Nếu cụ vào SG những năm 78 thì cụ biết đó. Ngay cả dân bình thường trong đó họ cũng không ưa mất ông VC. Khi cuộc chiến Tây Nam nổ ra nhìn thấy những người lính trở về từ biên giới họ mới dần dần bớt ác cảm.Hình như ở những nơi có đạo, họ dính tuyên truyền của các cha nhiều nên có cực đoan hơn, trong lời kể của cụ cũng có nhắc đến chuyện dân ghét lính nhỉ. Một khoảng cách, nếu như cố gắng vượt qua cũng rất vất vả.
Hồi năm 78, gia đình em vào thăm ông bà nội, cũng di cư từ 1954. Loáng thoáng bên tai có giọng đặc bắc :" bắc kỳ kìa ". Với anh cựu binh, cô hoa khôi, cụ cũng có rất nhiều thời gian để làm cho họ suy nghĩ thoáng hơn, nhưng chỉ là hai người đó thôi. Có nhiều người khác, họ suy nghĩ còn nặng lắm. Chắc là cụ cũng thấy vậy nên với cô ấy, cụ ra tay "chém đinh chặt sắt " luôn.
Còn em với hai anh em anh Ba thì tình cờ quen biết, anh Ba hoạt bát, cởi mở, dễ mến. Cô Mến xinh đẹp, đàn giỏi, hát hay nên em cũng có chút cảm tình với họ. Dù sau này biết cả hai anh em đều quí mến em nhưng em cố gắng không để tình cảm đi quá xa vì biết không có kết quả gì. Không bao giờ em xưng hô anh em với Mến. Ngay cả trước hôm sang K biết cô nàng mượn lời bài hát để thổ lộ tình cảm của mình thì em cũng vẫn " lạnh lùng bỏ đi không nói.