vì họ đã giàu có, biết hưởng thụ, biết tạo dựng uy tín của bản thân và hòa đồng với xã hội kinh doanh của Nga cũng đang thay đổi từng ngày-đã trải qua tuổi niên thiếu vào những năm khắc khổ, thiếu thốn nhất thời bao cấp, thời đó thì Hà Nội của Dũng, Tuấn, Thảo, cũng khổ lắm, chứ chưa nói đến những vùng quê Thanh-Nghệ- Tĩnh như của Huy, Vỹ, Sơn. Hùng Anh và Huy vào trường kỹ thuật quân sự theo gót cha anh, Sơn là anh cả của bốn anh em (Sơn-Hà-Hùng-Lĩnh)...họ đã học giỏi từ những năm tháng khốc liệt ấy thì tất nhiên ngoài trí tuệ khá sáng láng ra, họ còn có một lý chí tuyệt vời để vượt qua trở ngại!
Đại học mỏ-địa chất Moskva (MGRI) là nơi “xuất anh hùng” của rất nhiều người Việt lứa này! Khởi điểm họ bắt đầu cũng như tất cả các sinh viên VN khác, đó là buôn bán những thứ hàng chính họ mang sang từ quê nhà, có chút tiền họ đi “ôm” lại những mặt hàng như vậy do các đồng hương khác mang sang sau...Tận dụng việc trường này có khá nhiều sinh viên Ả Rập, Li Băng, châu Phi ...sang học (những sinh viên này được nhà nước họ trả học bổng bằng USD) họ gom tiền rúp ra mua lại và bán ra thì trường chợ đen với giá cao hơn-MGRI thành một “ổ buôn đô” từ trước 1990, mặc dù vậy hầu như không có sinh viên nào bỏ học hay bị đuổi, họ vẫn biết tri thức là cần thiết, mặc dù cũng bắt đầu hoài nghi, liệu ngành học mỏ-địa chất này sau đây có hữu dụng cho bản thân không.... Khi sắp ra trường, những sinh viên này có cảm nhận rất nhạy bén rằng 1990 và sau đấy thì việc “buôn xanh”, “buôn vàng” ... tuy vẫn có lãi nhưng sẽ còn những thay đổi lớn hơn trên chính trường Nga cũng như thương trường vậy! Vẫn rất nhớ 1990 Vỹ, Phúc dù đã nổi danh trong giới sinh viên vẫn nhờ các anh lớn dẫn sang “Đôm 5”hồi đó còn là lãnh địa của các nghiên cứu sinh, để xem mặt bác “Trí béo-người kiếm mỗi ngày cả trăm tờ!”Và từ khi đó, tôi đã cảm nhận được lớp trẻ này sẽ không đi theo gương của các đàn anh Trí “béo” (Phạm Thành Trí-1958), Long “le” (Nguyễn Tiến Long-1956)-2 “cây đa, cây đề” của Matxcơva thời đó hay Hồng “bọ” (lúc đó bác Vũ Văn Hồng- đã nổi danh buôn bán, nhưng chưa có “Bến Thành” hay “Xaliút”)-sự nghiệp kinh doanh của 3 bác này cũng rất hấp dẫn và là một đề tài khác! Khi “Đôm 5” sập, rất nhiều mất mát xảy ra đối với cộng đông Việt ở Nga, thậm chí châu Âu, thì họ càng thấy được con đường của các “đàn anh” không dành cho họ! Họ không có quan hệ rộng từ trong nước (như các anh NCS kia, đã có bạn bè khắp Đông Âu, rồi các VIP cầm thẻ “ngoại giao”, rồi hệ thống đệ tử chân rết trong giới lao động khắp liên bang...) nhưng ngược lại họ trẻ, ngoại ngữ giỏi hơn, hiểu đời sống Nga hơn (chứ không như các “đại ca” kia, chủ yếu sống giữa cộng đồng dân Việt ở Nga) và quan trọng nhất, họ có MÃNH LỰC KIẾM TIỀN hơn tất cả lứa trên!
Họ thành công đầu đời khi còn quá trẻ, còn xa mới đến 30, nhưng họ đã thừa hiểu ở đất nước “sô vanh” như Nga, thì dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, họ cũng không thể nào là “doanh nhân hạng 1” cả! Và họ đã nghĩ về quê hương Việt Nam ...
