- Biển số
- OF-546284
- Ngày cấp bằng
- 18/12/17
- Số km
- 24
- Động cơ
- 160,140 Mã lực
- Tuổi
- 31
- Nơi ở
- Hà Nội
- Website
- morris.com.vn
Phanh tay xe ô tô là một trong những bộ phận mà các tài xế hay dùng nhất nhưng lại không hay chú ý, nhiều khi dẫn tới tình trạng kẹt cứng gây nguy hiểm khôn lường. Chính vì ít khi để ý mà các tài xế quên rằng phanh tay ô tô cũng cần được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Nếu không sẽ dẫn đến phanh tay bị han rỉ, khô dầu, kẹt cứng... gây nguy hiểm khi xe đang vận hành. Vì thế ở bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với các tài xế kinh nghiệm khi sử dụng phanh tay ô tô một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Mục đích sử dụng của phanh tay ô tô
Mục đích sử dụng của phanh tay ô tô
- Để dùng trong trường hợp khẩn cấp khi xe ô tô bị hỏng phanh chân
- Giúp xe không bị trôi tự do khi dừng, đỗ xe ngay cả trên địa hình dốc
- Hỗ trợ thao tác khi Drift
- Được thiết kế độc lập với phanh chính
- Phanh dừng có tải làm việc nhẹ, nhưng thời gian có thể kéo dài vài tiếng, vài ngày, hoặc cả tháng.
- Thường được bố trí ở bánh sau xe nên khả năng giảm tốc dừng rất thấp
- Ở phanh tang trống bánh sau, cơ cấu phanh dừng thường được kết hợp với phanh chính
- Nếu bánh sau xe dùng cơ cấu phanh đĩa. Cơ cấu phanh có thể là loại kết hợp luôn má và đĩa cơ cấu phanh chính, hoặc phanh tang trống ẩn trong đĩa phanh
- Má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng bua hoặc đĩa phanh ma sát lớn giữa hai bộ phận này sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy làm cho má phanh có thể rất dễ bị cháy. Bên cạnh đó phớt và mỡ bôi trơn bi moay-ơ sẽ bị chảy và gây hỏng rất nhanh. Khi đó cảm biết chống bó cứng phanh (ABS) cũng có thể bị hỏng đồng thời dầu phanh bị sôi cũng có thể làm giảm tác dụng của phanh.
- Khi dừng đỗ xe, các tài xế vì vô ý quên hoặc chưa hạ hết phanh tay khi xe chưa về ở vị trí N, hoặc ở địa hình dốc xe rất dễ bị trôi gây nguy hiểm khôn lường.
- Bộ phận phanh tay ít được bảo dưỡng
- Xe đã quá cũ
- Do cáp khô dầu, han rỉ.
- Hình thành thói quen hạ hết phanh tay trước khi di chuyển.
- Thường xuyên tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng phanh tay để tránh bị kẹt phanh do khô dầu hoặc rỉ sét.
- Khi phát hiện phanh không ăn, bị dơ nên kiểm tra lại phanh. Nếu không cần thay má phanh khi cần thiết.
- Khi dừng, đỗ xe thì nên sử dụng phanh tay. Cho dù thời gian dừng đỗ có lâu ngày cũng không ảnh hưởng gì đến phanh tay hay phanh chính.