[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Minh Hằng

Xe tải
Biển số
OF-168616
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
219
Động cơ
341,081 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên

3. ===== TRUYỆN CHAN THA =======
(Hồi ký Angkorwat: Một câu chuyện thật mà như đùa)

Phnom Penh 1983.
Tôi vẫn tiếp tục công việc hàng ngày, tuần 3 buổi đi học ở Sala phia sa. Khóa học tiếng K chỉ có hơn chục người mấy cậu Cuba, Tiệp, Hung và một cô bé người Đức béo tròn. Cô giáo là cô Kechia khoảng 50 tuổi, trắng trẻo, gầy và đeo đôi kính cận dày cộp. Mặt nhỏ nhắn và lúc nào cũng hơi buồn buồn.

Cả lớp có một mình tôi là VN nên cô có về quan tâm hơn. Giờ giải lao cô và tôi hay đứng nói chuyện cùng nhau. Được biết chồng cô cũng là một giáo sư dạy đại học và đã bị giết trong một " Công xã" ở tỉnh Puoc sat.
Hiện cô sống với đứa con gái út. Hai đứa con trai bị tách riêng ra không biết không có tin tức gì. Nhà cô ở khu vực chợ Cũ. Cuộc sống của họ cũng khó khăn, thiếu thốn như phần lớn dân K sau giải phóng. Nên thỉnh thoảng tôi hay biếu cô vài cục xà bông Lux, vài m vải mua ở cửa hàng ngoại giao. Hồi đầu cô không nhận, nhưng khi tôi bảo đây là tiêu chuẩn hàng tháng của tôi, giá rẻ không mua cũng bỏ đi, nên cô nhận và rất cảm động.
Một hôm trong lúc nghỉ giải lao cô hỏi :
- Chan Thu có biết sửa điện không?
Cô hay gọi tôi bằng tên này dù biết tên thật của tôi.
- Em biết một chút. Cô cần sửa cái gì ?
- Nhà cô có cái quạt trần hỏng, hai hôm nay tự nhiên không chạy được nữa, không biết bị làm sao? Nếu em rảnh thì đến xem giúp cô.
- Vâng, chiều nay mấy giờ cô ở nhà em sẽ đến xem cho cô.
- Vậy khoảng 5h em đến nhé.
Cô viết cho tôi địa chỉ vào mảnh giấy. Cả hai chúng tôi vào lớp tiếp tục tiết học.
Buổi chiều tôi lấy ít dầu, mỡ xe ô tô, băng dính, tô vít, kìm, dao... Cho vào cái túi nhỏ khoác vai lên khu vực chợ Cũ tìm nhà cô giáo. Nhà cô cũng rất dễ tìm. Đó là khu nhà 3 tầng kiểu như tập thể Giảng võ nhà cô ở tầng 2. Còn vài phút mới đến 5h, tôi đứng ngoài hút thuốc chờ. 5h đúng mới bấm chuông, cô giáo ra mở cửa và mời tôi vào nhà. Cô đang chuẩn bị nấu cơm chiều. Sau khi mang ra cốc nước mời tôi :
- CT uống nước đi chờ cô một chút.
Nhìn quanh nhà cũng chẳng có gì đáng giá. Đồ đạc tềnh toàng, có lẽ cái đi văng tôi đang ngồi là đồ xịn nhất. Tuy vậy được cái gọn gàng ngăn nắp và sạch sẽ. Giữa phòng khách là cái quạt trần SMC nằm im bất động. Chắc "bệnh nhân" của mình đây em nghĩ thầm.
- Có phải cái quạt này không cô ?
Tôi hỏi vọng vào bếp.
- Đúng rồi, em xem giúp cô, cô đang dở tay chút.
- Cô có việc gì cứ làm đi. Kệ em.
Tôi mở đồ nghề ra ngó nghiêng. Trước hết phải xem hộp công tắc xem điện đóm có vào không ? Mở ra thì thấy đứt một dây nguồn, chắc thủ phạm đây rồi, đơn giản mong là chỉ có vậy. Tôi tháo họp công tắc mang ra bàn làm vệ sinh, lau bụi sạch sẽ, có lẽ cái quạt từ 1975 đến giờ không ai lau chùi nên cực bẩn. Đang lúi húi làm bỗng nghe tiếng chào :
- Chum riếp sua pu .
Ngẩng đầu lên thấy một cô bé đang chắp tay trên ngực cúi đầu chào.
Có lẽ là cô con gái đi làm về.
- Chào cháu, cháu đi làm về à ?
- Dạ, má cháu đi đâu chú ?
- Má cháu trong bếp.
Cô bé đặt cái cặp nhỏ xuống cạnh bàn và chạy ào vào bếp. Mấy phút sau cô bé quay ra rót thêm nước cho tôi và ngồi xuống xem tôi làm.
- Má cháu bảo xem chú có cần gì cháu giúp không ?
- Chú làm gần xong rồi. Cháu cứ nghỉ đi.
Lúc này mới quan sát cô gái. Cũng là một cô gái gốc Hoa, khá xinh xắn trắng trẻo, khuôn mặt hài hòa với sống mũi cao và đôi môi đỏ mọng.
Dáng hơi gầy có lẽ đang tuổi chưa lớn hết. Cô bé có giọng nói đặc biệt êm ái, nhất là từ " Vâng" = Chas, chas , nghe rất nhẹ nhàng dễ thương.
