[TT Hữu ích] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,887
Động cơ
493,457 Mã lực
Nhà cháu có nghe kể tầm năm 90 dãy phố mới ở Chùa Bộc gọi là phố Hitler, vì các anh đi XKLĐ ở CHDC Đức về có tiền mua. 91 về thì hàng hóa cũng ít rôuf bác nhỉ? Tầm 85, 86 thì ở Đông Đức đóng hàng về mới nhiều. Xe máy có bác đóng 5,6 chiếc, xe đạp thì nhét bi rời vào trong tuýp đứng khung xe chỗ cọc yên, tận dụng tối đa mọi không gian để nhét đồ đóng thùng.
Câu chuyện này cháu nghe kể lại thôi chứ không trực tiếp tham gia, hàng hóa ở Đức thì khan hiếm chủ yếu các mặt hàng chiến lược kiểu ra tấm ra món thôi, chứ hàng về ra tiền thì nhiều lắm, xe đạp Mifa, xe máy Simson, áo lông Đức là những mặt hàng khó mua, hồi đó một chỉ vàng bán tầm 900 Mark thì mua được 3 xe đạp về đến VN thành 4 chỉ vàng, 3 chỉ vàng mua được cái xe máy về đến VN thì được hơn cây vàng rồi, nên mua xuất đóng hòm và mua những hàng chiến lược đó mới khó, chứ bình thường những hàng ra tiền đều nhưng lắt nhắt thì dễ mua như giấy ảnh, thuốc tây, xà phòng bông hồng, đường kính, xa tanh nam định về VN bán vẫn rất tốt. tầm sau này khoảng năm 90 ai mà có hộ chiếu ngoại giao đi sang Đức chỉ đổi tiền cũng kiếm, 1 rúp = 3 Mark đông Đức = 1 D Mark về đến mát thì 1 D Mark đã ăn 5-6 rúp rồi, cụ bảo buôn bán làm gì cho mệt. Cầm tiền nhẹ nhàng, lại ít bị để ý, không như bây giờ. Hồi 91 cháu qua Nga thời kỳ đó gọi là bộ đội sân bay, chuyên đạp hàng Nga về VN, chính thời gian đó dân Nga khổ nhưng nhiều cụ kiếm ăn rất tốt. Sang tên một cái квартира bên Nga thôi đầu những năm 90 phải trả 20-30 nghìn đô rồi, con số khủng khiếp thời đó, Ốp búa liềm, đôm 5, đôm 5 mới. Trở lại thớt của cụ chủ đọc cháu thấy đúng là QĐ ta sức chịu đựng, chiến đấu bền bỉ và phi thường. Nhớ hôm ngồi chơi với ông anh là thiếu tướng cục trưởng một cục quân khu 1, ông ấy kể hồi năm 79 cố vấn LX sang nói về hậu cần và chuẩn bị cho phát động cuộc chiến BG, xong ông ấy chốt một câu, nếu chuẩn bị hậu cần như các ông (LX) thì VN không phát động cuộc chiến nào hết. Mới biết hậu cần của các siêu cường khủng khiếp.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
42
Chiến đoàn chắc là gọi các trung đoàn chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ. Còn Liên đoàn khả năng là Trung đoàn thành lập từ việc gom các đơn vị của các lực lượng khác nhau?
Trong chiến tranh thì có lẽ đơn vị Trung đoàn là dễ nhất cho việc chỉ huy và cơ động với số quân, vì thế có rất nhiều Trung đoàn độc lập.
Đối với QĐND Việt Nam, trung đoàn là đơn vị chiến thuật cơ bản, vừa độc lập hoặc phối hợp tác chiến trong các đội hình chiến dịch. Phương diện quân có vẻ giống với cụm tập đoàn quân của Đức quốc xã, tác chiến trên một mặt trận.
 

GMHSCC

Xe tải
Biển số
OF-787341
Ngày cấp bằng
12/8/21
Số km
358
Động cơ
32,641 Mã lực
Tuổi
42
Bây giờ quân đội còn hòm thư không hay gửi theo địa chỉ vậy các cụ?
 

vu tuan ky nam

Xe buýt
Biển số
OF-313634
Ngày cấp bằng
28/3/14
Số km
568
Động cơ
302,176 Mã lực
Tuổi
49
Các cụ cho e hỏi chút,hồi cụ Ương có 7 cây vàng thì có mua đc nhà mặt đường phố cổ k?
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,936
Động cơ
1,030,493 Mã lực
Thớt hay em vào lội còm
 

Yelnut

Xe tăng
Biển số
OF-390971
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
1,299
Động cơ
-231,531 Mã lực
Chuyện không kể ngoài đời, trang OF thì do tôi vẫn ẩn danh nên mạnh dạn kể nhân chuyện số hòm thư.