Stt này lấy thời điểm 1994 là mốc thời gian vì liên quan đến việc Mỹ (Clinton) bỏ cấm vận hoàn toàn vào Việt Nam. Khi đó kinh tế VN bắt đầu khởi sắc, ngoại hối đổ về nhiều, các tập đoàn đa quốc gia nhất là từ Mỹ lục tục nhảy vào Hà Nội và HCM để mở VPĐD, Việt kiều tứ xứ bắt đầu về nhiều hơn hẳn trước! Theo đó các “Việt kiều Đông Âu” cũng bắt đầu dõi mắt về đất mẹ, tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngay tại quê hương. Trong số những người quyết định về nước làm ăn, có một tiến sỹ vật lý lớp đàn anh so với các “đàn em” kể trên, cũng “khiêm tốn” thôi tại thời điểm này, Nguyễn Đăng Quang-1963...
Quang “phơ” ở nhà học chuyên toán tổng hợp, nhưng sang Bạch Nga học và làm nghiên cứu sinh về lý. Cả chục năm ở thành phố Minsk yên bình cho Quang thấy tuy đây là địa bàn chung chuyển giữa Ba Lan và thủ đô Matxcơva (nhờ đó mà Quang cũng kiếm được thu nhập kha khá), nhưng muốn làm lớn chỉ có ở thủ đô! Chuyển về đó, phi vụ “đánh quả” khiến Quang "tự hào" nhất là kiếm tiền được từ MMM (sơ đồ lừa đảo đa cấp nổi tiếng nhất Nga thời bấy giờ, một dạng “nước hoa Thanh Hương” –Quang biết vậy nhưng vẫn dũng cảm “ném tiền” vào, làm một “mớ” rồi rút ra kịp thời!). Quang đã rất ấn tượng với các mô hình của Vinh “đen” và nhóm Cotec có mục tiêu cộng lực của người Việt trong và ngoài nước để kinh doanh quốc tế, bản thân trở thành thành viên Cotec và khi gặp hai ông em cùng chí hướng, đều từ nơi xa về thủ đô làm ăn (lại còn bỏ học cả trường quân đội để tập trung kinh doanh!) là Hùng Anh và Huy, 3 anh em đã lập nên nhóm Masan để “dùng Việt Nam đánh Nga”! Quang đã về nước để theo anh Vinh “đen” khởi nghiệp tại VN, và chuẩn bị “đánh Nga” theo sơ đồ của bản thân và anh em Masan định ra...
-
Về tiêu đề "nga kiều" các cụ có thắc mắc ở dưới, xin thưa tác giả viết thế nào em đề lại nguyên như vậy. Có thể cách hiểu của người viết "Nga kiều" là Việt kiều từ Nga. Những lỗi ngữ pháp cơ bản các cụ đừng bắt bẻ em vì em là người coppy lại, và cũng đừng bắt bẻ người viết vì nội dung họ mang lại giá trị hơn nhiều.
-
Phần 1: (1984-1994) TUỔI TRẺ SAU CÁCH MẠNG
-
Thời trước đi "Tây"-tức là sang Đông Âu học-vừa để có kiến thức, vùa để thoát nghèo! Ai cũng biết người Việt ở Đông Âu, dù đi học hay đi lao động thì ngoài ra đều đặt cho mình một “mục tiêu xuyên suốt”-kiếm tiền! Thời bao cấp tại VN quá khổ, viễn cảnh sau khi phải quay về nước nếu không có tiền thì...chả cần phải nói! Bức tường Berlin sụp đổ 1989 báo trước sự cáo chung của hệ thống XHCN tại Đông Âu đang đến gần. Các du học sinh Việt Nam cũng như những đồng hương đang lao động tại đây tự nhiên rơi vào vòng xoáy sáp nhập Đông Đức vào Tây Đức, mà quan trọng nhất là việc đổi tiền sang DM. Rồi 03/10/1990 chính thức chỉ còn một nước Đức, không chỉ người Việt ở Đức mà từ các nước khác sang, đã rơi vào thế giới tư bản thực sự, choáng ngợp trước cuộc sống phồn vinh và xã hội văn minh kiểu Tây phương! ở các nước XHCN khác, cuộc sống cũng thêm phần tự do, dân chủ, và đến 1991 khi Liên Xô tan rã, thì người Việt ở Đông Âu đã rơi vào một môi trường hoàn toàn khác trước, tiêu biểu nhất là nước Đức.