Tôi nối dây điện và lắp hộp quạt vào chỗ cũ, rồi bật thử, quạt từ từ chạy. Cô bé thích quá vỗ tay nhìn tôi:
- Được rồi, cám ơn chú nhiều. Tối nay mẹ con cháu không phải chịu nóng nữa rồi.
Chiếc quạt từ lâu không được bảo dưỡng kêu lách cách khi chạy.
- Quạt lâu cũ rồi, chạy kêu lắm để chú tiện thể tháo xuống làm luôn cho.
Cô giáo lúc này đã đi từ bếp ra:
- Nếu em không bận thì làm giúp cô. Cả cái trong phòng ngủ nữa cũng kêu thế này. Em ở lại ăn cơm với mẹ con cô. Con ở đây giúp chú
- Chas. ( lại tiếng vâng nhẹ như gió thoảng)
Vậy là cô bé sốt sắng đi tìm ghế kê lên cho tôi tháo cả hai cái quạt xuống đất. Tháo được 6 cái cánh quạt ra tôi đưa cô bé mang đi rửa và lau khô. Trong khi chờ cánh quạt tôi tháo quạt và tra dầu mỡ vào trong vòng bi. Tiếp tục sai cô bé lấy khăn ướt lau nốt cái quạt. Tôi ra ngoài hành lang hút thuốc lá chờ.
- Xong rồi chú ơi
Nghe cô cháu gọi, tôi quay vào, lắp cánh vào bầu quạt. Hai chiếc quạt trần trông đã sáng sủa sạch sẽ hơn nhiều. Cô bé ngồi cạnh chăm chú nhìn tôi làm :
- Các chú bộ đội VN cái gì cũng biết làm hả chú ? Mà chú tên chi vậy ?
- Cứ gọi chú là Chan Thu là được. Nhà các chú ở VN cũng nghèo lắm, nên việc gì cũng phải biết một chút.
- Ôi, sao tên chú...
Cô bé ngập ngừng muốn hỏi gì đó nhưng lại thôi.
- Còn cháu tên gì ?
- Cháu tên Chan Tha.
Cô bé này định đùa mình chắc, thấy mình nói tên Chan Thu, thì lấy luôn tên là Chan Tha. Nghĩ vậy tôi hỏi lại:
- Tên cháu là Chan Tha thật à ?
- Dạ, má đặt tên vậy mà.
- Chan Tha nghĩa là gì cháu ?
- Chỉ là cái tên thôi chú ?
- Chú nghĩa là nó phải có nghĩa gì chứ nhỉ ? Ví dụ như tên chú là hoa Chan Thu ở VN gọi là hoa huệ.
Vừa làm vừa nói chuyện chỉ một lúc sau tôi cũng đã làm xong công việc treo 2 cái quạt lên, bật điện quạt chạy ngon lành êm ái. Chan Tha vui vẻ nhìn quạt chạy:
- Cháu cảm ơn chú nhiều lắm. Để cháu xem nhà còn gì hỏng cháu sẽ nhờ chú nữa.
Chan Tha quay ra thu dọn bãi chiến trường tôi bày đầy ra sàn nhà. Lau nhà sạch sẽ. Cô giáo cũng đã nấu xong và dọn ra bàn, mời tôi cùng ăn cơm.
- Đàn ông VN khéo tay và chịu khó làm việc hơn Kampuchia.
- Bên em mấy chục năm chiến tranh liên miên nên mọi người phải tự thích nghi thôi cô ạ. Chan Tha đang đi học hay làm ở đâu ?
- Cháu nghỉ học rồi, đang đi làm ở khách sạn Samaki.
- Cháu làm gì ở đó ?
- Cháu làm lễ tân. Cháu cũng muốn đi học tiếp, nhưng giờ phải đi làm đã, vài năm nữa cháu học tiếp.
- Làm lễ tân thì cháu phải biết nhiều thứ tiếng chứ ?
- Cháu biết tiếng Pháp, Hoa và đang học buổi tối tiếng Anh.
- Chà, cháu giỏi thật. Chú thấy cháu nói tiếng Kh'mer cũng rất hay, nhẹ nhàng và rất rõ không hay nuốt âm như người khác. Chú rất thích nghe. Khi nào rảnh cháu dạy thêm chú nhé. Chú đang học nhưng dốt lắm, bị mẹ cháu chê suốt.
Nghe tôi nói vậy, cô giáo cười, nói với Chan Tha ;
- Chú Chan Thu nói vui đó, chú học rất tốt, rất thông minh. Chỉ có điều chú bận việc nên đôi khi nghỉ học, đến lớp không đều. Con rảnh thì giúp chú vài giờ một tuần cũng tốt.
Suy nghĩ một lúc Chan Tha nói :
- Cháu sẵn sàng giúp chú thôi, nhưng cháu không có nhiều thời gian. Đi làm về thì lại phải đi học tiếng Anh buổi tối, mỗi tuần 3 buổi.
3 buổi còn lại thì cháu có thể nói chuyện với chú thôi, cháu không biết dạy như má cháu đâu.
- Cũng được, mỗi buổi chú chỉ cần nói chuyện với cháu 1h là đủ để cháu còn nghỉ ngơi.
- Vâng, vậy nhưng ngày chẵn cháu sẽ nói chuyện cùng chú từ 5h chiều đến 6h hoặc hơn một chút cũng không sao. Nhưng chú phải chăm chỉ đấy.
- 5h cháu mới tan làm mà ?
- Vâng, chú chờ cháu ngoài cổng Ks rồi cháu và chú vừa đi về vừa nói chuyện về đến nhà một lúc là xong.
- Ồ, được chỉ sợ cháu mỏi chân thôi, chú đi bộ hàng ngày quen rồi.
- Cháu cũng đi bộ đi làm mà.
Chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện, cô giáo và Chan Tha rất vui. Sau bữa cơm, tôi chào hai mẹ con họ rồi ra về. Cô giáo bận rửa bát. Nên Chan Tha tiễn tôi xuống dưới nhà.
- Chú nhớ ngày mai là ngày học đầu tiên của chú rồi đó, tới đón cháu muộn là cháu phạt chú đó.
- Yên tâm chú luôn đúng giờ.
Về đến nhà mới nhà tôi mới sực nhớ quên túi đồ trên nhà cô giáo.
Chiều hôm sau, đúng 5h tôi đã có mặt trước Ks Samaki đây là khách sạn Hoàng Gia dưới thời Sihanouk, sau giải phóng đổi thành Samaki (Đoàn Kết) đây là ks sang nhất hồi bấy giờ, nơi tập trung các tổ chức nhân đạo quốc tế đang làm công tác cứu trợ cho K.
Hơn 5h một chút thì Chan Tha xuất hiện. Cô bé mặc cái áo sơ mi trắng và váy bằng vải thun màu tím than, có lẽ là đồng phục của ks. Phụ nữ K đi làm ở các cơ quan công sở thường mặc váy bằng vải thun, cạp cao và dàu gần mắt cá chân. Thấy tôi đã đứng chờ cô bé chào mấy cô bạn đồng nghiệp rồi rảo bước đi về phía tôi. Mấy cô bạn thấy vậy nói to :
- Chan Tha, người yêu cậu đấy à ? Mai phải mời chúng tớ uống cafe nhé.
Chan Tha đến gần tôi, cúi đầu giấu khuôn mặt đỏ bừng nói nhanh:
- Đi nhanh đi chú.
Tôi trêu cô bé :
- Từ từ hình như bạn cháu kêu cháu cái gì đó, chú không nghe rõ.
Mặt cô bé càng đỏ, lườm tôi một cái rồi kéo tay tôi đi nhanh. Đi một quãng xa, Chan Tha buông tay tôi nói:
- Chú giả vờ để trêu cháu, chú chắc nghe bạn cháu nói gì chứ ?
Được thể tôi vẫn tiếp tục tỉnh bơ:
- Chú cũng nghe loáng thoáng họ bảo mai cháu mời họ đi cafe. Hay ngày kia tan làm chú mời cháu và bạn cháu đi uống cafe ?
Cô bé dậm chân :
- Không được, không được cháu xấu hổ chết mất. Họ bảo chú là người yêu cháu đấy.
- Vậy càng phải mời họ đi cafe để họ biết là không phải.
- Thôi, không nói chuyện này với chú nữa. Giờ vừa đi chú vừa kể cho cháu nghe tất cả về chú. Từ nào sai, câu nào chưa đúng cháu sẽ sửa cho chú. Ở nhà cháu đã viết sẵn một số thành ngữ, ca dao thông dụng của K cho chú. Trong khi dạy chú thì chú cũng dạy lại cháu một số câu giao tiếp tiếng Việt nhé.
Vậy là vừa đi tôi vừa kể cho Chan Tha những chuyện tôi chợt nghĩ ra. Mỗi ngày một vài câu chuyện.
... Cứ như vậy, tuần 3 buổi chiều tôi đến đón Chan Tha rồi vừa đi vừa nói chuyện đến lúc về tới nhà cô giáo. Chan Tha là một cô bé có khướu ngoại ngữ, mới hơn chục buổi học cùng tôi mà cô bé đã nói được khá nhiều câu tiếng Việt.
Tôi kể cho cô bé nghe về thời nhỏ, đi học, về Hà nội, phong tục tập quán của người Việt, cách xưng hô của người Việt. Rồi những ngày đi bộ đội, cuộc sống gian khổ của người lính...
Cô bé nghe rất chăm chú, và khi tôi bí từ để diễn đạt cô bé bắt tôi giải nghĩa và đưa ra từ Kh'mer tương đương. Do đó tôi cũng rất nhớ những từ đó. Rồi tôi kể đến những ngày mới sang K, chuyện gặp người dân đói khổ ở phà Neak Lương, những chuyến công tác đi các tỉnh, chuyện các đồng đội tôi đã hy sinh. Nhiều lúc cô bé cảm động rớm rớm nước mắt. Cũng có lúc chúng tôi ngồi lại bên một ghế đá bên đường hay một quán cafe, nước mía nào đó để nói chuyện. Những lúc này Chan Tha rất chăm chú nghe tôi, ánh mắt lộ vẻ rất ngưỡng mộ ông chú coong tóp VN.
Hơn một tháng sau, khi hai chúng tôi đang ngồi uống cafe trong một quán nhỏ ven đường, Cha Tha nói:
- Từ giờ cháu sẽ gọi chú là anh Chan Thu. Vì chú gọi má cháu là cô nên cháu sẽ gọi chú như vậy như chú đã dạy cháu.
Chan Tha ngước mắt nhìn tôi chờ câu trả lời, với ánh mắt là lạ.
- Cháu gọi chú bằng gì cũng được. Chỉ là thay đổi cách xưng hô thôi. Chú thấy không ảnh hưởng gì cả.
- Sao chú nói khi hai người yêu nhau thì họ cũng gọi nhau là anh em ?