Tôi đã quên mất số hòm thư khi ở c12,7 ly thuộc e66, f10. Như đã kể từ post trước, QĐ 3 sau khi rút ở K về thì đứng chân ở Bắc Thái (tên gọi thời bấy giờ của hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn), vửa nghỉ ngơi củng cố, vừa là thê đội 2 sẵn sàng chiến đấu nếu tình hình nghiêm trọng và có khó khăn lớn ở tuyến đầu (may mắn và hầu như tự nhiên, là điều đó đã không thể xảy ra). Chuyện hòm thư cái đã. Trước khi nhập ngũ, cuộc tình chơi vơi khi đi làm Nhà nước cả bốn năm ròng tan vỡ. Tôi đã chôn bức thư cuối của người đã thành cũ ngay sau tuần đầu về đơn vị ở một xó rừng mà bây giờ không nhớ rõ nữa, cùng một ý định: thôi!
Hơn một năm sau, trong một lần về tranh thủ để dự lễ cưới của thằng em trai đang là sĩ quan trong thành, tôi gặp lại người mà cô em dâu tương lai có ý mối lái từ trước, thậm chí làm "spy" cung cấp các thông tin đầy đủ, nhưng tôi đã hờ hững bỏ qua vì đang có say mê khác. Lúc này tôi mới thực sự chú ý tới vì bạn ấy vẫn thỉnh thoảng lui tới nhà khi tôi đi vắng. Sau khi tiệc cưới gần tàn, tôi rủ đối tác dang thu dọn bát đĩa ra ngoài đi dạo. Có khoảng mươi phút thôi, tôi đặt vấn đề thẳng và cũng nói luôn rằng đời lính không rõ ngày mai ra sao đâu, nói cô ấy cứ suy nghĩ, đồng ý thì viết thư hòm thư số .... này này, còn nếu không đồng ý thì thôi, coi như chúng ta chưa hề nói chuyện này. Bản thân mình cũng không ngờ nói gọn và dứt khoát vậy, vì nỗi đau của mối quan hệ cũ vẫn hằn sâu trong lòng và ở cái thế thằng lính quèn tít tận xó rừng cũng không hy vọng gì nhiều. Thế rồi, khoảng mươi ngày sau thì có thư lên tới đơn vị, và 38 năm nay thì tôi bị quản chặt :)
Bác có tư thế là một lính quèn thì con mèo bé bỏng nhà bác cũng chỉ có tư thế là một công nhân quèn hoặc một nhân viên quèn mà thôi. Nên cá đã cắn câu thì cứ giật lên bỏ giỏ thôi.
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
32,061
Động cơ
4,011,101 Mã lực
Trở lại thớt của cụ chủ đọc cháu thấy đúng là QĐ ta sức chịu đựng, chiến đấu bền bỉ và phi thường. Nhớ hôm ngồi chơi với ông anh là thiếu tướng cục trưởng một cục quân khu 1, ông ấy kể hồi năm 79 cố vấn LX sang nói về hậu cần và chuẩn bị cho phát động cuộc chiến BG, xong ông ấy chốt một câu, nếu chuẩn bị hậu cần như các ông (LX) thì VN không phát động cuộc chiến nào hết. Mới biết hậu cần của các siêu cường khủng khiếp.
Quân đội mình là con nhà nghèo, có sao dùng vậy thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh
Vũ khí, trang bị thì vẫn có bài cướp vũ khí của địch đánh địch
Hậu cần ngoài lượng được cấp thì tăng gia, cải thiện; dân vận để bù đắp cho nhu cầu - những người lính của "chiến tranh nhân dân", từ nhân dân mà ra làm rất tốt những vấn đề này
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,408
Động cơ
385,057 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Các cụ vẫn chưa đúng, cái khu vực tam giác đầu hồi nhà cần che mưa hắt vào ấy gọi là "sẹo l. on" theo dân giã. Lính tráng gọi khá thô, nhưng đúng là nhiều vùng quê gọi vậy.
Dân gian có câu "dán bùa loz mèo" liệu có liên quan chuyện dán bùa cho chi tiết này của ngôi nhà ko ạ? hay đây chỉ là câu châm biếm cho việc làm mang tính hình thức ạ???
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,540 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
...Cuối tháng 12/1978 thỉnh thoảng vào buổi tối có xe trên SG đến đón đưa vài cán bộ K đi. Và đến đến tối 7/1/1979 thì là đợt cuối cùng cả mấy cháu thiếu niên, các nhân viên nhàcũng đi nốt. Tu viện Đa Minh chỉ còn lính và Đài Phát thanh. Khoảng 10/1 thì bọn tôi cũng được lênh sang PP. Tôi đi ngay đợt đầu tiên cùng :Ương, Thảo, Thắng híp và một cậu lính Hải dương. Chúng tôi lên 606 điểm nghiệm quân trang, làm biên bản gửi lại toàn bộ thư từ, giấy má, tư trang...lại ban quân lực. Sáng sớm hôm sau 5 thằng leo lên 1 chiếc UAZ hộ tống một xe Latvia chở đầy rau, thịt, gạo muối, mì tôm...sang PP. Qua tỉnh Svai Riêng đường bắt đầu xấu, những hào chống chiến xa được lấp vội tạo nên ổ trâu, ổ voi trên đường nên xe đi rất chậm. Đến phà Neak Lương mặc dù được ưu tiên cũng gần 2h mới qua được, hai bên đầu phà hàng nghìn người dân K từ các công xã trở về quê đông nghẹt. Họ đều mặc đồ đen, phờ phạc, mệt mỏi và đói rách.
