[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,758
Động cơ
374,679 Mã lực
Em thế hệ sau nhưng đc đọc nhiều truyện và nghe ông già kể nhiều về chuyện chiến trường nên em hình dung đc hoàn cảnh xã hội những năm đó nó tạo nên những người như cụ chủ thớt, cụ còm fun thế thôi chứ nếu cụ ở thời đó thì đều dừng lại như cụ chủ thớt.
Em thấy ngay việc xưng hô trên OF này đã ko biệt tuổi tác rồi nên việc cụ đưa tuổi vào đây là ko khách quan. Ngoài ra đọc qua thì em thấy Trần Đoành. cũng thuộc dạng cứng tuổi đấy, biết đâu cũng U64 thì sao? ;))
em đoán cụ Đoành không quá 55, bởi thời của cụ ấy đi bồ đội mà có xe cub 81 đưa đi thì nhập ngũ tầm 1984.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
em đoán cụ Đoành không quá 55, bởi thời của cụ ấy đi bồ đội mà có xe cub 81 đưa đi thì nhập ngũ tầm 1984.
Trần Đoành. đông tuổi phết đấy cụ nhé :)) Em đoán phải trên 65 vì thấy dửng dưng với các mợ lắm, khi các mợ ấy thích hắn toàn thoái thác nhiệm vụ >:)
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,758
Động cơ
374,679 Mã lực
Trần Đoành. đông tuổi phết đấy cụ nhé :)) Em đoán phải trên 65 vì thấy dửng dưng với các mợ lắm, khi các mợ ấy thích hắn toàn thoái thác nhiệm vụ >:)
Hehe...tuổi sinh học thì cụ ấu có thể như vậy.
Mà cụ fun cẩn thận với người nhớn tuổi đấy nhe.
 

Ga Leo Cay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-580492
Ngày cấp bằng
21/7/18
Số km
1,307
Động cơ
151,474 Mã lực
Cơm trưa xong em lại vào ngóng truyện em ChanThu của bác.
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,197
Động cơ
320,739 Mã lực
Em rón rén dự, em Chăn Thu cũng bị phớt, bơ như chị Chăn Thêu
 

VNTL-SEPRE.24

Xe buýt
Biển số
OF-336000
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
905
Động cơ
294,788 Mã lực
À ở đây toàn cựu chiến binh. Cho em hỏi lính tỉnh nào khi ra trận là lỳ nhất, hay thiện chiến nhất các cụ.
 

kduc

Xe lăn
Biển số
OF-5541
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
11,324
Động cơ
1,605,594 Mã lực

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,775
Động cơ
876,373 Mã lực
À ở đây toàn cựu chiến binh. Cho em hỏi lính tỉnh nào khi ra trận là lỳ nhất, hay thiện chiến nhất các cụ.
Hà chuồn, Nam lủi, Thái Bình bay
Hải Phòng anh dũng trốn ban ngày
Thanh Hoá mất mùa xin ở lại
Nghệ An thấy thế cũng giơ tay

:))
 
Biển số
OF-738650
Ngày cấp bằng
7/8/20
Số km
1,404
Động cơ
-58,798 Mã lực
Tuổi
51
Em đoán là mợ Chan Thu là người của hoa nam cục cử sang gài cụ chủ....Có điều sau đấy phát hiện cụ chủ gần Vip nhưng ít thông tin nên cụ chủ bị leo cây...













em funny tí, Cụ chủ đừng giận.
 