- Ừ, anh em trong nhà họ cũng gọi nhau là anh em, không nhất thiết phải yêu nhau mới gọi anh em. Cũng còn tùy vào quan hệ gia đình, đôi lứa... Cái này sau này học nhiều tiếng Việt cháu sẽ hiểu. Cháu cứ xưng hô theo cách nào cháu thấy được thôi. Còn về bản chất quan hệ giữ hai chú cháu không thay đổi.
Chan Tha cắn chặt môi hỏi tiếp :
- Vậy chú phải gọi cháu là em Chan Tha ?
- Ừ, chú sẽ gọi cháu là Chan Tha và tôi. Thế là được và cháu cũng phải để chú thay đổi từ từ.
- Mà sao anh lại lấy tên là Chan Thu, đó là tên con gái mà.
Chan Tha đột ngột thay đổi cách xưng hô.
- À, đó là tên một cô gái Việt kiều chú quen cách đây vài năm. Cô ấy đã đi xa, trước khi đi cô ta đặt tên chú như vậy.
Chan Tha phụng phịu nói :
- Lại " Chú" rồi. Chị Chan Thu có đẹp không anh ?
- Cũng đẹp như Chan Tha vậy, nhưng không trắng bằng. Khi nào rảnh anh sẽ kể cho Chan Tha nghe.
Nở nụ cười mãn nguyện, vì được khen đẹp và cách thay đổi xưng hô của tôi. Chan Tha vui vẻ kéo tay tôi đứng lên:
- Về thôi anh, hôm nay học quá gần nửa tiếng rồi. Em phải về không má mong.
Suốt dọc đường về nhà cô bé luôn nói cười vui vẻ, khiến tôi rất ngạc nhiên, chưa bao giờ thấy cô bé vui vẻ như vậy.
Cũng từ hôm đó mọi câu nói, cử chỉ của cô bé đối với tôi tự nhiên hơn. Cô thường khoác tay tôi chậm chậm đi trên đường, một cử chỉ lúc trước cô không dám làm. Khi mấy cô bạn lên tiếng trêu chọc, cô bé không còn xấu hổ đỏ mặt nữa, mà tỏ thái độ mặc định tôi là người yêu của cô. Đôi lúc bắt gặp ánh mắt cô bé nhìn tôi đắm đuối.
Ây za, lại mệt rồi đây. Chưa hết Chan Thu lại đến Chan Tha, tôi tự nhủ : để hôm nào sẽ kể cho cô bé nghe chuyện về Chan Thu, may ra cô bé sẽ hết mơ mộng. Cái tuổi mới lớn này phức tạp thật.
Từ hôm Chan Tha đòi thay đổi cách xưng hô thì cô bé cũng có vẻ chú ý đến ngoại hình hơn. Khi ra về thì không mặc bộ đồng phục công sở nữa, mà cô bé thay những bộ váy áo khác trước khi ra về. Cô bé ăn mặc cũng có khướu thẩm mỹ. Nên bộ nào cô mặc cũng rất bắt mắt, trông rất dễ thương. Nhưng thay đổi của Chan Tha không qua được mắt tôi, một thằng lính vốn hay quan sát. Tôi hiểu cô bé đã say nắng " bộ đội VN" rồi.
Vẫn giữ thái độ bình thường tôi ngó lơ mọi cố gắng thể hiện của cô bé.
Sau hai tháng quen nhau và đã kể rất nhiều chuyện về mình cho cô bé nghe. Một hôm Chan Tha tan làm sớm hơn ngày thường. Do cô bé đã dặn trước, nên tôi đón cô lúc 4h chiều. Thấy thời gian hôm nay có vẻ nhiều nên tôi và Chan Tha vào một quán cafe ngồi uống nước. Tôi liền chậm rãi kể cho Chan Tha về lý do tại sao tôi có cái tên rất con gái là Chan Thu. Tôi kể từ lúc chúng tôi quen nhau đến khi chia tay ở Sisophon ( không kể đoạn Sukhalay ) .
Cô bé mở to mắt chăm chú ngồi nghe tôi kể, không ngắt lời, sửa câu như mọi khi. Nghe xong câu chuyện cô bé nói :
- Anh và chị Chăn Thu yêu nhau vậy sao lại chia tay ?
- Vì không chung đường. Anh không thể đi theo và Chan Thu không thể ở lại.
- Chị Chan Thu như vậy là không tốt. Sao lại chia tay một người như anh ? Nếu là em thì...
- Mỗi người đều có cái khó Chan Thu cũng vậy. Khi hai người yêu nhau thì không ai muốn chia tay. Do hoàn cảnh bắt buộc thôi. Chan Thu không như em nghĩ đâu. Tuy quen nhau chỉ một thời gian ngắn nhưng anh rất hiểu Chan Thu.
Giọng cô bé ấm ức:
- Anh lại bênh chị Chan Thu. Vậy còn em thì sao ? anh có hiểu em không ? Có nghĩ đến cảm nhận của em không?
- Anh không bênh nhưng trong việc này thì lỗi một phần do anh. Còn em thì anh hiểu chứ. Em là một cô gái xinh đẹp, thông minh, đa cảm. Quan trọng hơn nữa là em là một cô giáo rất nghiêm khắc của anh. Em còn quá trẻ, vài năm nữa em sẽ hiểu.
- Vậy bây giờ anh còn nhớ đến chị Chan Thu không ?
- Có chứ, làm sao đã quên được. Có lẽ chẳng bao giờ quên.
- Ngay cả lúc ngồi với em thế này?
- Chính xác.
Cúi mặt, thở dài cô bé nói :