Khoảng 5h chiều chúng tôi mới đến PP và vào khu vực của B68 đóng quân ở phía sau cung điện Cham ca Mon. Thành phố không một bóng người, hoang tàn, cỏ dại mọc kín đường. Tiểu đội tôi được bố trí ở một biệt thự ngay giữ ngã tư, trong nhà vẫn còn một xác chết đã trương phềnh, phải kéo ra đường tưới xăng đốt. Anh em nhanh chóng ổn định nơi ăn ở và lập chốt gác. Gọi là gác cho vui thôi chứ với khu vực lớn như vậy thì với 5 thằng vệ binh thì không ăn thua gì, dù xung quanh cũng có vệ binh của tiền phương bộ và đội quân cảnh của cụ Tài phóng xe đi tuần liên tục. 2-3 hôm sau thì tất cả anh em bên Thủ Đức sang đủ và được bổ sung thêm 2 tiểu đội của 144 từ HN sang. Có đủ người chúng tôi mới khoanh vùng B68. Tôi và ông Lê An đi kiểm tra từng nhà, vẽ sơ đồ bố trí trạm gác lên phương án tác chiến...mất 3 ngày mới xong. Sau vụ này ông An rất khoái tôi, sau này khi trở về bộ tư lệnh đặc công cứ gạ tôi đi theo, nhưng tôi không muốn khổ.
Sau khi rào các đường ngang ngõ tắt, chỉ để hai cổng ra vào thì tiểu đội tôi được bổ sung thêm 2 thằng 144 ra gần Đài Độc Lập gác tạm cho nhà ông HS một thời gian. Chúng tôi chỉ gác ở đó hơn 1 tuần thì bàn giao lại cho một đơn vị 144 vào thay.
Cả tiểu lại về B68. Lúc này chuyên gia các ngành bắt đầu kéo sang chủ yếu là các cơ quan dân chính đ.ảng như : Công đoàn, thanh niên, phụ nữ, các ban củ chính phủ, các bộ ngành thì chỉ có đoàn chuyên gia NG. Mọi việc lúc đó hầu như chuyên gia VN làm thay. Các bộ khác mặc dù có bộ trưởng nhưng cũng chưa có người làm việc. Do vậy các cụ nhà ta đẻ ra thêm Tổng đoàn chuyên gia A40, và chuyên gia các bộ ngành ùn ùn kéo sang K. Bao gồm tất cả các ngành nghề VN đang có : Tài chính, Ngân hàng, Giáo dục, Thương nghiệp, Thủy lợi, ... Các chuyên gia sang đợt đầu được phát quân phục K, súng ngắn. Coi như đi chiến trường. Khu vực chúng tôi bảo vệ lại phình to thêm mấy chục biệt thự của A40. Mỗi chuyên gia sẽ phải làm việc 1 năm ở K, sau 6 tháng được về phép. Mọi chế độ: tiền lương, tem phiếu, sổ gạo... Đều để ở nhà, sang K có tiêu chuẩn ăn ở do A40 cung cấp, lúc này chưa có phụ cấp tiêu vặt do K cung cấp. Nói chung chuyên gia lớp đầu sống cũng khổ, nhưng hết 1 năm ở K các cụ về nước đều được lên chức. Cuối 79 đầu 80 các bộ ngành ở K đã bắt làm việc tạm ổn. Công việc các chuyên gia càng bận rộn vì vừa phải giúp bộ, vừa giúp các sở, ban nghành thành phố nên các sếp lại đẻ thêm ra đoàn chuyên gia A50 là chuyên gia chỉ giúp cho thành phố PP. A50 đóng ở nơi tách biệt với B68 và A40, các chuyên gia đều do các sở ở HN và SG cử sang để giúp PP. Lúc này dần đã được vào thành phố, các chợ đã dần dần được khôi phục, hàng quán lác đác được mở. Dân SG cũng sang mở quán cafe, bánh mì, kem... Ra đường nhìn đâu cũng thấy chuyên gia VN.
Từ năm 1982 trở đi mỗi năm ta thường ký với K một hiệp định hợp tác kinh tế - văn hóa. Mọi yêu cầu về chuyên gia, tài chính đều được cung cấp theo hiệp định đã ký giữ hai nhà nước.
Từ cuối 1980 trưởng ban B68 do cụ Hoàng Thế Thiện là trưởng ban. Được một thời gian sau thì trưởng ban được giao lại cho cụ Trần Xuân Bách. Đến cuối 1981, tình hình ở PP đã dần dần đi vào ổn định. B68 do cụ Bách lãnh đạo cũng dần chuyển sang dân sự, phòng quân lực chuyên sang phòng tổ chức, phòng hậu cần sang phòng quản trị,..các sĩ quan cấp tá trở về đơn vị cũ, cấp úy thì chuyển ngành sang làm việc tại B68. Còn lại mấy chục thằng lính bơ vơ, nửa lính nửa dân. Một số về 606 SG, 144 thì rút ra HN. Chỉ còn 1 tiểu đội vẫn tiếp tục bảo vệ cán bộ đi công tác các tỉnh và vài thằng đi bảo vệ các trưởng đoàn chuyên cấp cao, trong đó có tôi.
Lúc này bên dân sự cũng không quan tâm, bên quân đội thì cũng chỉ còn danh sách lĩnh quân trang, phụ cấp ở 606 nên thỉnh thoảng bên SG mới gửi phụ cấp sang. Hơn chục thằng lính còn lại bên PP tự do sống, không ai quản lý.
Đến 1983 thì tất cả lính giải tán. Đội vệ binh B68 chỉ còn sót lại mình tôi bên SQ VN.
moments_387267078093721_hi_res.jpg