tranmanhha

Xe điện
Biển số
OF-105945
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
4,157
Động cơ
454,814 Mã lực
Dọc bờ kè sông, nam nữ K ra ngồi chơi cũng khá đông. Chan Thu ngồi sát vào tôi và hất hàm về phía các cặp nam nữ cũng đang ngồi trên bờ kè :
- Anh Hai xem họ ngồi nói chuyện với nhau như thế kia mà . Con trai miền bắc ai cũng nhát vậy à ?
- Anh đang định hút thuốc, sợ em không chịu được hơi thuốc nên phải ngồi xa em.
Nói rồi tôi cũng lấy bao thuốc ra lấy một điếu định châm lửa hút. Chan Thu liền giật điếu thuốc xuống :
- Đưa em châm cho.
Cô bé ngậm điếu thuốc châm lửa xong đưa trả lại tôi. Bất giác Chan Thu ngả đầu vào vai tôi và nói :
- Anh có sợ chết không ?
- Ai cũng sợ chết, và anh cũng vậy. Mà sao em hỏi vậy ?
- Dạ, không em hỏi vậy thôi.
Ngồi tỉ tê nói chuyện tôi biết thêm lý do hai anh em họ sang đây là do không ở được với bà cô trong SG.
Từ 1975 đến giờ, hàng tháng ba má họ đều gửi tiền về cho cô, để chu cấp cho hai anh em ăn học. Nhưng bà cô
xài hết, để hai anh em họ thiếu thốn mọi mặt. Thậm chí Đa Ra khi đi học đại học còn phải đi bán vé số thêm. Ba má biết nhưng cũng đành chịu. Một năm trở lại đây, ngoài số tiền vẫn gửi cho cô thì ba má họ còn gửi riêng cho hai anh em một số tiền nhỏ vào một địa chỉ khác để họ có tiền tiêu thêm.
Năm nay Đa Ra đã tốt nghiệp đại học, nên họ quyết ra đi sau khi đã hỏi ý kiến ba má bên Pháp. Ba má họ cũng gửi cho hai anh em một số tiền lớn để chuẩn bị cho chuyến đi này.
Hai anh em đã bắt mối với một nhóm người ở SG để đi. Họ hẹn nhau ở Phnom Penh, hai anh em sang chậm nên họ đã đi mất, nên rơi vào tình cảnh bơ vơ như hiện nay.
- Sao em không quay lại SG tìm nhóm khác ?
- Mọi việc anh em quyết định. Em không biết.
- Để sáng mai anh bảo Đa Ra cho.
Chan Thu vội lấy tay bịt mồm tôi lại:
- Anh đừng nói, anh Hai mà biết em kể hết mọi chuyện với anh là em bị la đó.
- Ừ, thì thôi. Đi về sắp đến giờ giới nghiêm rồi.
Sáng hôm sau ngồi quán cafe tôi hỏi Đa Ra :
- Tình hình đi đứng thế nào ?
Thấy tôi hỏi vậy, Chan Thu liền véo nhẹ vào tay tôi và ra hiệu đừng hỏi.
Đa Ra nói:
- Tôi cũng hỏi dân buôn quanh chợ nhưng cũng chưa được.
- Nếu anh vẫn quyết phải qua Thái thì phải hỏi dân trên chợ Olempic. Trên đó là chợ bán buôn, họ hay lấy hàng từ biên giới về. Còn dưới chợ này toàn dân bán lẻ họ đâu có biết.
Tôi biết ở SG cũng có đường dây đưa người đi mà.
Chan Thu lại giật tay, lừ mắt ra hiệu cho tôi đừng hỏi nữa. Giọng buồn buồn ĐR nói :
- Tôi không muốn quay lại SG nữa. Để mai tôi lên chợ Olempic xem sao.
- Lên đó anh chưa thể hỏi ngay được đâu. Thôi, để chiều tôi đi kiếm cho hai người chỗ ở khác gần chợ Olempic cho tiện công việc của anh.
- Nếu được vậy thì tốt quá, cám ơn anh.
Từ hôm qua biết chỗ ở của họ, tôi đã có ý định kiếm giúp họ một chỗ ở khác. Khi đó Phom penh có rất ít khách sạn mở cửa, và cũng chỉ đủ phục vụ cho các phóng viên và các tổ chức nhân đạo quốc tế. Hai anh em họ cũng chẳng có hộ chiếu, hay giấy tờ gì.
Buổi chiều, tôi lên nhà anh Hêng là một Hoa kiều có hiệu ảnh Oscar ở đường Monivong. Tôi và anh Hêng tương đối thân nhau do tất cả giấy ảnh và phim OWWO của các chuyên gia mang sang tôi đều đưa họ ra Oscar bán cho Hêng. Anh ta mua bán rất đàng hoàng nên bà con chuyên gia cũng tin tưởng. Gặp tôi anh Hêng hỏi :
- Mai có hàng sang hả ?
- Không tôi nhờ anh một việc: Tôi có hai đứa em ở SG sang chơi. Ở chỗ tôi không tiện, anh cho hai đứa nó ở nhờ đây vài tuần, tối đa là một tháng.Tiền hết bao nhiêu tôi trả.
Anh Hêng xua tay:
- Không sao, không sao cứ cho đến ở, nhà rộng mà. Tôi không lấy tiền. Trên tầng còn để không.
Nói rồi anh đưa tôi lên tầng 3 nơi để kho giấy ảnh, còn một phòng để trống, có Wc riêng, quạt trần.
- Phòng này trước cho thợ ngủ, giờ thợ xuống tầng lầu 1 nên không có ai. Người ta ở cả năm cũng được mà, không sao đâu.
Buổi tối, tôi qua báo cho hai anh em Chan Thu biết đã kiếm được nơi ở mới, sáng mai họ có thể đến. Hai người đều rất vui. Chan Thu lại đòi tôi đưa đi chơi. Nhưng tôi từ chối và hẹn lúc khác, đang vui vẻ, mặt cô bé lại xịu lại, lầm bầm:
- Anh Hai sao kỳ vậy, không chiều em út gì cả.
- Tối nay anh có việc, để tôi mai anh đưa đi.
- Anh nhớ nghe, hứa với em rồi đó. Không có xạo đâu.
Chan Thu đưa tôi ra ngoài đầu ngõ, tôi chào em và định ra về. Chợt Chan Thu tiến sát lại tôi nói:
- Anh cúi xuống em nói này nghe.
Tôi liền cúi xuống hỏi :
- Có việc gì mà bí mật vậy ?
Chan Thu liền ôm lấy cổ và hôn nhẹ lên môi tôi, rồi hỏi nhỏ:
- Anh Hai có thương em không ?
Hơi bị bất ngờ nên tôi lúng túng :
- Ờ...ừ, thôi anh về đây. Mai anh qua.
( còn tiếp)
Chuyện gái mú của cụ. Được phần mở bài với phần thân bài hấp dẫn. Phần kết thường là không có hậu. Hay phần kết luận, cụ đưa sang dạng cổ tích cho thoả lòng người đọc.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,773
Động cơ
293,234 Mã lực
Cháu dự kịch bản là cụ chủ đang viết đến cô Chân Thu thì gấu cụ ngó thấy.tức k chịu đc mới e hèm.:Thu Chân nữa là tôi Thu Tay luôn đấy..