- Anh thật là tốt." Cô lap miên bon la. Sne ha miên up pạ xạ " em sẽ chẳng bao giờ được như chị Chan Thu...
- Cuộc sống luôn là như vậy: Hoa hồng nào cũng có gai, tình yêu thì luôn khó khăn.
Với khuôn mặt buồn bã, cô bé đứng lên rủ tôi ra về.
- Về sớm thôi anh, hôm nay em hơi đau đầu. Có lẽ anh đang thử thách lòng kiên nhẫn của em ?
- Không phải. Vấn đề này để hôm nào anh sẽ nói cho em hiểu.
Chúng tôi đứng lên ra về. Tôi đưa Chan Tha về nhà. Cô giáo thấy vậy hỏi :
- Sao hôm nay về sớm vậy ?
- Dạ, hôm nay Chan Tha hơi mệt nên em đưa về sớm.
Chan Tha chào tôi giọng nghẹn ngào như sắp khóc rồi chạy ào vào buồng ngủ, đóng cửa lại. Bà giáo ngạc nhiên nhìn tôi như dò hỏi. Tôi lắc đầu, mỉm cười :
- Em cũng không hiểu chuyện gì ? Em về luôn đây. Chào cô.
Trong những ngày sau đó, chúng tôi vẫn cùng nhau đi dạo vào mỗi buổi chiều. Cô bé vậy phụ đạo tiếng K cho tôi một cách nghiêm túc. Nhưng không còn vui vẻ, hồn nhiên như trước. Còn tôi thì cũng cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn. Thà là để cô bé hờn dỗi, đau khổ một chút lúc này còn hơn để sau này phát sinh những điều khó xử. Tình cảm của cô bé cũng chỉ là bột phát nhất thời, cô bé sẽ nhanh chóng quên đi. Bản thân tôi cũng không xác định ăn đời ở kiếp trên đất này. Và nỗi buồn nhớ Chan Thu vẫn canh cánh trong lòng.
Thấm thoắt, Chan Tha đã dạy tôi được gần 3 tháng. Trong thời gian đó tiếng K của tôi có tiến bộ rất nhanh.
Một buổi chiều trên đường về nhà. Chan Tha hỏi tôi:
- Chị Chan Thu có viết thư cho anh không ?
- Cũng thi thoảng chị ấy viết thư cho anh. Bọn anh vẫn có thông tin về nhau.
- Anh có nghĩ sau này đi tìm chị Chan Thu không ?
- Anh chưa nghĩ đến điều đó. Cũng có thể bọn anh sẽ không bao giờ gặp nhau nữa. Nhưng anh tin Chan Thu sẽ luôn nhớ tới anh và anh cũng vậy.
Chan Tha ngẩng đầu, mắt nhìn xa xăm vào con đường trước mặt, giọng chậm rãi :
- Anh nghĩ thế nào về em và tình yêu của em dành cho anh bấy lâu nay.
- Anh biết tình cảm em dành cho anh, không phải anh không nhận ra. Nhưng anh không thể đón nhận. Vì anh không thể ở lại đây và em không thể theo anh về VN. Phong tục tập quán 2 nước khác nhau lắm. Anh đang là bộ đội chẳng có gì đảm bảo cho tương lại. Và một điều nữa là anh chưa quên được chị Chan thu. Nên tốt nhất chúng ta cứ là chú cháu tốt như ngày đầu.
- Em không thể như vậy được. Dù anh không chấp nhận em. Nhưng em vẫn coi đây là mối tình đẹp của riêng em.
Vài hôm sau Chan Tha gặp tôi và nói không tiếp tục dạy tôi được nữa. Cô bé sẽ đi học một lớp du lịch ngắn ngày, và có thể phải lên Siêm riep giúp các chuyên gia Ấn độ phục chế khu vực Angkorwat. Trước khi đi học em muốn mời tôi qua nhà ăn cơm.
Buổi chiều tôi mang mấy thứ quà lặt vặt đến biếu cô giáo, và ăn cơm cùng hai mẹ con. Cơm xong tôi hỏi :
- Chan Tha học ở đâu ?
- Em học ở PP này thôi, và vẫn phải đi làm nên bận. Khi nào rảnh anh cứ đến chơi với mẹ con em. Khi nào anh viết thư cho chị Chan Thu nhớ kể chuyện em cho chị nghe. À, em có một bài hát rất hay của Sin Sisamuth về tình yêu của một cô gái có tên Chan Thu. Em hát tặng cho anh.
Nói rồi cô bé cất tiếng hát buồn buồn. Bài hát cũng rất buồn. Hát xong cô bé chào tôi xin lỗi vì hơi mệt đi vào buồng nghỉ trước.
Cô giáo cũng đã dọn dẹp xong ra bàn rót thêm nước cho tôi và nói:
- Chan Tha nó cũng nói chuyện cho cô biết chuyện của em và nó. Cô biết là chuyện đó sẽ không có kết quả tốt. Vì như vậy sẽ làm khó cho em. Nhưng là chuyện tình cảm riêng tư cô cũng không can thiệp quá sâu, chỉ khuyên nhủ nó dần dần. Như vậy là cũng tốt. Cô cũng cảm ơn em vì đã không đón nhận tình cảm của nó, tránh cho nó những tổn thương quá lớn sau này.