Tiểu đội gác nhà HS những ngày đầu giải phóng.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
4,196
Động cơ
328,298 Mã lực
Theo tôi biết đoàn chuyên gia ngành điện lực do Công ty điện lực 2 (lúc đó phụ trách điện lực các tỉnh MNam) sang Phnom Penh giúp khôi phục phát điện và nhà máy đện ở PP, cụ chủ thớt có biết việc này không?
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,210
Động cơ
551,540 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Theo tôi biết đoàn chuyên gia ngành điện lực do Công ty điện lực 2 (lúc đó phụ trách điện lực các tỉnh MNam) sang Phnom Penh giúp khôi phục phát điện và nhà máy đện ở PP, cụ chủ thớt có biết việc này không?
Chắc mấy ông này bên A50, bên đó nó ở khu riêng, em ít quan hệ thi thoảng lên chơi với đội thương nghiệp thôi.
 

Patriots

Xe cút kít
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
16,887
Động cơ
493,457 Mã lực
7 cây hồi đó cũng to đấy nhưng chưa mua được. Cuối 1982 em mua cái nhà trong ngõ Bà Triệu có hơn 20m đã gần 5 cây rồi.
Thế hả cụ? Lúc đó cháu còn bé quá để biết về giá trị những thứ đó. Nhà đất VN chưa bao giờ là rẻ so với thu nhập. Cháu chỉ nhớ tầm 87-88 đọc báo có mục rao vặt thường thấy nhà rao giá khoảng 3-4 cây vàng, hồi đó mới ra cái Dream có đề , xe đó khoảng 5 cây. Đi xe như ngồi trên nhà
 
Chỉnh sửa cuối:

CRV-2015

Xe buýt
Biển số
OF-382343
Ngày cấp bằng
12/9/15
Số km
995
Động cơ
769,125 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Các ngành khác em không biết. Nhưng quân đội và cảnh sát CPC mấy năm trước rộ lên tình trạng mua chức tước ?!