Tuy sống ở thế giới “ngoại tệ mạnh” nhưng không còn bao cấp nữa, muốn kiếm được tiền để lo cho cuộc sống nơi xứ người và giúp đỡ thân nhân ở VN, họ phải bươn chải, bươn chải bằng mọi cách, thậm chí vất vả hơn cả so với mấy năm trước, nhiều người không hòa nhập được phải chọn con đường về nước để “bảo toàn lực lượng”. Đại đa số người Việt lao vào buôn bán (thậm chí xuất nhập khẩu, ví dụ quần áo, hàng khô...), mở nhà hàng (đa số lấy tên “Quán ăn Trung quốc”), bán hoa, bán quần áo, buôn thuốc lá lậu, dịch vụ chuyển tiền về nước, thậm chí lập bang hội cướp của, bảo kê... Hồi 90-91 triệu phú Việt ở Đức trong số từ Đông Đức sang ít lắm, nhớ nhất là tấm gương đàn chị P.N.Anh (chị bác Trí “béo”, xuất phát điểm từ Bạch Nga).
Tiệp Khắc cũng tách làm 2 nước, dân Tiệp chạy sang Tây Âu khá nhiều, một thời gian sau mới thấy là cứ ở lại đất nước yên bình này cũng có thể kiếm tiền tốt lắm! Chủ yếu các doanh nhân thành đạt xứ này làm tiền bởi việc “lập chợ”-tức là những khu tập trung nhiều quầy hàng, chủ yếu để người Việt bán hàng và một số dịch vụ phục vụ đời sống đi kèm. Cũng nhiều đồng hương thành công như anh Lợi, chị Lan, anh Bình...
Ba Lan đã từ lâu đã là “miền đất tự do” của người Việt. Rất “thoáng” về nhiều phương diện, tương đối an toàn cho dân mình, cuộc sống vui vẻ...nên đa số người đi học ở Ba Lan ít khi về, đi lại buôn bán dễ nên kiếm tiền thích lắm, từ thời 8X-9X đã có nhiều triệu phú $ như các bác Võ, Long, Thân...cùng lứa trẻ năng động như Vinh “giò”, Tuấn “Quế Anh”...Ba Lan như là cầu nối giữa “tư bản”-là Đức-với “nhà quê” là Liên Xô và các nước Đông Âu khác, hàng đi, tiền và vàng về nhộn nhịp, thẻ đỏ thẻ xanh của các VIP cũng được tận dụng tối đa...Lúc đầu là quần áo “tư bản”, sau là hàng hóa công nghệ thông tin, rồi quay về quần áo giày dép “chợ”...Ba Lan là nơi sinh ra biệt hiệu “soái”- và các “soái” Việt hồi đó ở Ba Lan đông hơn so với tất cả các nước XHCN cũ cộng lại! Tuy nhiên vì dễ làm ăn, dễ sống quá nên con người không còn áp lực quá lớn để làm giàu, và so với các đồng hương ở Nga thì tuổi trẻ Ba Lan theo tôi là thiếu mất ĐỘNG LỰC lớn nhất để thật giàu-đó là SỰ GANH ĐUA!
Từ khi Liên Xô tan rã có một tầng lớp người Nga mới xuất hiện, giàu lên cực nhanh và đáng ngạc nhiên. Họ có thể là những “bố già maphia” nay đã có điều kiện thò tay vào hệ thống chính quyền (Nga gọi là các “trộm trong luật pháp” («вор в законе»)-, có thể là những trí thức, viện sỹ đi lên bằng “tư nhân hóa” các tài sản khổng lồ còn lại thời xô viết (Berezovskiy, Khođorkovskiy...) hoặc đơn giản chỉ là những chàng trai Do thái “nhanh nhẹn” (Abramovich, Prokhorov...). Dân Nga tạo ra một hình tượng “người Nga mới”-những kẻ giàu xổi, tài sản tăng quá nhanh so với nền tảng văn hóa, hàng loạt chuyện tiếu lâm được kể xoay quanh hình tượng này, ví dụ: “một “người Nga mới” đi Mỹ về, khoe với bạn bè ở nhà- tao phát hiện ra, hoá ra dân Mỹ cũng dùng “tờ xanh” giống nước mình!” (hồi đó rúp mất giá liên tục và dân Nga dùng USD tiền mặt vô tội vạ-lượng tiền cash $ quay vòng ở Nga hơn Mỹ và các nước khác rất nhiều, đến nay cũng vậy!). Hình ảnh “người Nga mới” được tạo dựng qua media là “một thanh niên cổ to bự, khoác cái áo vét màu đỏ mận chín, cổ đeo dây chuyền vàng và thánh giá to bản như cái xích chó, tay chuối mắn vung vẩy xòe ra như cái quạt-gặp thằng bạn cũ tiến sỹ thất nghiệp đang quét rác thì dừng xe lại, chạy vào cửa hàng mua chai vang Grand Cru 4 nghìn $ mang ra, 2 thằng mở ra uống luôn trên mui xe...”. Vào thời Eltsin trị vì, nước Nga chìm trong hỗn loạn, bạo lực, nội chiến, kinh tế tan hoang...tuy vậy lại mở ra những cơ hội vàng cho một số người!
