[TT Hữu ích] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Dao tuan Vu

Xe buýt
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
544
Động cơ
539,623 Mã lực
Thớt này hơi lâu rồi không biết cụ nào đào lại, nhưng mà đọc thì thấy đó là một câu chuyện hay .
Nhân dịp em xin gửi một lời biết ơn cảm ơn sâu sắc đến các chú các bác cựu chiến binh, những người đã có công lao to lớn cho sự bình yên của tổ quốc .
"Đi bộ" có khác, toàn đại ca đi xe tăng, contener... đi phanh cháy đường, giờ cụ mới lảng vảng vào đây.
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,131
Động cơ
5,919,064 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,131
Động cơ
5,919,064 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,506
Động cơ
868,691 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,131
Động cơ
5,919,064 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
37,131
Động cơ
5,919,064 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Rượu em sao nặng bằng rượu bơ của anh ủ mấy năm mới mang ra uống thế này được 😃
Nói kháy thế này thì anh của chú lại tâm tư. Ai lại bảo anh đội mũ phớt ăn bánh bơ cơ chứ lị ;)
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,836 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Ngồi buồn em lại kể chuyện Phnom Penh. Một thành phố chết sau ngày giải phóng.
" Chuyện cui đồ"
Không biết cái từ " cui đồ" nó xuất phát từ đâu ? Cũng chẳng hiểu sao lại gọi là " cui đồ". Sau khi giải phóng Phnom Penh được vài ngày thì bọn em, 5 thằng lính Thủ Đức đặt chân đến Phnom Penh. Xe chạy qua cầu Monivong (lính ta gọi là cầu Sài gòn) là bắt đầu vào thành phố. Suốt dọc đường trên đường Sihanouk đến Đài độc lập vắng lặng không một bóng người. Các chốt ngã tư thấp thoáng bóng áo xanh của lính VN. Vỉa hè cung điện Chamca Mon cỏ mọc um tùm. Những hàng dừa bên đường trĩu quả không ai hái. Từ Đài Độc Lập đến khu vực B.68 khoảng hơn 1km. Qua cổng gác đã thấy cụ Lê An đứng đón. Bọn tôi vác súng đạn, ba lô theo cụ vào hội trường cũng là nhà ăn của ban. Sau khi yên vị, cụ An phổ biến một số tình hình địch ta trong thành phố và 9 điều kỷ luật chiến trường. Cụ còn nhấn mạnh : " Không được đi ra khỏi khu vực đơn vị phụ trách. Tuyệt đối không được vào các biệt thự cui đồ..." nghe từ là lạ thằng Ương hỏi :
- Cui đồ là gì mày ?
- Tao cũng chịu. Từ này chưa nghe bao giờ. Chưa có trong từ điển của tao.
Sau đó 5 thằng được phân công ở một biệt thự ngay giữ ngã tư. Giữ nhà còn một xác chết của lính Polpot đã trương phềnh. Nhìn phát khiếp, tôi xin cụ An đổi sang nhà khác :