Tôi cũng chỉ biết vâng dạ rồi ra về, trong lòng cũng vấn vương một nỗi buồn. Tôi sẽ không còn dịp nghe cô bé nói tiếng K rất nhẹ nhàng rành mạch. Được nhận những mảnh giấy ghi những thành ngữ Kh'mer với nét chữ tròn tròn rất đẹp.
Sau ba tháng học, Chan Tha theo đoàn chuyên gia Ấn lên Siemriep làm việc, vài tháng cô bé lại về PP thăm mẹ và nhắn tôi đi uống cafe cùng cô.
Thời gian cũng làm cô vui tươi trở lại, cô bé đã hết hơi gầy, thân hình nẩy nở xinh đẹp và quyến rũ hơn. Lần nào gặp cũng hỏi thăm chị Chan Thu.
Năm 1984 tôi về VN và tháng 10/1985 tôi trở lại PP. Tôi đến gặp cô giáo để xin cô bố trí cho tôi thi lấy chứng chỉ tiếng Kh'mer. Gặp lại tôi cô rất mừng và nói :
- Chan Tha cũng đang ở PP. Vài ngày nữa mới lên Siemriep.
Ngồi chơi một lúc thì Chan Tha về. Gặp lại tôi sau hơn một năm, cô bé mừng lắm, liền rủ tôi đi uống cafe và hỏi :
- Anh đã gặp lại chị Chan Thu chưa?
- Có lẽ bọn anh sẽ không bao giờ gặp lại. Cuối tháng năm nay chị Chan Thu sẽ lấy chồng.
- Ôi, sao lại như vậy. Tiếc cho anh chị quá.
- Còn em đã có người yêu chưa ? Khi nào lấy chồng ? Giờ không còn trẻ con như trước rồi.
Chan Tha nhìn tôi, rồi hạ giọng nói nhỏ :
- Nếu em nói em chưa yêu ai, và vẫn chờ anh thì anh nghĩ sao ?
- Tất cả đối với anh đã là quá khứ rồi. Cả Chan Thu và em chỉ còn là những kỷ niệm đẹp thôi.
- Lại một lần nữa em không có duyên.
Đưa Chan Tha về nhà, đứng dưới cổng trước khi chia tay cô bé ngập ngừng nói :
- Anh, ngày mốt em đi rồi. Gặp lại anh lần này em vui lắm chỉ tiếc là em và em lúc nào cũng có khoảng cách.
Anh hôn em được không ?
Tôi chẳng suy nghĩ nhiều liền ôm cô bé và hôn nhẹ lên trán cô.
Từ đó lâu lâu tôi mới gặp Chan Tha.
Tháng 12/1986 tôi về phép. Trước khi về tôi có ghé qua cô giáo, gặp Chan Tha ở nhà. Cô reo lên thích thú:
- Ôi, em cũng sắp đi Hà nội chơi đây. Em có cô bạn người VN làm phiên dịch cho đoàn Ấn, cũng đi về phép chị ấy rủ em về HN chơi. Nếu có anh ở HN thì anh đưa em đi chơi nhé.
- HN mùa này lạnh lắm nếu em đi thì nhớ chuẩn bị áo ấm. Nhà bạn em ở đâu ? Anh sẽ đến tìm.
Chan Tha lục trong túi xách lấy một tờ giấy đưa tôi xem.
- Anh nhớ rồi. Khi nào em về anh sẽ qua. Mai anh về HN rồi.
- Vậy em về sau anh một tuần. Em cũng chỉ ở chơi một tuần thôi.
- Ừ, thôi anh về. Hẹn gặp em ở HN.
Một tuần sau theo địa chỉ của cô bạn tôi đến tìm Chan Tha ở cuối chân dốc Ngọc Hà. Gặp tôi em vui mừng và đòi tôi đưa đi chơi. May đợt đó mang được cái Cub 81 về nên có phương tiện đưa Chan Tha đi khắp nơi. Cô bạn gái thấy có người làm thay mình nên cũng không có ý kiến gì. Một tuần trôi qua nhanh. Đã đến ngày Chan Tha trở lại PP. Cũng chẳng còn chỗ nào đi. Cả buổi chiều hôm đó chúng tôi lang thang trong bách thảo. Đút tay trong túi áo lông Đức của tôi em vẫn xuýt xoa kêu lạnh. Nắm tay em trong túi áo, chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau trong chiều mùa đông HN. Một cơn gió lạnh thổi đến. Chan Thu rùng mình ôm chặt lấy tôi rồi hỏi :
- Anh, tại sao đến lúc này anh vẫn không thể yêu em ? chị Chan Thu đã lấy chồng một năm rồi. Không lẽ anh vẫn chưa quên được chị ấy.
- Với Chan Thu thì anh chẳng bao giờ quên. Với em thì anh đã trả lời em khi em là cô gia sư của anh rồi. Đến giờ anh đối với em vẫn vậy.
- Anh thật kỳ lạ. Chắc em sẽ khó quên anh lắm.
- Sau này có gia đình nhỏ em sẽ quên nhanh thôi.
- Mai em sang trước. Hai tuần nữa anh sẽ lại sang.
Sáng sớm hôm sau tôi xin xe cơ quan tiễn Chăn Tha ra Nội bài. Hết phép tôi quay lại PP thì Chan Tha đã đi Siemriep. Từ đó tôi rất ít khi gặp Chan Tha. Cuối năm 1987 Chan Tha về đón bà giáo lên Siemriep ở cùng. Bà giáo lúc này cũng đã nghỉ dạy. Chan Tha mở một văn phòng du lịch trên đó. Lâu lâu em mới về PP một lần. Đầu 1988 em lấy chồng và không còn về PP nữa.
Tháng 6/1988 tôi cũng hết nhiệm kỳ và trở về HN. /.