Có câu nói rất thấm thía, có ai nhớ xin nhắc lại hộ tôi, đại ý là “bất cứ triệu phú USD nào cũng có thể kể rành rẽ cho bạn họ kiếm từng $ như thế nào, kể từ triệu $ thứ hai, nhưng đừng hỏi họ về 1 triệu $ đầu tiên!”. Tôi muốn các bạn chú ý đến một “thế hệ vàng” của du học sinh Việt Nam tại Liên Xô, họ cùng một lứa, gần như cùng lứa tuổi 67-70 (thậm chí rất nhiều người cùng trường!), đa số biết nhau hết, họ chỉ có một nét chung là “trẻ, có học thức, rất sớm có 1 triệu USD đầu tiên”. Tôi gọi họ là “những NGA KIỀU MỚI”-vâng, chính là Đặng Khắc Vỹ (1968), Ngô Trí Dũng (1968), Trần Anh Tuấn (1969), (ba người này cùng học một trường Địa chất Moscow với Phạm Nhật Vượng (1968) , cùng với một số “tuổi trẻ tài cao” khác nữa như Thắng “ỏn” (1968)...), Nguyễn Đức Chi (1968), Nguyễn Cảnh Sơn (1967), vợ chồng Nguyễn Thị Phương Thảo (1970)-Nguyễn Thanh Hùng (1968), Hồ Hùng Anh (1970), Trịnh Thanh Huy (1970)...danh sách này còn có thể kéo dài thêm khá nhiều! Như các bạn thấy, Phạm Nhật Vượng cũng như Lê Viết Lam (1969) thậm chí bây giờ chưa ở trong dánh sách “thế hệ vàng này” và ngay cả ở thời điểm 1990-1995 họ chưa phải là những người Việt giàu nhất ở Nga, nhưng câu chuyện này sẽ kể về NGA KIỀU MỚI và CUỘC GANH ĐUA GIỮA HỌ VỚI NHAU!
Những “Nga kiều mới”-tôi gọi họ như vậy vì họ đã giàu có, biết hưởng thụ, biết tạo dựng uy tín của bản thân và hòa đồng với xã hội kinh doanh của Nga cũng đang thay đổi từng ngày-đã trải qua tuổi niên thiếu vào những năm khắc khổ, thiếu thốn nhất thời bao cấp, thời đó thì Hà Nội của Dũng, Tuấn, Thảo, cũng khổ lắm, chứ chưa nói đến những vùng quê Thanh-Nghệ- Tĩnh như của Huy, Vỹ, Sơn. Hùng Anh và Huy vào trường kỹ thuật quân sự theo gót cha anh, Sơn là anh cả của bốn anh em (Sơn-Hà-Hùng-Lĩnh)...họ đã học giỏi từ những năm tháng khốc liệt ấy thì tất nhiên ngoài trí tuệ khá sáng láng ra, họ còn có một lý chí tuyệt vời để vượt qua trở ngại!
Đại học mỏ-địa chất Moskva (MGRI) là nơi “xuất anh hùng” của rất nhiều người Việt lứa này! Khởi điểm họ bắt đầu cũng như tất cả các sinh viên VN khác, đó là buôn bán những thứ hàng chính họ mang sang từ quê nhà, có chút tiền họ đi “ôm” lại những mặt hàng như vậy do các đồng hương khác mang sang sau...Tận dụng việc trường này có khá nhiều sinh viên Ả Rập, Li Băng, châu Phi ...sang học (những sinh viên này được nhà nước họ trả học bổng bằng USD) họ gom tiền rúp ra mua lại và bán ra thì trường chợ đen với giá cao hơn-MGRI thành một “ổ buôn đô” từ trước 1990, mặc dù vậy hầu như không có sinh viên nào bỏ học hay bị đuổi, họ vẫn biết tri thức là cần thiết, mặc dù cũng bắt đầu hoài nghi, liệu ngành học mỏ-địa chất này sau đây có hữu dụng cho bản thân không.... Khi sắp ra trường, những sinh viên này có cảm nhận rất nhạy bén rằng 1990 và sau đấy thì việc “buôn xanh”, “buôn vàng” ... tuy vẫn có lãi nhưng sẽ còn những thay đổi lớn hơn trên chính trường Nga cũng như thương trường vậy! Vẫn rất nhớ 1990 Vỹ, Phúc dù đã nổi danh trong giới sinh viên vẫn nhờ các anh lớn dẫn sang “Đôm 