Cháu phun tí cho văn nghệ.cụ chủ nhá.
 

Cadang

Xe tăng
Biển số
OF-337798
Ngày cấp bằng
8/10/14
Số km
1,262
Động cơ
318,304 Mã lực
(Em viết nốt chuyện này. Mai chuyển truyện khác)
Đầu tháng 6/1977 đúng như lời hứa của sư trưởng Tô Đá Mạn. Đã có đợt ra quân đầu tiên gồm hơn 20 quân nhân nữ. Cứ sau vài ngày lại một đợt, dù chưa có tân binh bổ sung. Các C nữ vắng dần, tối thứ 7, CN không còn người ra vào chơi tấp nập nữa. Rồi lại rộ lên tin sư đoàn sau khi bổ sung tân binh sẽ vào Tây ninh.
CN hàng tuần em vẫn lên E bộ chơi bình thường. Chị Thêu cũng trở lại vui vẻ như cũ. Ăn nói cử chỉ cũng bạo dạn hơn không như trước. Em cảm thấy yên tâm. Gần cuối tháng 6/77 có đợt ra quân lớn 3 đại đội nữ đi hết sạch. Thay vào đó là một bộ khung cán bội nam. Các anh lính cũ từ 1972 trở về trước cũng lần lượt về quê. Anh Phún, Vầy, Khâm, Chích ...cũng ra về. C9 bọn em chỉ còn 30 chục ông lính 1973 đến 1976.
Một buổi sáng cuối tháng 6, chị Thêu gọi điện thông báo:
- CN tới chị ra quân về quê, em lên chơi với chị.
Nghe xong em sững người nhưng cũng trả lời:
- Tốt rồi, vậy là chị đạt được nguyện vọng mà không phải khỏa thân biểu tình.
- Thôi đi ông tướng, đang buồn nẫu ruột đây. Mai lên chơi rồi chị em nói chuyện.
- Em bận lắm, đang phải sửa sang lán trại chuẩn bị đón tân binh, giờ C em còn ít người làm sao kịp.
Giọng chị nghe chùng hẳn xuống:
- Vậy thôi, nhưng CN lên tiễn chị nhé, chị mong em lắm đấy.
- Vâng, chắc chắn em sẽ lên.
Bỏ ống nghe xuống em vừa vui vừa buồn. Vui vì chị được về đoàn tụ gia đình, cuộc sống đỡ vất vả. Vui vì bản thân mình thoát khỏi một mối quan hệ rắc rối, bùng nhùng. Nhưng buồn và nhớ vì phải xa chị.
Sáng CN, quần áo chỉnh tề, quân dung tươi tỉnh, lấy chiếc lược làm bằng ống pháo sáng ra đút túi ( chiếc lược này xin mãi ông Chích mới cho)
Em chuẩn bị lên đường. Có tiếng điện thoại reo, tiếng chị Thêu :
- Em không phải lên nữa đâu, có xe của Trung đoàn đưa bọn chị ra sư chạy ngang C9, em đứng chờ ở đường là được.
- Vâng.
Nhìn đồng hồ hơn 7h, em túc tắc leo lên con dốc nhỏ dẫn ra đường lớn, đứng đợi ven đường. Một lát sau thấy chiếc xe Zin từ E bộ chạy lại, trên thùng xe có hơn chục người của E bộ và trạm quân y. Xe dừng trước mặt em. Em chạy vòng ra thùng định nhảy lên thì chị đi ra cuối thùng xe:
- Đỡ hộ chị chiếc ba lô.
Đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, em cũng đưa tay đỡ chiếc balo xuống. Chị nhẩy xuống đất, giơ tay chào mọi người trên:
- Đi trước đi.
Em hỏi:
- Chút nữa mình đi xe nào ?
Chị cười chỉ vào chân:
- Đi xe chân
- Trời đất, từ đây ra Khe Sanh 2 chục cây đấy chị ơi.