- Kéo nó ra ngoài, xuống đội xe xin can xăng mà đốt đi. Vị trí đó không thay đổi được.
Mấy thằng tìm dây buộc vào chân để kéo ra. Nhưng xác chết đã đến thời kỳ phân hủy nên bung luôn cái cẳng chân ra. Giòi bọ béo mập rơi lả tả, đành phải kiếm mấy cái cuốc xẻng mới đưa được cha nội ra ngoài đường. Bọn tôi chặt lá dừa khô phủ đầy lên và xin được can xăng đổ vào đốt. Mùi xác chết và mùi thịt cháy lan tỏa khắp ngã tư. Thằng Ương kiếm đâu được lọ nước hoa tắm vác ra ngã tư đập vỡ, nước chảy lênh láng trên mặt đường cũng át được cái mùi kinh tởm. Một nhóm lính đi tuần qua nhăn mũi đứng nhìn. Bọn này là lính 144 sang trước bọn tôi vài ngày. Mặc định sang trước là lính cũ lại là lính 144 của Bộ tổng tham mưu nên tụi này rát khệnh khạng.
Một thằng hất hàm hỏi :
- Bọn mày mới sang lúc chiều hả ? Đi lính lâu chưa ? Quê đâu ?
Nghe hỏi đã ghét. Nhưng thôi kệ, dù sao cũng là lính trong đại đội cảnh vệ.
Thằng Ương trả lời :
- Dạ, bọn em lính 76, quê HN. Cũng mới vào Tây ninh 1978 có đánh nhau với Polpot gần một năm. À, bọn anh cho hỏi cui đồ là gì ?
Ba cậu lính 144 nghe vậy thì im bặt. Một cậu trả lời :
- Là đi vào nhà dân lục lọi, nhặt đồ, phá phách đồ đạc đó. Bọn quân cảnh của ông Phùng Thế Tài túm được là tước quân tịch luôn đó.
Nói xong mấy chú lính lảng đi. Các cậu toàn lính cuối 77 đầu 78. Nên nghe lính 76- HN cũng ngại. Sau này đội 144 bị bọn tôi đánh bê xê lết mới tâm phục khẩu phục. Rồi lại thấy mấy thằng Thủ Đức đi công tác hàng ngày, luôn đối diện với cái chết nên rất nể phục.
Sau khi dọn dẹp nhà gọn gàng, sạch sẽ. Sáng hôm sau bọn tôi mới ngó nghiêng toàn bộ khu vực của cơ quan.
Đây là khu vực phía sau cung điện Chamca Mon, gọi là khu chỉnh trang Đầm rắn. Kiểu như khu đô thị mới bây giờ, khu vực đầm lấy này được Sihanouk san lấp, làm hạ tầng rồi phân lô cho các quan chức chính phủ xây nhà. Mỗi biệt thực khoảng 150 - 200m2, được thiết kế tối đa 3 tầng với kiến trúc kiểu biệt thự Pháp. Sau khi thiết kế xong phải gửi bản vẽ đến hội kiến trúc Hoàng gia phê duyệt xong mới xây. Đảm bảo trong toàn bộ khu vực không được nhà nào có thiết kế giống nhau. Nên các biệt thự ở khu này rất đa dạng. Trong khu có một sân thể thao nhỏ, một khu chợ bán đồ ăn. Tất cả đã rất lâu không ai sử dụng nên cỏ mọc cao ngập đầu. Những con đường nhựa nhỏ như ô bàn cờ, cỏ hai bên mọc ra gần kín đường. Có hai con đường được Polpot lấy tôn chặn kín hai đầu và tất cả ô tô của khu vực này được tập trung về đó. Phần đa là xe con bọ Volkswagen, Mercsdes D220 và Peugeot 404, 504 vài chiếc Fiat. Xe để lâu ngày lốp xịt hết và phủ đầy lá cây.
Bọn tôi đến sau vài ngày nhưng thành phố đã bị tàn phá kinh khủng. Hầu như 100% các biệt thự, cửa hàng đều bị lính ta phá khóa vào cui đồ. Các dãy nhà phố bán điện máy : Quạt, tủ lạnh, tivi, dàn ám thanh bị đập vỡ hoặc bắn hỏng nằm ngổn ngang trong cửa hàng. Phần đa những đồ này đều ra sau những đồ của SG 1975. Chứng tỏ thời Sihanouk dân quan chức, trí thức Phnom Penh rất biết ăn chơi. Cạnh sân thể thao còn có vài kho xe máy. Dân K không dùng Honda như SG, họ dùng Vespa và Yamaha, Suzuki.
Theo trào lưu của lính, mặc dù bị cấm nhưng cứ hễ rảnh là í ới gọi nhau :
- Đi cui đồ đi.
Sau một tuần thi khu vực đơn vị tôi quản lý đã được sục sạo khá kỹ. Chẳng có gì lấy được ngoài vài khẩu súng ngắn,một ít đồ quân trang của quân đội Lon Nol cũ. Trang bị của họ y như của lính VNCH. Bọn tôi nhặt những cái lê M16 dùng thay cho cái lê AK. Nhà nào cũng có vài cái va li Samsonite đầy quần áo kiểu SG 1975, quần loe, áo chẽn các kiểu. Sau này dân buổi đêm lẻn vào nhặt hết. Mỗi thằng lính kiếm một cái vali về đựng đồ thay cho ba lô.
Mỗi lần đi cui đồ phải đi hai thằng vì thành phố như rừng, địch vẫn lẩn quất quanh thành phố. Chẳng gì ngăn cản được mấy thằng lính tò mò. Bọn tôi bắt đầu xuyên qua những mảnh vườn nhỏ tìm đến các khu vực buôn bán lớn như chợ Mới, Ô lem píc...đó là những khu buôn bán sầm uất thời xưa.
Vốn nhà có nghề chữa đồng hồ nên tôi quyết tâm phải mò ra một cửa hàng đồng hồ. Hôm đó thằng Ương trực. Tôi cùng thằng Mạnh (lính 144. Thằng này sau lấy cô Kh'mer bảo cấp dưỡng và nó cũng hy sinh) hai thằng chui qua những mảnh vườn để tránh bọn quân cảnh tiến về phía chợ Mới, nơi có rất nhiều cửa hàng bán đồ xa xỉ phẩm.
( Thôi em nghỉ, mai ra sân bay sớm. Khi về em kể nốt).

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top