======== HẾT =======
chuyện cụ viết hay và cảm động...Cụ thật là người tử tế!
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,603 Mã lực

Minh Hằng

Xe tải
Biển số
OF-168616
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
219
Động cơ
341,081 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Thời trước em thấy chuyên gia sang K toàn những người tài, có tâm huyết cả chỉ mấy đoàn em quen biết như :
- Y tế: có cụ Vân C, cụ Dân, cụ Tuấn
- Điện ảnh : Cụ Thủy ( HN trong mắt ai, Tử tế)
Các cụ BS đã "đi" hết rồi ạ.
 

Minh Hằng

Xe tải
Biển số
OF-168616
Ngày cấp bằng
26/11/12
Số km
219
Động cơ
341,081 Mã lực
Nơi ở
Quận Long Biên
Chắc lai VN cụ ạ :)) chứ Kampuchia thuần chủng khó đẹp lắm vì theo ông thầy dạy ở trường ngoại ngữ nói là dân K thuộc bộ bò nên đen và thô, khác với dân VN thuộc bộ hươu nên trắng trẻo, cao ráo...
Thế dân châu âu với đám scandinavian thuộc bộ H cao cổ ?? :)
 

taplai2012

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-150015
Ngày cấp bằng
21/7/12
Số km
27,428
Động cơ
513,519 Mã lực
Nhân dịp nghỉ ngơi dãn cách, theo yêu cầu của các cụ trong thớt " Tay không giết hai hổ" em lập thớt kể cho cho các cụ nghe những mẩu chuyện trong suốt cuộc đời quân ngũ của em.
Cụ nào có mẩu chuyện gì hay thì cũng kể cho anh em nghe cho đỡ buồn những ngày giãn cách.
Chuyện hổ thì em đã kể bên kia rồi. Giờ là chuyện :
----- CHỊ THÊU ---
Sau khi làm mất bộ xương hổ vài ngày thì cũng sát Tết. Năm nay có con lợn chuẩn bị Tết thì bị hổ bắt mất nên cả đại đội không biết lấy gì ăn Tết đây.
Một buổi sáng CTV Lý bảo em :
- Cậu theo đ/c Khâm sang C8 vay một con lợn về ăn Tết.
- Vâng, em đi ngay.
Em chạy xuống nhà quản lý gặp anh Khâm quản lý ( Nông văn Khâm, 11/ 1970, người Tày Lạng sơn )
- Anh Khâm ơi, CTV bảo em với anh sang C8 vay lợn ăn Tết.
- Ừ, chú mày đi với tao lên E ( trung đoàn ) lấy căng tin luôn. Đang định rủ thằng Hương đi.
( Anh Hương là y tá đại đội, dân Thanh hóa)
Thế là hai anh em lấy bao tải và cái đòn xóc lên đường.
Trước tiên vào C8 cách đó khoảng 7km. C8 cũng có mấy thằng lính Hà đi cũng đợt, nhà ở quanh khu vực chợ Mơ, ngõ Mai Hương. Đến nơi em nhẩy xuống tìm mấy ông đồng hương kiếm ấm trà, điếu thuốc. Kệ cho anh Khâm lên đại đội gặp các thủ trưởng vay lợn.
Khoảng nửa thì anh Khâm xuống gọi đi, em hỏi :
- Vay được lợn không anh ?
Anh Khâm càu nhàu :
- *** mẹ, nó bảo sẽ thịt lợn và cho vay 20 kg thôi. 20 cân thịt mà hơn 6 chục người thì ăn uống gì ?
- Thôi, thế cũng được anh ạ.
- Gớm, mấy ông lính trẻ chúng mày táp như hoẵng ấy, cả năm ko có miếng thịt giờ 20 kg ko bõ dính răng. Thôi, lên trung đoàn lấy căng tin Tết.
Từ C8 lại phải quay ngược về C9 bọn em rồi mới lên trung đoàn, vậy là phải đi hơn chục km nữa. Ông Khâm lính cũ, lại là dân miền núi nên đi bộ rất nhanh. Nhiều lúc em lại phải lẽo đẽo chạy theo mới kịp.
Đi qua đại đội được 3-4 km, chợt anh Khâm quay lại bảo em:
- Sắp đi qua sân trạm xá trung đoàn đấy đi nhanh lên, ở đó đang nhốt mấy đứa ếch ta ri đấy, trông trắng trẻo, thư sinh như mày là nó ra nó vồ ngay.
- Ếch ta ri là bệnh gì anh ?
- Là bệnh thiếu trai, lâu lâu nó lại lên cơn một lần phải vào điều trị một hai ngày.
Em nghĩ thầm " bố này dọa thôi, làm gì có chuyện đó" nghĩ vậy nhưng em cũng cố gắng theo sát anh Khâm.
Đi được nửa tiếng thì nhìn thấy lấp ló mấy cái lán quân y. Em và Khâm rảo bước băng qua giữ sân trạm quân y, hai bên là hai dãy lán dài.
Gần đến giữa sân, bỗng nghe tiếng phụ nữ la hét ở phía lán bên phải. Em nhìn sang thấy loáng thoáng bóng áo blu màu bộ đội. Một chị đang lao từ trong nhà ra thẳng về phía em, chị mặc mỗi cái quần bộ đội, phía trên để trần, hai bầu ngực trắng, căng tròn, nhảy tưng tưng.
Ông Khâm thét:
- Chạy đi thằng kia.
Lúc đó em luống cuống, đứng ngây người, lần đầu tiên nhìn thấy ngực người con gái ở trần nên mắt cứ trố lồi ra quên cả chạy. Trong khi chị kia vừa lao tới vừa la hét :
- Anh ơi, anh đây rồi, lại đây...lại đây....hu ...hu.
( em nghỉ chút, kể tiếp sau)
Ối dồi!!! Thớt hay thế này mà giờ em mới mò.
Chắc còn nguy hiểm hơn oánh hổ cụ nhỉ :))
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Phục cụ quá...thà cụ cứ kể là chị ấy xinh ..."bình thường" .
Văn em kém nên không tả được hết cái xinh của chị ấy. So với dàn hoa hậu bây giờ thì chị ấy hơn nhiều:">:D
 

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,846
Động cơ
272,135 Mã lực
E lười quấn với thấy nguy hiểm nên làm lọ thuốc ho đổ nửa thuốc cắm dây vào nắp cho nhanh :)) Gần hết giờ mang ra wc đốt. Cửa wc ở trường chặn 1/2 cục bó vỉa mà vẫn bung. Giám thị xuống kiểm tra bảo ko hiểu bọn nó đốt pháo gì mà ko thấy xác.
Nghĩ lại vẫn thấy nghịch ngu
Đấy là mìn chứ pháo gì nữa hả cụ?Em sợ chỉ dám mua pháo về đốt thôi!
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,571
Động cơ
328,298 Mã lực
Những trang trước cụ angkorwat có khoe... súng. Nhà iem cũng có súng đây.
Trước 1981 đại đội hỏa lực tiểu đoàn có 3 trung đội: 1 trung đội cối 82mm (2 khẩu), 1 trung đội DKZ 82mm (2 khẩu) và 1 trung đội 12,7mm (2 khẩu). Cuối 1981 và đầu 1982, đại đội hỏa lực biên chế lại chì còn cối 82 và DKZ 82. Trung đội 12,7mm được điiều về trung đội hỏa lực trực thuộc Ban chỉ huy tiểu đoàn. Nhà iem được giao quyền chỉ huy trung đội này, quân số 18 người, trang bị chính là 2 khẩu 12,7mm và 1 khẩu M79 (cho trung đội trưởng), số còn lại là trang bị AK. Khẩu đội 12,7mm có 8 lính.
Hình dưới (chụp năm 1983 hoặc 1984, của anh em đơn vị cũ), là 1 khẩu 12,7mm (giá 3 chân, tầm trung, có thể giá sát mặt đất nữa) trên thao trường tập, đầu 1982 có bắn đạn thật mỗi người bắn 15 viên, chia làm 3 loạt. Góc ảnh là khẩu M79 iem đã từng dùng nó, khi nhận từ quân khí còn khá mới, cùng với 4 dây đạn bằng vải mới tinh, mỗi dây đạn vải màu xanh ô liu có 6 viên gài trong vỏ nhựa. Khi hành quân, buộc 2 dây đạn làm thành 1 cái đai, quấn quanh bụng hoặc đeo khoác chéo vai, 2 dây còn lại cài nắp ba lô. khẩu súng M79 khá nhẹ thường treo (qua cổ) trước ngực, lâu lâu đổi tư thế khoác vai cho đỡ mỏi...
 
Chỉnh sửa cuối:

tomtomchát

Xe container
Biển số
OF-394561
Ngày cấp bằng
30/11/15
Số km
5,538
Động cơ
256,250 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Phủ Khai Thông
Những trang trước cụ angkorwat có khoe... súng. Nhà iem cũng có súng đây.
Trước 1981 đại đội hỏa lực tiểu đoàn có 3 trung đội: 1 trung đội cối 82mm (2 khẩu), 1 trung đội DKZ 82mm (2 khẩu) và 1 trung đội 12,7mm (2 khẩu). Cuối 1981 và đầu 1982, đại đội hỏa lực biên chế lại chì còn cối 82 và DKZ 82. Trung đội 12,7mm được điiều về trung đội hỏa lực trực thuộc Ban chỉ huy tiểu đoàn. Nhà iem được giao quyền chỉ huy trung đội này, quân số 18 người, trang bị chính là 2 khẩu 12,7mm và 1 khẩu M79 (cho trung đội trưởng), số còn lại là trang bị AK. Khẩu đội 12,7mm có 8 lính.
Hình dưới (chụp năm 1983 hoặc 1984, của anh em đơn vị cũ), là 1 khẩu 12,7mm (giá 3 chân, tầm trung, có thể giá sát mặt đất nữa) trên thao trường tập, đầu 1982 có bắn đạn thật mỗi người bắn 15 viên, chia làm 3 loạt. Góc ảnh là khẩu M79 iem đã từng dùng nó, khi nhận từ quân khí còn khá mới, cùng với 4 dây đạn bằng vải mới tinh, mỗi dây đạn vải màu xanh ô liu có 6 viên gài trong vỏ nhựa. Khi hành quân, buộc 2 dây đạn làm thành 1 cái đai, quấn quanh bụng hoặc đeo khoác chéo vai, 2 dây còn lại cài nắp ba lô. khẩu súng M79 khá nhẹ thường treo (qua cổ) trước ngực, lâu lâu đổi tư thế khoác vai cho đỡ mỏi...
E hóng cụ 3 đzai cỡ nào :))
 

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
500
Động cơ
539,651 Mã lực
Bác Anko bổ sung chuyện lính đi. Mưa gió thế này nằm nhà nghe chuyện kỷ niệm đời quân ngũ quá hay. Lính tráng cứ mưa là thích vì được nghỉ, chỉ huy không bắt làm gì. Lúc đó ngồi doanh trại, thằng thì mang quần áo ra vá, hội thì đánh tiến lên, đánh cờ... chờ kẻnh cơm.
 

29a 136 20

Xe tải
Biển số
OF-348212
Ngày cấp bằng
26/12/14
Số km
210
Động cơ
270,378 Mã lực
Bác Anko bổ sung chuyện lính đi. Mưa gió thế này nằm nhà nghe chuyện kỷ niệm đời quân ngũ quá hay. Lính tráng cứ mưa là thích vì được nghỉ, chỉ huy không bắt làm gì. Lúc đó ngồi doanh trại, thằng thì mang quần áo ra vá, hội thì đánh tiến lên, đánh cờ... chờ kẻnh cơm.
Đọc thớt này xong giờ đêm nào e cũng nghe chuyện chiến trường K các cụ ạ. Đúng là ko nghe thì thế hệ e ko thể biết rõ lịch sử chiến tranh K đc
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Bác Anko bổ sung chuyện lính đi. Mưa gió thế này nằm nhà nghe chuyện kỷ niệm đời quân ngũ quá hay. Lính tráng cứ mưa là thích vì được nghỉ, chỉ huy không bắt làm gì. Lúc đó ngồi doanh trại, thằng thì mang quần áo ra vá, hội thì đánh tiến lên, đánh cờ... chờ kẻnh cơm.
Bọn em mưa cũng không được nghỉ. Các chính trị viên sẽ bắt học chính trị. Họ không để lính được nghỉ ngơi thư giãn, vì sợ sinh tiêu cực. Lính là phải luôn tay, luôn chân không có thời gian để nghĩ đến chuyện khác. Thậm chí muốn viết lá thư cũng phải trùm chăn bật đèn pin để viết vào lúc đêm khuya.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,608
Động cơ
293,725 Mã lực
Bọn em mưa cũng không được nghỉ. Các chính trị viên sẽ bắt học chính trị. Họ không để lính được nghỉ ngơi thư giãn, vì sợ sinh tiêu cực. Lính là phải luôn tay, luôn chân không có thời gian để nghĩ đến chuyện khác. Thậm chí muốn viết lá thư cũng phải trùm chăn bật đèn pin để viết vào lúc đêm khuya.
Em thấy mấy đứa bạn là quân nhân thì bảo. : Cứ rét căm căm là 2,3 h sáng báo động hành Quân. Bò cả qua ao qua mương, sếp tao nó bảo đấy là thời tiết vàng để ta đánh địch ..he he
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,040
Động cơ
552,566 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Em thấy mấy đứa bạn là quân nhân thì bảo. : Cứ rét căm căm là 2,3 h sáng báo động hành Quân. Bò cả qua ao qua mương, sếp tao nó bảo đấy là thời tiết vàng để ta đánh địch ..he he
Ở lính thì thời gian huấn luyện là khổ nhất, các cán bộ hành lính các kiểu.
Cả ngày lăn lê bò toài đã khổ và mệt rồi. Đến đêm lại báo động di chuyển, báo động chiến đấu. Ngày chủ nhật được nghỉ thì các bố lại báo động di chuyển. Trời đất Khe Sanh thì đêm rét ngày nắng. Vác cái ba lô 2 chục kg đi bộ hơn 10 km là lính thở ra đằng tai rồi. Toàn trèo đồi, lội suối chân đi giầy đang nóng rực lại lội qua suối nước suối lạnh buốt. Mà cái đất Khe Sanh thì toàn đất đỏ bám dính vào đế giày nặng chình chịch.
Ăn uống thì kham khổ. Cơm độn sắn tươi, thức ăn là sắn xào với vài sợ thịt hộp, canh lá sắn và nước mắm là nước gạo rang pha muối.
Nên tiểu đoàn 27 bọn em phá mấy đồi sắn của dân Khe Sanh. Họ gọi tiểu đoàn 27 là " Tiểu đoàn Trâu điên"
Huấn luyện buổi sáng xong, trong khi chờ ăn cơm là lính tranh thủ ra đồi sắn, đào một hố, chất củi vào đốt, rồi nhổ sắn quẳng vào lấp đất lên. Về ăn cơm xong là ra bới hố lấy sắn ăn. Vậy mà lúc nào cũng có cảm giác đói.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top