- Chị còn không biết sao ? Em không đi thì chị đi một mình. Đằng nào mai sư đoàn mới đưa ra Đông Hà.
- Thôi được, em đi cùng chị.
Nhìn đồng hồ gần 8h, em nhẩm tính khoảng hơn 12h ra đến nơi, loanh quanh khoảng 1h em quay lại C9 trời tối là vừa.
Em đeo ba lô giúp chị, cái ba lô nhẹ nẫng, chắc trong đó chỉ có một bộ quần, cái chăn, màn, võng và vài đồ lặt vặt của phụ nữ. Gia tài của người lính hơn 3 năm trời chỉ có vậy. Em hỏi:
- Sao ba lo chị nhẹ vậy ?
- Đồ linh tinh chị vứt lại hết vì có ý định đi bộ cùng em, sợ em mệt. Ra chợ Đông Hà chị mới mua ít quà về cho nhà.
- Thế cũng tiện, chị chu đáo quá. Được về nhà chị vui không ? Chẳng biết bao giờ em mới được về phép. Em nhớ nhà lắm rồi.
- Vui gì đâu, buồn nhiều hơn. Chị em mới quen nhau được vài tháng đã phải chia tay. Số chị nó khổ vậy. Em phải nhớ chị nhiều đấy nhé, chăm viết thư cho chị.
Vừa đi vừa nói chuyện bông lông ba la. Hơn 10h, chắc đã đi được nửa đường. Con đường 14 trải cấp phối, hẵn hữu mới có một chiếc xe chạy qua tung bụi mù mịt. Mỗi lần như vậy chị lại úp mặt vài vai em để tránh bụi. Đi giữ đường cái to nên em chẳng ngại, kệ cho chị làm gì thì làm. Hơn một giờ sau ven đường có cây to chị nói :
- Đây nghỉ chút em.
Hai chị em đi vào dưới gốc cây ngồi nghỉ. Chị lấy trong túi mìn ra một bi đông nước đưa cho em. Ngồi khoảng 15', em đứng dậy bảo :
- Đi thôi chị, đến nơi em còn quay về không muộn.
Chị kéo tay em ngồi xuống :
- Từ từ ngồi xuống chi hỏi em câu này : em thấy chị thế nào ?
- À, chị xinh xắn, hiền lành, nhu mì, chu đáo, quân tâm đến mọi người.
- Em có cảm tình với chị không ?
- Có chứ, không có thì sao em với chị chơi được với nhau mấy tháng trời.
Chị nhìn thẳng vào mắt em, giọng nói trở lên nghiêm túc :
- Vậy em trả lời thật cho chị biết: yêu cầu của chị bên bờ suối hôm đi sửa đường dây em có thể đáp ứng được không ?
Em vờ nhăn trán, mặt giả ngu:
- Hôm ấy chị nói gì nhỉ, em không nhớ rõ.
- Chắc chắn em còn nhớ, đừng giả vờ. Ngày mai chị về quê. Mọi việc chắc chắn sẽ không ai biết. Em không sợ ảnh hưởng đến tương lai của em. Mọi chuyện chỉ em và chị biết.
Em ngồi thừ ra suy nghĩ một lúc rồi chậm rãi nó:
- Thật sự em không thể làm theo ý chị. Em không thể để chị chịu thiệt thòi như vậy. Nhỡ đâu sau vài tháng về quê chị to bụng thì chị ăn nói kiểu gì với bà con hàng xóm gia đình rồi sẽ xảy ra lắm chuyện chị không chịu đựng nổi đâu.
Chị đã bắt đầu khóc:
- Chị đã biết những điều này nhưng chị đã quyết định. Hỏi em câu cuối cùng: em có chiều chị được không ?
Em nhắm mắt suy nghĩ, không dám nhìn chị vì sợ mình sẽ mềm lòng. Mở mắt ra em quả quyết nói:
- Xin lỗi chị, em không thể. Thực lòng em mong chị về quê vui vui vẻ và sẽ có một gia đình hạnh phúc. Khi nào em về phép có thằng nó gọi bằng chú.
Chị ể oải đứng, giọng đượm buồn đẫm trong nước mắt:
- Vậy thôi, chị hiểu em rồi. Ta đi thôi.
Từ đó lên tới sư đoàn không ai nói với ai câu nào. Gần tới cổng sư đoàn chị mới dừng lại.
- Em tiễn chị tới đây được rồi. Đưa ba lo cho chị. Em gỡ ba lô ra khỏi vai đưa trả chị. Chị cũng lấy cái túi mìn đưa cho em nói :
- Tặng lại cho em cái túi và bi đông nước chị về quê không dùng nữa. Trong túi còn một cái khăn len chị vẫn hay dùng vào mùa đông, 2 bao thuốc lá, hộp kim chỉ, có cuốn sổ nhỏ nữa trong đó chị ghi địa chỉ của chị và vài dòng cho em. Em giữ lấy mà dùng. Giờ không có chị em phải tự chăm lo cho bản thân. Phải nhớ đên chị và chăm viết thư nhé.
Nghe chị dặn dò ân cần như một bà mẹ, em nước mắt cũng rưng rưng nghẹn ngào:
- Vâng, em nhớ rồi. Chị cũng giữ gìn sức khỏe. Chúc chị vui vẻ và hạnh phúc cùng gia đình. Thôi, chị vào đi.
Lấy trên túi áo ngực ra chiếc lược và cái phong bì nhỏ có 30 đồng ở trong em dúi vào tay chị :
- Em tặng chị làm kỷ niệm.
Chị cầm lấy nhét vào túi cóc ba lô:
- Em về trước đi không muộn.
Không đợi chị giục em quay người đi như chạy về phía cầu Đắc Krong, đầu đường 14. Được hơn 100m mới ngoái đầu lại giơ tay chào chị, chị giơ tay vẫy lại rồi lại quệt mắt chắc lại đang khóc.
Em cắm đầu vừa đi vừa chạy đến đầu đường mới dừng lại thở, móc bao thuốc ra hút. Nhìn đồng hồ gần 2h30' rồi. Chết cha không khéo về đơn vị tối mất, chắc phải vừa đi vừa chạy. Vứt mẩu thuốc xuống đường co giò chạy việt dã. Chợt nghe tiếng ô tô ì ì phía sau em dừng lại. Có chiếc xe tải đang chạy cùng chiều. Em ra giữa đường vẫy xe. Xe dừng bác tài thò đầu ra, em hỏi :
- Xe về đâu anh ?
- Chở gạo về C8 có đi cùng đường thì lên thùng.
- May quá, cảm ơn anh em về C9 gần đó.
Lên thùng xe em thở phào nhẹ nhõm, như trút được một gánh nặng. Cuối cùng em cũng vượt được ải.
Sau đó em và chị có thư từ qua lại vài lần. Năm 1979 em sang K, mọi tư trang thư từ đều để lại trạm 606. Nên em chị không còn liên lạc nữa.
Tháng 3/1981, em nhớ là sau Tết. Em được về phép. Sau mấy năm xa nhà. Về nhà được một tuần em lần theo địa chỉ của chị tìm đến nhà. Gặp mẹ chị đang ngồi ở sân, nhìn hai mẹ con tương đối giống ngồi hỏi han một lúc thì biết chị mới cưới trước Tết. Sau khi cưới thì theo chồng về đất mỏ. Cô em gái đưa cho em cái địa chỉ của chị ở Cẩm Phả, em chỉ nhìn qua rồi trả lại vì không có ý định đi thăm.
---- HẾT ---
Cảm ơn cụ chủ, rất cảm động. :x=((
 

Xã viên

Xe tải
Biển số
OF-593558
Ngày cấp bằng
6/10/18
Số km
487
Động cơ
137,280 Mã lực
Đúng là có vẻ cụ chủ bị kế mỹ nhân của thế lực nào đó rồi.
 

chuongxehoi

Xe hơi
Biển số
OF-102156
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
170
Động cơ
400,594 Mã lực
À ở đây toàn cựu chiến binh. Cho em hỏi lính tỉnh nào khi ra trận là lỳ nhất, hay thiện chiến nhất các cụ.
Em xin phép ké chút cụ chủ thớt nhé!
Câu hỏi khó, nhưng tỉnh nào cũng có người lỳ hay không lỳ, nhưng độ lỳ đi liền với số năm thực sự đánh nhau các Cụ ạ. Tháng 6,năm 1978 ở BGTN (An Giang), lính HNội vào biên giới, lên chốt cả Đại Đội chỉ còn có 7 người (1Đại đội trưởng, 1Phó CTV, 1Quản lý,1 anh nuôi, 1 thông tin, 1 liên lạc, 1 trung đội trưởng), thêm 7 ông lính mới. Lên chốt , các ông lính mới nghe súng đì đùng cả đêm, liền tụ hết vào một chỗ cho đông đỡ sợ liền bị ông trung đội trưởng( anh Thỉnh đi lính năm 1975, bây giờ sống ở quê Vĩnh Bảo, HP) chửi te tua: Đ.M, Chúng mày không tản ra, xúm vào ăn quả cối là đi hết, nhanh lắm. Và đến năm 1979 các ông lính năm 77 cũng nói với các ông lính Thanh Hóa, HP gần như tương tự. Năm 1981 lính HP, TH lại nói với các lính Tiền Giang( nhập ngũ cuối 1980) như vậy. Như vậy độ lì của lính sẽ được tăng lên dần qua các trận đánh (tất nhiên có người nọ người kia, không tính).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top