Đến
Phú Yên mà không ghé
Ô Loan đầm ven quốc lộ 1A, dưới chân đèo Quán Cau thì coi như chưa đến Phú Yên. Đầm rộng hơn 17.5 km2 với độ sâu trung bình 1,2 đến 1,4 mét; mùa mưa có thể sâu tới 3 mét. Một lạch nhỏ nối đầm với biển. Bao bọc quanh đầm là núi Đồng Cháy, núi Cẩm và cồn An Hải. Trong đầm có nhiều loại hản sản quý như cá mú, sò huyết & ghẹ...
Sò huyết ở đây thì khỏi phải kể không thì lại thèm nhỏ dãi
Sò huyết đầm Ô Loan nuôi sống hàng vạn dân 5 xã quanh đó. Nguồn sống này gắn với chuỗi ngày triền miên mưu sinh vất vả. Ai theo nghề gắp sò đều phải ngày ngày ngâm mình hai phần ba thời gian trong nước… Theo kinh nghiệm người gắp sò, mặt nước ban sáng còn lành, bùn chưa bị xáo nên dễ tìm được sò huyết. Gắp sò phải có kỹ xảo mới thắng được; sò huyết nằm dưới bùn, chỗ nào có bùn pha cát nhiều, chỗ đó có vựa sò huyết.
Mỗi ngày, người cao (lội được chỗ nước sâu) có thể gắp được 3 - 5 kg sò huyết. Dân gắp sò ngâm mình dưới nước từ sáng đến tối, ai chưa được nửa thau sò chưa đành lòng ra về. Bao dòng nước trong, đục, lạnh, nóng họ đều chịu được. Sò huyết phải gắp bằng chân, người gắp sò phải cao, có đôi chân nhanh nhạy, dẻo dai mới gắp được sò trong mặt bùn. Dụng cụ gắp sò chính là đôi chân, chân là “mắt” lặn tìm sò trong biển nước
Để có món sò huyết danh bất hư truyền phục vụ du khách thì những người thợ gắp sò chỉ tính theo con nước, thời tiết để hình dung khu vực sò dậy đi ăn. Thành công chỉ là vậy
Có rất nhiều bè nổi trên đầm phục vụ các sản vật của đầm Ô loan như thế này
trong đó phải kể đến quán Kiều do em Việt kiều mới ở Canada về bỏ vốn
Đầm rộng mênh mông nên quanh năm không thiếu các sản vật
Góp phần làm phong phú đời sống vật chất của dân bản địa
Tạm biệt Ô Loan đầm đoàn công tác lại ghé thăm một địa danh nổi tiếng khác - Ghềnh Đá Đĩa
Nới giao thoa của đất & biển trời lộng gió
Ghềnh Đá Dĩa còn có các cách gọi (viết) khác là
Gành Đá Dĩa là một danh thắng thiên nhiên kỳ thú về cảnh quan và độc đáo về địa chất ở VN.
Gềnh Đá Dĩa là một tập hợp các trụ đá hình lăng trụ xếp liền nhau, hòn nọ nối hòn kia kề với sóng nước. Bãi đá trải rộng san sát nhau chung màu đen huyền bí.
Có trụ thẳng đứng, có trụ nghiêng vẹo nhưng vẫn chồng chất tầng tầng trông như chồng bát dĩa nên có tên gọi là Ghềnh Đá Dĩa. Nhìn từ xa, Ghềnh Đá trông giống một tổ ong thiên tạo khổng lồ vô cùng kỳ vĩ.
Liền kề với Ghềnh Đá Dĩa là Bãi Bãng tĩnh lặng với bãi cát trải mịn màng.
Gần đây, Gềnh Đá Đĩa trở thành một địa điểm nổi tiếng cho dân phượt, dân nhiếp ảnh và cả đôi lứa yêu nhau.
Nơi đây có những phiến đá kỳ ảo, thô ráp xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau, thành một vách núi sừng sững trải dài lấn ra tới biển. Hình ảnh này gợi cho du khách liên tưởng tới một lớp vảy khổng lồ của một con kình ngư đang đắm mình trong giấc mộng triệu năm dưới làn nước trong mát và mây trời cao xanh của Phú Yên.
Hoàng hôn nhuộm màu lên phiến đá, nhìn từ trên cao như những chiếc đĩa dát vàng. Ghềnh này được hình thành khi núi lửa tuôn trào dung nham xuống biển.
Dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại và do hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quang tuyệt vời như ngày hôm nay. Bên dưới ghềnh đá là bãi Bằng với nước biển dịu mát và tĩnh lặng.
Có lẽ do địa hình hiểm trở và chưa mấy ai biết đến nên nước biển bãi Bằng trong vắt một màu, nhìn từ trên cao xuống có thể thấy cả đáy.
Ghềnh Đá Đĩa tuy hùng vĩ hoang sơ, nhưng vẫn không thiếu nét thơ mộng khi chiều về. Ta cũng có thể ngâm mình trong làn nước mát và nhắm mắt tận hưởng cái vỗ nhè nhẹ của sóng biển vào da thịt, những làn gió mơn trớn trên tóc và mùi biển mặn đậm đà
Được đắm mình giữa một chốn hoang sơ của thiên nhiên, ta như gột rửa hết mọi lo toan.
Ghềnh Đã Đĩa là một điểm trên bản đồ Kool Vietnam thuộc dự án Clear My Kool Vietnam