Có lần đến chỗ em khám, đoàn gồm 1 loạt SQ cao cấp của QĐ CPC, có mấy cậu chưa đến 40 đã Thiếu tướng rồi.:):):)
Bạn e chơi vs 1 ku tướng 40t, nhà giàu bỏ tiền mua, nhưng ko có lính và thực quyền, chỉ có quân phục và đc in card visit 😆
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,796
Động cơ
367,163 Mã lực
Bọn quốc tế toàn ngồi phòng máy lạnh bàn chuyện xa vời vợi. Chúng nó cũng theo quy tắc của 1 bộ máy cồng kềnh và rườm ra với đủ tin tức khắp nơi, cứ ngồi xử lý thông tin hết tháng lĩnh lương đã.
Em cho là bọn nó biết đấy, nhưng bọn nó khi đó đang tìm mọi cách triệt hạ mình, tụi phương tây cùng 1 guộc với nhau mà.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,484 Mã lực
Em thấy thực tế trung đoàn và lữ đoàn nó tương đương nhau, quân số không quyết định tên gọi lữ hay trung đoàn, có lẽ gọi vậy để phân biệt các lữ binh chủng còn các trung đoàn là thuộc sư. Ví như đơn vị em, năm 89- 90 rút gon rồi quân số chỉ còn phân nửa, sau đó các trung đoàn như Pháo binh, công binh, thiết giáp, cao xạ lần lượt đổi sang thành lữ đoàn, nhưng các trung đoàn thuộc các sư thì giữ nguyên. Khi đó lữ đoàn gọi là to hơn bởi nó có biên chế nhiều đơn vị trực thuộc hơn, ( hình như chỉ huy cũng cao hơn 1 cấp) nhưng quân số thì rõ là ít hơn một trung đoàn bộ binh thuộc sư nhiều.
Cái tên nó đã thể hiện rồi đấy, "lữ" là di chuyển, có tính lưu động cao.
Thế nên, các lực lượng mang tính cơ động cao, trực thuộc các quân đoàn, quân khu sẽ có tên là "Lữ đoàn". Quân số trên trung đoàn, dưới sư đoàn. Thường sẽ thấy các lữ đoàn dù, lữ tăng thiết giáp, lữ hóa học, lữ đặc công.... nếu bộ binh hay pháo binh mà đặt lữ đoàn thì cũng là dành cho nhiệm vụ đặc biệt, không phổ biến.
Binh đoàn là cách gọi khác của các sư đoàn, thường dùng khi muốn đánh lạc hướng hoặc giấu phiên hiệu. Khi hòa bình thì các binh đoàn dùng cho các đơn vị đảm nhiệm hậu cần, sản xuất, kinh tế
 
Chỉnh sửa cuối:

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,933
Động cơ
352,652 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Quân đội mình là con nhà nghèo, có sao dùng vậy thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh
Vũ khí, trang bị thì vẫn có bài cướp vũ khí của địch đánh địch
Hậu cần ngoài lượng được cấp thì tăng gia, cải thiện; dân vận để bù đắp cho nhu cầu - những người lính của "chiến tranh nhân dân", từ nhân dân mà ra làm rất tốt những vấn đề này
Em đọc hồi ký, truyện của các cụ lính bên Cam thì thấy khổ bỏ xừ, ăn gạo mốc, cơm thiu đầy ra ...có lần đi chiến dịch mùa khô, lính tráng ko kiếm đc nước uống...có bác ko chịu nổi phải tự sát :(
Đọc linh tinh đâu đó thì hồi Biên giới, lính phía Vị Xuyên cũng cắm chốt cả tháng, ăn uống, đồ đoàn cũng thiếu thốn...chẳng có gì.
Đánh nhau tuyến đầu đã khổ, đất nước nghèo...hầu cần ko kịp, lính tuyến đầu còn khổ gấp vạn.
Cụ Hà Tam : cụ Đoàn Tuấn là lính 78, sư 307 QK5, đọc truyện thì đơn vị cụ ấy hoạt động chủ yếu ở khu đền Preah Vihear mạn giáp bg Thái Lan.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top