5”hồi đó còn là lãnh địa của các nghiên cứu sinh, để xem mặt bác “Trí béo-người kiếm mỗi ngày cả trăm tờ!”Và từ khi đó, tôi đã cảm nhận được lớp trẻ này sẽ không đi theo gương của các đàn anh Trí “béo” (Phạm Thành Trí-1958), Long “le” (Nguyễn Tiến Long-1956)-2 “cây đa, cây đề” của Matxcơva thời đó hay Hồng “bọ” (lúc đó bác Vũ Văn Hồng- đã nổi danh buôn bán, nhưng chưa có “Bến Thành” hay “Xaliút”)-sự nghiệp kinh doanh của 3 bác này cũng rất hấp dẫn và là một đề tài khác! Khi “Đôm 5” sập, rất nhiều mất mát xảy ra đối với cộng đông Việt ở Nga, thậm chí châu Âu, thì họ càng thấy được con đường của các “đàn anh” không dành cho họ! Họ không có quan hệ rộng từ trong nước (như các anh NCS kia, đã có bạn bè khắp Đông Âu, rồi các VIP cầm thẻ “ngoại giao”, rồi hệ thống đệ tử chân rết trong giới lao động khắp liên bang...) nhưng ngược lại họ trẻ, ngoại ngữ giỏi hơn, hiểu đời sống Nga hơn (chứ không như các “đại ca” kia, chủ yếu sống giữa cộng đồng dân Việt ở Nga) và quan trọng nhất, họ có MÃNH LỰC KIẾM TIỀN hơn tất cả lứa trên!
Họ thành công đầu đời khi còn quá trẻ, còn xa mới đến 30, nhưng họ đã thừa hiểu ở đất nước “sô vanh” như Nga, thì dù có kiếm được bao nhiêu tiền đi nữa, họ cũng không thể nào là “doanh nhân hạng 1” cả! Và họ đã nghĩ về quê hương Việt Nam ...
Stt này lấy thời điểm 1994 là mốc thời gian vì liên quan đến việc Mỹ (Clinton) bỏ cấm vận hoàn toàn vào Việt Nam. Khi đó kinh tế VN bắt đầu khởi sắc, ngoại hối đổ về nhiều, các tập đoàn đa quốc gia nhất là từ Mỹ lục tục nhảy vào Hà Nội và HCM để mở VPĐD, Việt kiều tứ xứ bắt đầu về nhiều hơn hẳn trước! Theo đó các “Việt kiều Đông Âu” cũng bắt đầu dõi mắt về đất mẹ, tìm kiếm các cơ hội làm ăn ngay tại quê hương. Trong số những người quyết định về nước làm ăn, có một tiến sỹ vật lý lớp đàn anh so với các “đàn em” kể trên, cũng “khiêm tốn” thôi tại thời điểm này, Nguyễn Đăng Quang-1963...
Quang “phơ” ở nhà học chuyên toán tổng hợp, nhưng sang Bạch Nga học và làm nghiên cứu sinh về lý. Cả chục năm ở thành phố Minsk yên bình cho Quang thấy tuy đây là địa bàn chung chuyển giữa Ba Lan và thủ đô Matxcơva (nhờ đó mà Quang cũng kiếm được thu nhập kha khá), nhưng muốn làm lớn chỉ có ở thủ đô! Chuyển về đó, phi vụ “đánh quả” khiến Quang "tự hào" nhất là kiếm tiền được từ MMM (sơ đồ lừa đảo đa cấp nổi tiếng nhất Nga thời bấy giờ, một dạng “nước hoa Thanh Hương” –Quang biết vậy nhưng vẫn dũng cảm “ném tiền” vào, làm một “mớ” rồi rút ra kịp thời!). Quang đã rất ấn tượng với các mô hình của Vinh “đen” và nhóm Cotec có mục tiêu cộng lực của người Việt trong và ngoài nước để kinh doanh quốc tế, bản thân trở thành thành viên Cotec và khi gặp hai ông em cùng chí hướng, đều từ nơi xa về thủ đô làm ăn (lại còn bỏ học cả trường quân đội để tập trung kinh doanh!) là Hùng Anh và Huy, 3 anh em đã lập nên nhóm Masan để “dùng Việt Nam đánh Nga”! Quang đã về nước để theo anh Vinh “đen” khởi nghiệp tại VN, và chuẩn bị “đánh Nga” theo sơ đồ của bản thân và anh em Masan định ra...
-
Chỉnh sửa cuối: