Chút nữa. Uống ly cafe hút điếu thuốc đã.Anh Oắt kể chuyện em Mận đi
Chút nữa. Uống ly cafe hút điếu thuốc đã.Anh Oắt kể chuyện em Mận đi
Em thích chiện Đào cơAnh Oắt kể chuyện em Mận đi
Đào điếc gì, Mận mới là chân ái anh Oắt hầyEm thích chiện Đào cơ
Bác angkorwat mời bác xôi chiên ĐH rồi bác kể chiện cô Đào ạ
View attachment 8497096
Chút nữa. Uống ly cafe hút điếu thuốc đã.
Anh Oắt quả này toàn đc mời onli
Tu viện Đa Minh sau này đổi tên thành học viện Đa Minh, anh ạ. Nó cách xa lộ khoảng 1km30/4 đã qua, hôm nay 1/5 mấy ngày nghỉ lễ nắng nóng em nằm nhà. Nhưng nóng quá, nên cũng không kể chuyện Thủ Đức được. Cái tu viện Đa Minh đó, là một tu viện lớn rất đẹp, nằm cách xa lộ Biên Hòa khoảng chưa đến 1km. Vậy mà năm ngoái em lang thang cả một buổi sáng không tìm ra. Chắc chắn nó nằm rất gần đường. Vì từ tu viện đi ra em xách hai can dầu 20l đi thẳng một mạch ra xa lộ bán được. Đợt tới có lẽ phải tìm lần nữa. Thủ Đức bây giờ rất khác xưa rồi, không thể nhận ra. Em nhớ trên bản đồ tác chiến ngày xưa thì quanh tu viện có hai địa danh là : Chợ Nhỏ và Làng Đại Học.
6 tháng vừa công tác vừa huấn luyện thêm ở tu viện cũng có một kỷ niệm khó quên với anh lính Biệt động quân và cô em gái người Nam Định.
Chuyện anh Ba BĐQ.
Sau khi tiếc hùi hụi vì không được giữ lại 606 Trần Hưng Đạo làm cảnh vệ. Bọn em về Tu viện Đa Minh dọn dẹp, gia cố hàng rào chuẩn bị đón những hạt giống đỏ của cách mạng Campuchia về. Chuẩn bị cho việc thành lập Mặt trận đoàn kết cứu quốc Campuchia.
Khi mọi việc đã ổn định thì bọn tôi ngày ngày canh gác và đi tuần quanh tu viện. Ngoài ra thì được cụ An huấn luyện nghiệp vụ thêm ở sân bóng đá của tu viện nằm sát con đường nhựa nhỏ. Thi thoảng trẻ em và dân đi qua hay đứng xem, mặc dù đã có biển đề " Khu vực quân sự" và hai lớp hàng rào thép gai. Giữa hai lớp hàng rào là một lớp bụi cây ô rô cao khoảng 1,2m. Dân quanh vùng tò mò vỉ thấy đám lính ngày ngày luyện tập ở đây mặc quân phục họ chưa thấy bao giờ, đó là quân phục của Quân đội cách mạng Campuchia.
Ở cổng chính ra vào tu viện, phía ngoài sát đường có một cây cổ thụ rất to, tôi không nhớ là cây gì tán lá rất rộng. Phía trong sát cổng là một bốt gác, lúc nào cũng có hai thằng lính gác. Một thằng ngồi trong bốt với khẩu RPD và một thằng đứng ngoài khoác AK cùng khẩu K54 đeo thêm ở hông.
Khi chúng tôi về đó thì dưới tán cây luôn có một chiếc xe lam có cái biển gỗ đề " Khu giãn dân Thủ Đức-Bến Thành" chiếc xe lam không biết đỗ từ bao giờ ? Nhưng khi chúng tôi về đó thì thường bị đuổi xuống cách đó gần 200m. Những ngày mát mẻ thì không sao. Những ngày nắm gắt thì anh xe lam thường mang xe lên chỗ cũ đỗ, nên ca nào cũng phải ra đuổi.
Một hôm tôi gác ca 12h-14h, ngày hôm đó nắng khủng khiếp, sức nóng từ con đường nhựa nhỏ chạy qua cổng tu viện bốc lên rừng rực, chỉ đứng không dưới tán cây mà cũng đẫm mồ hôi, trời không có một ngọn gió, lá cây đứng im trong không khí oi nồng. Như thường lệ tôi bước ra ngoài đường ngó ngược, ngó xuôi. Anh xe lam đã ở đó, thấy tôi đi ra anh liền nổ máy chuẩn bị rời đi. Nhìn ánh nắng chói chang, nhức mắt. Bất giác tôi đưa tay xua xua, tỏ ý anh không phải rời đi. Anh xe lam thấy vậy nhìn tôi gật đầu nhoẻn miệng cười tỏ ý cảm ơn. Tôi lại gần nói :
- Hôm nay nắng quá. Anh cứ đỗ đây đi, chạy xuống dưới kia chịu sao nổi.
Anh xe lam lại cười :
- Cám ơn cậu lính.
Trong anh ta còn khá trẻ chắc chỉ hơn tôi 2-3 tuổi. Anh ta khá đẹp trai với vầng trán rộng, sống mũi cao, đôi mắt to, sâu và nước da nâu do phơi nắng nhiều.
Chúng tôi đứng nói chuyện vài ba câu. Sau đó tôi vào trong cổng, chỉ biết tên anh gọi là anh Ba.
(...còn...)
Onl là onl thế nào cụ êy!Anh Oắt quả này toàn đc mời onli
Có lẽ chính xác là nó đây. Xưa thì nó cũng có tên là Học Viện Đa Minh vì nó là nơi đào tạo cha tuyên úy cho quân đội VNCH. Sau 1975 thì gọi là Tu viện Đa Minh. Cám ơn cụ, vậy mà bao nhiêu lâu mình tra Google không ra, đầu 2023 lang thang cả một buổi sáng khu vực này mà không tìm được.Tu viện Đa Minh sau này đổi tên thành học viện Đa Minh, anh ạ. Nó cách xa lộ khoảng 1km
Lưu Học Xá Đaminh Thủ Đức · 5.0★(5) · Religious organization
12a Cư Xá Việt Thắng, Phường Linh Trung, Thủ Đức, Hồ Chí Minhmaps.app.goo.gl
"Bây giờ mận mới hỏi đào,Đào điếc gì, Mận mới là chân ái anh Oắt hầy
Sư huynh của nhà Bơ đấyAnh Oắt quả này toàn đc mời onli
Gần quá, tích tắcOnl là onl thế nào cụ êy!
Từ nhà em qua ĐCT một phát là thông sang ngõ 198 LTT ngay chứ đùa
Cái tượng đài quân tình nguyện ở sau chùa PTum vẫn còn mà chú.Chắc chỗ tượng đài kỷ niệm quân tình nguyện VN. Tượng đài đó sau này bị phá bỏ rồi.
Xong truyện anh Ba BĐQ thì a viết lại truyện a xíp súng nhựa cho hội "Yêu đồ lính" nha(...tiếp...)
Cũng từ hôm đó trở đi, hôm nào tôi gác anh Ba đều không phải chạy đi chỗ khác. Những hôm quá nắng, khi hết ca tôi thường hay ra đứng nói chuyện với anh vài ba phút. Anh em ca sau muốn ra đuổi thấy tôi đang nói chuyện cũng thôi. Anh Ba biết vậy nên thi thoảng đưa tôi bao thuốc Mai. Dần dần tôi và anh trở thành thân nhau. Chúng tôi hỏi nhau về gia đình, quê quán...
Qua chuyện trò tôi biết gia đình anh Ba là một gia đình công giáo ở Nam Định di cư vào nam năm 1954. Nhà anh có 3 anh em. Ông anh cả sinh ngoài bắc, anh và cô em út sinh trong này. Cả 3 anh em đều được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng. Anh cả sau khi tốt nghiệp tú tài thì vào trường võ bị Đà lạt. Ra phục vụ trong binh chủng dù của quân lực VNCH sau giải phóng thì đi tập trung cải tạo không biết ngày nào về. Còn anh Ba học xong tú tài phần 1 thì cuối năm 1974 bị động viên đi lính. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh thì anh vào lính Biệt động quân ra trung tâm Đồng Đế huấn luyện thêm 3 tháng. Mãn khóa chưa kịp ra trận thì giải phóng miền nam. Quẳng đồ lính anh về nhà...
Nghe anh kể những kỷ niệm thời học sinh, những ngày huấn luyện BĐQ ở Đồng Đế mới thấy lính VNCH họ huấn luyện cũng rất chuyên nghiệp và có quân phong quân kỷ rất nghiêm. Mỗi ngày họ phải dậy từ 4h30' sáng và huấn luyện đến 7-8h tối. Ra đường quân phục phải gọn gàng, đúng điều lệnh từ cách gom ống quần, buộc dây giày... Không ăn mặc lem nhem như " Hội yêu đồ lính" của ta đâu..
Biết anh là lính VNCH nên tôi chỉ nói chuyện với anh về cuộc sống của nhân dân, về học hành hay cách huấn luyện binh sĩ của ta để so sánh với cách huấn luyện của chế đội cũ, tránh nói chuyện chính trị. Một hôm anh Ba hỏi:
- Này, tụi lính bọn mày trong này thuộc sắc lính nào ? Mà tao thấy tập tành cũng dữ vậy ? Có giống BĐQ bọn tao không ?
- Bọn em thuộc lính bình thường thôi nhưng cũng phải huấn luyện hàng ngày.
Anh Ba trợn tròn mắt :
- Lính thường mà tập dữ vậy sao ? Tao tưởng tụi bây là đặc nhiệm Lôi Hổ chứ. Lính thường mà huấn luyện vậy thì tụi ta thua cũng phải.
Tôi cười :
- Thua được gì đâu anh. Ở dưới thể chế nào thì phải phục vụ thể chế đó thôi. Em ở trong này thì cũng thành TQLC hay BĐQ thôi. Mình là dân thôi mà. Sao sau khi anh trở về không học tiếp mà đi chạy xe lam vậy.
Trầm ngâm suy nghĩ một lúc anh mới nói :
- Mày là thằng VC cũng hiểu biết, có học. Tao gọi VC vì quen mồm thôi, không có ý gì cả. Tao tâm sự với mày cho vui thôi. Sau ngày 30/4 tao lần mò về được nhà thì nhà cửa đã tan hoang. Những ngày gần cuối tháng 4 khu vực này cũng là nơi giao tranh. Ba má tao và con út ở nhà. Bỗng đâu một trái đạn pháo rơi đúng giữa nhà. Ba má tao ở trong nhà nên chết luôn. Còn con út đang trồng rau ngoài vườn bị miểng phang vào chân nên bị thương. Tao không biết là pháo VC hay pháo CH mà cũng chẳng cần truy cứu là pháo bên nào. Chiến tranh mà, chẳng bên nào cố tình bắn vào nhà dân. Tao về sửa sang lại nhà cửa, đi con bé út đi viện chữa trị. Tiếc là miểng pháo đã gọt mất của nó cái gót chân bên trái làm nó sẽ tập tễnh nhẹ suốt đời. Tội nghiệp con nhỏ, đang học lớp 10 phải bỏ học ở nhà trồng rau, nuôi gà.. Còn tao chẳng biết làm gì. Xin việc gì cũng không ai nhận vì anh hai là sĩ quan đang đi cải tạo, bản thân tao là lính VNCH. Nên tao vay mượn anh em mua cái xe lam này chạy kiếm ăn qua ngày.
Cái ngày bọn mày về đây đóng quân hay đuổi tao chạy xuống phía dưới kia tao tức lắm. Cả quãng đường có mỗi cái cây có bóng mát tao đỗ xe ở đây cả năm nay giờ tự dưng bị đuổi . Từ hôm mày cho đỗ ở đây và thi thoảng ra nói chuyện với tao nên mới không bị đuổi nữa. Mày cũng là một thằng VC tử tế đó. Bọn mày ở đây có lâu không ?
- Lính thì anh biết đấy. Bọn em đâu biết đi hay ở lúc nào ? Ở đây ngày nào biết ngày đó thôi. Mà nhà anh cách đây xa không ?
Anh Ba giơ tay chỉ vào cái làng cách đó khoảng 1km nơi có những ngọn tre vươn cao :
- Ở trong đó. Hôm nào rảnh vào nhà tao nhậu chơi. Tao không hút thuốc lá, nhưng nhậu cũng được. Mày nhậu tốt chứ ?
- Em nhậu kém, nhưng hút thuốc lá thì giỏi .
- Mày có bà con gì trên SG không ? Hôm nào được nghỉ tao chở lên SG chơi rồi chiều tao đón về. Tao biết lính VC chúng mày làm gì có lương.
- Sao lại không có lương ? Mỗi tháng cũng được vài đồng tiêu vặt đấy cha.
Anh Ba thở dài :
- Chế độ nào thì mấy thằng lính cũng là thằng khổ nhất. Mà từ hồi 75 đến giờ cuộc sống tao thấy càng đi xuống. Dân tình cực khổ quá.
- À, vậy nên em nghe nói dân quanh vùng này ghét VC lắm hả ?
- Cũng bình thường. Vì dân quanh đây toàn dân đi đạo, di cư 1954 nên không có cảm tình với bọn mày lắm. Kệ người ta đi. Tùy cách hiểu của mỗi người, tao cũng không quan tâm lắm. Chế độ nào cũng được. Miễn là lo được cho dân.
Cuộc nói chuyện đã khá lâu. Tôi chào anh Ba đi vào, anh còn dặn với theo :
- Hôm nào được nghỉ báo tao. Anh em mình làm bữa nhậu nhé.
(...còn...)
Mấy cha rởm đời ấy trông lem nhem bủ mịa ra. Bêu xấu cả QLVNCH. Lần sau ship súng nhựa về làm bộ Tô Châu với cái mũ cối cho " ngầu "Xong truyện anh Ba BĐQ thì a viết lại truyện a xíp súng nhựa cho hội "Yêu đồ lính" nha
Đợt vừa rồi chú sang không để ý. Chú nghĩ nó ở gần Đài độc lập hướng về phía Nhà hát Hoàng gia chứ.Cái tượng đài quân tình nguyện ở sau chùa PTum vẫn còn mà chú.
Cụ ơi, cháo lươn, mì lươn hay miến lươn lấy sức viết tiếp ạ? Nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn nhá(...tiếp...)
Cũng từ hôm đó trở đi, hôm nào tôi gác anh Ba đều không phải chạy đi chỗ khác. Những hôm quá nắng, khi hết ca tôi thường hay ra đứng nói chuyện với anh vài ba phút. Anh em ca sau muốn ra đuổi thấy tôi đang nói chuyện cũng thôi. Anh Ba biết vậy nên thi thoảng đưa tôi bao thuốc Mai. Dần dần tôi và anh trở thành thân nhau. Chúng tôi hỏi nhau về gia đình, quê quán...
Qua chuyện trò tôi biết gia đình anh Ba là một gia đình công giáo ở Nam Định di cư vào nam năm 1954. Nhà anh có 3 anh em. Ông anh cả sinh ngoài bắc, anh và cô em út sinh trong này. Cả 3 anh em đều được bố mẹ cho ăn học đàng hoàng. Anh cả sau khi tốt nghiệp tú tài thì vào trường võ bị Đà lạt. Ra phục vụ trong binh chủng dù của quân lực VNCH sau giải phóng thì đi tập trung cải tạo không biết ngày nào về. Còn anh Ba học xong tú tài phần 1 thì cuối năm 1974 bị động viên đi lính. Sau 3 tháng huấn luyện tân binh thì anh vào lính Biệt động quân ra trung tâm Đồng Đế huấn luyện thêm 3 tháng. Mãn khóa chưa kịp ra trận thì giải phóng miền nam. Quẳng đồ lính anh về nhà...
Nghe anh kể những kỷ niệm thời học sinh, những ngày huấn luyện BĐQ ở Đồng Đế mới thấy lính VNCH họ huấn luyện cũng rất chuyên nghiệp và có quân phong quân kỷ rất nghiêm. Mỗi ngày họ phải dậy từ 4h30' sáng và huấn luyện đến 7-8h tối. Ra đường quân phục phải gọn gàng, đúng điều lệnh từ cách gom ống quần, buộc dây giày... Không ăn mặc lem nhem như " Hội yêu đồ lính" của ta đâu..
Biết anh là lính VNCH nên tôi chỉ nói chuyện với anh về cuộc sống của nhân dân, về học hành hay cách huấn luyện binh sĩ của ta để so sánh với cách huấn luyện của chế đội cũ, tránh nói chuyện chính trị. Một hôm anh Ba hỏi:
- Này, tụi lính bọn mày trong này thuộc sắc lính nào ? Mà tao thấy tập tành cũng dữ vậy ? Có giống BĐQ bọn tao không ?
- Bọn em thuộc lính bình thường thôi nhưng cũng phải huấn luyện hàng ngày.
Anh Ba trợn tròn mắt :
- Lính thường mà tập dữ vậy sao ? Tao tưởng tụi bây là đặc nhiệm Lôi Hổ chứ. Lính thường mà huấn luyện vậy thì tụi ta thua cũng phải.
Tôi cười :
- Thua được gì đâu anh. Ở dưới thể chế nào thì phải phục vụ thể chế đó thôi. Em ở trong này thì cũng thành TQLC hay BĐQ thôi. Mình là dân thôi mà. Sao sau khi anh trở về không học tiếp mà đi chạy xe lam vậy.
Trầm ngâm suy nghĩ một lúc anh mới nói :
- Mày là thằng VC cũng hiểu biết, có học. Tao gọi VC vì quen mồm thôi, không có ý gì cả. Tao tâm sự với mày cho vui thôi. Sau ngày 30/4 tao lần mò về được nhà thì nhà cửa đã tan hoang. Những ngày gần cuối tháng 4 khu vực này cũng là nơi giao tranh. Ba má tao và con út ở nhà. Bỗng đâu một trái đạn pháo rơi đúng giữa nhà. Ba má tao ở trong nhà nên chết luôn. Còn con út đang trồng rau ngoài vườn bị miểng phang vào chân nên bị thương. Tao không biết là pháo VC hay pháo CH mà cũng chẳng cần truy cứu là pháo bên nào. Chiến tranh mà, chẳng bên nào cố tình bắn vào nhà dân. Tao về sửa sang lại nhà cửa, đi con bé út đi viện chữa trị. Tiếc là miểng pháo đã gọt mất của nó cái gót chân bên trái làm nó sẽ tập tễnh nhẹ suốt đời. Tội nghiệp con nhỏ, đang học lớp 10 phải bỏ học ở nhà trồng rau, nuôi gà.. Còn tao chẳng biết làm gì. Xin việc gì cũng không ai nhận vì anh hai là sĩ quan đang đi cải tạo, bản thân tao là lính VNCH. Nên tao vay mượn anh em mua cái xe lam này chạy kiếm ăn qua ngày.
Cái ngày bọn mày về đây đóng quân hay đuổi tao chạy xuống phía dưới kia tao tức lắm. Cả quãng đường có mỗi cái cây có bóng mát tao đỗ xe ở đây cả năm nay giờ tự dưng bị đuổi . Từ hôm mày cho đỗ ở đây và thi thoảng ra nói chuyện với tao nên mới không bị đuổi nữa. Mày cũng là một thằng VC tử tế đó. Bọn mày ở đây có lâu không ?
- Lính thì anh biết đấy. Bọn em đâu biết đi hay ở lúc nào ? Ở đây ngày nào biết ngày đó thôi. Mà nhà anh cách đây xa không ?
Anh Ba giơ tay chỉ vào cái làng cách đó khoảng 1km nơi có những ngọn tre vươn cao :
- Ở trong đó. Hôm nào rảnh vào nhà tao nhậu chơi. Tao không hút thuốc lá, nhưng nhậu cũng được. Mày nhậu tốt chứ ?
- Em nhậu kém, nhưng hút thuốc lá thì giỏi .
- Mày có bà con gì trên SG không ? Hôm nào được nghỉ tao chở lên SG chơi rồi chiều tao đón về. Tao biết lính VC chúng mày làm gì có lương.
- Sao lại không có lương ? Mỗi tháng cũng được vài đồng tiêu vặt đấy cha.
Anh Ba thở dài :
- Chế độ nào thì mấy thằng lính cũng là thằng khổ nhất. Mà từ hồi 75 đến giờ cuộc sống tao thấy càng đi xuống. Dân tình cực khổ quá.
- À, vậy nên em nghe nói dân quanh vùng này ghét VC lắm hả ?
- Cũng bình thường. Vì dân quanh đây toàn dân đi đạo, di cư 1954 nên không có cảm tình với bọn mày lắm. Kệ người ta đi. Tùy cách hiểu của mỗi người, tao cũng không quan tâm lắm. Chế độ nào cũng được. Miễn là lo được cho dân.
Cuộc nói chuyện đã khá lâu. Tôi chào anh Ba đi vào, anh còn dặn với theo :
- Hôm nào được nghỉ báo tao. Anh em mình làm bữa nhậu nhé.
(...còn...)
Đúng rồi ạ, nó ở phía sau chùa Ptum, bên hông phía hoàng cung ý ạ. Nó vẫn còn mà. Chỗ đấy giờ họ làm sạch sẽ rồi, chiều tối các mẹ các chị vác loa kéo ra tập nhảy. Tối đến cả 1 dãy đó bán món ăn đường phố. Trước ở đấy thì đúng là nhếch nhác thật. Kể cả trong đài độc lập người vô gia cư họ cũng ngủ tại đấy nhưng sau này chính quyền họ dẹp hết nên mọi thứ nó quy củ hơn.Đợt vừa rồi chú sang không để ý. Chú nghĩ nó ở gần Đài độc lập hướng về phía Nhà hát Hoàng gia chứ.
À, tao định vị được Tu viện Đa Minh rồi. Đợt này vào xem sao chụp ít ảnh gửi cho mày.